Chương 22

Một ngày đầu tháng tư, En- đru phát hiện thấy anh có một chiếc răng hàm sâu, nên một buổi chiều tuần sau, anh tìm đến người nha sĩ của Hội. Anh chưa gặp Bâu-lân bao giờ nên không biết giờ giấc khám bệnh của anh tạ Đến dãy phố có phòng nha khoa nhỏ bé của Bâu-lân, En- đru thấy cửa đóng im ỉm, bên ngoài treo một tấm bảng viết bằng mực đỏ: “Bận đi nhổ răng. Trường hợp khẩn cấp, đến tìm tại nhà”.
Suy nghĩ giây lát, En- đru quyết định là đã đến đây rồi thì ít ra anh cũng có thể đến nhà anh ta để hẹn chữa, vì vậy anh hỏi thăm đường một đứa trong đám trẻ con lảng vảng ngoải cửa hiệu kem của thung lũng rồi tìm đến nhà Bâu-lân.
Nhà Bâu-lân là một ngôi nhà nhỏ, đứng hơi tách biệt, ở phía trên rìa khu đông của thị trấn. En- đru bước vào lối đi bẩn thỉu dẫn đến cửa ngoài đã nghe thấy tiếng búa nện chan chát. Nhìn qua chiếc cửa mở rộng toang của một túp nhà gỗ xiên vẹo nằm về một mé khu nhà, En- đru thấy một người cao lớn khỏe mạnh, tóc hung, tay áo sắn cao, đang dùng búa nện vào thân hình một chiếc xe hơi tơi tả. Cùng lúc ấy, người kia nhìn thấy En- đru và nói:
- Chào ông!
- Chào ông. – En- đru đáp lại, hơi dè dặt.
- Ông cần gì?
- Tôi muốn gặp ông nha sĩ. Tôi là bác sĩ Men-sân.
- Mời vào. – Người kia vung vẩy chiếc búa mời.
Người ấy là Côn Bâu-lân.
En- đru bước vào gian nhà gỗ, dưới đất ngổn ngang những mảnh tháo rời của một xe hơi cổ lỗ không thể tưởng tượng được. Ở giữa, đặt trên mấy thùng gỗ đựng trứng là khung xe rõ ràng đã bị cưa làm đôi.
- Thế này là nhổ răng à?
- Đúng. – Bâu-lân gật đầu – Khi tôi chán ở phòng nha khoa thì tôi nhảy về nhà xe của tôi làm việc tí chút cho chiếc xe hơi của tôi.
Ngoài giọng địa phương nặng chình chịch, Bâu-lân dùng từ “nhà xe” để chỉ túp nhà xiêu vẹo và “xe hơi” để chỉ chiếc xe đã nát vụn này với giọng kiêu hãnh rõ rệt. Bâu-lân nói tiếp:
- Đố ông tưởng tượng nổi tôi hiện đang làm gì trừ phi ông có khiếu về cơ khí như tôi. Tôi kiếm được chiếc xe xinh xinh này cách đây năm năm, và khi tôi mang nó về, nó đã sống được ba năm rồi. Nhìn nó trần trụi thế này, ông không tin đâu, nhưng đúng là nó chạy nhanh như thỏ. Chỉ phải chiếc xe bé quá, ông Men-sân ạ, nó bé quá so với gia đình tôi hiện naỵ Vì vậy, tôi đang kéo dài nó ra. Ông thấy đấy, tôi cưa nó làm hai, đúng ở giữa, rồi tôi nối vào chỗ đó một đoạn dài trên hai bệ. Ông Men-sân ạ, khi nào xong xuôi ông sẽ thấy – Bâu-lân với tay lấy chiếc áo. – Nó sẽ đủ dài để có thể chở cả một trung đoàn. Thôi bây giờ, ông lại phòng khám với tôi, tôi sẽ gắn lại cho ông.
