TẢN MẠN VỀ NẾP SỐNG Bữa ăn được gọi là bữa cơm vì cơm là chủ lực. Người Mã Lai thích ăn cơm nắm. Được mùa chớ phụ ngô khoai mà vẫn luôn nhớ đến tương, bí, rau cà. Rau được ưa chuộng hơn cả là rau muống: "Có canh rau muông, có cà dầm tương". Muốn cho các thức ăn được ngon hơn, người ta cho thêm mật, mỡ: "Đẹp đẽ vàng son ngọt ngòn mật mỡ". Những món ăn dân tộc đệm vào là ngô bung, xôi lúa với cách chế biến thông minh và khoa học. Ta coi trọng việc ăn: dĩ thực vi xiên. Thỉnh thoảng có giỗ, chạp, lễ, Tết, họp mặt, chia tay…, người ta tổ chức những bữa ăn phong phú, nâng cao kĩ thuật nấu nướng, gọi là bữa cỗ. Cũng có khi là những bữa ăn nhẹ, hoa lá cành như bún thang, bún ốc, bún chả… Trong bữa cỗ, nhất thiết phải có rượu gọi là để cho đỏ mặt phừng phừng. Lại có mấy người thật thân nhau, không ăn hương ăn hoa mà ăn thực sự, thoải mái, không giữ kẽ, bất chấp các quy tắc ngoại giao hoặc lễ nghi, ăn kiểu chén chú, chén anh. Ở trường hợp này, say một chút càng tốt. Tư thế đứng ngồi thật tuỳ tiện. Có thể nhai to, mồm nhai, tai nghe, lại bốc cả năm ngón tay làm việc. Họ ăn rất ngẫu hứng. Cách ăn này rất dân dã, lại đạt được yêu cầu lý tưởng. Đó là: thức ăn ngon, không khí ngon, người ngon. Để tẩm bổ, nam đã có lươn là món ăn bổ dương, nữ có ếch là món ăn bổ âm. Nghệ thuật ẩm thực cổ truyền có chừng 200 món chính, trong đó, nhiều món được nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Về việc ăn, người ta còn nhấn mạnh "Học ăn, học nói", "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" và "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Trong công việc, người dân siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó. Đòn gánh tre chín rạn đôi vai. Họ khuyên nhau: 'Tay làm hàm nhai", "chồng cầy, vợ cấy" anh đi tát nước để nàng mang cơm. Nhưng siêng năng chưa đủ mà còn cần phải có suy nghĩ sáng tạo, phải thành thạo, có nghề: Ruộng tứ bề không bằng có nghề trong tay, khéo tay, hay làm… Người ta khen ngợi người đàn bà nông nghiệp chỉ huy sản xuất, tần tảo: "Khen ai vén váy phất cờ", chê người con gái lười: "Trà hâm lại, gái ngủ trưa". Những dịp tháng ba ngày tám, hội hè, lễ chạp, hội đình, hội chùa v.v… đã mang lại cho mọi người những giờ phút nghỉ ngơi quý báu. Họ thưởng thức tuồng, chèo, cải lương, ca trù và những trò chơi… Làng quê Việt nam có cái võng thật tuyệt vời. Người có huyết áp cao nghỉ ngơi, nằm võng là điều rất tốt. Họ rất biết nghỉ ngơi một cách có ích để tái tạo sức lao động. Có những cặp vợ chồng bao giờ cũng nằm chung với nhau. Nhưng ở nhiều nơi, nhất là ở nông thôn, vợ chồng gặp nhau một tuần một lần là hợp lý. Những người sống lâu là những người có đời sống tình dục điều độ: “Mỗi tuần chăn gối một lần, lương y danh tiếng chẳng cần đến thăm” Các cụ còn tổng kết: "Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam. Nghĩa là lấy vợ phải chọn cô gái có nữ tính cao. Nhà hướng Nam thì mát rượi. Nhà ngói cây mít là câu cửa miệng. Cây mít có lá to chống ruồi. Lá mít thưa, che được nắng mà không cản được nắng, làm cho ánh nắng vẫn rộn rã trên sân. Quả mít không bị sâu vì chim không ăn được. Lá rụng làm cái đun. Nhà lại có vườn sau, ao trước. Ao có cá vườn có cây ăn quả. Gió thổi qua mặt ao, mát dịu hiên nhà. Giàn hoa lý thơm hương. cô gái ca ngợi cơ ngơi của anh chồng chưa cưới của mình. Trên giàn hoa lý, dưới giàn trầu không Vườn hoa, bể cạn, khóm ngâu bên tường… Cách cư xử với nhau của mọi ngườidựa trên thuần phong mỹ tục lâu đời. Họ quý người, hiếu khách, giàu lòng thương người. Người phố Hàng Da có tiếng là lịch sự Phố Hàng Đào, Hàng Ngang có tiếng là khôn ngoan. Trẻ con làm ầm ĩ sẽ bị răn: “Đừng làm điếc tai hàng xóm". Xóm giềng với nhau, họ đon đả, chào mừng. Thấy cần là cố giúp. Làm sao người gần thì đẹp lòng, người xa thì muốn lại… Nữ văn sĩ ngươi Pháp Yveline Ferray là tác giả cuốn Vạn xuân dày 500 trang, nói về nước Việt nam hồi thế kỷ 15. Bà ở Việt nam 8 năm để nghiên cứu và viết sách. Bà đã viết: "con người Hà Nội cũng như con người Việ t Nam rât nghệ sĩ"… TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNGCau non tịên chũm lòng đào.Trầu têm cánh phượng thiếp trao cho chàng…Đó là lời thơ của một cô gái đang yêu cuồng nhiệt là Thị Mầu. Miếng trầu tượng trưng cho tình yêu, tình chung thuỷ lứa đôi. Nó cũng là một dạng "Bùa mê", là cái cầu đến với tình yêu. Người ta thường nói: đã ăn trầu của người ta, làm thân con gái chớ ăn trầu người, ba đồng một mớ trầu cay, đã đi trầu cau; vì trầu thắm quá làm lòng em say, miếng trầu là đầu câu chuyện; Có phải duyên nhau thì thắm lại, quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi v. v… Thị Mầu lại nài nàng Tiểu Kính Tâm: "Chú tiểu ở lại đây ăn với em miếng trầu”. Ở đây miếng trầu đã trở nên cái mồi, cái bẫy. Chỉ cần Kính Tâm nhận lời mời trầu là sẽ bị Thị Mầu "chinh phục" ngay… Một miếng cau, một lá trầu quệt ít vôi, cuốn lại và một miếng vỏ (rễ) cây màu đỏ nhạt được hợp lại làm một mà nhai, tức là ăn trầu. Vậy, miếng trầu là sự quện vào nhau của ba yếu tố kể trên. Nó tạo thành một vị phát, hơi đắng nhưng dễ chịu và có cung bậc, cỏ sự tươi ngọt từ phần mềm của cau, vị bùi của rễ (vỏ) vị nồng nàn của vôi… Nghĩa là cũng gần đủ “mùi đời” rồi. Các động tác nhai đó cộng với dịch vị được tiết ra tạo thành một chất kích thích, gõ cửa các ô cảm xúc hệ thần kinh, làm cho có sự trào dâng bừng bừng gần giống như say rượu, say nước chè tươi, say thuốc lào Lúc này, trạng thái tâm hồn mạnh mẽ, hưng phấn hơn. Do đó tiêu diệt được một phần nào sự cô đơn. Ăn trầu có mùi thơm, trừ được vi khuẩn trong miệng, môi đỏ lên như thoa son, bóng loáng lên, gợi tới cái nguồn gốc xạ xưa của việc tô son môi là bắt chước tự nhiên. Khi nam nữ quá quấn quít lấy nhau, môi người con gái đỏ và bóng hẳn lên. Người ta phát minh ra thoa son và ăn trầu là từ cái nguồn gốc thầm kín đó. Trong các cuộc gặp gỡ mùa xuân, trong lễ hội, những ngày vui mừng, người con gái mở chiếc khăn trầu ra, đặt lên tay người con trai một lá trầu không xẻ dọc, cuộn lại ở chỗ giữa toả ra một cánh dưới của con phượng. Nơi giữa của hai cánh là miếng cau có đủ cả bộ phận mỡ trắng và cả hai hạt cau màu đỏ tím, là thân con phượng. Phía cạnh trên miếng cau được đặt một miếng rễ (vỏ) được tỉa răng cưa để tạo nên mỏ con phượng. Mấy thành phần ấy được trân trọng đặt lên bàn tay nho nhã, chia phẳng vừa là xúc giác vừa là thị giác trong những giây phút xúc động. Rõ ràng là cô gái đã làm một công việc tạo hình. Ngày ấy, nam nữ thụ thụ bất thân nhưng khi mời trầu thì được “tháo khoán”. Lại có miếng trầu têm bình thường hơn, hai bên được tách ra hai miếng dài, nhọn như hình hai chiếc sừng trâu, gọi là trầu cánh kiếm. Người chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm" tiễn chồng ra trận, mời chồng một khẩu trầu cánh kiếm, chứ không mời trầu cánh phượng. Có trầu mà chẳng có cau làm sao cho đỏ môi nhau hỡi chàng? Nghĩa là còn thiếu một vài yếu tố gì đó nữa thì chúng ta có thể về với nhau được. “Dễ quạch, em chửa đi đào" là em còn do dự đấy. Còn có trường hợp họ không ăn được với nhau một miếng trầu trong những giờ phút bi kịch như: Chị mở khăn trầu anh khép lại Mình về nuôi lấy mẹ mình ơi! Miếng trầu còn chỉ định thời gian: “Chờ em chừng dập miếng trầu em sang”, tức là khoảng 3-4 phút gì đó.Miếng trầu cũng gợi ý: Nhà em có một vườn trầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Hoặc như: Yêu nhau chẳng lấy được nhau Con lợn để đói buồng cau để già…Yêu, ghét cũng được thể hiện qua trầu, cau. Yêu nhau, cau sáu bổ baGhét nhau cau đậu bổ ra làm mười. (Cau đậu vốn nhỏ và phần mỡ mềm nát)Yêu nhau