Chương 20

Sáng nay trời hanh nắng. Ánh nắng ấm áp rất hiếm thấy trong những ngày mưa như mấy hôm nay. Ngày chúa nhật người ta như đổ ra đường nhiều hơn. Quán café ở góc trường đại học khách cũng ngồi đầy các dãy bàn.
Anh Thư và Hồng Thảo đi vào, tìm một bàn trống ngồi đợi Ngọc Chi. Ba cô đã hẹn gặp nhau ở đây, đi chơi cho qua hết buổi sáng, theo lời đề nghị của Anh Thư.
Lúc này cô luôn có tâm trạng buồn chán. Từ buổi sáng ở nhà thầy Khương, hơn một tháng nay Anh Thư không hề gặp thầy. Cũng không gọi điện. Cô có tâm lý chấp nhận nó như một cuộc chia tay không cần tuyên bố.
Ngay tối hôm đó, Anh Thư đã hứa với mẹ sẽ không gặp gỡ với thầy nữa. Cô làm cả nhà nhẹ nhàng và yên tâm hẳn về cô. Cô biết đốii với mọi người, sự bồng bột của cô đã qua, chỉ có cô là biết lòng mình đang chết, và cô dũng cảm vượt qua nỗi đau khổ của mình. Để mặc nói nguôi ngoai dần.
Hai cô gọi cho mình hai ly café, nói chuyện phiếm đợc Ngọc Chi. Có đến nửa giờ sau cô nàng mới đến. Thấy cô ngoài cửa, Hồng Thảo giơ tay lên ra hiệu.
Ngọc Chi đi đến bàn, kéo ghế ngồi xuống. Hình như đang có chuyện bức xúc lắm, nên mặt cô đăm chiêu như bà cụ. Vừa ngồi xuống, cô nhìn Anh Thư với vẻ nghiêm trọng lẫn ái ngại:
- Ê, lúc nãy ta gặp thầy Khương ngồi trong quán với một người, chị ta hao hao giống chị Thục, nhưng sắc sảo hơn, không biết đó là ai.
Hồng Thảo nói ngay:
- Chắc là "bà ấy" rồi.
Cô quay qua Anh Thư:
- Mi nghĩ đó là bà chằn đó không hả Thư?
Anh Thư ngồi im, chuyện này đau quá, dù đã đoán trước, cô vẫn không sao tình tĩnh nổi.
Mãi một lát, cô mới nói được:
- Thầy trở lại với người ta rồi, thì đi chơi với họ là chuyện thường, nói với ta làm chi.
Hồng Thảo chợt nghĩ ra, bèn quay ra trách Ngọc Chi:
- Mấy chuyện như vậy, nói với nó làm gì, chẳng thà không biết mà hay hơn.
Ngọc Chi cố cãi:
- Ta thấy nói cho nó biết để nó dứt khoát tư tưởng, chứ cái kiểu lấp lửng như vậy nó chờ hoài còn khổ hơn nữa.
Anh Thư nói thản nhiên:
- Ta không chờ nữa đâu, biết rồi chứ đâu phải không biết mà chờ.
Ngọc Chi lắc đầu:
- Nhưng thầy Khương có nói gì đâu, chừng nào thầy tuyên bố chia tay mới dứt khoát, chứ kiểu này còn lấp lửng lắm.
Hồng Thảo xen vào:
- Theo ta thì thầy Khương không nỡ nói thẳng, nên mới im lặng, kiểu như để từ từ cho con Thư nói quên vậy đó.
Ngọc Chi phản đối:
- Theo ta thì thầy không phải là người lập lờ, mi thấy không, lúc trước thầy tuyên bố chia tay với chị Ánh một cách minh bạch, chẳng lẽ bây giờ lại lấp lửng với mi, thầy không ác vậy đâu.
Hồng Thảo lắc đầu:
- Ai mà biết thầy nghĩ gì, người ta có thể lúc thế này lúc thế khác, có thể với con Thư thầy xử khác, với bà chằn thầy xử khác, đừng có nhìn người kia rồi nghĩ đến lượt mình cũng vậy, vì tính cách mỗi người đều khác nhau cả.