Phòng nha khoa bừa bãi gần như nhà xe, và phải thú nhận là bẩn cũng không kém. Cân Bâu-lân thì vừa bịt chỗ sâu ở răng En- đru, vừa nói chuyện luôn miệng. Bâu-lân nói nhiều và nói hăng đến nỗi đám râu xồm xoàm hung hung của anh ta luôn lấm tấm nước bọt. Mớ tóc màu hạt dẻ của Bâu-lân đáng phải cắt từ lâu rồi, lòa xòa cả vào mắt En- đru khi Bâu-lân cúi xuống nhét vào răng anh cái hợp chất keo mà Bâu-lân chẳng thèm đi rửa tay: đối với anh ta, đó không phải là điều quan trọng.
Côn Bâu-lân là một người vô tâm vô tính, bừa bãi, sôi nổi, tốt bụng và hào hiệp. Càng hiểu Bâu-lân En- đru càng bị tính tình hài hước, hóm hỉnh, mộc mạc chân thành, sôi nổi và hoang tàn của Bâu-lân lôi cuốn. Bâu-lân đến E-bơ-re-lo đã được sáu năm, nhưng anh chưa để dành được một đồng xu nào. Thế nhưng Bâu-lân được hưởng nhiều cái khoái của cuộc đời. Anh say mê máy móc, lúc nào cũng loay hoay chế tạo cái này cái khác và sùng bái chiếc xe hơi của mình. Riêng cái việc Bâu-lbaá có một chiếc xe hơi cũng đã là một trò cười rồi. Nhưng Bâu-lân lại thích các trò cười, ngay cả những khi trò cười ấy lấy chính anh ra mà riễu. Bâu-lân kể với En- đru là một hôm, anh được mời đến nhổ một cái răng hàm sâu của một nhân vật quan trọng trong Hội đồng, Bâu-lân đến nhà bệnh nhân tưởng đã đem theo trong túi chiếc kim nhổ răng. Đến khi vào việc anh mới nhận ra mình đang nhổ răng bằng một cái mỏ lết sáu in-sơ.
Răng hàn xong, Bâu-lân vứt dụng cụ vào một lọ mứt đựng thuốc sát trùng Li-xơn – Bâu-lân quan niệm một cách nhẹ nhàng sát trùng là như vậy – rồi mới En- đru về nhà uống trà với mình. Bâu-lân niềm nở lôi kéo:
- Mời anh đến chỗ tôi. Anh phải làm quen với gia đình tôi, làm quen vào giờ này là đúng lúc đấy. Năm giờ…
Hai người về đến nơi thì quả đúng vào lúc gia đình Bâu-lân đang dùng trà, nhưng có lẽ là cả nhà đã quá quen với những thói kỳ quặc của Bâu-lân rồi nên không ai lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh dẫn về một người khách lạ. Trong gian phòng ấm áp và bừa bãi, vợ Bâu-lân ngồi ở đầu bàn đang cho con bú. Bên cạnh là cô con gái lớn Me- Ơ-ri, mười lăm tuổi, trầm lặng và rụt rè. Bâu-lân giới thiệu cô là người độc nhất trong nhà có mái tóc đen và là đứa con cưng của bố. Làm công cho Giâu La-kin, người viết sách dưới phố, cô đã kiếm được một đồng lương kha khá. Bên cạnh Me- Ơ-ri là Te-rân-xơ, mười hai tuổi, rồi đến ba đứa trẻ nữa, ngồi bò ngổn ngang vè kêu gào ầm ĩ để bố chúng để mắt đến.