em ném bã trầu. Để giữ cho kín chuyện đó trong đám đông, cô gái ném cho chàng trai miếng bã trầu. Chàng hứng vạt áo rồi cho vào túi mang về chút phần thưởng, lời hứa mang cái hương thầm của cô gái. Đó cũng là một kỷ niệm độc đáo của tình yêu. Ngày nay, tục ăn trầu còn phổ biến ở một số nước Đông Nam Á. Cuối buổi họp Chan-dra, nhà khảo cổ Ấn Độ cho tôi xem một chuỗi nào dây nào móc, chìa khoá như cái chuỗi xà tích của các bà, các chị làng quan họ vẫn đeo, trong đó có một cái ống vôi ăn trầu. Nó có hình lăng trụ và nắp đậy là một hình chóp cao hơn, hơi loe ra ở phía dưới một chút. Thì ra, từ đời xa xưa, cái ống vôi cổ ở nước ta cũng giống cái ống vôi cổ Ấn Độ. Nó mang hình dáng cái Linga (dương vật). Sau này, một số các bà quyền quý thấy nó có cái dáng quá ư thế tạo nên mới đổi dáng ra nào là quả đào, quả khế. Sự thực ra, cái hình ảnh của Linga gợi cho mọi người sự phồn thực và phát triển. Việt ăn trầu con liên quan đến những câu chuyện tình rất hay mà mỗi nơi kể có khác đi chút ít và có thêm thắt như sau: "Nhà kia có hai người con trai gíông nhau như hai giọt nước. Cô gái lấy người anh làm chồng và có lúc cũng không Phân bíệt được rạch ròi hai anh em. Người em trai thấy cô gái đã lấy anh mình liền bỏ nhà ra đi đứng chết đứng trong cô đơn thành cây cau. Người anh thấy mất em, đi tìm mãi không thấy, buồn rầu, lạnh lùng nằm xuống cạnh cây cau thành tảng đá vôi. Người con gái đi tìm cả hai anh em, không thấy, biến thành một đám dây leo gọi là cây trầu không, cứ leo từ tảng đá đến cây cau rồi lại từ cây cau đến đảng đá. Cây trầu không cứ xanh rờn. Cây cau cô quạnh và tảng đá im lặng nó phải qua sự thăng hia (nung) mới trở thành vôi để hoà hợp được vớí cau và trầu. Đó là kết quả bi thảm của chế độ quần hôn và sự ra đời của chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Lại nữa, sự giống nhau về bề ngoài làm nảy sinh ra nhiều lầm lẫn như tình cảm còn dễ lầm lẫn hơn nhiều lần. Những sự lầm lẫn này là truyền kiếp. Sự kéo dài, sự phát triển hoặc ra đi của một tập tục lệ thuộc vào những yếu tố xã hội, kinh tế và văn hoá của một xã hội trong thời gian nhất định. Có một thời gian dài, người ta trân trọng hình ảnh cô gái Việt nam: Khăn mỏ quạ đen, bộ tộc đen huyền, mắt đen trong, khuôn mát trắng muốt, hàm răng đen nhưng nhức, môi trầu cắn chỉ… tất cả hợp thành một vẻ đẹp trong sự đối chọi của màu sắc mà cũng trong sự hài hoà ăn ý giữa màu sắc vả tạo hình. NHỊP CẦU YÊN THÁI Mịt mù khói toả ngàn sươngNhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.(Ca dao) Một bên là Hồ Tây thơ mộng, một bên là thành Đại La có ngôi mộ Lý Chiêu Hoàng rậm rạp cây cối. Mấy làng Bưởi giấy nằm lọt thỏm vào giữa. Xung quanh có Văn Chỉ, vườn Bàng, miếu Đồng cổ, miếu Thuỵ Chương, đền Voi Phục, chùa Thiên Niên… Những làng Bưởi làm giấy có làng Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu Yên Quyết, Nghĩa Đô. Nhưng làm nhiều nhất, có quy mô và có thời gian thịnh vượng lâu dài hơn cả phải kể đến làng Yên Thái, cho nên Nhịp chày Yên Thái từ lâu đã là tượng trưng cho cả mấy làng Bưởi làm giấy. Làm giấy cung cấp giấy cho làng Đông Hồ làm tranh. Nguyên liệu cho nghề làm vàng mã, nghề đúc, nghề làm khuôn, hội hoạ. Thời kỳ thịnh vượng của nghề giấy có phiên chợ cầu Vuông nổi tiếng. Cầu Vuông ở ngay đầu làng Yên Thái, là trung tâm của các làng giấy. Chợ họp cứ bảy hôm một lần: Cầu Vuông một tháng bốn phiên Để em xeo giây bút nghiên cho chàng.Cầu Vuông gồm 10 gian. Một gian dành cho việc thờ cúng bà cô Tổ. Còn 9 gian để bày giấy bán. Ở đây có đủ loại giấy. Người mua kẻ bán tấp nập suốt ngày. Khách các tỉnh và Hà Nội ăn giấy nhộn nhịp. Những năm 1930 - 1945 của thế kỷ này đối với những người ưa chư nghĩa, không có món quà nào quý hơn là những tập sách như "Thơ thơ", "Phấn thông vàng", "Ngày