Chương 4

Anh Thư đọc rồi cất vào giữa tập, không trả lời nữa. Nhưng cách động viên của Ngọc Chi làm cô vững tâm hơn.
Hôm sau, đến giờ chơi, Anh Thư rủ Thảo và Chi lên khoa. Thấy thầy Khương đang ngồi nói chuyện với các thầy cô khác, Anh Thư chợt đổi ý. Cô đứng lại:
- Thôi, về lớp thôi.
Hồng Thảo cũng đứng lại:
- Sao vậy?
- Ta không muốn bị thầy cô chú ý.
Ngọc Chi dài giọng:
- Đúng là có tật giật mình, mi cứ mạnh dạn vô đưa thầy, ai biết trong đó viết cái gì. Sinh viên nộp bài cho thầy là chuyện thường chứ bộ.
Lần đầu tiên sau bao tháng chơi chung, Anh Thư mới phát hiện ra Ngọc Chi có trí thông minh tuyệt vời. Thế là cô mạnh dạn bước vào văn phòng.
Cô đi thẳng đến phía bàn, cúi đầu chào thầy cô khác, rồi quay qua thầy Khương:
- Thưa thầy, đây là quyển thơ của em.
Thầy Khương cầm lên xem và mỉm cười khuyến khích:
- Đừng ngại nhé.
- Cảm ơn thầy.
Khi Anh Thư ra ngoài, Hồng Thảo nhìn khuôn mặt đỏ hồng của cô, buông một nhận xét:
- Hôm nay mi đẹp lạ thường, tình yêu làm cho xinh đẹp.
Anh Thư không để ý câu nói đó. Cô vừa đi vừa nhớ lại khuôn mặt của thầy Khương lúc nảy. Có một cái gì đó hết sức gần gũi trong nụ cười của thầy. Nụ cười trấn an, khuyến khích làm tan sự dè dặt trong cộ Nếu không có sự tinh tế, hẳn thầy sẽ không cảm nhận được nỗi bối rối trong cô lúc đó. Nếu không cảm nhận được thì sẽ không có sự chia sẻ.
Thứ bảy có ba giờ lý luận, khi hết tiết thầy Khương đi xuống bàn Anh Thư:
- Lát nữa em lên khoa gặp thầy.
- Dạ.
Thầy Khương đi ra khỏi lớp. Lập tức bọn con gái quay quanh Anh Thư:
- Thầy gọi lên khoa chi vậy?
Anh Thư đoán là thấy muốn nói về tập thơ, nhưng cơ nói dối ngay:
- Mình không biết, phải đợi thầy nói mới biết chứ.
- Nếu là chuyện của lớp thì phải nói với lớp trưởng chứ, sao gọi Thư nhỉ?
Ngọc Chi la lên:
- Chuyện có gì đâu mà mấy bà tò mò quá vậy. Muốn biết thì lên khoa hỏi thầy đi.
Và cô kéo Anh Thư đi ra hành lang. Anh Thư lắc đầu ngán ngẩm:
- Tao sợ mấy cái mỏ đó thật, tò mò không thể tưởng.
- Tụi nó mà biết mi thích thầy là chắc mi hết sống.
Xuống hết cầu thang cô đẩy Anh Thư tới trước:
- Mi lên khoa một mình đi, ta với nhỏ Thảo về trước.
Nói rồi cô kéo tay Hồng Thảo đi thẳng ra cổng.
Anh Thư tần ngần một lát rồi đi lên khoa. Văn phòng không còn ai, Thầy Khương đang ngồi một mình ở bàn. Thầy Anh Thư thầy khoát tay về phía đối diện.
- Em ngồi đi.
Anh Thư tò mò nhìn quyển sổ trên tay thầy. Cô tưởng đó là tập thơ của cộ Nhưng không phải, thầy Khương nói như hỏi:
- Chắc em chưa bao giờ tham gia câu lạc bộ văn thơ hả Anh Thư?