Anh Thư thở dài:
- Ta biết là thầy không chọn ta, vì tự ái và vì sợ dư luận, biết vậy nên ta chấp nhận rút lui, còn hyu vọng gì mà thuyết phục chứ.
Hồng Thảo nhận xét:
- Mà mi cũng khó hiểu thật, lúc trước tìm mọi cách chinh phục thầy, thế rồi đùng một cái lại chia tay, không biết mi có quyết tâm chưa nữa.
Anh Thư không trả lời. Cô cúi xuống nhìn ly nước. Tự nhiên thấy buồn thấm thía. Hồng Thảo nói đúng, tới giờ cô cũng không hiểu tại sao mình chấp nhận chia tay dễ dàng vậy. Và tới giờ, cô cũng không hiểu tại sao buổi sáng ở nhà thầy Khương khi thầy đuổi một câu, cô đã bỏ về mà không hề gạn hỏi.
Nói chung là không lý giải được. Chỉ biết là thái độ lơ là của thầy làm cô không còn hy vọng.
Nhưng nếu thầy Khương bỏ cô để quay lại với chị Ánh, thì thật thiếu bản lĩnh, cô không còn sự kính trọng nữa.
Thấy Anh Thư không nói chuyện, Thảo và Chi cũng ngồi im nghe nhạc. Lúc này hai cô đều có người yêu, ai cũng thấy tình yêu là cảm giác tuyệt vời, hoàn toàn tin cậy tình cảm của mình, nên chuyện trắc trở của Anh Thư làm hai cô hiểu rõ là nó buồn đến đâu. Chứ không như trước kia, chỉ thông cảm tình cảm bạn bè.
Cả ba ngồi quán café đến gần trưa, rồi về nhà Ngọc Chi chơi đến chiều.
Khi Anh Thư về nhà thì trời gần tối. Ba mẹ và anh Tuân đi vắng. Chỉ còn chị Thục ở nhà. Chị đang ngồi trước thêm chơi với bé Bo. Anh Thư ngồi lại nựng thằng bé một lát rồi đứng dậy định đi lên vào nhà. Nhưng chị Thục chợt nói như thông báo:
- Hồi chiều thầy của cô đến gặp ba mẹ đấy, cô biết chưa?
Anh Thư đứng lại ngay:
- Chị nói thầy Khương à? Thầy Khương đến nhà mình?
- Chuyện đó cô không biết sao? Cậu ta không bàn với cô sao?
Anh Thư lắc đầu:
- Em không biết chuyện đó, thậm chí rất ngạc nhiên, chị có nghe được thầy nói gì với ba mẹ không?
Chị Thục nói chậm rãi:
- Cậu ta đến ra mắt ba mẹ, như vậy sẽ hợp thức hóa quan hệ với cô đấy.
Anh Thư quay phắt lại nhìn chị Thục. Đôi mắt mở lớn kinh ngạc. Cử chỉ của cô làm chị thấy lạ, và chị cười với chút mỉa mai:
- Chẳng lẽ cô cũng ngạc nhiên như tôi? Thật ra lúc trước tôi có nghi ngờ. Nhưng tôi hỏi thì cậu ta có thái độ lấp lửng, đến nỗi tôi cho là mình hồ đồ.
Anh Thư chợt cau mày:
- Chị nói vậy có nghĩa là tình cảm của em với thầy Khương đáng bị lên án lắm sao?
- Về lý thì đúng, nhưng về tình, liệu có tàn nhẫn lắm không? Cậu ta chia tay Thục Ánh chưa được bao lâu, vết thương trong nói vẫn chưa lành, thì lại đau thêm một lần nữa, cô có nghĩ đến chuyện đó không?
Anh Thư lặng thinh. Bây giờ thì cô bắt đầu hiểu. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến thầy Khương có thái độ nửa vời với cô và luôn tránh né khi cô nói về tình cảm.
Anh Thư khẽ thở dài một mình, cô mơ hồ hiểu tại sao thầy luôn bảo cô rất nông nổi bộp chộp. Nếu cô không quá mè nheo, thì không hẳn thầy đã không bị khó xử.