xưa", "Vang bóng một thời"… được in riêng một số lượng trên giấy "dó lụa", "dó văn” không bán mà chỉ để tặng cho những người thân thiết… Những năm sau cách mạng tháng Tám có Truyện Kiều rồi đến năm 1969, di chúc của Hồ Chủ Tịch được in trên giấy dó đặc biệt. Chúng ta đều biết, những trang sách, những tài liệu ghi chép, những sắc phong từ các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn giữ được chất lượng giấy dó như nguyên, không bị phai bạc theo thời gian. Nó là một loại giấy bền lạ, đẹp mà chưa có một loại giấy nào làm bằng phương pháp hiện đại so sánh nổi. Các thư viện lớn trên thế giới có giữ những sách và tư liệu bằng giấy dó Việt nam đều công nhận như vậy. Có mấy loại giấy chính: giấy bản, giấy moi, giấy hãm, giấy sề, giấy phèn, giấy lịnh… Giấy phèn là loại giấy có phết thêm phèn chua và keo da trâu. Giấy tịnh là giấy phải qua động tác “nghè", làng Nghĩa Đô chuyên làm giấy lịch nên gọi là làng Nghè. Để làm nên các loại giấy dó, người ta ngắm kỹ vỏ cây dó, cây dường, cây du từ miền trung du (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái) rồi nấu cách thuỷ trên những vạc lớn. Vỏ các loại cây dó được tước đi màng đen ở ngoài cùng với những mẩu đầu thừa đuôi thẹo đen, đỏ rồi giã nhỏ thật mịn bằng hệ thống chày, cối. Bột dó được đưa vào các tàu xeo có nhiều nước và một lượng dung dịch gỗ mò chân như thể glycerine. các cô gái dùng cỗ "liềm" vớt dung dịch bột giấy và cho lắng trên một lớp mành mành (liềm) để tráng thành một tờ giấy ướt. Tờ nọ ốp lên tờ kia mà không dính vào nhau là nhờ có dung dịch gỗ mò. Sau đó, người ta ép những chồng giấy ướt cho kiệt nước rồi gỡ ra từng tờ, hong khô. Đàn ông làm giấy vất vả, làm các động tác nặng nhọc. Còn đàn bà, con gái, tuy cũng đi sớm về hôm nhưng mưa không đến đầu, nắng không đến mặt nên vẫn được liệt vào loại "Em là con gái trong song cửa". Họ trắng trẻo, ưa nhìn. Gọi là gái Yên Thái, trai Đoài Môn mà…Mặc dầu, ca dao có câu: "Tàu xeo nước giá như đồng”… Theo truyền thuyết, buổi đầu, quê hương số một của mấy làng giấy không phải là làng Yên Thái. Ông tổ nghề giấy đặt chân đầu tiên ở làng Yên Quyết, còn gọi là làng Cót. Lúc này làng Cót làm loại giấy dó đẹp nhất, thuộc loại cao cấp nhất. Các làng khác phải mua lại những nguyên liệu loại thứ hai, thứ ba của làng Cót thải ra để làm các loại giấy cấp thấp với số lượng ít. Lẽ dĩ nhiên, lúc đó làng Cót là làng sung túc nhất vùng. Có người con gái làng Yên Thái, họ Vũ, nổi tiếng khắp vùng về nhan sắc, duyên dáng. Nhiều chàng trai xung quanh và từ kẻ chợ về, đều nhờ những tay mối lái tài ba đến cầu hôn. Nhưng nàng không ưng ai cả mà tự mình đi làm quen với các chàng trai ở làng trên xóm dưới. Về đường tình duyên, nàng có phần dữ dội. Sau cùng, một chàng công tử con một gia đình làm giấy giàu có ở làng Cót cưới được nàng về. Nàng có ý chọn một vài đứa cháu trai trong họ, gọi chúng xuống chơi nhà, cho làm quen với các cô gái làng Cót. Nàng thuyết phục các cô gái làng Cót lấy các cháu của nàng, thậm chí còn vận động các cô gái làng Cót lên chơi làng Yên Thái. Cứ như vậy, nhiều đám cưới có ý nghĩa chuyển giao nghề nghiệp đã diễn ra giữa hai làng giấy. Sau đó vài năm, nàng không chịu được sự gò bó của gia đình nhà chồng và ngay cả với chồng, nàng ưa tự do vùng vẫy, và hơn nữa, nàng không có con nên bỏ làng Cót và về làng Yên Thái sống một mmh củng với các cháu và những người thân. Nàng giúp mọi người làm loại giấy tốt như ở làng Cót. Vị trí địa lý của làng Yên Thái lại rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại, vận chuyển hàng hoá. Mọi nẻo đường chính và tàu điện từ Hà Nội đi thẳng đến làng Yên Thái. Có nhiều khách đến mua, việc sản xuất được cải tiến và đẩy mạnh. Thế là mười gian chợ Cầu Vuông được xây dựng. Chín gian để bày giấy bán, làng