Phần 4 Từ năm 1965 đến 1976
Chương 86

Mao không có mặt tại các phiên họp ở Bắc Kinh, vẫn còn nằm lại Trường Sa. Cả Uông Đông Hưng cũng không ở Bắc Kinh. Uông không muốn rắc rối trong cạcc cãi lộn phe phái.
Chúng tôi không sẵn sàng đón nhận tới tình hình xấu sức khoẻ Mao. Tôi tin là nhóm bác sĩ ở Bắc Kinh đã kết thúc việc việc nghiên cứu các phương án điều trị trong trường hợp khẩn cấp, mà tôi tin là chúng tôi sẽ có thể nhanh chóng cầm cự được.
Đầu tháng giêng Hồ Thư Đông, Vương Thế và tôi trở lại Bắc Kinh. Ngoài công việc liêm quan tới bác sĩ. tôi cần gặp một loạt các nhà lãnh đạo cao cấp, đầu tiên là Diệp Kiếm Anh. Chúng tôi cần sự giúp đỡ để khuyên Mao đừng tiếp tục phớt lờ các nhà y học. Trong thời gian ngắn, bệnh tật của Mao cần được thông báo cho tất cả Bộ chính trị.
Nguyên soái Diệp luôn luôn chú ý những vấn đề của tôi đối với Chủ tịch. Và bây giờ chúng tôi không ít thời gian đã trao đổi, nhắc lại những năm, tôi làm việc với Mao, rồi sau đó tôi kể tình trạng sức khoẻ bệnh nhân của tôi và về việc ông từ chối gặp mặt chúng tôi.
Sau cuộc nói chuyện với, Diệp Kiếm Anh động viên. Tuy nhiên quan hệ của tôi với Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự, với họ tôi tôi tiếp xúc hàng ngày, mong được tốt hơn. Khi tôi cố gắng giải thích tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng của Mao, bằng cách dùng biểu đồ mô hình, họ không muốn hiểu tôi. Đặc biệt Trương Diêu Tự cố chấp. Khi biết bệnh của Chủ tịch nan y, ông ta cố gắng nói chung tránh tham gia vào việc phục vụ bác sĩ.
Diệp Kiếm Anh có kế hoạch giúp đỡ, dù ông cũng không hy vọng rằng Mao tự nguyện đồng ý với các đòi hỏi của bác sĩ. Chẳng hạn việc mang đến các thiết bị y tế cần thiết là trong khả năng của ông. Ông nhắc nhở về âm mưu có thể xảy ra từ Giang Thanh. Diệp không quên màn kịch mà bà ta dựng lên năm 1972, và tin rằng bà ta có thể lại nện xuống đầu tôi.
Ngày 20 tháng 1 tôi gặp Chu Ân Lai, ông vẫn còn nằm trong bệnh viện. Sức khoẻ ông trở nên xấu đi.
Chu gày và xanh xao, nhưng từ chối nằ. Ông ngồi ở đi văng, ông theo thói quen vận bộ quần áo thanh nhã. Khi tôi kể là tôi đến Bắc Kinh từ hai tuần trước, nhưng không muốn quấy rầy ông, thì Chu mắng tôi về tính cẩn thận và bắt đầu hỏi về Chủ tịch.
Lúc này Mao đã về tới Hàng Châu. Tôi có kế hoạch ngày hôm sau đến chỗ ông cùng với hai bác sĩ. Nhóm đầu tiên đã lên đường. Khi không có mặt tôi, tất cả đã khuyên Chủ tịch khám sức khoẻ toàn bộ.
Chu biết rằng đục thuỷ tinh thể của Chủ tịch có thể chữa được. Căn bệnh đau thần kinh kích thích ông. Thủ tướng vẫn khó hiểu căn bệnh của lãnh tụ là nan y.
Tôi nhắc lại rất ở Trung quốc, và cả ở phương tây không có thuốc chữa. Chu gợi ý để một thầy lang giỏi y học cổ truyền Trung quốc khám cho Chủ tịch. Tôi nói rằng Mao không tin vào y học cổ truyền, ông không chịu theo các toa thuốc của nó - sắc thuốc và sau đó uống nước cốt được chắt ra. Đúng ra là Mao rất khó ngửi thậm chí từ một lượng nhỏ của nước thuốc.
Chu không tranh luận nữa, ông chỉ đề nghị chuyển tới Chủ tịch lời chúc tốt nhất của ông.
