PHẦN II - Chương I
VĂN HOÁ TÂM LINH

MÙA XUÂN Ở CÁC ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA
Chúng ta có một kho tàng nghệ thuật về chạm khắc rất quý nằm rải rác ở các đình, đền, chùa làng. Đó là những tác phẩm ở vào thế kỷ 17 được chạm trổ công phu, duyên dáng, phản ánh cuộc sống dân gian và khát vọng về một cuộc đời rạng rỡ: no cơm, ấm áo, đủ tình yêu và giàu cái đẹp. Các nghệ nhân không cần lưu danh lại vì ở các tác phẩm của họ luôn hiện diện đời sống bên trong, có nghĩa là cái thế giới bên trong của họ hoà với mọi người là được rồi. Chúng ta hãy về đình Liên Hiệp (Hà Tây), đình Kim Hoàng (Hà Tây), đình Phù Lão (Hà Bắc), đình Tam Canh (Vĩnh Phù), đình Phùng (Hà Tây), đền Đệ Tam (Nam Định), chùa ông (Hải Hưng), chùa Thế Hà, đền Diện (Ninh Bình), đền Phù Lão (Lạng Giang), đình Thổ Tang (Vểnh Phú), đền Giá (Hoài Đức Hà Tây), đình Kiên (Hải Phòng), đình An Hoà (Nam Hà) v.v… Đến những nơi đây, chúng ta được đắm mình vào thế giới của cái đẹp. Cảnh vũ nữ thiên thần: Vũ nữ có khuôn mặt đầy đặn, bộ ngực nở và hiếu khách, bụng mềm ba ngấn (các cuộc thi sắc đẹp những năm1993 - 1994 ở châu âu và Mỹ yêu cầu tiêu chuẩn này, vũ nữ thắt lưng buông dài, váy ngắn kiểu mini, sau lưng có đôi cánh nhỏ, tay ở tư thế múa, tai đeo hoa tai “giọt lệ” cao sang. Một nàng mặc yếm lá sồi, một nàng mặc yếm lásen tơi tả. Khuôn mặt của các vũ nữ mang dáng dấp của các nàng thôn nữ. Cảnh trai gái tự tình, đùa nghịch: Đó là ba cô gái khoả thân, đàng hoàng tắm ở hồ sen (chạm trên viên gạch đền Giá). Mỗi người một kiểu, nhưng các cô đều lộ ra một thân hình rắn chắc hấp dẫn làm cho mọi người phải giật mình. Họ mềm mại mà có đầy sức mạnh, ném ta những cái nhìn chói loà. Cảnh người con trai đặt người vợ lẽ lên đùi, người vợ cả đứng sát cạnh rất sôi nổi. Tuy cả ba cùng cười, nhưng lại là ba nụ cười khác nhau đầy kịch tính. Có nụ cười đang tàn phai.
Ở đình Phùng (Hà Tây) trang trí ngay trước bàn thờ một mảng tròn, bên dưới là đài sen. Trên đài sen là các cô gái khoả thân. Người đứng, kẻ ngồi, nét mặt vô tư tai đeo hoa, ngực chũm cau, không phải hoa mà là nụ.
Ở đền Đệ Tam (Nam Định) cũng có hoạt cảnh ba cô gái khoả thân. Tóc họ đều dài như huyền thoại. Hai cô đứng nghiêng, một cô đứng thẳng, chính diện. Tay cô cầm hoa sen che đậy chỗ thơm tho nhất trong cơ thể. Có anh chàng mặc áo thụng xênh xang nắm tay cô, một tay sờ vú cô, để cùng đi vào vĩnh hằng. Lại có thêm cả những cảnh về các trò tình ái. Ở đình Phù Lão có cảnh người phụ nữ ngồi xổm, khoả thân thể hiện một trữ lượng nồng ấm và ân cần thần thánh vô biên của người đàn bà. Suối tóc dài chảy vắt qua ngực bên phải, lộ ra cái bụng nở tròn đầy. Nàng nặng nề, chậm chạp, nhu mì mà nổi loạn. Nàng vừa là tín ngưỡng vừa là ước mơ. Có bức chạm lại rất "hiện đại”.
Ở đền Phù Lão có cảnh người đàn bà (nữ thần) nằm ngửa, váy cuốn lên tận ngực, hai chân dài dạng ra, quặp lấy hai bên hông người tình. Xung quanh là đàn, sáo véo von. André Malraux, nhà văn hoá Pháp từng nói: mảnh gỗ điêu khắc đẹp xắn ra những miếng ngon cho cuộc đời. Vẫn còn nhiều những "miếng ngon" nữa ở rải rác quanh các làng xóm Việt nam của chúng ta. Mong sao các nhà nghệ thuật sớm sưu tầm, ghi chép, giữ gìn, bảo quản, học tập và phục hồi lại bộ mặt vốn có của chúng, rồi làm sưu tập và phát triển chúng… Các bậc cha ông, tổ tiên ngày xưa đã để lại “lộc” cho chúng ta. Mỗi một nghệ thuật cho ta những giá trị văn hoá khác nhau tuỳ theo phương tiện chuyển tải của nó. Không như văn học nghệ thuật, chạm khắc biểu thị những nét cảm động riêng biệt của tạo hình. Chạm khắc là ảo thuật. Nhà thư Pháp Beaudelaire nói: "Bộ phận chạm khắc thành Công là một thứ tôn giáo". Chính vì vậy mà những bức chạm khắc ở một số đình, chùa Việt nam đã được liệt vào những tác phẩm bất tử Chúng lôi cuốn cả đôi mắt, trí thông minh và đồng thời cả trái tim những người xem. Chúng có thể khêu gợi những tình cảm khác nhau trong con người, rồi đưa con người “đến với những ý tưởng cao hơn. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá nước ngoài đến Việt nam đều không “bỏ qua cơ hội đến thăm các đình, chùa Việt nam. Họ càng không bỏ qua cái dịp may đặc biệt để có thể chú ý đến những mảnh chạm khắc trong các đình chùa Việt nam. Gần đây, tiến sĩ mỹ học Samody  (Inđônêxia) đã nói: "Tôi may mắn được đến với các bức chạm khắc của các đình, đền Việt nam. Thật quá chừng độc đáo. Tôi đi nhiều nước, không đâu lại có những bức chạm trổ có đầy những nét tiêu biểu, đạo và đời cứ quân quệt lấy nhau, rồi ca hát lên như vậy. Chúng sinh động, có dòng chảy tung hoành ngổn ngang mà nghệ sĩ. Chúng vừa có tiết tấu vừa co gian điệu của vũ trụ.
HỘI ĐÌNH MAI ĐỘNG VÀ HOÀNG MAI
Làng Mai Động và làng Hoàng Mai thuộc quận Hai Bà Trưng. Hội mở vào những ngày 3, 4, 6 tháng giêng âm lịch. Có năm lại tổ chức vào mùa thu từ ngày 10 -12 tháng 8 âm lịch. Đình Mai Động và đình Hoàng Mai ở gần nhau. Đình Mai Động thờ tướng Tam Trinh là một danh tướng chỉ huy của phong trào khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã từng chiêu mộ trai tráng Mai Động lên Hát Môn tụ nghĩa (khoảng năm 40 - 43 sau công nguyên). Đình Hoàng Mai thờ võ tướng Trần Khắc Chân là võ tướng tài hoa, là vệ sĩ mà cũng là người yêu của Huyền Trân Công chúa 1603 -1605). Ông cùng với nàng đã có công lớn với đất nước, đã cùng trải qua những giờ phút bi hùng của lịch sử. Họ đã dệt nên một thiên tình sử nổi tiếng muôn đời. Làng Mai Động và làng Hoàng Mai vốn là trại ấp mà vua ban choTrần Khắc Chân. Ông cũng được phong là Thành Hoàng của cả hai làng này. Về sau, đình Mai Động thờ tướng Tam Trinh và đình Hoàng Mai thờ võ tướng họ Trần. Cả hai vị thần đều là võ tướng nên nhân dân trong ấp cũng có được tinh thần thượng võ. Thần Tam Trinh là trạng vật. Trại ấp có nhiều vườn mơ lớn nên có nghề nấu rượu (Kẻ Mơ). Người ta cất rượu mơ tốt nhất để cúng Thành Hoàng và để dùng trong những ngày lễ hội. Họ lấy nước sông Hồng cội nguồn về, tinh lọc rồi nấu rượu. Về phần tế lễ hai vị thần, vẫn đầy đủ tất cả mọi nghi thức áp dụng cho những đám tế lễ và rước xách của các hội làng quan trọng khác. Nhưng, trước tiên là rước bài vị của Thành Hoàng làng Hoàng Mai lên đình Mai Động rồi từ Mai Động rước đi. Đám rước có 3 kiệu đi khúc khuỷu quanh trại ấp, men theo bờ song Tô Lịch rồi lên gần mặt đê sông Hồng. Đám rước dừng lại ở Trại Nhãn. Một số chàng trai khiêng ba choé đựng nước có mấy dải dây đỏ lên mặt đê rồi đi xuống phía sông, lấy nước sông Hồng cho vào choé rồi khiêng về, đặt các choé nước lên ba chiếc kiệu rồi rước trở về làng Mai Động.
Đến đêm, hai kiệu thờ nam tướng vẫn do các đô nam khiêng. Còn kiệu của nữ tướng lại do hai mươi cô gái thay nhau vừa khiêng, vừa múa xinh tiền. Những Cô gái này, vấn khăn, tóc bỏ đuôi gà, áo dài xanh đỏ, vạt thắt củ ấu. Đám rước đi được một đoạn lại nghỉ để các đô vật biểu diễn, các võ sĩ đi một bài quyền và đấu trung bình tiên. Mỗi đấu sĩ cầm một chiếc gậy dài 4 m đấu với nhau. Gậy bằng gỗ đỏ hồng, đầu có bịt bông và vải để đề phòng nếu có đâm trúng thì người bị đâm cũng không bị nguy hiểm. Các đô vật này đã được chọn trong nhiều lò. Họ ăn mặc gọn gàng, mặc quần chứ không đóng khố vì có thờ nữ tướng. Đám rước nghi ngút khói hương. Mọi người reo hò khi đưa được các kiệu về đình Mai Động. Sau khi Thánh đã trở về đình, mọi người mừng chuyến rước thắng lợi. Một tốp mang bài vị của thánh làng Hoàng Mai trả về cho Hoàng Mai… Hội được tổ chức ở cả hai đình. Có rất nhiều trò chơi như: hát trống quân là kiểu hát dân ca và đối đáp giữa bên nam và bên nữ có điểm nhịp bằng những tiếng thình…thùng…thình. Khi thả diều bắt buộc mỗi chiếc diều phải mắc 3 ống sáo trở lên. Diều phải lên cao đứng. Hình dáng phải đẹp tiếng sáo phải hay và phong phú. Thi thả chim bồ câu cũng rất hay. Lồng chim gồm 10 chim. Khi thả ra, chim phải bay từ thấp đến cao cho tới chừng 300m, phải bay cùng một lúc và bay gần nhau thành đàn. Con nào cũng vẫy đều hai cánh. Chim bay đến lúc không nhìn thấy nữa rồi lại cùng đàn trở lại với bu chim dưới đất. Chủ chim lại nhốt các chú vào bu, buộc chặt lại đem về. Các trò chơi đều có giải thưởng…
Hội đình làng ở làng Mai Động và làng Hoàng Mai là một trong những hội lễ tiêu biểu và đặc sắc của đình làng Việt nam.