Yên Thái ở vào cái thế: "Nhất cận thị, nhị cận bang", nên việc làm ăn càng trở nên thịnh vượng, làm ra thêm nhiều loại giấy đáp ứng nhu cầu của xã hội, đi đầu trong việc làm ra các loại giấy viết giấy văn phòng, giấy in, giấy stencil, giấy pơluya màu, giấy chống ẩm, loại giấy có vân như mây…Nàng họ Vũ trở về già. Các cháu trai, cháu gái của bà và những người được bà giúp đỡ đều đã có cuộc sống nhấm khá. Họ thấy bà không có con và yêu miến họ nên tất cả đều gọi bà là "mẹ". Đời sau, trong họ, ngoài làng đều gọi bà là bà cô tổ, dành một gian chợ Cầu Vuông để cúng lễ bà. Họ nhớ đến công ơn lớn lao của bà mà lập bàn thờ ở đó với mây chữ: “Bản nghệ thần từ”, nghĩa là đền thờ bà thánh của nghề nhà". Những năm làm ăn thịnh vượng, cả mấy làng giấy đều sớm khuya rậm rịch tiếng chày giã dó. Riêng ở làng Yên Thái đã có chừng 30 hệ thống chày cối. Những tiếng chày Yên Thái vang lên, tượng trưng cho sự trù phú, yên vui, nói lên cuộc sống "lên hương": của người vùng Bưởi. Những năm 1938-1939, đồng chí Hoàng Văn Thụ và đồng chí Trường Chinh xuất hiện ở lảng Yên Thái với vai những người thợ đi giã bột dó để hoạt động cách mạng. Đến năm 1940-1941, những hệ thống này được máy xay bột giấy (pi le raffmesue) thay thế… Qua nhiều năm tháng, nghề giấy thủ công vùng Bưởi và tiếng chày Yên Thái chỉ còn là những kỷ niệm. Nhưng chúng ta hy vọng là tiếng chày này sẽ còn vang lên với một cung cách, một sự nâng niu đặc biệt để sản xuất ra loại giấy dó độc đáo dùng cho những yêu cầu đặc biệt của thị trường ngày nay. Hiện giờ, vẫn có một số nhà công nghệ và doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đang đặt vấn đề khôi phục lại nghề làm giấy dó ở quy mô nhỏ nhưng độc đáo… là loại giấy nghệ thuật. CHUYỆN LÀNG RẮNQua thị trấn Gia Lâm chừng hai cây số, theo đường số 1 rẽ phải cũng chừng hơn một cây số nữa, ta vào làng "rắn" (làng Lệ Mật). Giữa làng là ngôi đình phong quan có kiến trúc truyền thống đường bệ, cây cối xanh tươi. Nơi đây thờ người thanh niên họ Hoàng làm nghề bắt rắn, đã có công chém được rắn quái nửa rắn nửa thuồng luồng, cứu công chúa họ Lý. Thành Hoàng họ Hoàng được coi như ông tổ nghề bắt vànuôi rắn cả vùng. Nơi đây, xưa kia sông nước ngang dọc, lại là vùng ven sông của con sông Hồng đậm một màu truyền thuyết "Sơn tinh - Thuỷ tinh". Chúng ta thường thấy một số người mang các rổ, lồng, bị cói…đi bán rắn khắp các phố phường Hà Nội và cả những nơi xa hơn. Họ ăn mặc đủ kiểu, vừa có vẻ thôn làng vừa theo thời đại. Có thể là họ mặc quần nâu nhưng lại khoác một cái va rơi dã chiến, quần áo bộ đội cũ hoặc quần bò họ đội đủ mọi loại mũ, nón. Nghĩa là tiện cái gì dùng cái nấy. Nhưng nói không, họ đều có một dáng dấp giang hồ phiêu bạt. Của cải của họ chỉ có chừng vài chục con rắn các loại. Phần lớn họ nghèo nhưng cá biệt có vài người rết giàu. Họ thích đi để giao du, để nhìn thế sự. Họ dừng chân chốc lát ở một chỗ nào đó, bầy những cặp rắn ra biểu diễn một vài động tác điều khiển rắn, rút rắn ra khỏi lồng, xếp đặt chúng thành bộ rồi lại cho vào lồng. Họ giải thích về phương pháp ngâm rượu rắn và trả lời những câu hỏi tò mò của quân chúng vây xung quanh họ về thế giới của các loài rắn bất trị, việc săn bắt và nuôi rắn. Họ chú ý giải thích về công dụng của rượu ngâm rắn và các món ăn về rắn. Họ ca ngợi rượu rắn là "kiện năm tửu”, là loại rượu của những người đàn ông khoẻ mạnh, là thần dược tráng dương bổ thận rất cần thiết cho những "con gà sống đoảng”. Trong khi mua bán, khách mua và chủ bán có thầm thì to nhỏ với nhau đôi điều. Lúc này, chủ bán rắn trở nên một ông lang chữa bệnh cao tay. Họ là ai? Đó là những người bắt rắn và nuôi rắn ở làng Lệ Mật. Cũng có một số ít là những người ở Cáo Đinh, ven Hồ Tây. Họ thuộc những trường phái khác nhau. Tuy vậy, có chung một nguồn gốc là