Giọng chị Thục vẫn đều đều bên tai Anh Thư:
- Bây giờ tôi có thể khẳng định rằng, côl à nguyên nhân thúc đẩy cậu ta chia tay với em gái tôi.
Anh Thư khẽ rùng mình:
- Em không cố ý.
- Cô không cố ý, cô chỉ vô tư làm theo bản năng của cô, cứ bám riết cậu ta, và tất nhiên cậu ta không thể từ chối nổi cô.
Anh Thư lắc mạnh đầu:
- Chị nói không đúng, không có em thì thầy Khương vẫn chia tay với chị Ánh.
Thục điềm nhiên:
- Nhưng cô thúc đẩy chuyện đó xảy ra nhanh hơn.
- Nói như vậy là chị chẳng hiểu gì về em gái chị, và cũng không hiểu thầy Khương, thầy đâu phải là người nhu nhược.
Thục nhìn Anh Thư rất lâu, rồi nói khô khan:
- Không nhu nhược, nhưng không thể cưỡng lại một người như cộ Cô hồn nhiên quá, hồn nhiên đến mức người ta phải thú nhận tìnhcảm với cô mà không chút ngượng ngùng. Thôi thì đó cũng là thế mạnh của cô.
Anh Thư suy nghĩ một lát, rồi tức ấm ức:
- Có phải chị nghĩ em cố tình đeo theo chia rẽ chị Ánh với thầy Khương không?
- Tôi không nói cô chia rẽ, cũng không cố tình quyến rũ, nếu cố tình thì chưa hẳn cô thành công, cô chỉ hồn nhiên thể hiện tình cảm của cô, và cậu ta đố mà không gục ngã với cô.
Anh Thư tức quá định nói, nhưng chị Thục đã nói tiếp:
- Cậu ta đã tránh né, nhưng vì cô cứ theo một bên mà mè nheo, cuối cùng thì cậu ta không cứng rắn nổi. Và vì trách nhiệm với cô, cậu ta phải chấp nhận mọi chuyện.
Anh Thư kêu lên:
- Yêu em mà phải chấp nhận sao, em tệ lắm sao, nếu vậy thì em không cần, em không muốn yêu theo kiểu hy sinh.
Chị Thục nhăn mặt:
- Cô thật sự không hiểu cô đã đẩy cậu ta đến chỗ khó xử sao?
- Em không đòi hỏi gì ở thầy cả.
- Thôi được, để tối nói thẳng, rằng cậu ta thích cô, nhưng cậu ta sẽ không thể hiện ngay nếu không bị cô thúc bách. Rồi bây giờ, vì gia đình mình biết, nên cậu ta buộc lòng phải công khai mối quan hệ với cô.
- Buộc lòng à?
- Vừa chia tay với người nầy đã tới với người kia, mà hai cô đều có quan hệ trong gia đình. Cậu ta sẽ nói sa với tôi và gia đình bên tôi, rồi với Thục Ánh nữa, cô không hiểu như vậy rất khó xử sao?
Anh Thư ngồi thừ người suy nghĩ. Cô có cảm giác như mình từ trên trời rơi xuống. Chuyện đơn giản như vậy mà sao cô không nghĩ ra. Thầy Khương đã nói rất nhiều lần mà cô có nghe đâu.
Bên cạnh cô, chị Thục vẫn nói như phê phán:
- Trên lý thuyết, tất cả những gì cậu ta làm là đúng, nhưng còn tình người thì sao?
- Nếu như vậy, em và thầy sẽ chờ thêm một thời gian, em chấp nhận được điều đó.
- Muộn rồi, khi cậu ta đến ra mắt ba mẹ, có nghĩa là cậu ta có trách nhiệm với cô, nếu rút lui thì còn ra thể thống gì nữa.
Anh Thư hỏi dè dặt:
- Thế ba mẹ có đồng ý không? Mẹ đã cấm em yêu thầy Khương, em tưởng thầy tự ái chia tay với em luôn rồi.
- Cậu ta thương cô tới mức dẹp tự ái để bước tới gia đình, cô có thể hãnh diện rồi đó.
Anh Thư không quan tâm đó là cách nói thật hay chua chát. Cô hỏi lại:
- Nhưng ba mẹ có đồng ý không? Chị có nghe mẹ nói gì không?