CÁI BẦU RƯỢU
Chúng ta thấy trên nóc tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm có dựng một chức bầu rượu. Trên nóc Ngọ Môn, ở Thái Hoà điện, Thế miếu, Hưng miếu ở Huế cũng có trang trí những chiếc bầu rượu. Chiếc bầu rượu có một giải lụa mềmmại tô xiêm. Nó lại được hai con rồng hoặc hai con cú hoá rồng chầu vào Không chỉ có thế mà chúng ta còn thấy ở rất nhiều những mái đình, miếu, am, thậm chí cả chùa ở khắp mọi nơi đều đặt chiếc bầu rượu vào một vị trí cao nhất. Đến nỗi rồng là biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất đại diện cho vương quyền cũng phải kính cẩn, tôn vinh nó. Mọi người đều gọi bầu rượu đó là bầu rượu thiêng, là bầu nước thiêng vì nó được đặt trên cao nhất và ở chính giữa Việt điện. Mà Việt điện là cả một thế giới u linh, tôn nghiêm, cao cả. Xa xưa, quả bầu là từ quả trên cây bầu được khoét rông ruột chỉ còn vỏ ngoài cứng mà dẻo với màu mát mà xôn xao, giản dị. Quả bầu là nguồn gốc, là bụng mẹ đẻ ra các tộc người. Huyền thoại xưa kể về chuyện quả bầu đượm màu tâm linh và triết học. Có một con số khổng lồ những con người ở trong quả bầu muốn ra với vũ trụ. Họ chen chúc nhau trong quả bầu, làm cho quả bầu bụng mẹ lăn lóc, quằn quại. Đấng thiêng liêng hơ nóng một cái đùi rồi chọc vào quả bầu, hình thành một cái lỗ. Thế là tất cả mọi người trong quả bầu chen nhau ra ngoài. Những người ở gần chỗ nóng ra. trước, nước da bị đen sẫm. Những người ra sau trắng hơn… Và những tộc người ra đời. Sau này, mọi người không bao giờ quên rằng mình được sinh ra. Từ quả bầu bụng mẹ. Họ buộc quả bầu bằng một sợi dây thật đẹp (sau này là giải lụa) rồi quàng lên cổ hoặc đeo ngang lưng. Lúc đầu, họ đựng nhức, là thứ cần thiết nhất cho cuộc sống. Sau này, họ đựng rượu. Rượu trong bầu là nước thiêng, cho mọi người sức mạnh của trời đất và của mẹ. Rượu để cúng tế thần linh, Phi tửu bật thành lễ, rượu để uống và để say sưa, yêu cuộc sống. Quả bầu là vũ trụ, nó rỗng để thâu tóm tất cả những gì mênh mang to lớn và tinh hoa của trời đất, âm dương. Chứa cả mẫu hệ, vương quyền, cha mẹ… tất cả… Nước và rượu trong quả bầu tưới tắm cho con người, cứu vớt con người để con người tồn tại trong sự “phồn”, phồn thóc gạo, phồn giống nòi… Từ "chữ nghĩa" của quả bầu là Hồ Lô, là cái hồ lô to lớn vô cùng, vĩ đại vô cùng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hồ là mênh mông, là phi thường. Với Đạo giáo quả bầu chứa đựng linh đan là thuốc thần diệu để có thể trở thành thần tiên. Trước hết là xa lánh cõi trần bụi bặm, đầy đắng cay rồi trở nên bất tử theo ý nghĩa vô cùng vô vi " khái quát. Với Phật giáo quả bầu là bình rượu, bình nước cam lộ của Phật, là Quan âm để cứu các chúng sinh trong bể khổ trầm luân Với Khổng giáo, nó là đại diện của Thiên, Địa, Nhân. Nó ca tụng con người là chúa tể của muôn loài, con người dựa vào sức mạnh của quả bầu mà hài hoà với thiên nhiên nên gọi quả bầu là cái túi càn khôn. Văn hoá Việt nam là văn hoá tam giáo đồng lưu nên càng thống nhất với tâm mềm của quả bầu. Quả bầu là Kim âu (âu vàng). Ta còn nhớ câu: "Non sông ngàn thùa vừng âu vàng"! Nó chứa đựng sự vận chuyển âm dương, chứa cái phong độ vĩnh hằng của dân tộc. Về sau này, khi Công nghệ gốm và sứ phát triển, người ta chế tạo ra những quả bầu bằng gốm, sứ. Ngoài có vẽ những hình như rồng, mặt trời, ngọn lửa, phượng, mây v.v… đầy vẻ tâm linh, ước lệ. Trong đó có gửi gắm những mật mã để người sau giải mã dần. Những quả bầu thật sự là những quả bầu bằng gốm, sứ ở miền xuôi được đặt trên các bàn thờ nơi đền đài miếu mạo hoặc bàn thờ tổ tiên, gần các mâm lễ cúng.