- Dạ chưa.
- Em có muốn đến dự buổi họp của họ không?
Anh Thư mở lớn mắt ngạc nhiên:
- Ở đây cũng có câu lạc bộ đó nữa hả thầy?
- Tất nhiên là có, nếu em muốn tôi sẽ giới thiệu em đến sinh hoạt.
Anh Thư tò mò:
- Sao thầy biết ạ?
- Lúc còn là sinh viên, tôi đã từng tham gia bút nhóm đó, tôi thấy em nên tới với họ, không khí ở đó rất thích hợp với em.
Anh Thư ngồi im. Chuyện tham gia câu lạc bộ không làm cô quan tâm lắm. Nhưng nếu đưọc gần thầy Khương thì cô sẽ tham gia.
Thấy Anh Thư ngồi im, thầy Khương tưởng cô nhút nhát, nên nói khuyến khích:
- Họ có một tờ báo riêng, toàn là những cây bút trẻ, giao lưu với nhóm em sẽ có những người bạn cùng sở thích với em, tôi nghĩ em sẽ thích.
- Dạ nhưng bao giờ họ họp mặt hả thầy?
- Tối nay họ tổ chức đêm thơ, em có muốn đến dự không?
Anh Thư chợt hồi hộp:
- Thầy có đi không?
Thầy Khương gật đầu:
- Tôi muốn đưa em đến đó để giới thiệu với em, sau đó nếu thấy thích em có thể tham gia hẳn vào nhóm.
- Dạ.
- Vậy nhé, vậy thì bảy giờ tôi sẽ đến nhà em.
Anh Thư nhìn thầy Khương chăm chăm. Ý nghĩ đây là một cuộc hẹn hò làm cô thấy lạ lùng, và vô cùng xúc động.Thầy Khương cư xử bình đẳng và vô tư thôi, nhưng cô thì không thể nào vô tư nổi.
Thầy Khương chợt rút quyển tập ra đưa cho cô:
- Gởi lại em, có một số bài rất hay, em nên gởi đăng. Tôi định sẽ tự động đăng để gây bất ngờ cho em, nhưng tôi còn phải tôn trọng quyền tác giả, nên chỉ gợi ý cho em thôi.
- Thầy thấy bài nào có thể được ạ?
- Những bài tôi đánh dấu trong đó, em cứ mạnh dạn gởi đi.
- Vậy thầy có thể gởi giùm em không hả thầy?
- Tất nhiên là có thể, chiều nay em có bận gì không?
- Dạ không.
- Vậy thì viết lại nhũng bài đó, tối nay tôi sẽ giới thiệu em với trưởng nhóm, em có thể đưa bài cho cô ta.
- Dạ.
Thầy Khương vén tay áo nhìn đồng hồ, rồi khoát tay:
- Vậy nhé, chào em!
Anh Thư cất quyển tập, đứng lên:
- Thưa thầy em về.
- Chào em.
Anh Thư bước ra ngoài, buổi trưa sân trường vắng không một bóng người. Nắng rất dịu và mát mẻ. Anh Thư vừa đi xuống con dốc, vừa cởi áo len cầm trên taỵ Trên khoản đồi im vắng rợp màu xanh, dáng cô đi với những bước nhảy nhót dễ thương như một con sóc nhỏ.
Hôm nay cô về nhà hơi muộn. Cả nhà đều đã ngủ trưa. Anh Thư làm một dĩa cơm mang lên phòng, vừa ăn vừa đánh máy mấy bài thợ Xong cô in ra giấy, kẹp lại thành một xấp.
Cô ngồi tựa ra lưng ghế, đọc đi đọc lại những bài thơ của chính mình như khám phá thơ của ai đó. Rồi không kiềm nỗi niềm vui bồng bột, cô mở của chạy xuống sân, nhảy nhót quanh vườn hồn và hát nho nhỏ một mình.
