Đánh giá tiến triển sức khoẻ của Mao tốt lên hoá ra là lầm.Khi bệnh phù biến mất, nhận thấy rõ là ông gày đi. Thân hình ông trông thảm hại. Bụng ông vốn to, thì giờ đây tọp đi, da ông nhăn nheo. Khuôn mặt tròn của ông tóp lại. Cơ tay, đặc biệt là tay phải teo hẳn đi, bắp chân nhão ra và mỏng đi. Mao tin rằng, bằng cách tập thể dục sẽ hồi phục sức khoẻ của mình, nhưng ông quá yếu để có thể chịu được các bài tập cần thiết. Ông chỉ có thể di lại chậm chạp, đúng ra phải có người đỡ. Tôi để ý là đôi khi ông không thể làm chủ được nước bọt và nó chảy dài xuống cằm ông.Ông bắt đầu phàn nàn về thị lực. Thiếu kính ông không thể đọc được. Nhưng cái mà tôi lo ngại hơn cả lại là sự teo cơ và cơn run rảy tự phát. Tôi sợ rằng một chứng bệnh mới được phát triển. Tôi muốn mời một bác sĩ thần kinh và một bác sĩ mắt. Mao chần chừ lâu, nhưng cuối cùng đồng ý để bác sĩ mắt tới. Việc khám tiến hành trong phòng làm việc của ông.Theo yêu cầu của chúng tôi, bác sĩ Trương Tiểu Lâu giám đốc bệnh viện Bắc Kinh Đồng Nhân đến.Bác sĩ Trương rất căng thẳng. Giống như mọi người, lần đầu tiên gặp Mao, sợ rằng khó gần ông. Chủ tịch tiếp ông bác sĩ với cách đùa thông thường của mình, hỏi các chữ cái trong tên của bác sĩ. Tiểu Thiết có nghĩa là xây dựng nhỏ, và Mao hứa rằng nếu bác sĩ điều trị tốt cho ông, thì bệnh viện Đồng Nhân sẽ nhận được toà nhà mới, to hơn.Bác sĩ Trương khám xét đúng theo bài bản. Bác sĩ phát hiện vết đục nhỏ trong con ngươi mắt phải và cho là đục thuỷ tinh thể. Nhưng để làm sáng tỏ hoàn toàn cần phải có khám bằng thiết bị phức tạp, ông nói với Mao.Mao mất kiên nhẫn.- Cái này mất khá nhiều thời gian - Mao phàn nàn. Ông không muốn có thêm cuộc khám mới.Nhưng thiếu khám xét quyết định, bác sĩ Trương không thể đưa ra được cách điều trị.Khi tôi thất bại trong việc khuyên Mao khám thêm một lần nữa, tôi cầu cứu Chu Ân Lai giúp đỡ. Nhưng thủ tướng vẫn chưa quên lời buộc tội của Giang Thanh và từ chối đến. Ông sợ rắc rối mới. Chu khuyên tôi nên giữ bình tĩnh và tiếp tục thuyết phục Chủ tịch.Mao vẫn cứng rắn như đá. Bác sĩ Trương không đến lần thứ hai nữa.Mao gần như tất cả thời gian tiêu khiển với Trương Ngọc Phượng. Ngay lúc ông ốm, người phụ nữ này, như thiên hạ nói, đã trở thành cái bóng của ông. Bây giờ cô ta kiểm soát cả việc đến thăm chủ tịch, hạn chế cuộc gặp của ông với vợ cũng như với các nhà lãnh đạo cao cấp. Giang Thanh phải đấu dịu. ở Trương Ngọc Phượng bà ta biết rằng cái gì tới Mao đều phải qua tay cô ta. Để chiếm cảm tình, vợ Mao biếu những món quà của bà - đồng hồ, quần áo sang trọng của phương tây, vải vóc đắt tiền. Giang Thanh yêu cầu người phụ nữ trẻ thông báo cho chồng về bà chỉ những điều tốt nhất và để ông ấy tin rằng bà ủng hộ ông trong những bước đi chính trị gần đây, và lúc này lúc kia được gặp ông. Trương nhận quà và cố gắng thực hiện chúng. Tuy nhiên chừng nào trong chính trị Giang Thanh còn chưa mạnh, thì thường bối rối về việc được giao.Trương Ngọc Phượng và tôi chưa bao giờ làm việc trôi chẩy với nhau, giờ đây quan hệ của chúng tôi hoàn toàn căng thẳng. Cô ta trong bữa ăn thường mang cho Mao một cốc nhỏ rượu mạnh. Tôi chống lại điều này, sợ rằng có thể quay lại cơn ho nặng. Mao cũng bỏ hút, không uống nhiều như trước, không nghe lời tôi. Thêm nữa, ông chứng minh rằng Mao đài làm ông ngủ say hơn. Trương lẽ ra có thể giúp đỡ, vì ảnh hưởng của đến Chủ tịch