Ở Trung Quốc, những nhân vật có danh tiếng, những nhà văn, nhà thơ như: Lã Đồng Tân, Lý Thiết Quai, Lưu Linh, nhà hiền triết Lý Thái Bạnh, Sầm Phu Tử, Đan Khâu Sinh v.v… bao giờ cũng có bầu rượu bên mình. Ở nước ta, Nguyễn Công Trứ, phạm Thái, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà v v cũng luôn nhắc đến bầu rượu túi thơ. Vào khoảng 1930 - 1931, ở làng Kẻ Mơ, Bạch Mai là một trong những quê hương rượu của Việt nam, người ta có một bài hát rất nổi tiếng để ca ngợi quả bầu rượu và rượu. Nơi đây, họ nấu rượu và bán rượu. Phụ nữ cũng uống rượu chẳng kém gì nam giới. Cứ đến ngày mồng 4 tháng giêng, có lễ thần, mười sáu cô trinh nữ ăn mặc sặc sỡ, môi son má phấn vừa múa vừa hát. Mỗi cô cầm trong tay một quả bầu rượu. Họ hát lên:
Tay tình tay nâng… tình bầu rượu… Ta bớ ru hời… Ta ra hời Rẻo lắm Nếp hoa…Ta cất rượu… Tay tình tay nâng Tình bầu rượu Ta bớ…ru hời Ta ru hời… Rẻo lắm Nếp mây…
Mỗi quả bầu được buộc thêm vào một giải lụa màu ở nơi thắt cổ bồng. Cho đến giờ, ở các gia đình, các bàn thờ ở mọi nơi, nhất là ở nông thôn, chúng ta thấy những bầu rượu bằng gôm, sứ Bát Tràng hoặc sứ ở các lò sứ cổ. Ở những nơi hẻo lánh hoặc ở miền núi còn giữ được nhiều bầu rượu nguyên bản. Năm 1996 và nhất là năm 1997, trước và sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, các nhà kinh doanh đã tung ra bán khắp các thị trường rất nhiều những quả bầu cội nguồn. Cây bầu được lên ngôi. Việc mua, bán những quả bầu này thật tưng bừng. Người ta đua nhau mua để đựng rượu hoặc để bày trong nhà, trong tủ Quả bầu Cội nguồn đắt hơn những quả bầu bằng sứ bằng ly lông nhiều lần…: Tuy vậy, mọi người vẫn thi nhau mua. Họ còn làm sưu tập và theo mốt… Quả bầu là một trong những nét đẹp văn hoá của Việt nam. Nhìn quả bầu rượu, người ta nghĩ đến rượu, nghĩ đến ngày xưa, nghĩ đến men của cuộc sống, đến những điều mơ hồ của cội nguồn. Từ đó, mang lại cho ta những gì có ý nghĩa hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai…
ĐẤT MIỀN CỔ TÍCH
Qua cầu sông Cái (Cầu Long Biên), đi thẳng đến Phú Thượng rồi rẽ sang phía tay phải chừng 200 mét là đến Dương Xá. Nơi đây có đền thờ Nhiếp Chính Ỷ Lan. Giữa những mảnh ruộng xanh với đủ gam màu khác nhau, ngôi đền thờ một người phụ nữ phi thường, nổi bật lên, nghiêm trang những rêu phong: "Miếu cổ vàng son nhạt". Đó là nói về màu sắc, còn những gì bà để lại cho đất nước vẫn cứ đằm thắm với non song và lòng người. Bà là hoá thân của Mẫu Thượng Ngàn, của bà Man Nương, bà Trưng… Đến Sủi, đi vào quê hương của nhà thơ Cao Bá Quát, đi tiếp chừng 7 km nữa, chúng tôi đến cầu Dâu. Một cái cầu rất cổ. Nơi đây, sông Đống cắt ngang sông Dâu để hình thành nên một bên là Thiên Đức, một bên là Nguyệt Đức. Nơi đây… một cái cây, một cái gò, một mô đất, đống gạch vụn, ngôi đền v.v… đều có những chuyện kể về mình. Trước mắt chúng tôi là cả một khu vực thành Dâu mênh mông. Tên chính thức của nó là Luỵ Lâu hoặc Liên Lâu. Vì khi xưa, thành chính có những vọng gác mà ở tầng trên toả ra như những cánh hoa sen, nên thường gọi là Liên Lâu. Hoa sen tượng trưng cho sự "thồn". Phồn thóc gạo, phồn giống nòi. Sông Dâu chảy quanh thành tạo thành một con hào thiên nhiên, bảo vệ thành.
Xưa kia, khi đê La Thành và Thăng Long chưa hình thành mà mới chỉ là những vùng nước, lau lách, hoang vu thì "nơi đây đã là một thành trấn phồn hoa, nhộn nhịp. Đây chính là thủ phủ của đất Giao Châu, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Đại bản doanhcủa Thái Thú Tô Định đặt ở đây. Hai Bà Trưng đã đánh vào nơi này. Khi Hai Bà đốc quân vào đánh đại bản doanh của Tô Định, Hai Bà ăn mặc thật lộng lẫy, điểm trang rất đẹp. Điều này thật hiếm có. Trong suốt thời kỳ dài, quân Hán đóng quân ở Liên Lâu, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa; liên tục đốt phá, đánh Thành. Nghĩa là binh lửa liên miên. Chính điều này đã giải thích được một hiện tượng đáng chú ý. Đó là những vùng đất xung quanh đều đỏ như son. Duy chỉ có khu vực thành Liên Lâu, đất có màu đen, xám, xỉn. Đất đỏ vì phía dưới có quặng sắt. Còn đất đen là do binh lửa triền miên, đốt phá dữ đội, đã làm than hoá tất cả những sỏi, đá, đất, gỗ, tre, v.v… Hiện tượng than hoá này đã làm cho đất thành Liên Lâu không đỏ như vốn có Thật là: "Dâu binh lửa, nước non như cũ. Liền cho người thấy cảnh chạnh lòng" (Về vùng Dâu). Trong cuốn: "Việt về lịch sứ đất An Nam “, nhà nghiên cứu Patris viết: "Tinh thần độc lập của người Lạc Việt rất cao. Trong suốt thời kỳ dài bị đô hộ, họ không ngừng kiên cường đứng dậy. Đó là một thứ ánh sáng chói lọi cửa ý chí quật cường khôn nguôi"