làng Lệ Mật. Nghề bắt rắn ở làng Lệ Mật được truyền lại qua các gia đình tộc họ và được giữ bí mật, gần đây nhất là 6 đời với họ Nguyễn, Trần và một số gia đình khác. Nếu chỉ bắt và nuôi rắn rồi đi bán ở một nơi: gọi là kiểu tài tử thì sẽ không trở nên giàu có được. Có một số người trong số 20 gia đình nuôi rắn đã tiến lên làm ăn mới hơn. Họ mua thêm rắn ở khắp nơi mang tới, nuôi hàng tấn rắn, chế biến các món ăn từ rắn, thuộc da rắn, lấy nọc, ướp rượu rắn. Họ đã giàu có lên nhanh chóng như có phép lạ. Vì họ có trong tay những món hàng độc đáo, bán cho khách sạn hoặc dịch vụ đặc sản trong nước hoặc xuất khẩu cho Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng kông, Singapore… Họ làm việc khai thác nọc rắn bằng cách chiết xuất, chế bột khô để xuất khẩu. Nọc rắn là vàng trắng. Thực ra nó còn đắt và quý hơn vàng. Nó chữa được nhiều căn bệnh nan y và những căn bệnh về xương cốt, về tính dục… Trên các sân bóng đá quốc tế, thỉnh thoảng ta thấy một, hai cầu thủ bị ngã xuống vì đau xương, sát cốt, lập tức có một thầy thuốc mang túi cấp cứu đến, bơm vào vết thương một vài luồng bột trắng. Thế rồi, người cầu thủ bị thương liền đứng dậy tiếp tục vào sân. Luồng bột trắng tung lên như sương mù được bơm vào vết thương đó, Có một thành phần rất cao là nọc rắn. Không phải bỗng dưng mà y học thế giới lấy biểu trưng là hình ảnh một con rắn vươn mình, thè lưỡi. Điều đó nói lên sự kỳ diệu của rắn trong việc trị bệnh cho loài người. Người làng Lệ Mật rất chú trọng đến việc lấy nọc rắn. Nọc rắn nói chung là loại tinh dược tuyệt vời. Nhưng mỗi lần rắn lột xác để trở lại thanh xuân là lúc lấy được nọc rắn ở dạng “siêu" nhất. Lấy được bao nhiêu nọc rắn là lấy được bấy nhiêu vàng. Người bắt rắn phải nhanh biết ngay loại nào độc, loại nào không độc. Tóm vào con rắn, nghệ nhân động chạm ngay vào nơi bộ phận sinh dục của rắn đực và rắn cái hoặc vào "ti" của rắn cái là đã làm cho rấn trở nên đờ đẫn, chẳng khác gì một con lươn. Những khi bị rắn cắn, người bắt rắn day vào vết cắn một chút lá giã nát thấm nhựa hoặc chấm vào một chút thuốc nước đựng trong cái lọ con buộc bên thắt lưng. Công thức, thành phần lá và thuốc trị rắn cắn được giữ bí mật tuyệt đối theo một lời thề truyền lại từ những đời trước. Bà Mùi, 85 tuổi và con dâu bà, 45 tuổi làm nghề bắt rắn ở ven Hồ Tây không áp dụng kiểu thuốc và lá trị rắn cắn như ở làng Lệ Mật. Lúc nào bà cũng nhai trầu bỏm bẻm. Trong những miếng trầu của bà có hai ba loại lá thiêng. Khi rắn cắn bà chỉ cần quyệt bã trầu lên chỗ rắn cắn là xong. Chẳng cần bận lòng gì nữa, lại tiếp tục đi bắt những con rắn khác. Đã được bôi thuốc hoặc bịt lá vào vết thương, người bị rắn cắn thấy như bị ong châm. Người bị rắn cắn mà không chết vì đã có thuốc tri, cũng có nghĩa là đã được tiêm vào mình những chất có lợi cho sức khỏe và được tăng sức đề kháng với một số bệnh tật. Họ hàng nhà rắn nhiều vô kể. Ở Việt nam có chừng trên 100 loài rắn. Ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung thường thấy xuất hiện các loại như: hổ mang, hổ mang bành, hổ mang trì, cạp nong, cạp nia, ráo, cặp hoa, mắt kính, rắn ma, rắn nước… Chúng Có tác dụng lớn cho đồng lúa vì rắn rất tích cực bắt chuột, ăn chuột. Người ta cho rằng, nếu không có rắn và họ hàng nhà rắn thì mỗi vụ chuột sẽ phá hết chừng một phần tư mùa màng. Xương rắn nấu cao, mật rắn chữa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Mỡ rắn chữa các bệnh về xương, khớp gân. Thịt rắn chế được nhiều món ăn ngon và bổ. Da rắn thuộc kỹ đắt gấp gần 10 lần da lươn. Rắn ngâm rượu có thể là ngũ xà (5 con), có thể là tam xà (3 con). Trong hai loại rượu rắn này có thể ngâm thêm một con bìm bịp, là loài chim chuyên ăn rắn và "chim" rắn kèm dịch hoàn ngâm rượu. Những loại rượu ngâm này uống vào là linh dược tráng dương