Buổi chiều qua đi rất nhanh, mới hơn sáu giờ mà bóng tối đã phủ xuống thành phố. Chiều mùa đông trời ẩm ướt và lạnh giá. Anh Thư đội chiếc mũ màu xanh da trời, cổ choàng chiếc foulard trắng với những đường viền cùng màu nón. Trông cô nhỏ bé hẳn đi trong chiếc áo len dày trắng muốt.
Cô cẩn thận đóng cổng, rồi thả bộ xuống con dốc ra tận đầu đường. Cô đứng chờ thầy Khương dưới gốc thông.
Khi thấy bóng dáng những chiếc xe, cô bước ra đường đứng đón. Nhưng đó chỉ là những chiếc xe của du khách. Mãi khá lâu thầy Khương mới đến. Từ xa thầy đã thấy bóng dáng màu trắng ở đầu đường. Nên thắng lại gần đó, thầy nghiêng đầu ra một cách ngạc nhiên:
- Sao em đứng đây vậy? Lạnh thế này, tôi cứ nghĩ em còn trốn trong nhà, em đứng đây để làm gì?
- Em chờ thầy.
Thầy Khương bật cười và nghiêng người qua mở cửa cho Anh Thự Cô bước lên, hai tay áp lấy mặt cho đỡ lạnh. Khuôn mặt cô như càng hồng hơn trong ánh đèn vàng.
Thầy Khương quay qua nhìn cô lặp lại:
- Sao em không ở trong nhà? Em đứng ngoài này lâu chưa?
- Dạ khoảng mười phút ạ. Tại em sợ thầy vô đó xa quá.
Thầy Khương bật cười:
- Đã đến đây được thì thêm một đoạn nữa có sao đâu. Tôi sợ em ra ngoài đường lạnh nên đến đón mà.
Sao mà thầy chu đáo qua vậy, ước gì thầy chỉ chu đáo với một mình mình thôi. Anh Thư quay lại nhìn thầy Khương thật lâu. Tất nhiên là thầy Khương biết, vì thầy chỉ nhìn ra con đường phía trước. Và vì thầy rất vô tình nên cô có thể nhìn thầy một cách say sưa.
Thầy Khương vô tình quay lại, Anh Thư hết hồn quay chỗ khác, giọng thầy đầy vẻ quan tâm:
- Đi như thế này, em có nói với ba mẹ em không? Có lẽ sẽ về khuya đó.
- Dạ em có nói ạ.
- Nhà em có mấy người, Thư?
Cái cách thầy gọi tên nghe thật thân mật như có cái gì đó quan tâm, làm Anh Thư thấy tim nhói lên. Cô trả lời với giọng hồi hộp:
- Dạ nhà em có ba mẹ, anh chị hai, tất cả bốn người.
Anh Thư nói và xòe tay ra như đếm, cô không để ý thầy Khương quay lại nhìn cô cười:
- Sao chỉ bốn người vậy còn em ở đâu?
Anh Thư nhớ ra phì cười:
- Vâng tính em trong đó nữa là năm.
Cô ngừng một chút rồi nói thêm:
- Anh hai em lớn lắm, chắc bằng thầy đó thầy, ảnh cũng có làm thơ nữa, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Ngày trước chị dâu em thích anh hai em vì thơ của ảnh, thế rồi thành vợ chồng luôn.
- Lãng mạn quá há?
Anh Thư rất muốn hỏi thầy có người yêu chưa nhưng không dám. Dù cô đang xúc động dạt dào, cô vẫn không dám vượt qua khoảng cách. Hỏi như vậy có vẻ vô phép quá. Thầy Khương là thầy chứ đâu phải bạn.
Thầy Khương chợt lên tiếng:
- Anh hai em có phê bình thơ em không?
- Dạ có, em nhớ lúc còn nhỏ, hình như là lớp năm gì đó, lân đầu tiên em làm thơ và đưa anh ấy xem. Ảnh chọc em quá trời làm em xấu hổ không dám ra khỏi phòng, buổi trưa đó em không ra ăn trưa luôn.