Trong khu vực thành Dâu, có chợ Dâu, tháp Dâu. Tháp 4 tầng, có chóp kiểu Stupa, cao chừng 20 mét, và chùa Dâu. Chùa Dâu phản ánh những nét của đạo Phật từ ấn Độ sang và được bản địa hoá. Nơi đây là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở ta rồi mới toả đi khắp nơi. Cũng là nơi in những bản kinh sớm nhất. Tục truyền, một cây đa thần thoại trôi dưới sông, được bàn tay thần thoại của á Nam tiên nữ (Man Nương) vớt lên, khi cây đa được đặt lên mặt đất thì tiên nữ biến mất, đã "lạc nội mây ngàn". Cây đa được xẻ ra, tạc thành 4 pho tượng để thờ. Đó là 4 vị Phật Mầu gồm 4 chị em: Phật Vân, Phật Vũ, Phật Lôi, Phật Điện (cũng gọi là tứ Pháp). Chị cả được thờ tại chùa Dâu, chị hai ở chùa Đậu, chị Ba thì ở Chùa Tướng và Cô em út được thờ ở chùa Dâu. Mấy ngôi chùa này ở gần nhau. Có điều, chùa Dâu là chùa chính, ngày nga nhất. Tượng bà Dâu đặt ở chính giữa chùa chính, cao 2m85 (cả tượng lẫn bệ), lại có nền cao và vỉa đá. Tượng bà to hơn so với tất cả những pho tượng khác trong chùa. Bà vừa là Phật, vừa là nữ chúa bản địa. Nơi đây, hàng năm có mở hội, gọi là hội chùa Dâu, khắp nơi nô nức về dự hội. Hội có tế lễ, rước xách, vui chơi, rất tưng bừng, náo nhiệt. Người ta kể vè: Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng tư, mồng tám thì về chùa Dâu Dù ai buôn dâu, bán đâu Nhớ ngày mồng tám, hội Dâu thì về… Cách khu vực thành Liên Lâu chừng 3 cây số lăng mộ Lạc Long Quân, là cả một toà Việt điện. Đi chừng một đoạn đường nữa, rẽ sang bên trái là lung Sỹ Nhiếp, hình tròn, trên một cái gò rợp bóng những cây Cổ thụ. Những gò, đống nhấp nhô kéo lên. Dưới những gò đống đó là những ngôi mộ Hán. Nơi đây thuộc về làng á Lữ.
Ở ngã ba Đông Côi cũng có nhiều ngôi mộ Hán có xây những vòng cuốn. Đứng nơi đây, ta có thể nhìn thấy núi Thiên Thai "nằm nghiêng nghiêng với mái tóc xanh rêu"? Về phía Đông Bắc, khoảng 2km là làng Đại Trạch có ngôi chùa Đại Trạch nổi tiếng, là nơi trước đây vợ thứ ba Cai Vàng đến tu và trụ trì sau khi cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Bà thông thuộc 18 môn võ nghệ, đã dạy võ cho các trai làng và làm nhiều điều thiện, trừ kẻ gian ác. Cuộc đời của bà đủ để viết nên một pho sách bi hùng. Dân làng nơi đây coi bà như Tiên, như Phật. Từ Đại Trạch đi xuống phía Nam là đến bến Hồ, gối đầu lên sông Cầu. Ở đây có làng tranh Đông Hồ mà những bức tranh đậm đà tâm hồn dân tộc của nó đã có mặt ở nhiều nơi trong cả nước và chúng cũng được trưng bày trong bảo tàng mỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Làng Đông Hồ được gọi là làng tranh, làng đẹp như tranh và cũng được gọi là làng các nghệ nhân. Họ vẽ tranh, khắc tranh, in tranh, lại còn làm nghề vàng, mã và những mặt hàng trang trí mỹ thuật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Ngược lên phía trên, ta đến đất Lim và 49 làng Quan Họ. Nơi mà một làn gió cũng mang điệu dân ca, với những "liền anh, liền chị", " trèo lên quán Giốc, đi chảy hội. Từ Đại Trạch đi ngược lên là đến Trí Quả, rồi đến làng Đình Tổ có chùa Bút Tháp, và đền Đô vàng son lấp lánh, nơi thờ 8 vị Vua Lý. Lý Chiêu Hoàng được thờ riêng ở ngôi đền bên cạnh. Bà mang một nỗi buồn nguyên khối, không tan. Chính cái dải đất này đã nuôi dưỡng nhà thơ Hoàng Cầm để có được: “Bên Kia Sông Đuống", "Mưa Thuận Thành", " Cây tam cúc" v. v… nổi tiếng. Vào những năm chống Pháp, những khu vực gần Bút Tháp, Rừng Thông, Bãi Tháp v.v… là khu du kích nổi tiếng với những chiến công oanh liệt.
Ở những làng quê nơi đây, trước kia còn có tục "Ngủ ban". Đó là chuyện trong ngày cưới, cô dâu và chú rể chưa động phòng vội. Ngày thứ nhất và ngày thứ hai, cô dâu còn gọi mấy người bạn gái thân đến ngủ cùng với mình. Nơi đây, họ coi nhẹ trường hợp cô gái "chửa bụa". Sau khi cô gái "chửa bụa" rồi sinh con được một hoặc hai năm, sẽ có một chàng trai nào đó đến xin cưới làm vợ. Mẹ chú rể mang lễ vật đến nhà gái và nói: "Ngày lành tháng tốt, chúng tôi rất sung sướng được có con dâu và lại thêm cả thằng cu nữa" Khi có trường hợp một đứa trẻ ở vào hoàn cảnh thập tự nhất sinh mà được một người cứu sống thì đứa trẻ sẽ nhận người đó làm cha mẹ nuôi. Những ngày giỗ, Tết phải đến thăm cha (mẹ) nuôi. Phải đóng góp và có nhiệm vụ như con đẻ. Những chuyện như vậy còn rất nhiều.