Nhóm bác sĩ lớn nhất của chúng tôi gồm các nhà chuyên môn khác nhau đã sẵn sàng sáng hôm sau đi Hàng Châu.
Việc khám tổng thể Mao mất bốn ngày. Người ta đã hướng dẫn bác sĩ điều trị những nhà lãnh đạo cao cấp không đi ra khỏi khuôn khổ chuyên môn của mình. Các bác sĩ không được phép tư vấn lẫn nhau. Tất cả các kết luận chuyển cho tôi và tôi trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch điều trị. Quy tắc này là quá an toàn khi phải chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp này lại là Mao. Mao mắc nhiều chứng bệnh chồng chéo nhau, và trong trường hợp như thế, quân điểm chung của các bác sĩ có chuyên môn khác nhau đặc biệt cần thiết.
Sau một hồi giải thích, Uông Đông Hưng cuối cùng đồng ý để tất cả các bác sĩ điều trị trao đổi ý kiến và cùng nhau tìm được lời giải.
Mao bị đục thuỷ tinh thể, bệnh teo cơ cục bộ, khuyết tật vành tim, đau phổi, viêm nhiễm đáy cả hai bên phổi, có vết đen trong phổi trái, nằm ỳ mông bên phải, và cuối cùng, hàm lượng ôxy trong máu bị giảm - đó là chứng bệnh thiếu ô-xy. Ông bị sốt và ho. Chúng tôi thống nhất rằng cần phải dùng ống truyền qua mũi để đưa dinh dưỡng và cả để truyền thuốc điều trị, chúng tôi cũng để nghị phẫu thuật để chữa đục thuỷ tinh thể.
Trên cơ sở những kết luận này, tôi viết cho Mao một thư giải thích cả sự chẩn đoán lẫn những phương án điều trị. Tôi đưa thư này cho Trương Diêu Tự chuyển. Mao bị mù, đọc và kể lại những tài liệu cho ông nghe là trách nhiệm của Trương Ngọc Phượng.
Sáng hôm sau Trương Diêu Tự đánh thức tôi vào lúc năm rưỡi. Trương Ngọc Phượng vừa mới mang đến câu trả lời của Mao. Toàn bộ đội hình bác sĩ khẩn trương tập trung trong phòng.
Uông Đông Hưng chờ sẵn chúng tôi. Trương Diêu Tự thông báo rằng Trương Ngọc Phượng chống mọi đề nghị điều trị mà chúng tôi đưa ra. Cô ta có ý kiến riêng để chữa cho Chủ tịch, và Mao ủng hộ cô ta. Trương Ngọc Phượng có kế hoạch điều trị cho Mao bằng tiêm glucoza. Việc tiêm glucoza trong thời gian Cách mạng văn hoá là phương tiện bồi bổ phổ biến ở một loạt những nhà lãnh đạo cao cấp, cũng như sự tiếp máu. Khi Giang Thanh nghe đồn rằng tiếp máu những người trẻ khoẻ - con đường dẫn tới sống lâu, bà ta yêu cầu chọn cho bà một số lính để làm người hiến máu.
Tin đồn về quy trình như thế, có lẽ, đến tai Trương Ngọc Phượng, và cô ta cho rằng glucoza có khả năng không những là thức ăn nuôi cơ thể Chủ tịch, mà còn chữa tất cả bệnh tật của ông. Cô ta nói là việc tiêm nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
Tất cả chúng tôi rùng mình. Uông Đông Hưng đòi hỏi sự trả lời của chúng tôi, đồng thời không cho phép chúng tôi trước hết thảo luận với nhau điều đó. Uông đi khắp phòng, hỏi từng người một trong chúng tôi xem có đồng ý với gợi ý của Trương Ngọc Phượng hay không?. Nếu mà tất cả chúng tôi đồng ý, thì bắt đầu tiêm ngay lập tức.
Ngay lúc đó xảy ra một điều hoàn toàn bất ngờ: Các đồng nghiệp của tôi lại đồng ý. Sự lĩnh hội chính trị chứ không phải y học đã chinh phục họ. Thói quen mù quáng tuân theo lãnh đạo đảng tỏ ra là cao hơn trách nhiệm nghề nghiệp.
