Lưỡi gươm đẫm máu
Chuyện tôi sắp kể với bạn là
chuyện tên Đức, kẻ chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lăi.
Hắn có khoảng
vài trăm con nợ. Vài người trong số đó v́ quá tuyệt vọng, v́ không chịu nổi lăi
suất kinh hồn của hắn, đã đi đến chỗ tự tử để tự giải thoát khỏi bàn tay đẫm máu
của hắn. Số người bị lăi mẹ đẻ lăi con làm tán gia bại sản cũng không ít.
Các nạn nhân của hắn nguyền rủa hắn một trăm ngàn lần, hắn vẫn tỉnh bơ và vui
cười ngoác cả miệng với họ miền là đừng có bớt số "phân" của hắn. Lạ thay, lời
nguyền rủa thứ một trăm ngàn lẻ một đã kết thúc đời hắn một cách hết sức kỳ lạ.
Tôi nợ hắn hai triệu đồng, hắn tính tôi một số lời tóe máu, nhưng ác hại hơn cả
là hắn lại coi tôi như một bạn thân... Điều này làm tôi bực mình, v́ là bạn
thân, tôi phải về hùa với hắn để dửng dưng trước những giọt lệ khóc than, những
lời van xin của các nạn nhân của hắn.
Sáng hôm đó tôi thấy hắn ngồi ở bàn
giấy, trước mặt hắn là một người trẻ tuổi, nước da tái mét, nhưng rất đẹp trai.
Người tuổi trẻ đang năn nỉ: "Bác Đức ơi, tôi thật không thể trả nợ bác ngay
được, nhưng tôi van bác, xin đừng vội siết nợ. Mẹ tôi đang đau, nếu bà biết bị
đuổi khỏi nhà, chắc bà chết mất. Bác làm phước cho tôi gán bức tranh này. Đây là
tác phẩm quí giá nhất của tôi và tôi mong sẽ để đời; tôi đã vẽ đi vẽ lại cả trăm
lần mà vẫn chưa thật vừa ư, và cũng chưa hoàn tất hẳn. Tôi cảm thấy như vẫn c̣n
thiếu một cái gì đó. Chưa biết rơ là cái gì, nhưng rồi tôi sẽ t́m thấy và sẽ
hoàn tất tác phẩm tuyệt vời này. Xin bác tạm nhận tranh này để trừ vào món nợ
của tôi".
Đức cười gằn. Thấy tôi, hắn gọi tôi vào và chỉ cho xem bức
tranh khổ trung bình đang đặt dựa vào tủ sách. Xem tranh tôi phục quá; ít khi
tôi gặp một bức tranh đẹp như vậy. Tuy đề tài rất tầm thường: một người tráng
sĩ, tay vung một lưỡi gươm, đằng sau là khói lửa từ một kinh thành đang cháy.
Thấy tôi thích, nhà họa sĩ nghèo cho biết anh đã nằm mơ thấy mình là người tráng
sĩ trong khói lửa đó từ lâu lắm, bây giờ coi như vẽ gần xong mà anh vẫn chưa
quyết định đặt tên cho bức họa...
"Ông thiếu tôi "hai cây rưỡi" vàng, ông
Trọng Cư", Đức bổng lên tiếng. "Nhưng bức tranh của tôi giá trị có thể gấp
đôi!". "Có lẽ, nhưng phải trong cả trăm năm nữa, tôi đâu có sống tới lúc đó!".
Tôi chợt nhận thấy ánh mắt hơi có vẻ chịu của Đức. Hắn phán: "Thôi được, tôi
thương cậu lắm nên mới tạm nhận và gia hạn cho cậu ba tháng nữa phải trả đủ cho
tôi số vốn, số lăi coi như đổi tranh".
Trọng Cư nói như muốn khóc: "Bức
tranh để đời của tôi mà chỉ được số tiền lăi thôi sao? Nhưng thôi, cũng được v́
bây giờ tôi không lựa chọn gì được."