Miền cổ tích còn có con đường cổ từ bến Hồ, đi Bắc Ninh, tới Phả Lại, Lục đầu giang rồi ra biển hoặc đi ngược lên phía Bắc, sang Trung Quốc… là con đường mà các nhà sư Ấn Độ đi từ chùa Dâu sang Trung Quốc truyền đạo. Đây cũng là con đường mà con trâu vàng từ Trâu Sơn, giếng Việt ở Phả Lại đã chạy một mạch về Tổng Bình (tên xưa của Thăng Long) rồi đẫm mình nơi vũng nước ở phía Tây Bắc, làm nên hồ trâu đằm và sau được gọi là hồ Dâm Đàm hay hồ Tây. Đó là con đường mà Mã Viện mang quân sang đánh nước ta. Cũng là con đường huyết mạch để cha ông ta đánh giặc Nguyên, Mông… Khách hành hương tới mảnh đất này thấy mình như được lớn lên. Nơi đâu cũng có những di tích, dấu ấn, huyền thoại v.v… minh chứng cho sự tồn tại hào hùng của dân tộc. Từ những huyền thoại và những chứng tích lịch sử ấy cho ta cái nhìn chân thực và đầy đủ hơn về quá khứ, để rồi suy nghĩ về những bí ẩn của thuở trước, nghĩ về hiện tại và tương lai. Mỗi bước đi trên vùng Kinh Bắc đều làm xáo động tâm hồn tôi. Những cảm xúc hạnh phúc cứ lan toả, bốc bụi trong tôi. Những cái tên trên vùng đất này, đọc lên cũng được màu cổ tích.
ĐIÊN MẪU
Người Việt nam ta có câu: "phúc đức lại mẫu”, để khuyên răn mọi người nhớ công ơn cha mẹ, ăn ở phúc đức với cộng đồng, để con cháu được hưởng những điều tất lành. Khuyến thiện, trừ ác, được truyền lại cho đời sau bằng những lời truyền miệng, ca dao, dânca… Với cách nghĩ truyền đời về người mẹ, trong tâm thức sâu thẳm của mọi người, Mẫu (mẹ) là tất cả, là người sinh ra ta và đến khi chết ta lại trở về đất mẹ. Qua những thời kỳ con người sống với mẹ ở trên cây rồi đến giai đoạn vừa trên cây, vừa dưới đất và rồi đến lúc mẹ núi rừng (Mẫu Thượng Ngàn) không nuôi nổi những đàn con cháu mỗi ngày một đông, đã diễn ra những cuộc di dân nguyên thuỷ. Lúc này có sự trợ giúp và bảo vệ của Mẹ Nước và Mẹ Đất (Mẹ Nước là Mẫu Thoải (Thuỷ) Mẹ Đất là Mẫu Quỳnh Hoa (Địa). Những đàn con, cháu về được đến đồng bằng, sung sướng quá nhưng họ cũng gào thét lên, khóc lóc vì nhớ mẹ Thượng Ngàn, nhớ những người anh em ruột thịt bị nước cuốn đi trong cuộc di dân đầy máu và nước mắt. Họ hát lên cầu Mẹ, ca ngợi công lao của Mẹ, ca tụng cuộc sống mới. Và những bài hát này còn kể lại những chặng đường đi đầy kinh hãi và bi kịch, từ biệt Mẹ Thượng Ngàn. Chúng là nguồn gốc của những điệu hát văn, ca trù, chèo v.v… về sau này. Những giọng hát văn (chầu văn) ca trù, chèo… mà không có nước mắt, ngậm nổi sóng nước vạn trùng, biệt ly, tử nạn… thì thiếu mất cái hơi hướng nguyên thuỷ của chúng. Tưởng nhớ Mẫu, người xưa lập ra Điện Mẫu, thờ Tam phủ ở tầng trên, Mẫu Thượng Ngàn ở giữa, mặc áo xanh tượng trưng cho cây và núi rừng. Mẫu Thoải chăm nom việc sông nước, mặc áo trắng. Mẫu Địa lo việc đồng bằng, mặc áo vàng, Mẫu Thoải ở bên trái; Mẫu Địa ở bên phải. Sau đó, người ta thờ tứ phủ vì có thêm Mẫu Liễu Hạnh. Bốn Mẫu tứ phủ ngồi ở tầng thứ hai trong điện Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh được hình dung là con của Ngọc Hoàng, bị phạt nên bị giáng xuống trần. Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho sắc đẹp và nữ tính. Mẫu dũng cảm, bênh vực kẻ yết, giúp được mọi người lương thiện, trừng phạt kẻ làm càn, độc ác. Mẫu đầu thai vào một gia đình họ Lê, lớn lên được gọi là Giáng Tiên. Giáng Tiên kết duyên cùng Đào Lang, được hai mặt con rồi về trời. Hàng thứ ba trong điện Mẫu là Ngũ vị tôn ông. Những vị này là những trang nam nhi dũng cảm, tài hoa, văn võ song toàn, một lòng vì đất nước vì mọi người. Họ là Những người giúp việc đỡ các Mẫu và thi hành sứ mệnh của các Mẫu. Các vị này được người dân kính trọng và yêu mến nên được gán vào những vị anh hùng dân tộc như Trần Quốc Toàn, Cao Lỗ, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng v.v… Hàng thứ tư trong điện Mẫu dành cho các cô, các cậu là những vị nhỏ tuổi, làm phụ tá cho các tôn ông, các ông Hoàng nhưng cũng gần gũi với các Mẫu, như cô bé Bắc Lệ là thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn. Cạnh đó còn có những cô Bơ, cô Chính Giếng, cô Thác Bờ, cô Bé Đông Cuộng, cô Đền Sàng v.v… Bên cạnh các Mẫu còn có những Kim Đồng, Ngọc Nữ. Đó là những vị thánh ở tuổi nhi đồng. Họ tượng trưng cho ngày mai. Trong các làn điệu hát văn (chầu văn) có giá trị nội dung và văn chương cao. âm nhạc đậm đà, bay bổng mà sương khói nhiều vẻ. Nghe lâu không biết chán. Vũ đạo đơn giản đầy những nét tượng trưng và mang trong mình nhiều tín hiệu của những thời xa xưa bị lãng quên. Tín ngưỡng sớm nhất của người Việt nam là tín ngưỡng thờ Mẫu. Trên đất nước ta, chùa nào cũng có điện Mẫu, chùa nào cũng dành vị trí tốt nhất định cho một điện Mẫu. Ví dụ như chùa Dâu, chùa Keo ở Bắe Ninh. Điện Mẫu lớn nhất ở nước ta là điện Mẫu Phủ Giày. Điện Mẫu toàn bằng gỗ lim, có ao hồ vỉa đá. Tam quan nền đá, cầu đá lăng chúa Liễu Hạnh bằng đá xanh cùng với nhiều công trình phụ với các kiểu kiến trúc và trang trí ở một trình độ nghệ thuật cao siêu.