Có lẽ chỉ trừ có cô Me- Ơ-ri là rụt rè, nghiêm nghị, còn thì trong gia đình là cả một bầu không khí vui nhộn làm En- đru rất thích. Bản thân gian phòng cũng mang một màu sắc rực rỡ. Phía trên lò sưởi, dưới bức ảnh màu giáo hoàng Pi 10 có vẽ một cành cọ, là những mảnh tã lót đang phơi. Lồng chim bạch yến không được cọ rửa nhưng ríu rít tiếng chim hót, được đặt trên chạn bát, cạnh cái nịt ngực của chị Bâu-lân và một túi bánh quy cho trẻ con bóc dở. Trên mặt tủ ngăn kéo là sáu chai bia nâu vừa mua về và cả chiếc áo của Te-rân-xơ nữa. Ở góc nhà chất đống những đồ chơi gãy hỏng, giày cũ, một chiếc giày trượt han rỉ, một cái dù Nhật Bản, hai quyển kinh rách bươm và một số tạp chí ảnh cho trẻ em.
Nhưng khi ngồi uống trà, người thu hút sự chú ý của En- đru nhiều nhất lại là vợ Bâu-lân. Xanh xao, vẻ mơ màng, thản nhiên như không, chỉ ngồi lặng lẽ, uống hết chén này đến chén khác một thứ trà nóng rất đặc trong khi mấy đứa con nhơ nhỡ cãi cọ nhau ầm ĩ ở xung quanh còn đứa bé nhất thì đang đàng hoàng bòn rút chất dinh dưỡng từ một nguồn cung cấp dồi dào. Chị cười tủm tỉm và gật gật đầu, cắt bánh mì cho bọn trẻ, tự rót trà rồi uống và cho con bú, hoàn toàn với một vẻ lơ đãng, bình thản như thể bao nhiêu năm trời trong cảnh ồn ào, bụi bậm và tồi tàn cuối cùng đã đưa chị vào một cõi sống tưởng tượng cao siêu làm một chỗ cách biệt cho chị ẩn náu.
En- đru suýt nữa thì đánh đổ chén trà khi chị gọi tên anh mà mắt vẫn nhìn đi đâu đâu qua đầu En- đru, giọng dịu dàng xin lỗi:
- Anh Men-sân, tôi đã nịnh mấy lần đến thăm chị nhà, nhưng bận quá.
Côn Bâu-lân cười ré:
- Lạy Chúa! Bận gì đâu! Vì không có quần áo mới đấy thôi. Ý nhà tôi định nói thế. Tôi đã để dành được đủ tiền rồi, nhưng quái quỷ làm sao, không con Te-rân-xơ thì một thằng nhóc nào đó lại cần có giày. Thôi được, mẹ nó ạ, đợi tôi kéo dài xong chiếc xe đã, tôi sẽ đưa nó đi chơi đàng hoàng. Anh Men-sân ạ, tiền nong của chúng tôi chỉ vừa xoẳn chi tiêu. Nhờ Trời, chúng tôi có khá đủ thứ ngồi nhét vào bụng, nhưng về khoản ăn mặc đôi khi cũng phải tiết kiệm. Những tay ở Hội đồng không hào phóng gì cho lắm, với lại đương nhiên ông chánh còn lấy phần của ông ấy nữa.
- Ai cở – En- đru kinh ngạc hỏi.
- Lu-ê-lin chứ còn ai nữa. Lão ta lấy của tôi một phần năm lương, cũng như anh thôi.
- Ông ấy lấy vì cớ gì mới được chứ?
- Uùi dào! Thỉnh thoảng lão ta khám cho tôi một, hai người bệnh. Trong sáu năm qua lão ta cắt bỏ hộ tôi được hai cái nang chân răng. Rồi lão ta lại làm chuyên viên X quang khi cần chiếu điện. Thật là chó má. – Bọn trẻ đã chạy cả xuống bếp chơi rồi nên Bâu-lân có thể nói năng thoải mái – cả lão ta lẫn cái phòng khách lớn hào nhoáng của lão. Tôi xin kể cho anh nghe chuyện này, anh Men-sân ạ: một hôm, tôi đang leo dốc Ma- đi trên chiếc xe nhỏ xíu của tôi theo sau chiếc xe của lão, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ dận thêm gạ Cha chả! Giá mà anh được thấy bộ mặt của lão khi tôi cho lão ăn bụi!