- Cậu ta đường hoàng chính chính như vậy, lại chịu trách nhiệm với cô, ba mẹ nói sao mà từ chối chứ. Vì cô ba mẹ cũng phải chịu mất mặt với gia đình tôi thôi.
Chị lặp lại không biết do vô tình hay cố ý:
- Cô đặt người lớn vào chỗ khó xử, chỉ có cô là vô tư thôi.
Anh Thư thở dài:
- Chị tưởng em vô tư lắm sao, những gì em phải chịu đựng chị làm sao biết, ngay cả chuyện thầy tới nhà em cũng không ngờ, cả tháng nay em với thầy có gặp nhau đâu, em nghĩ thầy chia tay luôn với em rồi.
Chị Thục cười khan:
- Có lẽ đó là khoảng thời gian để cậu ta suy nghĩ, cuối cùng cậu ta chọn lựa dứa khoát rồi. Cô có thể yên tâm rồi đó, dù sao thì tôi cũng mừng cho cô.
Anh Thư rụt rè:
- Dù em với thầy Khương có như thế nào, chị cũng đừng ghét em nhé, được không chị.
Chị Thục cười không vui:
- Tôi ghét cô làm gì, suy cho cùng, chuyện tình cảm sao bắt bẻ được, biết đâu duyên nợ của Thục Ánh là với người khác, chuyện gì rồi cũng phải qua thôi.
- Em biết chị Ánh sẽ không tha thứ cho em nhưng em thật lòng xin lỗi với chị Ánh, em cũng đã từng đau khổ, và em nghĩ trong nhà mình ai cũng từng buồn bực vì em, em xin lỗi.
- Cô nghĩ tôi nói để trách cô sao? Tôi chỉ phân tích để cô thấy cô đã bộp chộp thế nào thôi, cũng không trách được cô, cô còn trẻ quá mà, làm sao suy nghĩ như người lớn được.
Anh Thư định nói nhưng thấy bé Bo bắt đầu ngủ trên tay chị Thục, nên cô đứng dậy đi lên phòng, để chị lo cho thằng bé.
Cô ngồi trước bàn, thừ người suy nghĩ. Đúng hơn là nghe cảm giác bồi hồi khó tả. Dù chị Thục nói chuyện có vẻ khô khan nhưng điều đó cũng không ngăn được sự vui sướng cuồng nhiệt trong lòng.
Sáng nay nghe Ngọc Chi nói về thầy Khương, cô đã nghĩ vậy là hết. Cô đã nằm suốt cả buổi chiều ở nhà Ngọc Chi mà buồn dật dờ. Nếu biết có thầy Khương đến, cô sẽ chẳng ra khỏi nhà như vậy.
Chợt nghĩ ra, Anh Thư chạy xuống nhà gọi điện cho thầy Khương, tất nhiên là gọi số riêng. Cô chờ máy mà thấy mình run rẩy vì quá xúc động.
Vừa nghe tiếng thầy Khương, cô đã nói ngay, rất nhỏ:
- Thưa thầy.
Hình như giọng của cô cũng gây cho Khương một chút gì đó cảm xúc, nên giọng anh cũng có vẻ không bình thường:
- Anh Thư phải không? Cả ngày nay em đi đâu vậy?
- Em đi với bạn em, sáng tụi em ngồi quán café, sau đó về nhà Ngọc Chi chơi đến chiều.
- Lúc này em có vẻ được tự do rồi phải không?
- Sao thầy nói vậy?
- Miễn em không buồn là thầy yên tâm rồi.
Tự nhiên Anh Thư nói như trách móc:
- Thầy nghĩ là em không biết buồn sao? Sáng nay nghe Ngọc Chi bảo gặp thầy trong quán café, em đã buồn suốt cả ngày. Em tưởng thầy đã trở lại với...
Tiếng Khương cười khẽ:
- Tại sao em tưởng như vậy? Thật buồn là Anh Thư không hiểu chút gì về thầy.
- Nhưng thầy đã làm cho em nghĩ như vậy.
- Có phải buổi sáng ở nhà thầy về, em nghĩ vậy là hết rồi phải không?