Ở đền Lộ thuộc Hạ Hồi cũng có ba điện thờ Mẫu rất nguy nga… Chỉ tính riêng huyện Từ Liêm sát ngay Hà Nội cũng có chừng hơn 20 điện thờ Mẫu với đủ mọi tính chuyện cảm động về các Mẫu được hoá thân vào các vị anh hùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước… Đâu đâu, người ta cũng kể cho nhau nghe về một thế giới Mẫu qua những câu chuyện huyền ảo mà có thật, bay lên từ cuộc sống. Tín ngưỡng Mẫu là tín ngưỡng cội nguồn, đích thực của Việt nam. Nó trường tồn với dân tộc vì nó có đước lòng tin cao cả, có quy mô về tâm linh và về lượng tín đồ trong cả nước. Điện Mẫu phản ánh những mảng sống và tâm linh từ thời Mẫu hệ. Điện Mẫu là một phần của lịch sử nói lên một quá khứ lâu đời đã được bắt rễ trên mảnh đất tràn đầy ánh sáng của chúng ta. Đạo Mẫu gắn liền với tinh thần hiến sinh và đem nhân ái đến cho nhân quẩn xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu thuần khiết, không dung nạp tệ đồng cốt là thứ mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh.
CHẦU VĂN - LÊN ĐỒNG
Chầu Văn là thề loại diễn xướng độc đáo có kèm theo âm nhạc. Bao giờ chầu văn cũng có giai đoạn dạo, gây không khí trang nghiêm, choáng ngợp làm cho người nghe xôn xao và bị lôi cuốn. Đến một lúc nhất định, nó phối hợp với giá đồng để thể hiện được sức công phá nghệ thuật cao nhất của nó. Những nhạc cụ phụ hoạ với Chầu văn là trống, phách, chuông, tấu cảnh nhị, đàn nguyệt. Có khi cả thập lục và đàn đáy. Người hát chầu văn vừa hát vừa đàn. Chầu văn có chừng 40 làn điệu chính và những làn điệu biến tấu uyển chuyển: mướn, thống (khác thống trong ca trù) giãi bày sự trang nghiêm, gan dạ, cả quyết. Có lúc lại tỉa tót, dịu dàng, nỉ non. Làn điệu Phú chênh nhắc nhở, nhớ nhung (gần gũi với ca trù). Hát dọc cởi mơ  phóng túng, có cả vui lẫn buồn. Hát nối (hơi giống hát nói ở ca trù), Dọc xuân sắc, Phú rầu (gần giống làn thảm trong chèo) nhưng phóng túng, pha thể hơn. Sử xuân man mác, có chút Ba mạc, bồng mạc. Hát văn hơi giống chèo. Ngâm thiền, Nói lối, canh cá, Bỏ bổ nhịp một, Hát Kiều? Nhạc sai: thúc giục, dón dập, giật, ngất, ngâm, vịnh, đề thơ, sá, chào v. v… Chầu văn mang tính chất tiền tôn giáo cộng với những nét do nhiều tôn giáo khác nhau du nhập vào cùng với những nét "bản địa” qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài của những cộng đồng. Nhạc và lời chầu văn có sức khái quát, tượng trưng cao. Nó mô tả, trần thuật, kể sự tích, ngợi ca, cầu mong, khát vọng mãnh liệt, muốn vươn tới một bông hoa hoặc một ngọn lửa tuyệt vời, muôn đời, thiêng liêng nào đó mà con người chưa được với tới. “Đó là nghệ thuật ca nhạc vừa có sự yên lắng suy tư, vừa có gió bão mãnh liệt (giáo sư Nhật Bản: Ishixawa). Thời kỳ thịnh vượng của chầu văn là từ đời Lê, Lý, Trần rồi thịnh vào những năm 1920 đến 1940 của thế kỷ này. Chầu văn Có nhiều lò với tính cách, đặc điểm, phong cách khác nhau ít nhiều. Những lò Nam Định, Hà Bắc, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình…là những lò đáng kể. Từ trước đến nay, một số nhạc sĩ đã khai thác một vài làn điệu chầu văn và chúng đã được hoan nghênh ở trong và ngoài nước. Nhưng đó mới chỉ là một phần rất nhỏ. Thật đáng tiếc, chầu văn vẫn còn là một mảnh đất màu mỡ, chưa được khai phá hết. Những năm 1940 trở về trước, tại Hà Nội có nhiều trường tổ chức những cuộc thi hát chầu văn: Hàng Quạt, Hàng Khoai, Hàng Mã, Hàng Bạc… Có cả những tài tử cự phách của Hà Bắc, Nam Định hoặc Hải Hưng đến tham gia. Giải thưởng treo rất lớn. Ban giám khảo gồm 3 người: một người thưởng bằng cách cầm chầu, một người phạt bằng tiếng chuông và một người cao tuổi hơn cả chấm điểm. Đời sống của các cung văn trôi nổi, giang hồ, đi khắp đó đây, dựa vào các phường, các bạn, quần chúng mê say. Chầu văn ca ngợi, kể lại sự tích, miêu tả những nhân vật tuyệt vời mang những quí danh tương trưng như: ông