- Này, anh Bâu-lân - En- đru nổi cơn bực – cái chuyện Lu-ê-lin khấu tiền là một thứ thuế chướng lắm. Tại sao ta không chống lại?
- Hả?
- Tại sao ta không chống lại? – En- đru nhắc lại, giọng to hơn. Anh đã thấy máu bừng lên mặt – Thật là hết sức bất công. Chúng ta ở đây phải vất vả, nhọc nhằn kiếm sống… Này, anh Bâu-lân, anh chính là người tôi đang muốn tìm. Anh có ủng hộ tôi trong việc này không? Chúng ta sẽ bắt liên lạc với các bác sĩ phụ tá khác. Hợp sức lại với nhau thành một hành động thống nhất mạnh mẽ…
Mắt Bâu-lân dần dần sáng lên.
- Anh muốn nói là anh định chống lại Lu-ê-lin hả?
- Đúng.
Côn Bâu-lân xúc động chìa tay ra với En- đru, trịnh trọng:
- Men-sân, bạn ơi. Hai ta nhất trí với nhau ngay từ đầu.
En- đru chạy bổ về nhà gặp Cơ-ri-xtin, lòng háo hức và khao khát đấu tranh.
- Cơ-rít, em. Anh gặp được một người bạn rất quý. Một nha sĩ, tóc đỏ quạch, điên rồ hết chỗ nói… ừ, đúng thế, giống hệt anh, anh biết trước là em sẽ bảo vậy. Nhưng hãy nghe này, em của anh, các anh sẽ bắt đầu một cuộc cách mạng. Mẹ kiếp, giá mà lão già Lu-ê-lin biết được chuyện gì sẽ đến với lão!
En- đru không đợi Cơ-ri-xtin nhắc nhở mới hành động thận trọng. Anh quyết định việc gì cũng phải cân nhắc tính toán trước sau. Vì vậy, hôm sau, anh bắt đầu bằng cách gọi dây nói đến On- Oen.
Ông thư ký Hội tỏ ra quan tâm đến vấn đề này và có ý kiến dứt khoát. Ông bảo với En- đru đây là một sự thỏa thuận tự nguyện giữa bác sĩ trưởng với các bác sĩ phụ tá. Vì vậy, vấn đề này hoàn toàn nằm ngoài thẩm quyền quyết định của Hội đồng.
- Bác sĩ Men-sân, anh hiểu chứ? Bác sĩ Lu-ê-lin là một người rất tài giỏi. Chúng tôi mừng có được ông ấy. Nhưng ông ta đã được Hội trả lương rất khá để làm bác sĩ trưởng cho Hội chúng tôi rồi. Nếu các bác sĩ phụ tá cho rằng ông ta cần được hưởng thêm thì…
- Có cho khối đi ấy. – En- đru nghĩ.
Hài lòng, En- đru gọi dây nói cho Oác-xbo-râu và Mét-lị Cả hai người này cùng nhận lời đến nhà anh ngay tối hôm naỵ Ơ-cớt và Bâu-lân cũng hứa sẽ đến. Qua những lần nói chuyện trước, En- đru biết trong tất cả bảy người ấy người nào cũng tức khi bị mất đi một phần năm tiền lương. Tập hợp được họ lại cả với nhau thì việc này coi như nắm chắc trong tay.