Tôi được hỏi cuối cùng. Tôi nói rằng việc đưa glucoza và Mao không dẫn đến cái gì tốt hơn, ngoài ra điều này có thể gây ra biến chứng. Tôi lo ngại đến những ảnh hưởng có thể xảy ra khi có mặt một lượng lớn chất lỏng đối với tim Mao vốn đã yếu. Các tạp chất có trong glucoza đôi lúc gây ra những phản ứng không mong muốn, nếu như không đưa thêm vào trong đó các chất steroid để chống lại dị ứng thuốc có thể xảy ra. Chúng tôi sợ làm việc này có thể gây ra biến chứng. Trương Ngọc Phượng chẳng chịu một trách nhiệm nào cả, nếu đột nhiên một cái gì đó xảy ra. Cô ta không phải bác sĩ. Với tư cách là người đứng đầu nhóm y tế và bác sĩ riêng của Mao, tôi không bị lay chuyển.
Trương Diêu Tự nổi cáu. Mao không ưa bác sĩ, nhưng ít nhất ông cũng đồng ý với đề nghị của Trương Ngọc Phượng. Phải làm gì giờ đây, Trương Diêu Tự đơn giản không hiểu.
Tôi buộc Trương Diêu Tự và Trương Ngọc Phượng tội đã làm dách việc. Tất cả chúng tôi biết rằng Mao không thích phác đồ điều trị. Mao có lần từ chối tiếp tôi và các bác sĩ khác, trách nhiệm việc đọc và lý giải kết luận của chúng tôi thuộc về Trương Ngọc Phượng. Nhưng Trương Ngọc Phượng không có quyền để không nghe chúng tôi. Trương Diêu Tự nên cố bắt cô ta thôi việc xúi Mao, để ông nghe theo lời khuyên của chúng tôi. Cô ta là người trung gian duy nhất, sự từ chối hợp tác của cô đang đặt chúng tôi, những bác sĩ, vào hoàn cảnh lố bịch và đơn độc.
Uông Đông Hưng giận tôi. Tôi là người duy nhất chống tiêm glucoza. Ông nhắc tôi về trách nhiệm của tôi trước đảng và doạ rằng tôi sẽ bị rầy rà, nếu tôi vẫn khăng khăng giữ sai lầm của mình.
Nhưng phương pháp điều trị Chủ tịch không phải là vấn đề nguyên tắc của đảng. Chính các bác sĩ, chứ không phải Trương Ngọc Phượng, không phải Uông Đông Hưng, không phải Trương Diêu Tự và không phải đảng bây giờ, là những chuyên gia chính. Thậm chí chính Mao có lần kể rằng bệnh nhân phải nghe bác sĩ.
Chúng tôi đi vào bế tắc. Uông Đông Hưng ra lệnh cho tôi viết lời giải thích gửi cho Mao, vì sao tôi chống tiêm glucoza. Uông muốn để lãnh tụ quyết lời cuối cùng.
Tôi viết bản tường trình. Câu trả lời của Mao đến ngay chiều hôm đó. Chủ tịch quyết định từ chối tiêm glucoza.
Nhưng tình hình của tôi vẫn không có lối thoát. Tôi không làm tất cả mọi người không hài lòng. Bị mất quyền trực tiếp gặp Mao, tôi buộc phải cộng tác với Trương Diêu Tự, Uông Đông Hưng và cả với Trương Ngọc Phượng. Nhưng họ chỉ gây khó khăn cho công việc điều trị thông thường. Chúng tôi hoảng sợ về sự đe doạ của họ, tất cả sẽ kết thúc một cách thảm khốc. Và họ đã điều tra tất cả mọi việc không phải với các cô phục vụ trên tàu hỏa, không phải các cô nhân tình thất học và ngu dân tộc của Mao, mà với chúng tôi, các bác sĩ.
Các bác sĩ trong nhóm rất lo lắng. Họ đồng ý với tôi với tư cách những nhà chuyên môn, nhưng đồng thời trước cái chết họ lại sợ trái ý cấp trên.
Bắt đầu từ năm 1968 Giang Thanh định gắn cho tôi cái mác bọn phản cách mạng, còn năm 1972 - tội gián điệp - âm mưu mánh khóe. Bây giờ bà chỉ cần một lý do để cuối cùng tính sổ với tôi.
Tôi thảo luận tình hình phức tạp với Vương Thế. Ông cho là chúng tôi cần từ chức. Vương hiểu rằng tôi đang bị nguy hiểm.