Người họa sĩ buồn bă bước ra cửa,
Đức c̣n nói với theo: "Khi trở lại thanh toán, nhớ đặt tên cho bức tranh nhé!"
Bức tranh sau đó được treo lên tường ngay sau bàn giấy của Đức.
Ba tháng
qua mau như gió thoảng. Trọng Cư không kiếm được tiền trả.
Chàng cầu
khẩn, van xin, hứa hẹn đủ điều nhưng không lay chuyển nổi ḷng Đức, tên vua cho
vay nặng lăi. Ngày thừa phát lại mang "giấy tống xuất" lại căn nhà của họa sĩ
nghèo, viên chức này thấy hai mẹ con nhà họa sĩ nằm chết cong queo trên chiếc
vơng duy nhất, bên cạnh một nồi chào gà.
Trên bàn có một lá thư gởi cho
tên Đức: "Tôi đã hứa đặt tên cho tranh, vậy tên nó là TUỐT GƯƠM TRẢ HẬN".
Đức không hài ḷng, hắn bảo: "Tên bức tranh này không hay, hơn nữa bây giờ thằng
họa sĩ ngỏm rồi, trả hận bằng cách nào?"
Hắn không biết rằng hắn vừa thốt
lời thách thức quỷ thần!
Một buổi sáng lại chơi, tôi thấy Đức có vẻ bồn
chồn nóng nảy.
- Này, cậu nhìn bức tranh xem có thấy gì lạ không?
Thấy tôi trả lời "Không" hắn có vẻ hài ḷng và giơ tay vuốt trán, tôi chợt thấy
trán hắn ướt đẫm mồ hôi.
- Tôi thật là hay tưởng tượng, cậu có biết
không, tôi hôm qua tôi khó ngủ quá nên thức dậy đi ra văn pḥng. Đêm qua sáng
trăng, căn pḥng được chiếu sáng, cậu biết tôi thấy cái gì không? Tôi bổng thấy
như tay tráng sĩ trong tranh động đậy, động đậy... rồi khiếp quá, tôi có cảm
tưởng như hắn tḥ tay ra muốn nắm lấy cổ tôi...
Tôi bảo: "Anh khùng quá,
làm gì có chuyện kỳ quái đó! Nếu thấy không thích thì lấy dao rạch quách bức
tranh là xong!"
- Xong sao được, ai đền tôi "hai cây rưỡi" vàng đây, rồi
c̣n bao nhiêu là phần trăm lời nữa!
Ba ngày sau, tên Đức mà tôi gặp không
c̣n là tên Đức quen thuộc với nụ cười ngoác tận mang tai. Hắn già đi ít ra vài
chục tuổi. Hắn run rẩy nhìn tôi bằng đôi mắt lạc thần: "Trời ơi, quỷ quá ông ạ.
Đêm qua thằng tráng sĩ bước ra hẳn khỏi tranh để chực chém tôi, nhìn xem ḱa,
nhìn xem ḱa thanh gươm bây giờ NẰM NGANG trong khi lúc trước nó được giơ lên!
Nhìn xem! Ghê rợn quá!"
Tôi thấy lạnh xương sống. mình cũng điên như hắn
chăng? Thật phi lư, nhưng sao thanh gươm bây giờ đây lại NẰM NGANG trong tay
người tráng sĩ thật!
Tôi thúc Đức đem rạch nát ngay bức tranh, nhưng
óc biển lận của hắn đã thắng cả sự sợ hăi. Hắn không tin tranh có thể hại hắn
thật.
... Đức đã chết.
Người ta t́m thấy thi thể hắn ngồi chết
ở trên ghết, cổ bị đứt gần ĺa khỏi người; lưỡi gươm chém vạt cả vào thành ghế.
Tôi sợ hăi liếc mắt nhìn lên tấm tranh: lưỡi kiếm vấy máu tới gần cán.