là không giới hạn, nhưng chính cô ta lại rất thích loại rượu này.Chẳng bao lâu Trương Ngọc Phượng mang thai. Cuối năm 1972 ở nhóm Một mọi người đã biết điều này và một ai đó thậm chí tin là người cha tương lai của nó là Mao. Tôi, tất nhiên, biết rằng một người ốm nặng, gần lễ mừng thọ tám mươi tuổi, không thể sinh con được, nên không tham gia các cuộc bàn tán.Cả Trương Diêu Tự lẫn Uông Đông Hưng yêu cầu tôi đảm bảo cho Trương Ngọc Phượng sự chăm sóc y tế tốt nhất. Tôi đề nghị bệnh viện nhà nước thuộc cơ quan an ninh của ngành đường sắt. Bệnh viện là tốt, và vào được bệnh viện này chỉ có những ca khó khăn, cho bệnh nhân đặc biệt. Trương Diêu Tự phản đối đề nghị của tôi. Trương Ngọc Phượng nói với anh ta rằng Mao muốn cô ta được chăm sóc đặc biệt và sẵn sàng trả tất cả mọi chi phí. Tôi phải quay sang bệnh viện liên hợp Bắc Kinh. Biết tôi phục vụ ở Mao, ở đó, cố nhiên là, đi đến kết luận rằng cả Trương Ngọc Phượng cũng có mối liên quan hệ với Mao, và thu xếp cho cô trong một phòng riêng tiêu chuẩn chăm sóc của nó thường được dành cho những nhân vật lãnh đạo chức vụ cao cấp. Thăm Trương Ngọc Phượng có cả nhiều nhân vật quan trọng. Trương Diêu Tự và Giang Thanh đi cùng nhai và mang quà, đồ ăn ngon và tã lót. Giang Thanh mong cô ta sớm khỏe mạnh và quay về công việc.Trong khi Trương Ngọc Phượng nằm ở bệnh viện, thay thế cô ta là cô em gái út Trương Hữu Minh. Nhưng trở thành người trung gian giữa Giang Thanh và Chủ tịch, cô ta lại không thể làm được. Giang Thanh rất bồn chồn mong Trương Ngọc Phượng trở về.Mao không phải là nhà lãnh đạo cao cấp duy nhất của Trung quốc mà sức khoẻ đang trở nên xấu. Những người sáng lập đảng cộng sản, sống sót sau cuộc Trường Chinh cũng đã già. Hầu hết họ dưới tám mươi tuổi.Khang Sinh là ủy viên Bộ chính trị bị ốm nặng. Người ta coi khinh Khang Sinh vì sự độc ác và tàn bạo của ông ta. Giới cao cấp đảng cho rằng ông ta phải chịu trách nhiệm về nhiều cái cht của những người vô tội. Khi Tôn Minh, con dâu của Khang, tự sát năm 1967, thì hơn năm chục người đã bị bắt giam vì tội giết cô ta, gồm cả một bác sĩ phòng cấp cứu bệnh viện Bắc Kinh, người này, ngược lại, cố gắng cứu cô ta. Đồng thời với ông bác sĩ, người ta còm bắt một số người bảo vệ vì tội bao che. Người bác sĩ đã phải ngồi tù mười ba năm trước khi người ta tuyên bố ông vô tội và thả ra. Chỉ một số ít người thương tiếc Khang Sinh hoặc khóc khi ông ta chết.Giữa tháng năm 1972, Chu Ân Lai nói với tôi là Khang Sinh bị ung thư. Chu muốn, chúng tôi thông báo tin này cho Mao.Có tồn tại một quy tắc bất thành văn, là không một ủy viên thường vụ Bộ chính trị hoặc một nhân viên bộ máy Mao được tiến hành mổ xẻ thiếu sự đồng ý của Chủ tịch. Khang Sinh cũng không ngoại lệ.Mao không cho phép mổ. Té ra Mao có sự định kiến thâm căn cố đế chống lại y học. Ung thư bất kể bộ phận nào, trừ ngực, đều không cần điều trị, Mao nói. Càng chữa ung thư, người bệnh càng chóng chết. Đừng cho bệnh nhân biết và cũng đừng mổ - lời của Mao - Lúc ấy người ta có thể sống lâu hơn, và làm việc gì đó như trước đây.Nhưng Khang Sinh biết rằng ông ta bị ung thư. Các bác sĩ muốn mổ ngay. Khang thất vọng.Do đó, người bệnh và bác sĩ của Khang phải đi đến thỏa hiệp. Sự gây mê được thực hiện không phải thông thường, nghĩa là, phẫu thuật được thực hiện không cần phép của Chủ tịch. Khi chọn phương pháp phẫu thuật đau đớn, bác sĩ theo