Thầy Khương mỉm cười:
- Tới mức như vậy lận sao? Sau đó thì sao?
- Sau đó ảnh bảo thơ em dễ thương, vi vậy ảnh mới chọc em. Lúc đó em không hiểu nổi, em thấy như vậy là kỳ quái, và em thôi không làm nữa.
Cô nghiêng nghiêng đầu như nhớ lại. Những kỷ niệm đó làm cô thấy vui vui. Và cô kể huyên thuyên:
- Bài thơ đó anh hai vẫn còn giữ, đến lúc lớn ảnh mới đưa lại cho em. Thú thật bây giờ đọc lại thấy ngô nghê sao ấy.
- Cái hay trong thơ trẻ con thường là từ cách thể hiện ngây ngộ Vì các em đâu có cái nhìn sâu lắng như người lớn. Chính vì vậy mà anh em thấy nó dễ thương.
- Lạ thật, anh em cũng từng nói với em như vậy đó. Vậy là những tư tưởng lớn thường gặp nhau hả thầy?
Nói xong cô cười dòn tan. Thầy Khương cũng mỉm cười:
- Chắc vậy!
Tự nhiên Anh Thư lặng thinh, câu nói của thầy làm Anh Thư thấy nhói tim. Cách nói đơn giản đó ẩn chứa một chút hài hước, chút thân mật chế giễu. Cô có cảm giác thầy Khương còn giữ khoảng cách vì cô là học trò. Chứ nếu là bạn, hẳn thầy sẽ nói xa hơn nữa.
Sao thầy có nhiều cái để cô nhớ lâu như vậy?
Anh Thư bần thần mãi đến lúc thầy Khương dừng xe và ra hiệu cho cô nhìn vào trụ sở của Câu Lạc Bộ. Cô xuống xe, mắt nhìn vào trong một cách tò mò. Lần đầu tiên cô đến những nơi thế này. Có lác đác vài người tụ thành nhóm. Họ đứng ngoài hành lang và rãi rác trong gian phòng rộng.
Thầy Khương đưa cô đi lên tầng trên. Đó là một căn phòng rộng, bốn dãy bàn đối diện nhau dài từ cửa dẫn đến sân khấu. Những bình hoa đặt dài trên bàn. Ánh đèn vàng làm không khí có vẻ ấm áp hơn. Hình như cô và thầy Khương đến trễ, vì mọi người đã ngồi đầy những dãy bàn và trên sân khấu có một người đang phát biểu.
Thầy Khương đưa mắt nhìn quanh, rồi đưa Anh Thư đến phía góc phòng. Hình như nhận ra thầy nên quay lại chào. Thầy Khương cũng khẽ giơ tay chào lại. Anh Thư tò mò nhìn họ rồi quay qua thầy Khương hỏi nhỏ:
- Sao họ lại biết thầy ạ?
- Họ là bạn của tôi.
Anh Thư lập tức quay lại nhìn mấy người kia. Lạ thật làm sao bạn thầy Khương lại như thế chứ. Người thì lớn qua, người thì nhỏ quá. Trong khi bạn bè cô thì cùng trang lứa với nhau. Tự nhiên cô buột miệng:
- Bạn thầy không đồng đều.
- Không đồng đều là sao?
- Người thì lớn hơn thầy, người thì nhỏ hơn thầy, làm cách nào mà chơi với nhau được.
Thầy Khương bật cười nhưng không trả lời. Hình như thầy ngạc nhiên vì cô quá ngây thơ.
Phía trên sân khấu, một thanh niên khác đi lên. Anh ta chỉnh micro rồi nhìn xuống góc phòng:
- Giới thiệu với các bạn, hôm nay có nhà thơ Hoàng Khương đến tham gia đêm thơ của chúng ta, xin một tràng pháo tay mừng sự có mặt của anh Hoàng Khương.
