Chương III
NGHỆ THUẬT

NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
Múa rối thành Thăng Long
 
Ông Viện trưởng Viện Những nền văn hoá thế giới Sêríp Khagiơnađa, viết: Sao lại có thể tưởng tượng được rằng một hình thức ngôn ngữ sân khấu tầm cỡ đã tồn tại hơn 1.000 năm bị lãng quên? Mà sự thật đã vượt qua tưởng tượng.
Múa rối nước của Việt nam không bao giờ xa rời làng quê cội nguồn của họ. Cũng có nhiều người Việt nam chưa được xem và không biết đến sự tồn tại của nó. Dẫu vậy nghệ thuật nghìn năm nay đã vượt ranh giới " lợi ích, chất lượng mà sáng tạo ra những diễn tả và khám phá để có thể đứng vào hàng những hình thức quan trọng nhất về sân khấu múa rối. Những nghệ si Việt nam là những khán giả của một hình thức diễn tả có một không hai trên thế giới. Múa rối nước đã làm giàu cho di sản văn hoá nhân loại ngăn chặn nguy cơ bị đẩy vào trạng thái "ở ẩn" và "lãng quên", một số diễn đạt ưu tú của tài hoa nhân loại.
Bia đá Sùng Thiện Diên Linh ở làng Đại, huyện Duy Tiên, Nam Hà ghi chép với 4.036 từ tả buổi biểu diễn múa rối nước để mừng thọ vua Lý Nhân Tông (1121) với sự có mặt của các quan trong chiều ngày 3, tuần trăng thứ 8, có ghi lại như sau: "Dòng sông gợn sóng. Một con rùa vàng mang trên mình ba hàng đá. Nó bơi thư thả trên mặt nước rồi phun nước như mưa. Trong trắng nhạc êm đềm, những cánh cửa các hang động ở ra. Thế là các nàng tiên xuất hiện, múa điệu múa “Hồi phong”. Họ giơ những cánh tay mềm mại, nhíu cặp mày duyên dáng, nhịp với lời ca. Những con chim lạ bay đến, đậu từng đàn, rồi thi tài nhảy nhót. Những chú lươn non tung tăng… Rùa vàng nhìn về phía nhà vua, cúi đầu kính bái. Nhưng bác tiều phu giương cung bắn thú v.v… " Ngày nay, trong các tiết mục múa rối nước cổ truyền, người ta lại thấy con rùa vàng phun nước, những nàng tiên với cánh tay mềm mại múa "thần khúc cảnh săn bắn mãnh hổ v.v… Tháng 3 năng 1984, đoàn múa rối nước Việt nam gồm 15 nghệ sĩ thực hiện chuyến đi biểu diễn tại CHDC Đức, Pháp, ý và Hà Lan. Đến đâu, đoàn cung được hoan nghênh nhiệt liệt và được ca ngợi hết lời với nhiều lời bình luận trên 20 tờ báo. Nhiều báo nhận định: "Múa rối nước Việt nam đã trả lại cho nhân loại một di sản văn hoá vinh quang mà trước đây nó bị nằm trong lãng quên"
Đêm ngày 4-3-1985, tại hội trường Ba Đình, đoàn múa rối nước Việt nam biểu diễn trước 400 khán giả. Nhiều nhà báo nước ngoài đã đến dự và chụp ảnh. Bên bờ bể nước có đốt pháo bông. Những chùm hoa cà hoa cải đủ màu sắc bay lên cao vút rồi toả ra. Bên cạnh cột đốt pháo bông là một chiếc cột cao treo một chiếc cờ lười hổ đủ màu sắc có chữ "Hội" ở giữa. Tiếng trống, tiếng thanh la, tù và, mõ và đàn sáo nổi lên tưng bừng hoà hợp với nhau làm cho cái không khí " hội hè Việt nam muôn thuở tràn ngập lòng người. Sau đó, qua các tiết mục, chúng ta gặp những lời thoại xen vào những làn điệu chèo, dân ca, thôn ca tuỳ theo cảnh theo tình xảy ra trên sân khấu mặt nước. Lách bức mành tre giữa nhà thuỷ đình tám mái vút cong với màu sắc rực rỡ có những bức rèm thêu hoa lá, rồng phượng cầu kỳ và trang nghiêm rủ xuống, chú Tễu bắt đầu ra trò… Chú vừa cười vừa hỏi:
- Bà con ơi!
- Ơi… - Tiếng đế đáp lại và các khán giả trẻ thích được góp thêm tiếng "ơi" để trả lời chú Tễu.
- Tôi có phải xưng danh không nhỉ?
- Có chứ. Không thì ai biết là ai?