Bước kế tiếp là đến nói với Lu-ê-lin. En- đru tính rằng không báo trước cho ông ta biết thì có vẻ là mình làm lén lút. Chiều hôm ấy, En- đru có mặt tại bệnh viện để gây mệ Nhìn Lu-ê-lin hoàn thành một ca mổ ruột thừa dài và phức tạp, En- đru không khỏi khâm phục. Nhận xét của On- Oen hoàn toàn đúng. Lu-ê-lin khéo tay vô cùng. Không những khéo tay mà còn tài giỏi nhiều mặt. Trường hợp ngoại lệ này, trường hợp có một không hai này, càng chứng tỏ nhận định chung là đúng - Đen-ni sẽ nói như vậy. không có gì làm ông ta lúng túng, không có gì làm ông ta bất ngờ. Từ mọi vấn đề hành chính về y tế, mọi điều lệ mà ông thuộc lòng đến những kỹ thuật quang mới mẻ nhất, và tất cả các loại nhiệm vụ nhiều mặt nhiều vẻ của ông, Lu-ê-lin bao giờ cũng thành thạo, sẵn sàng và bình tĩnh.
Ca mổ xong, trong lúc Lu-ê-lin rửa tay, En- đru tiến lại gần ông, nhẹ nhàng cởi áo bỏ áo choàng của mình.
- Bác sĩ Lu-ê-lin, xin ông miễn thứ, tôi không khỏi có nhận xét về cách ông cắt bỏ chỗ viêm vừa rồi, thật tuyệt đẹp.
Nước da xỉn của Lu-ê-lin ửng đỏ hài lòng. Mặt nở nang, ông niềm nở:
- Rất sung sướng được anh cho nhận xét như vậy, anh Men-sân ạ. Nhân đây cũng phải nói là anh tiến bộ rất nhiều trng việc gây mê.
- Đâu có, đâu có, tôi sẽ không bao giờ giỏi việc ấy đâu.
Hai người cùng lặng thinh một lúc, Lu-ê-lin tiếp tục lặng lẽ sát xà phòng vào taỵ En- đru đứng cạnh lúng túng hắng giọng. Bây giờ đến lúc nói ra thì anh hầu như nghẹn lời. Mãi sau, anh mới cố nói được.
- Bác sĩ Lu-ê-lin. Tôi thấy nên nói trước để ông haỵ Tất cả các bác sĩ phụ tá chúng tôi đều cho rằng nộp một phần tiền lương của chúng tôi cho ông là không phải. Đây là một vấn đề khó nói, nhưng tôi… tôi xin đề nghị bãi bỏ việc ấy. Chúng tôi sẽ họp với nhau ở nhà tôi tối naỵ Tôi muốn báo để ông biết trước ngay từ bây giờ hơn là để sau này mới nói… Tôi… tôi muốn ông nghĩ rằng ít ra tôi cũng đã xử sự chính trực trong vấn đề này.
Không để cho Lu-ê-lin kịp trả lời, và cũng không nhìn vào mặt ông ta, En- đru quay người bỏ đi ngaỵ Anh nói thật vụng về! Nhưng dù sao mặc lòng, thế là đã nói rồi. Khi họ gửi tối hậu thư đến ông ta, Lu-ê-lin sẽ không thể gán cho anh là đánh trộm ông ta được.
Cuộc họp ở nhà En- đru được ấn định vào chín giờ tối. En- đru đem ra mấy chai bia và bảo Cơ-ri-xtin chuẩn bị một ít bánh mì cặp thịt. Sửa soạn xong, Cơ-ri-xtin mặc áo đến chơi nhà vợ chồng Von độ một tiếng. Một lát sau các bác sĩ kia lục tục đến. Đầu tiên là Bâu-lân, sau đến Ơ-cớt; Oác-xbo-râu và Mét-li đến cùng với nhau.
Trong phòng khách, vừa rót bia vừa mời bánh mì thịt, En- đru cố tìm cách tạo ra một không khí thân mật. Vì hầu như có ác cảm với Oác-xbo-râu nên En- đru nói với ông này trước nhất:
- Xin mời, ông Oác-xbo-râu! Dưới hầm còn nhiều lắm.
Giọng nhà truyền giáo lạnh như tiền:
- Cảm ơn, bác sĩ Men-sân. Tôi không đụng đến rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Nó trái với các nguyên tắc của tôi.