dõi gây mê cục bộ đưa vào bàng quang qua ống tiểu và cắt khối u.Tình trạng đau đớn của Khang Sinh cũng thuyết minh cho cả Chu Ân Lai. Ông và Mao tin rằng cũng làm như thế.Mao từ chối chụp X-quang. Ông cho phép chúng tôi chỉ làm xét nghiệm.Xét nghiệm Mao cho thấy bình thường, nhưng trong nước tiểu của Chu đã phát hiện thấy tế bào ung thư.Việc đầu tiên là Uông Đông Hưng và Trương Xuân Kiều thông báo tin này cho Mao. Mao không tin, buộc tội bác sĩ, những người chỉ suốt ngày bới bệnh chỉ vì rằng họ chẳng có việc gì làm cả. Ông gọi tôi và yêu cầu kể xem như thế nào mà chỉ qua nước tiểu có thể xác định người bị bệnh ung thư. Theo Mao, Chu Ân Lai trông hoàn toàn khoẻ mạnh.Cuối cùng tôi tìm được cách để Mao tin rằng Chu Ân Lai thực tế bị bệnh ung thư, rằng xét nghiệm - không phải là kết quả tưởng tượng của đám bác sĩ vô công rồi nghề. Nhưng Mao ra lệnh ngừng điều trị Chu Ân Lai. Ung thư không cần chữa, Mao lại khẳng định, mọi sự điều trị chỉ mang lại đau đớn và đau khổ về tinh thần. Hãy để bệnh nhân vào phòng và để người ta kết thúc cuộc đời một cách hạnh phúc - Mao nói - Nếu mà tôi bị ung thư, tôi cũng xác định là không chữa đâuÔng chỉ thị chúng tôi ngừng khám cả ông. Các đồng chí xét nghiệm ở đây, xét nghiệm ở chỗ khác, lại đi tìm căn bệnh mới - Mao nói - Có trời mới biết được kết quả của các đồng chí đúng hay không? Đồng chí bác sĩ, chỉ thích mỗi một điều - làm quan trọng hóa vấn đề, làm nhặng xị lên, và không thể ngừng chừng nào chưa làm tất cả những người xung còn hết khổ. Tôi không muốn đồng chí cứ làm xét nghiệm nữa. Khám đơn giản thôi - thế là đủ rồi.Mao không thay đổi quyết định của mình. Từ lúc đấy trở đi, ông phủ nhận tất cả cái gì tiến hành chẩn bệnh bài bản - không điện tâm đồ, không X-quang, không thử máu gì hết. Dù rằng những mặc cảm riêng của tôi với Chu, tôi cũng như những nhiều người khác ở Trung Nam Hải, cực kỳ lo ngại cho sức khoẻ của ông. Chu là con người cực kỳ hoạt bát, nửa năm trời ngồi lỳ sau bàn làm việc, ít ngủ, điều hành công việc đảng và nhà nước. Những nhà lãnh đạo tốt nhất của đất nước đã bị gạt ra khỏi đảng. Chỉ còn lại những người kém cỏi, đúng như thế cả những người vấy bẩn trong cuộc đấu đá phe phái. Trách nhiện của Chu dần dần được mở rộng, ông đã nhận gánh nặng với Mao hơn bao giờ hết. Chẳng có người lãnh đạo nào khác có kinh nghiệm và sự nhẫn nại như Chu.Uông Đông Hưng không bận tâm về sức khoẻ của Chu. Người duy nhất, người mà Uông thành tâm lo lắng, là Mao. Cái chết của Chu - đúng thế và cái chết của bất cứ ai khác - chẳng có giá trị lớn lao gì khi Mao con sống. Uông Đông Hưng khuyên tôi rằng cái gì không đáng giá chẳng nên sống thêm nữa. Tự Mao cũng có thể điều hành đất nước.Đầu năm 1973, ở Mao lại phát sinh ra bệnh: nói năng khó khăn. Giọng ông trở nên nhỏ và khàn khàn, người ta rất khó nhận ra tiếng ông thậm chí của những người từng biết ông khá rõ. Thậm chí ngay cả sự quá tải nhỏ nhất cũng làm ông bị choáng. Chúng tôi đặt sẵn chai khí ôxy trong phòng ngủ của và phòng làm việc của ông. Mao hầu như không chuyển dịch, và do thị lực bị yếu đi, ông cũng ít đọc. Giang Thanh đề nghTrung hoa trang bị một phòng chiếu phim, và ông bắt đầu xem phim mang về từ Hồng Kông, Nhật bản và thậm chí từ Mỹ.Nhưng Mao vẫn còn minh mẫn. Một lần ông nói cho phép Chu Ân Lai được phẫu thuật và tìm một ai đấy thay thế Chu.Đến lúc hồi phục Đặng Tiểu Bình.