- Tôi vốn là người trên trời. Tôi xuống đây từ cái thuở nước và lửa hoà hợp với nhau. Tên tôi là Tễu. Chú Tễu còn khoe đôi điều nữa. Có cả cô gái khăn lụa yếm đào để ý chú ta. Chú là nhân vật chính của múa rối nước. Chú rất trẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Chú là người giáo trò - vừa là hề, là người kể chuyện có duyên và cũng là người bình luận sắc sảo. Chú sống đã hơn 1.000 năm mà vẫn trẻ. Chú kể chuyện xóm làng, Phê cái dở, khen điều hay. Chú kéo cờ, đốt pháo giới thiệu tiết mục, hát, ngâm thơ, múa. Chú kêu gọi sự lạc quan, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và khuyên mọi người nên ca hát và sáng tạo cái đẹp, cái hay cho cuộc sống: "Nền văn tử sao nỡ để hoang vu…"
Người ta ném xuống mặt nước một quả pháo vịt. Pháo vịt chạy ngoằn ngoèo dưới nước toả ra khói, hoa xanh đỏ gây ra tiếng chíp chíp rồi nổ toang. Trong lúc rộn ràng và rực rỡ này, chú Tễu rút lui vào trong mành không quên giới thiệu các trò bằng mấy câu thơ. Lại một lần nữa pháo nổ, trống tù và, mõ nổi lên. Long, ly, quy, phượng lung linh lao ra, nhảy múa, đùa giỡn. Chúng phun khói, phun lửa. Chúng là những con vật thiêng liêng được sơn son thếp vàng và được trang điểm bằng sơn mài độc đáo của Việt nam. Người xưa cho rằng, những long, ly, quy, phượng kể trên thèm khát một cuộc sống trần gian ở ngay cái ao làng bao nhiêu chuyện lý thú nhỏ nhoi mà lấp lánh. Rồi đến cánh đồng chiêm tấp nập, nơi có những con cò bay lả bay la đến mỏi cánh, có những người lao động cần cù đáng yêu: Chồng cày, vợ cấy, con câu Chàng rể tát nước, con dâu đi mò. Cảnh chọi trâu có anh hề đánh trống thúc giục trâu chọi cho hăng và một người trọng tài vui tính đã diễn tả cái cảnh hội hè, cái thú vui chơi hào hứng mà khoẻ khoắn trên đồng trũng. Tiết mục “Múa tiên" thật lung linh, huyền ảo. Tám cô tiên xếp hàng múa với nhiều động tác mềm dẻo. Các cô tiên được tạo hình rực rỡ, óng ánh xiêm y, nhịp với những khúc dân ca mượt mà, đằm thắm.
Múa rối nước của ta hiện giờ có chừng 30 tiết mục cổ truyền, 20 tiết mục mới có giá trị. Thưởng thức múa rối nước, chúng ta được sống lại với những lời ca điệu múa đã có trong máu của cha ông chúng ta và ngay cả của chúng ta. Ta được t Ông hát liền mấy đoạn hay nhất trong vở Mạc Tuyết Lan làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên và bất ngờ. Vì sao ông có thể nhớ và hát hay đến như thế Trên gò má con người phiêu bạt ấy giàn giụa nước mắt. Trong ông run rẩy một tình yêu đằm thắm và nỗi khao khát không nguôi. Mọi người trong gia đình khuyên ông nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Ông còn đọc thêm một vài lời đối thoại giữa Phan Tất Chánh và "Trần Diệu Thường (vở Phan Trần) rồi mới chịu ngồi xuống. Ngày hôm sau, ông phải đi bệnh viện. Ông bị hôn mê liền trong mấy ngày rồi qua đời ngày 17 - 1 - 1982. Còn phải nói thêm: Đời ông đã no đủ mùi đói rách. Nghệ nhân Tư Liên là ông trùm một gánh chèo của chiếu chèo Hưng Yên. Ông đã tung hoành nhiều năm khắp mọi chiếu chèo quanh vùng châu thổ sông Hồng. Bất cứ một gánh chèo nào cũng năn ai ông đến tham gia, giúp đỡ. Những người trong làng chèo không ai là không biết ông. Đến lúc tuổi đã cao, ông vẫn diễn và còn truyền nghề cho các lớp trẻ không biết mệt mỏi. Đến khi không thể diễn được nữa, ông cũng không chịu vắng mặt trong các đêm diễn. Những lúc này, ông ngồi sau cánh gà để được đắm mình vào cái không khí tưng bừng của sân khấu, để nghe hát, xem diễn. Những cái đó là thức ăn của ông. Khi vở chèo kết thúc, ông mới lững thững, chống gậy về nhà. Một lần, sau một đêm diễn hay, mọi người ra về được một lúc khá lâu. Sân khấu chẳng còn một ai, gia đình không thấy ông trở về Mọi người nhớn nhác đi tìm thì thấy ông nằm trên sàn, sau cánh gà. Ông từ giã cõi đời nhẹ nhàng như ngủ trong âm vang và màu sắc của đêm chèo. Hoàng Anh là nghệ sĩ cải lương, chủ soái của đoàn cải lương Phương Đôngquang cho đoàn từ những năm 1956 - 1983. Nhân dân Hải Phòng và các vùng lân cận đều mến mộ ông, thích nghe chuyện về người diễn viên rất có duyên này. Có những người chỉ cần vào rạp nghe ông đổ một vài câu vọng cổ là mãn nguyện rồi. Hoàng Anh đã đóng góp nhiều vai có tâm trạng khác nhau mà đều thành công cả, đều để lại dấu ấn trong người xem với tình cảm hàm súc, sinh động, trữ tình. Ông đã rất thành công trong nhân vật cụ Hồng (Lò lửa diệt Tần), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), ông già họ Trần (Hội sóng Bạch Đằng), ông Nhân (Tiền và Nghĩa)… Danh sách này còn kéo dài. Ông là một trong những nghệ sĩ hoàn hảo về ca cũng như về diễn xuất. Người ta gọi ông là Huỳnh Thái của Hải Phòng.