- Lạy Chúa! – Bâu-lân thốt lên, râu dính đầy bọt bia.
Ngay từ đầu đã có triệu chứng không tốt lành. Mét-li nhai bánh, mắt lơ láo cảnh giác, gương mặt đượm vẻ lo lắng của người điếc. Bia đã làm tăng bản tính ngù ngờ và hung hăng của Ơ-cớt lên rồi. Nhìn chằm chằm vào Oác-xbo-râu mấy phút, Ơ-cớt bỗng bật nói:
- Nay có dịp gặp mặt ông, thưa bác sĩ Oác-xbo-râu, có lẽ ông có thể vui lòng giải thích cho biết tại sao Tiuđơ E-vân ở số 7 phố Glin lại chuyển từ danh sách của tôi sang danh sách của ông.
- Tôi không nhớ, - Oác-xbo-râu chụm các đầu ngón tay lại với nhau, giữ vẻ lơ đãng.
- Nhưng tôi thì tôi nhớ - Ơ-cớt hùng hổ – Đó là một trong những trường hợp ngài nẫng tay trên của tôi đấy ạ, thưa ngài giáo sĩ y khoa! Hơn nữa…
En- đru hoảng hốt kêu lên:
- Nào các vị. Xin các vị nào. Làm sao chúng ta có thể làm được việc gì nếu chúng ta cứ cãi cọ với nhau thế này. Xin các vị nhớ đến mục đích cuộc họp mặt hôm nay ở đây cho.
- Chúng ta đến đây làm gì nhỉ? - Oác-xbo-râu hỏi, giọng yếu ớt – Lẽ ra bây giờ là lúc tôi phải đến thăm một người bệnh.
Đứng trước lò sưởi, vẻ nghiêm trang và căng thẳng, En- đru đi ngay vào vấn đề đang có nguy cơ hỏng bét. Anh hít một hơi dài rồi nói:
- Thưa các vị, vấn đề là thế này. Tôi là người ít tuổi nhất ở đây và tôi vào nghề y chưa được bao lâu, mong các vị miễn chấp chọ Có lẽ, chính vì là kẻ mới đến nên tôi nhìn các sự việc với con mắt mới, những sự việc mà các vị đã để vậy quá lâu rồi. Trước hết, tôi thấy tổ chức của chúng ta ở đây tồi tệ hết sức. Chúng ta loay hoay, vất vả đi theo những phương pháp cổ lỗ chẳng khác gì những thầy thuốc tầm thường quê mùa đánh lộn nhau chứ không phải là những thành viên trong cùng một đoàn thể y học có những điều kiện tuyệt vời để làm việc cùng với nhau. Tôi gặp người bác sĩ nào cũng thấy người ấy nguyền rủa cái nghề này như thân trâu ngựa. Ai cũng bảo mình phải làm quần quật suốt ngày, lúc nào cũng phải co cẳng lên mà chạy, không được một phút nào riêng cho mình, không có thì giờ để ăn bữa, lúc nào cũng bị gọi đến bên người bệnh. Tại sao vậy? Đó là vì người ta không tìm cách tổ chức lại nghề nghiệp của chúng tạ Tôi chỉ xin dẫn ra một ví dụ về điều tôi muốn nói, tuy tôi có thể cung cấp cho các vị hàng chục ví dụ. Thăm bệnh ban đêm chẳng hạn! Các vị đều biết rằng, tối đến, lên giường ngủ là chúng ta nơm nớp sợ bị đánh thức dậy để đi thăm bệnh giữa ban đêm. Chúng ta ngủ không ngon vì phấp phỏng mình có thể bị gọi dậy đi thăm bệnh. Giả sử chúng ta biết chắc là chúng ta sẽ không bị ai gọi dậy nữa. Giả sử chúng ta bước đầu lập ra một chế độ hợp tác cho việc thăm bệnh ban đêm xem nào. Mỗi bác sĩ chịu trách nhiệm về mọi trường hợp cần thăm bệnh đêm trong một tuần, rồi đến lượt người khác, và mình sẽ được miễn khám bệnh đêm trong mấy tuần còn lại của tháng đó. Thế có phải là hay không? Các vị nghĩ xem, các vị sẽ được tỉnh táo trong cả ngày làm việc…
En- đru dừng lại, quan sát vẻ mặt nhớn nhác của họ.