Hoàng Mười, ông Hoàng Năm, ông Hoàng Bơ, cô Chín, ông Hoàng Bản, bà Chúa Mường, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, chúa Liễu Hạnh. Những vị trên được hoá thân vào các vị võ tướng của vua Hùng, thần Tản Viên và các đời vua khác. Hoặc được hoá thân vào các hoàng tử, công chúa, các siêu nhân bênh vực người lương thiện và trừng trị kẻ ác. Lời ca và nhạc chầu văn vừa có chất huyền thoại vừa có chất chân thực, vừa thần thánh vừa phàm tục. Chầu văn nhấn mạnh tả cảnh đẹp của đất nước để điểm xuyết cho các nhân vật lỗi lạc. Nhưng cũng phải nói rằng, ngay các nhân vật thần thánh phi phàm và đáng kính cũng mắc phải những lầm lỗi trần tục. Nhạc chầu văn thuần khiết và lôi cuốn. Người ta nghe hàng hai, ba giờ liền mà không chán (tiến sĩ A.Samidi Indonesia) trong không khí đàn ngọt, hát hay, người ngồi đồng (bà đồng) được bóng và hồn của nhân vật thần linh nhập, ốp vào mình. Bà đồng sắm vai thần linh theo những cá tính vốn có của nhân vật. Nhất là trong những lúc "thăng hoa”. Bà đồng được mọi người mặc và khoác áo vào mình trang phục tiêu biểu của thần linh, Có kèm theo những đồ trang sức (với các nhân vật nữ) hoặc võ khí (với các nhân vật nam)… Nhân danh thần linh, người ngồi đồng hát lên trong lòng và dồn vào những động tác nhảy, múa cách điệu và ước lệ trong nền nhạc và hát đệm của cung văn. Cũng có lúc, trông ra tưởng như có một vài tư thế đơn điệu hoặc thô kệch. Nhưng, chúng là những dáng múa đích thực, ngẫu hứng, gần gũi với cội nguồn. Có những điệu múa chính như: múa khăn mặt, múa nến, múa hoa, chèo đò, múa kiếm, múa cung, múa hèo (gậy ngắn) v.v… Sau khi múa, thần linh ngồi lại, phán bảo, khuyên răn, quở trách người trần gian và cũng ban thưởng cho mọi người rồi "về đồng”. Nghĩa là đã xong một giá đồng và cũng là kết thúc một màn ngắn về ca, múa, nhạc kịch kết hợp. Về mặt trang phục, trong các giá đồng, cũng đáng lưu ý Sắc màu của mọi thứ trang phục mang tính chất tôn giáo, cung đình và dân gian. Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh để có mùi vị núi rừng. Màu xanh là màu chủ đạo và được nhiều màu sắc khác của những tà áo, giải áo, thắt lưng, khăn, các đồ trang sức phối hợp uyển chuyển để trở nên hoàn hảo. Trang phục còn phải làm tôn hẳn lên cái vẻ đẹp: “Cổ kiêu ba ngân, miệng cười trăm huê" của Mẫu. Bà Mẫu Thoải và ông Hoàng Bơ có trang phục toàn trắng mang tính chất nước non, sông biển, hài hoà với những hoa văn, hoạ tiết trang trí nhiều màu sắc của bộ mặt trang phục toàn bộ. Mẫu ngồi giữa mặc áo đỏ rực tạo vẻ uy quyền trang nghiêm. Lại tuỳ theo các nhân vật có mang theo những đồ dùng thích hợp như chiếc nón, đôi hài xảo, cái quạt, con dao, cái giải xà tích, ống vôi, khăn tay v.v… Tất cả những thứ đó đều nói lên nhiều chuyện. Chúng đều được gia công thật cầu kỳ và mang rõ bản sắc dân tộc. Nói chung, chầu văn và lên đồng cần phải được nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc. Đây là một loại hình diễn xướng dân gian có giá trị cao. Nó đã toả ra, làm phong phú cho nhiều bộ môn ca, nhạc, kịch, trang trí, hội hoạ, tạo hình… của Việt nam và cái khả năng này còn to lớn lắm.
Năm 1996, Đoàn nghệ thuật Việt nam ra nước ngoài, có diễn tiết mục Ba giá đồng. Tiết mục này được hoan nghênh nhiệt liệt. Nó đã làm nghiêng ngả sân khấu của nhiều nước trên thế giới. Nhưng nó mới chỉ là một giọt nhỏ nước hoa được lấy ra từ cái chai tinh hồng của nghệ thuật chấu văn, lên đồng của nước ta mà thôi. Chầu văn, lên đồng là một trong những di sản văn hoá cần được giữ gìn và khai thác. Tất nhiên, ta phải gạt bỏ những ý đồ lợi dụng hình thức sinh hoạt này để đầu cơ mê tín, trục lợi. Nếu ta làm được việc này một cách tốt, đưa nó gắn với ba yếu tố cần thiết là: xã hội, văn hoá và kinh tế… thì nó sẽ trở nên một tượng đài hoành tráng về nhiều mặt cho nền văn hoá dân tộc và cho cả thế giới.