- Thái độ của thầy lúc đó thật xa lạ, lúc đó em chợt hiểu thầy sẽ không bao giờ tiến xa hơn về phía em, còn khoảng cách trở lại với chị ấy thì gần quá, em tuyệt vọng ghê gớm.
Giọng Khương như hết sức ngạc nhiê:
- Không ngờ thầy đã làm Anh Thư nghĩ như vậy. Có nghĩa là sự im lặng của thầy một tháng nay làm em buồn phải không?
- Không phải buồn, thầy đày đọa tinh thần em.
- Xin lỗi em.
- Nhưng tại sao thầy lại như vậy? Tại sao hôm đó thầy đuổi em, và tại sao im lặng lâu như thế? Thầy ác lắm.
- Lúc đó thầy cần có thời gian để suy nghĩ dứt khoát, và thầy nhận ra rằng thầy không có quyền nửa vời với em, như vậy tội cho em lắm. Cho nên thầy quyết định tới nhà gặp ba mẹ em.
Anh Thư hỏi một cách tò mò pha lẫn lo ngại:
- Mẹ em... có...
Cách nói ngập ngừng của cô là Khương hiểu ra, anh cười nhỏ trong máy:
- Tất nhiên là mẹ em không cư xử nặng nề, gia đình em sẽ không khi nào làm như vậy, cho dù có ác cảm với thầy đến đâu.
Anh Thư thở nhẹ, như trút đi nỗi lo. Cô không nén được cái cười rúc rích. Rồi nhớ ra, cô vội im bặt, và nói như bào chữa:
- Có lúc em bất chợt bị vô duyên vậy đó, trong khi chuyện này không có gì đáng cười cả, nhưng nãy giờ em vui vô cùng.
- Em lại không làm chủ được mình nữa, phải không?
- Vâng, nhưng... thầy không cười em chứ thầy?
Khương chợt cười nhẹ:
- Rất may là Anh Thư không bỏ học, cũng không làm chuyện gì dại dột, không gặp nhau một thời gian ngắn thôi, mà thầy có cảm tưởng em lớn lên nhiều lắm.
Anh Thư không hiểu đó là nói thật hay thầy muốn đùa với cô. Cô không quan tâm đến chuyện đó lắm, vì đầu óc bận suy nghĩ qua chuyện khác:
- Lúc sáng Chi nó nói với em là gặp thầy trong quán café với chị Ánh, em không hiểu đó là nó vẽ chuyện hay có thật, thầy trả lời đi, từ sáng giờ em khổ quá.
- Lúc sáng bàn thầy ngồi rất đông, trong bàn có cả Thục Ánh, bạn em chỉ thấy một người thôi sao? Còn những người kia cô ấy để đâu rồi?
Cách nói có chút giễu cợt làm Anh Thư hơi xấu hổ, cô bèn xin lỗi cho Ngọc Chi:
- Nhưng nó thấy chứ đâu phải em.
- Tất nhiên, và thầy đâu có nói là em.
Anh Thư im lặng một lát, rồi bắt đầu mè nheo:
- Như vậy là em có thể gặp thầy bất cứ lúc nào em thích, và mỗi tuần thầy sẽ đưa em đi chơi được, phải không thầy?
- Tất nhiên, và thầy cũng đang muốn gặp em. Bây giờ em ra quán café gần nhà em nhé, thầy sẽ đợi em ở đó.
Anh Thư nhìn lên đồng hồ. Rồi gật đầu như thể có thầy Khương ở đó:
- Vâng, em sẽ ra ngay.
Cô gác máy. Rồi đến mở tủ chọn chiếc áo len dày. Mùa này trời rất lạnh, lát nữa ra quán café thủy tạ, cô sẽ không phải sợ cái rét của buổi tối nữa.
Đi trên đường, cô chợt nhận ra mình không hề có cảm giác lo sợ như những lần hẹn hò trước đây. Rồi mai mối cô sẽ không gọi thầy Khương bằng thầy nữa. Và thầy có thể đường hoàng đến nhà cô đưa cô đi chơi mỗi chiều thứ bảy. Ý nghĩ đó thật mới mẻ và vui sướng.

Hết


Xem Tiếp: ----