Ơ-cớt cắt ngang:
- Không được đâu. Mẹ kiếp! Tôi thà thức đêm cho cả tháng còn hơn giao một người bệnh của tôi cho lão Oác-xbo-râu. Hề! Hề! Khi lão ấy mượn rồi thì lão ấy sẽ không trả đâu.
En- đru vội xen vào:
- Thế thì chúng ta hãy gác chuyện ấy lại… dù sao thì cũng gác đến một cuộc họp khác vậy, vì thấy rằng chúng ta chưa nhất trí về điểm đó.Nhưng có một điều mà chúng ta nhất trí. Chính vấn đề ấy mà chúng ta họp mặt ở đây hôm nay: đó là cái khoảng phần trăm tiền lương mà chúng ta phải nộp cho Lu-ê-lin. – En- đru dừng lại. Bây giờ mọi người đều nhìn anh chăm chú, vì vấn đề đụng đến túi tiền họ – Tất cả chúng ta đều cho rằng như thế là không đúng. Tôi đã nói với On- Oen rồi. Ông ấy bảo việc này không dính dáng gì đến Hội đồng mà chỉ là vấn đề dàn xếp giữa các bác sĩ với nhau.
- Đúng. – Ơ-cớt tiếp lời – Tôi còn nhớ thời gian việc này được đặt ra. Cách đây trên dưới chín năm rồi. Hồi đó có hai phụ tá cà khổ. Một ở trạm xá khu Đông, một ở chỗ tôi. Hai gã ấy làm cho Lu-ê-lin vất vả với các bệnh nhân của họ. Vì vậy, một hôm Lu-ê-lin mời họp tất cả chúng tôi lại nói rằng không thể tiếp tục như thế được nếu chúng tôi không chịu có lời dàn xếp với ông tạ Bắt đầu là như vậy, rồi cứ thế tiếp diễn.
- Nhưng tiền lương mà Hội đồng trả cho ông ấy đã gộp tất cả mọi công việc của ông ấy ở trong Hội rồi cơ mà. Ông ấy lại còn đi vơ tiền về các khoản khác nữa. Ông ấy thật là ngồi trên tiền.
- Tôi biết, tôi biết – Ơ-cớt cáu kỉnh. – Nhưng này, anh Men-sân, cẩn thận đấy, ông ấy rất cần đối với chúng ta, chính cái ông Lu-ê-lin ấy. Ông ta cũng biết thế. Nếu ông ta định tâm phá bĩnh thì chúng ta khá mệt.
En- đru vẫn hỏi vặn:
- Vì lẽ gì chúng ta phải nộp tiền cho ông ta?
- Hoan hô! Đúng thế! – Côn Bâu-lân nói oang oang, tay rót thêm bia vào cốc.
Oác-xbo-râu liếc nhìn người nha sĩ một cái:
- Tôi xin được phép nói một câu… Tôi đồng ý với bác sĩ Men-sân, chúng ta bị khấu đi mất một phần tiền lương là không đúng. Nhưng thực tế, bác sĩ Lu-ê-lin là một người có địa vị cao, có bằng cấp cao, ông ta làm cho Hội đồng được danh giá. Với lại, ông ta sẵn sàng bỏ sức ra gánh hộ chúng ta những trường hợp nguy kịch.
En- đru day mặt lại nhìn người vừa nói:
- Có phải là ông muốn người khác gánh hộ cho ông những trường hợp nguy kịch hay không?