bổ thận. Chính vì vậy chúng được coi là: hạnh phúc tửu, trường sinh tửu, cải lão hoàn đồng tửu, tương tư tửu… Chúng là món hàng được nhiều người ưa chuộng và đặc biệt hấp dẫn với thị trường nước ngoài. Khả năng xuất khẩu của chúng rất lớn. Ngày 15-10-1993, ba vị khách Trung Quốc đã đến thăm làng Lệ Mật. Họ được thưởng thức các món ăn từ rắn và uống đủ loại rượu rắn. Tối về, họ tiếp tục uống rượu rắn vì họ mua về nhiều. Phần để uống ở Hà Nội, phần xách cữu kịt về quê. Sáng sớm ngày hôm sau, ai cũng đồng thanh báo cho nhà báo biết: "Hiệu quả! Hiệu quả! ". Câu nói dõng dạc và vui vẻ ấy cũng có mang theo ẩn ý, kèm theo những nụ cười rất "trần gian". Như vậy, cái kho tài nguyên rắn của ta thật phong phú và quý giá. Người ta đua nhau bắt rắn, nuôi rắn với quy mô lớn hơn của tư nhân, hợp tác xã cũng như quốc doanh dân sự và quân sự. Nó kéo theo việc sản xuất một loại hàng hoá đặc biệt như một ngành nghề kinh doanh. Ở Lệ Mật đã có một số cơ sở đã đi vào việc kinh doanh kiểu mới. Rắn ăn rất ít, chúng ăn cóc, nhái, ếch và chuột. Một con rắn dài chừng 1m50, ăn một con cóc có thể no được ba tháng. Nhà nuôi rắn có chừng 10 cái bể xi măng, mỗi bể chứa được 2-3 tạ rắn. Lại có mấy cái động cho rắn chui ra, chui vào như cuộc sống tự nhiên của chúng và mấy khung gỗ có nóc cho rắn nghỉ. Hiện nay, việc kinh doanh rắn đang được tiến hành rầm rộ ở Lệ Mật. Nhiều gia đình và cơ sở sản xuất giàu lên nhanh chóng. Với làng rắn, con rắn là con vật linh thiêng. Người ta nhắc nhiều đến huyền thoại về rắn. Nào rắn hoá thành cô gái đẹp, rắn thần có nhiều phép, rắn con vua Thuỷ Tề giúp đỡ mùa màng, rắn thần ở sông Chanh, rắn báo thù, rắn trả ơn, rắn mở kho vàng cho làng Lệ Mật trung hậu… Rắn đã mở kho vàng cho làng Lệ Mật. Làng rắn đang đi lên cuộc sống phồn vinh. Khách hàng trong nước và nước ngoài tấp nập đến với làng rắn. Làng rắn sẽ còn đi xa hơn nưa… NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở HÀ NỘIÔng khách người nước Pháp tên là Bernard đến Hà Nội để xem cảnh xem người, ông đi theo kiểu du lịch nghiên cứu văn hoá. Trước khi đi, ông đã tranh thủ đọc sách viết về Việt nam, về Hà Nội. Ông đến Hà Nội vào dịp Tết để có tham vọng mắt thấy tai nghe và tiếp xúc với những con người Hà Nội, để phần nào hiểu được tâm hồn, cách sống, phong tục tập quán của người Việt nam. Ông yêu cầu được gặp một vài người để “cãi nhau" với ông về văn hoá. Ông không ngạc nhiên lắm khi đến thăm các làng hoa và sự chuẩn bị tưng bừng cho những ngày Tết. Ông cũng không ngạc nhiên về việc các cửa hàng, các quầy hàng nghìn nghịt người ra vào. Vì những cảnh tượng đó cũng diễn ra ở nhiều nước. Ông đặc biệt thích thú những đình, chùa, miếu ở Việt nam. Ông rất thích chùa Một Cột. Người Việt nam xưa không làm một vài công trình to lớn, đồ sộ mà làm những công trình vừa xinh vừa nhỏ để nói lên cái to tát. Chùa Một Cột mang dáng hình bông sen, nó còn mang dáng dấp chữ "Vữ" là vũ trụ nên chỉ là một cái cột đá thiêng liêng mang trên mình một cái Việt điện vũ trụ. Các đình, chùa, miếu có mặt khắp các thôn làng Việt nam, làng nào cũng có, có làng lại có đến mấy ngôi đình, chùa. Đó chẳng phải là điều to lớn nằm trong những cái nhỏ bé là gì? (Grader dam la pelitese). Những ngày Tết, tất cả các đình, chùa, miếu đền thắp đèn sáng chưng, khói hương nghi ngút, vang lên tiếng chuông, mõ, tiếng cầu kinh rất trang nghiêm mà thân mật. Ở những nơi này tràn ngập ánh sáng, trí tuệ, suy tư. Tiếng mõ là tiếng cuộc đời. Tiếng chuông vang lên sự mỏng manh của kiếp người… Ông Bernard nhắc lại một đoạn viết của nhà sử học Mỹ - J.S Tensomi: "Xin cho phép tôi được mặc chiếc áo dài Việt nam của người mẹ Việt nam, những người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chông giặc và giữ nước. Bà mẹ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng mặc chiếc áo dài này… ông lại nói: "Thì ra, mấy hôm nay tôi được ngắm nhìn biết bao là những tà áo dài gọi là áo dài (lơ áo dài). Tôi thấy áo dài Việt nam rất đẹp mỏng manh, phất phơ. Nó là cả một doing sông chảy xiết của mềm vui mà cũng có khi là của nỗi buồn phiền, tuỳ theo trạng thái tâm hồn của người mặc nó. Nó đẹp tuyệt đối”. Chị Cathenne Diamond vào hàng chả cá Lã Vọng cùng tôi. Khi ăn xong, chị bảo: "Hỏng rồi… ăn chả cá phải lom khom trong một gian gác cũ kỹ. Trời phải se lạnh, lại có mưa bụi thì mới đúng kiểu…" - ôi chị biết rõ quá.- Tôi đã được đọc về nó. Chị nói chị rất thích cái cách các gia đình mời cha, mẹ, tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu mấy ngày Tết. Như vậy là trong những ngày Tết, có mặt những người đang sống và cả những người đã mất. Anh Penik, người Tiệp, bỏ ra nửa ngày để đi đi lại lại khắp khu Cống chéo Hàng Lược. Anh rất thích những cây cảnh nhỏ, những cây khế. Các nghệ nhân đã xén, tỉa, gia công, ghép, nắn các loại cây quý hiếm để bắt chúng mang những dáng hình như: Phượng bay, mẫu tử, chờ đợi, đón gió, sóng đôi… lại là cái cảnh làm cho mọi người phải say sưa, ngắm không chán mắt. Một hòn non bộ nằm trên một thảm cỏ được đặt giữa bể nước có cá vàng. Ở đây, có hòn đá linh thiêng ngàn năm, có bãi xanh, có núi, sông, rừng, suối, lau lách, đường mòn. Có cả những quán vắng, đình, chùa, tháp, cầu son cheo leo… làm bằng đất nung được sơn phết men màu… Khi về đến khách sạn anh bạn bảo tôi: Tôi đã được dự một phần cái Tết Nguyên đán của Việt nam và cảm thấy một sự thanh thản, một thú vui tràn đầy. Chị Trương Lập Mỹ và Triệu Nhã Linh là hai diễn viên kịch nói của Đoàn kịch Thanh niên Trung Quốc sang làm khách sân khấu của ta. Các chị không ăn bữa trưa để đi khắp Hà Nội, hoà vào cái không khí Tết Mậu Dần của Việt nam, các chị đến thăm hầu hết các cửa hàng dành cho phái nữ. Cửa hàng nào cũng bận rộn, khách hàng nhộn nhịp. Các chị mặc bộ "sường sám" Thượng Hải tha thướt, xẻ một đường dài đến tận gót chân. Hai tay để trần. Các chị ngắm mãi chiếc áo dài Việt nam mà chị phụ trách cửa hàng mặc khi đón khách. Hai chị nói: “Chiếc áo dài của chị đẹp hơn áo “sường sám” của chúng em. Chị T.N nói ngay: "Không phải thế, chị ạ áo "sường sám" của các chị đẹp hơn”.- Không, áo dài đẹp hơn. Không đâu “sường sám “ của các chị thật không chê vào đâu được.- Thôi. Đẹp bằng nhau… Hai chị muốn đặt cắt may hai bộ áo dài. Nhưng, các chị chỉ còn hai ngày ở lại Hà Nội rồi phải bay về Trung Quốc. Lại là hàng Tết, làm sao cho kịp được. Chị T.N nói sẽ cố gắng để tổ cắt may không ngủ đêm, ngày ăn một bữa để hoàn thành gấp hai chiếc áo. Hai chị sợ làm phiền cho bạn, bảo:- Thôi. Chúng em không dám phiền chị. Chúng em chọn mua hàng có sẵn. Chúng em sẽ mặc vào và đi khắp Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh… trình diễn mẫu hàng của chị T.N. Họ ôm lấy nhau hồi lâu. Giây phút này xảy ra trong một ngày giáp Tết. Họ sẽ không bao giờ quên. Anh Jamin, người Canada, nói với tôi: Sang năm, tôi quyết lo cho thằng con trai tôi sang Việt nam ăn Tết. Tôi sẽ cho nó đến “câu lạc bộ ca trù" ở phố Bích Câu Nó sẽ nghiên cứu về ca trù và sẽ trở thành một nhạc sĩ hiếm hoi. Và cái gì hiếm hoi đều là rất quý. Tết nguyên đán ở nước ta là một sự xoắn xuýt nhịp nhàng giữa nét truyền thống và hiện đại, là sự tết dệt của âm dương, của văn hoá vật chất với tinh thần và văn hoá tâm linh. Nó nói lên sự phồn vinh, phồn của cải, phồn tiến bộ, phồn yêu đương. Vinh quang là vinh quang của một đất nước chiến sĩ. Nó đọng lại cái đẹp tổng thể của một cộng đồng xã hội yêu đời và hướng về tương lai. Tết của Việt nam vui tươi, nhiều màu sắc, mang dấu ấn suy tư và tâm linh cội nguồn của người Việt. Do vậy, nó chinh phục được sự kính nể của du khách nước ngoài.