Ông mất vào tháng 3 năm 1983. Nằm trong linh cữu, ông được hoá trang, mang trang phục nguyên như trong vai ông Nhân trong vở " Tiền và Nghĩa" là nhân vật ông thường đóng và được hoan nghênh nhiều với hàng trăm xuất diễn liên tục. Tang lễ của ông được tổ chức ngay trong rạp. Người đến đông, kín chặt. Phía ngoài còn có chừng 800 - 900 người. Quần chúng, khán giả từ các nơi đổ về tiễn ông đều rưng rưng nước mắt, mang đến viếng ông là cả một rừng hoa. Các vị chức sắc của thành phố cũng đến tiễn ông. Một số lãnh đạo cao cấp ghé vai khiêng linh cữu của ông ra xe tang. Nhưng, một số quần chúng nhiệt tình ào đến, xô vào, yêu cầu để họ cũng được tham gia vào việc khiêng linh cữu của người diễn viên mà họ yêu mến. Linh cữu được đi thêm một đoạn đường gần 200 mét nữa rồi mới ra xe tang. Dòng người tiễn đưa ông dài hết phố Phan Bội Châu. Nghệ nhân Mầm là trùm gánh hát chèo Nguyên Xá (Thái Bình). Ông là diễn viên chèo nổi tiếng khắp các tỉnh, kể cả Hà Nội. Ông diễn chèo và chơi ác loại nhạc cụ tư khi còn rất nhỏ tuổi. Đến khi có tuổi, ông vân cố gắng có mặt trong cái đêm diễn. Ông sống trong không khí chèo cứ như cá trong nước. Một hôm, ông thấy trong người khác lắm. Ông trịnh trọng lấy hòm quần áo ra, đặt giữa nhà. Ông mặc quần trắng, áo đỏ, thắt lưng xanh, soi gương, vẽ râu rồi chít khăn lên đầu… ông nói lớn: "Này bà, đánh trống đề tôi ra vai ông Mãng"… Bà vợ ngạc nhiên đến hốt hoảng. Ông lại bảo: "Thì tôi bảo cứ gióng trống lên mà"… Thế là: tơ… rung… tung… tung… tung tung… tung a… ông Mầm chống gậy ra, ngâm: Nhà nhiều khách đến thường đem lại.:. Lộc trời luôn vật đến tay ta… Mấy cõi kiều già… Ông ngừng một lát rồi hát "! Lão say": Mấy cõi… i… kiều già Cuốn sơn làm mấy cõi i a… kiều già Điền xiên, sơn dã…t a là chủ nhân… Kỹ thuật hát của ông thật trọn vẹn: ngừng ngắt, lên, xuống, ngâm… đều tuyệt cả. Trạng thái say rượu trong cuộc sống không phải là đẹp đẽ gì. Nhưng nghệ nhân Mầm biểu diễn đã mỹ hoá. Nghệ thuật vừa sâu sắc vừa mở ra cho lòng người một trạng thái say sưa, vẫy gọi mỹ cảm trong khán giả. Vai lão say đã trình bày được cái tinh kèm theo một chút thô, cái đẹp kèm theo một chút không đẹp lắm của cuộc đời… Đã thấm mệt, ông lại nói đến: Và cha đây có mình con là gái Mà mẹ cha thì môi tuổi môi già Mong cho con có nụ, có hoa… Nhưng đến đây, ông bỗng thở gấp, khuỵ xuống, nằm ra chiếu. Ông ra đi mãi mãi. Cả gánh chèo hát lên mấy làn điệu chèo âm nhạc nổi lên sôi nổi và rầu rĩ rồi mới chuẩn bị việc tang ma theo di chúc của ông.
HẾT

Xem Tiếp: ----