- Cố nhiên rồi - Oác-xbo-râu xẵng giọng – Ai mà không muốn.
- Tôi thì không - En- đru nói to – tôi muốn giữ họ lại, theo dõi bệnh tật của họ đến cùng.
Mét-li bất ngờ nói khe khẽ:
- Oác-xbo-râu nói đúng. Đấy là nguyên tắc thứ nhất trong nghề y, ông Men-sân ạ. Ông sẽ hiểu ra khi nhiều tuổi hơn. Hãy rũ tay ra khỏi những trường hợp nguy kịch, hãy rủ bỏ đi.
- Rủ bõ thế quái nào được. – En- đru bừng bừng phản đối.
Cuộc thảo luận tiếp diễn trong bốn mươi nhăm phút, dẫm chân tại chỗ.
Sau thời gian đó, En- đru nóng nảy vô tình thốt ra:
- Chúng ta phải chấm dứt cho xong chuyện này. Các vị nghe tôi chứ. Thực sự phải chấm dứt cho xong. Lu-ê-lin đã biết chúng ta chống lại ông ấy. Tôi đã bảo cho ông ấy biết hồi chiều.
- Hả? - Oác-xbo-râu, Ơ-cớt và cả Mét-li cùng kêu lên.
Oác-xbo-râu nhô hẳn người lên, sửng sốt:
- Này, bác sĩ Men-sân, có phải ông muốn nói là ông đã bảo với bác sĩ Lu-ê-lin rồi không?
- Tất nhiên là tôi đã bảo rồi. Thể nào ông ta cũng sẽ biết. Ông há không thấy là chỉ cần chúng ta sát cánh với nhau, lập thành một mặt trận thống nhất là chúng ta nhất định thắng à?
Ơ-cớt tái người.
- Bỏ mẹ! Ông tợn thật. Ông không biết là Lu-ê-lin có uy tín thế nào à? Đâu đâu cũng có bàn tay của ông ta! Chúng ta không bị tống cổ hết cả bọn là maỵ Thử nghĩ xem, đến tuổi tôi mà còn phải đi tìm một chỗ làm ăn thì trông như thế nào. – Ơ-cớt ì ạch đi ra phía cửa – Anh là một anh bạn tốt bụng, anh Men-sân ạ. Nhưng phải cái anh còn trẻ người non dạ. Xin chào.
Mét-li cũng vội vã đứng dậy. Ánh mắt Mét-li cho thấy rõ ông ta sẽ về ngay nhà gọi điện thoại xin lỗi Lu-ê-lin và nói rằng Lu-ê-lin là một bác sĩ tuyệt vời, còn mình, tức Mét-li ấy, hoàn toàn hợp với ông tạ Oác-xbo-râu cũng theo gót Mét-li ra về. Hai phút sau, gian phòng vắng tanh chỉ còn có Côn Bâu-lân, En- đru và chỗ bia còn lại.
Hai người lặng lẽ ngồi uống nốt bia. En- đru còn nhớ sáu chai nữa ở trong chạn. Họ uống hết sáu chai này, rồi nói chuyện với nhau. Họ nói về những chuyện liên quan đến gốc gác, gia đình, tính tình của Oác-xbo-râu, Mét-li và Ơ-cớt. Họ đặc biệt nói về Oác-xbo-râu và chiếc đàn hơi của ông tạ Họ không để ý thấy Cơ-ri-xtin đã về và lên gác. Hai người ngỏ nỗi lòng với nhau như hai anh em bị người ngoài phản bội ê chề.
Sáng hôm sau, En- đru đi thăm bệnh nhân mà đầu nhức như búa bổ và mặt mày cao có. Ra đến phố, anh gặp Lu-ê-lin đi xe hơi lướt qua mặt. Khi En- đru nhấc mũ chào với vẻ thách thức ngượng ngùng thì Lu-ê-lin toác miệng cười với anh.