Vương Thế nói đúng. Bệnh của Mao là nan y, thậm chí ngay cả sự chăm sóc tốt nhất thì kết quả cũng không định trước được. Cái chết là không tránh khỏi. Nhưng tôi không thể từ chức. Tôi là trưởng nhóm, tôi chịu trách nhiệm tất cả. Uông Đông Hưng trong bất cứ trường hợp không buông tôi, và tôi không thể cho phép chính trị đứng trên hiểu biết y học của mình.
Khi tôi hội ý riêng với Uông, ông có vẻ thành thực hơn. Ông xin lỗi là đã cho phép mình dây vào cuộc cãi nhau về glucoza. Tôi tỏ ra là thiếu cương quyết - ông nói, thú nhận rằng vị thế của ông có ảnh hưởng đến các bác sĩ nhát gan. Trong thời gian ấy Uông buộc tôi tội không mềm dẻo. Ông nói là sau tết âm lịch sẽ gọi tôi, các y tá và một số bác sĩ về Bắc Kinh. ở đó chúng tôi có thể chấp nhận quyết định điều trị Chủ tịch như thế nào. Còn Hồ Thư Đông, hai bác sĩ mắt, thần kinh và các bác sĩ phẫu thuật ở lại Hàng Châu. Nếu bệnh đục thuỷ tinh thể của Mao có thể chữa khỏi, thì làm nó đầu tiên. Uông đề nghị tìm những bệnh nhân bị cùng đục thuỷ tinh thể tương ứng với độ tuổi và tình trạng sức khoẻ như và phẫu thuật cho họ đầu tiên. Với kết quả phẫu thuật sau đó có thể đưa cho Chủ tịch xem, để ông quyết định có đồng ý cho mổ hay không. Uông cũng nghĩ rằng tiếp theo sẽ chữa đến chức năng đi lại của Mao. Ông vẫn cho rằng khó mà chữa khỏi được.
Báo cáo chính thức về bệnh Mao, Uông Đông Hưng nói, cần trình Bộ chính trị. Trong số những nhà lãnh đạo cao cấp, nắm thông tin đúng chỉ có Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Báo chí Trung quốc vẫn còn mô tả Chủ tịch hồng hào béo tốt. Dân Trung quốc và ban lãnh đạo chẳng ai biết về bệnh tật của Mao. Báo cáo của Bộ chính trị có thể bảo vệ cả các bác sĩ, cả Uông Đông Hưng. Giang Thanh ngang ngạnh đi vào đường mòn chiến tranh. Mục tiêu của bà là Uông Đông Hưng. Giang Thanh chưa khi nào hỏi Uông về sức khoẻ của Mao. Bà chờ ông qua đời để tìm thấy những kẻ thù mới và tính sổ với họ. Lời buộc tội, có lẽ, nhanh chóng đổ xuống đầu bác sĩ. Nhưng vì Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Uông Đông Hưng là những ủy viên duy nhất Bộ chính trị, được thông báo hoàn toàn về bệnh của, về quá trình điều trị, họ cũng phải dính vào trách nhiệm. Nếu Bộ chính trị giờ đây được nghe báo cáo, thì trách nhiệm sẽ chia đều cho tất cả. Việc không có thuốc chữa, Bộ chính trị cần phải biết điều đó. Việc các nhà lãnh đạo cao cấp chấp thuận quy trình điều trị đã trình ra có thể giúp cả cho Chủ tịch cho các bác sĩ và cho cả người bảo trợ của tôi.
Ngày 8 tháng 2, khi chúng tôi bay về Bắc Kinh, Uông gọi tôi đến chỗ ông. Ông biết rằng tôi rất thù Trương Ngọc Phượng, đặc biệt làm tôi giận là việc can thiệp của cô ta, ý tưởng điên rồ tiêm glucoza.
Uông cố bảo vệ. Những người quanh Mao tất cả đều muốn tránh va chạm với Trương Ngọc Phượng. Chỉ có cô ta mới hiểu được Mao nói gì. Cô ta nhìn môi Chủ tịch để đoán lời ông. Nếu chúng tôi gạt cô ta đi - Uông nói - thì làm thế nào chúng tôi có hiểu Chủ tịch? Trương Ngọc Phượng phải ở lại. Sự gần gũi với chủ tịch trong những ngày tàn của đời ông đã đem lại cho cô ta quyền lực lớn hơn tất cả chúng tôi. Phụ thuộc vào nó là sử dụng quyền lực để làm điều thiện hay điều ác.