Cả phòng vang lên tiếng vỗ tay thật tọ Làm Anh Thư ngạc nhiênquay lại nhìn thầy Khương buột miệng:
- Thầy là nhà thơ hả thầy?
Thầy Khương không nghe câu hỏi của cô, vì phải đứng lên chào mọi người. Anh Thư vẫn cứ tròn xoe mắt nhìn. Điều vừa phát hiện làm cô kinh ngạc vô cùng. Thầy Khương là một nhà thơ sao?
Sao chẳng khi nào thầy đọc thơ của thầy cho lớp nghe vậy? Chẳng lẽ thầy cũng làm thơ sao?
Phía trên sân khấu người thanh niên lại tiếp tục nói lớn:
- Mời nhà thơ Hoàng Khương lên ngâm tặng chúng ta một bài thơ mà anh đã hoặc đang sáng tác, xin mời anh.
Cả phòng lại vỗ tay lần nữa. Lần này cũng nhiệt tình không kém lần trước. Làm Anh Thư thấy hết sức hãnh diện như chính mình được chào đón.
Thầy Khương đi lên sân khấu, phong cách hòa nhã và tự nhiên như đứng trên bục giảng ở trường. Thầy nhìn xuống phía dưới với một nụ cười dễ mến kỳ lạ.
- Rất hân hạnh và xin cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn, tôi xin phép tặng các bạn một bài thơ mà tôi sáng tác trước đây.
Lại vỗ tay, Anh Thư đưa mắt nhìn mọi người. Cô thấy ai cũng nhìn lên sân khấu, ai cũng cười như biểu hiện tình cảm hết sức dặt biệt với thầy Khương. Dù những gì thầy nói rất bình thường.
Cô chợt nhận ra thầy Khương có khả năng thu hút đám dông. Điều này ở trường cô cũng đã thấy rồi nhưng không có ý nghĩ cụ thể.
Thầy Khương đọc xong bài thơ rồi đi xuống. Tiếng vỗ tay vang lên rất lâu. Khi thầy ngồi bên Anh Thư, cô nói ngay:
- Giọng thầy đọc thơ nghe trữ tình quá, sao lúc giảng bài thầy không giảng bằng giọng như vậy hả thầy?
- Vì như vậy sẽ không giống ai.
Anh Thư cười thú vị rồi lại thì thào:
- Sao thầy không nói với em là thầy biết làm thơ? Nếu anh ta không nói thì em chẳng thể nào phát hiện mình là học trò của nhà thơ.
Thầy Khương mỉm cười
- Điều đó có gì khác với việc tôi giảng bài ở lớp? Tôi vẫn vậy thôi.
- Không đâu thầy, em thấy khác nhiều lắm.
Cô ngừng lại một chút rồi thì thào một cách bồng bột.:
- Thầy làm em hãnh diện chết đi được, em không ngờ tối nay mình ngồi cạnh một nhà thơ.
Thầy Khương quay lại nhìn cô:
- Tôi cũng đang ngồi bên cạnh một nhà thơ đó thôi.
Anh Thư mở to mắt:
- Em ấy à?
Cô cui mặt xuống cười khúc khích, rồi ngẩng lên đôi mắt lấp lánh tinh quái:
- Vậy là thầy coi em là nhà thơ nhé, thấy nhớ nhé, thầy không được quên nhé.
- Tôi không quên đâu cô nhà thơ ạ. Nhưng em chịu khó theo dõi chương trình đi, rồi elm sẽ phát hiện nhiều thứ lắm.
- Chắc em không còn đủ sức phát hiện gì nữa đâu. Tối nay em đã phát hiện một điều phi thường rồi còn gì. Nhưng em sẽ giữ bí mật, cả lớp chỉ có mình em biết thầy là nhà thơ thôi.
- Em giữ bí mật với hai cô bạn của em nổi không?