Chương 12

Thục Ánh ngồi bó gối trên giường, khuôn mặt đẹp khó đăm đăm. Bên cạnh cô, bà Định cũng có một vẻ cau có tương tự. Hai mẹ con đã nói chuyện với nhau từ chiều giờ, càng nói thì tâm trạng tức giận càng bốc lên. Và cả hai mẹ con đều đang nghĩ cách trừng trị thích đáng dành cho Khương, và nặng nề hơn nữa là Anh Thư.
Đúng lúc đó thì Thục tới. Vừa nhìn thấy cô, Thục Ánh sầm mặt, ngoảnh đầu nhìn chỗ khác ngay.
Từ hôm xảy ra chuyện ở nhà Anh Thư, cô không thèm nhìn mặt bà chị. Thục có về nhà mấy lần cô cũng không thèm nói tới.
Bà Định thì trách mắng Thục không tiếc lời, nhưng khi cô về bà vẫn chăm sóc cô, chứ không khăng khăng như Thục Ánh
Thục bỏ bớt áo khoác, vắt lên lưng ghế, cô liếc nhìn Thục Ánh, rồi nói với bà Định:
- Hôm qua con tới nhà cậu Khương đó mẹ, nói chuyện cũng lâu lắm.
Cô quay qua Thục Ánh:
- Hôm qua em cũng tới đó phải không?
Thục Ánh miễn cưõng quay lại:
- Chị tới đó chi vậy?
- Dĩ nhiên là tìm hiểu chuyện của em.
Bà Định nóng nảy:
- Nó nói với con thế nào?
Thục kéo ghế đến cạnh giường, ngồi xuống:
- Nói chuyện với cậu ta rồi, con thấy chuyện cũng không có gì quá, nếu hôm đó mẹ với Thục Ánh không nóng nảy thì đã không gay go cả tháng, dù sao mình cũng phải nhìn lại mình mẹ ạ.
Thục Ánh vô tình chồm tới trước:
- Anh ta nói gì với chị? Có phải là bắt lỗi em không?
Thục tìm cách tránh né:
- Không hẳn là bắt lỗi, chủ yếu là chị tìm hiểu lý do, và cậu ta giải thích.
Thục Ánh mỉa mai:
- Chị tin chắc, em biết mà, chị nhẹ dạ như vậy người ta nói sao cũng nghe, chuyện sờ sờ trước mắt vậy, còn giải thích nỗi gì, không nhận tội vì sợ mắc cỡ với em, rồi sau lưng em lại tiếp tục tư tình với con quỷ đó.
Thục hơi bực mình, nhưng đã chuẩn bị trước tình huống này, nên cô bỏ qua được. Cô nói hoà nhã:
- Chị là chị em, chị phải lo cho em chứ, làm sao mà nhẹ dạ tin cậu ta được, có điều cái gì cũng có nguyên nhân của nó, phải nghe người ta nói đã.
Bà Định cắt ngang:
- Nó giải thích thế nào?
- Thật ra buổi tối đó Anh Thư đi họp mặt bạn bè, nó uống rượu nhiều quá nên la lối lung tung. Cậu Khương ngại đưa về thì hàng xóm dị nghị, mà giờ đó khuya quá tới nhà bạn bè cũng phiền, thế là cho nó tới nhà, coi như học trò đến thăm thầy vậy mà, chuyện đâu có lớn.
Thục Ánh bĩu môi:
- Học trò tới ngủ ở nhà thầy mà bảo là không có gì
Cô bỗng hung hăng lên:
- Nó hư thì tống nó ra đường, việc gì phải chứa nó, việc gì phải sợ nó bị cười, chứ không phải con đó cố tình quyến rũ thầy, còn thầy thì muốn chấm mút.
Thục không ngăn được cái nhăn mặt:
- Đừng nói chuyện khó nghe như vậy Ánh. Em nói năng vậy ai mà chịu nổi, chị còn khó chịu, huống chi là cậu Khương.
- Chị không thích nghe thì thôi đi, khỏi nói.
Bà Định rầy Thục Ánh:
- Chị em với nhau mà con gây gổ quá, chị con lo cho con chứ bộ.
Bà quay qua Thục:
- Cho là hai đứa không có gì đi, nhưng sao hôm đó thằng Khương không giải thích với mọi người? Hỏi gì nó cũng không thèm nói, khi dễ mẹ quá mà, ý là chưa cưới mà nói còn dám coi thường mẹ, mai mốt cưới được con Ánh rồi, nó còn coi mẹ ra gì.
Thục nhỏ nhẹ:
- Tại mình làm cậu ta mất mặt đó mẹ, mẹ nghĩ xem, cậu ta là thầy cô Thư, nếu bị chất vấn trước mặt học trò như vậy, ai lại không bị xúc phạm làm thế chẳng khác nào mẹ đánh đồng hai người với nhau, giống như thầy trò ngoại tình, cậu ta phản ứng vậy là đúng rồi mẹ ạ.
Nhưng bà Định vẫn không bị thuyết phục. Bà rất ấm ức về nỗi Khương không hề sợ bà. Bà có cô con gái xuất sắc như vậy, đáng lẽ ra anh ta phải biết quý trọng và kính nể, anh ta lại công phải phản ứng, ngang nhiên bỏ về trước bà.
Làm thế chẳng những bà mất mặt với con rể, mà quê luôn cả với sui gia, bảo bỏ qua sao được.
Đã vậy anh ta lại không thèm đến tìm con gái bà để làm hòa, tự cao như thế thật khó chấp nhận.
Bà Định còn đang suy nghĩ thì Thục Ánh nói như sực nhớ ra:
- Em không hiểu được, tối đó anh ta còn đi sinh nhật với em, vậy mà còn tới chỗ họp mặt làm gì, chắc muốn gặp nó chứ gì.
- Có thể cậu ta chỉ muốn gặp bạn bè.
- Nếu vậy sao không để bạn bè đưa nó về, mà phải giành đưa, bộ bạn bè chết hết rồi sao.
Thục lúng túng:
- Có thể cậu ta đưa vì có trách nhiệm với học trò.
Thục Ánh nói tới:
- Nếu có trách nhiệm thì nhờ thêm đứa bạn gái nào đó đưa về nhà nó, vậy mới là vô tư chứ, chắc chắn anh ta có tình ý gì, mới đưa kiểu như vậy.
Bà Định nói thêm:
- Nói là thầy trò, chứ hai đứa đâu có chênh lệch bao nhiêu, thằng đó đâu có lớn hơn con nầy bao nhiêu. Thầy trò kiểu đó đáng ngờ lắm.
Thục định nói thì Thục Ánh cướp lời:
- Có lần em thấy cuốn thơ của nói trên bàn anh Khương, em hỏi thì ảnh bảo nó nhờ ảnh chọn bài gởi báo, em nghĩ ảnh nể em nên nhiệt tình với nó, ai ngờ hai người có tình ý.
Cô ngẫm nghĩ một lát, rồi đấm tay xuống gối:
- Tức thật, phải lúc đó em đọc coi nói viết thứ quỷ gì, em là chúa ghét thơ thẩn, mấy cái đó em bực mình lắm.
Cách nói của Thục Ánh làm Thục thật sự bối rối. Trong một thoáng, cô thấy Thục Ánh rất có lý và quay ra nghi ngờ Khương. Nhưng rồi thái độ của anh lúc sáng đã làm cô nghĩ ngược lại.
Cuối cùng cô đành nói thật:
- Chị nói điều này xong, em phải hứa không được nghi kỵ Anh Thư, và nên khoan dung với nó hơn, dù gì thì nó vẫn nhỏ hơn em, với lại nó không cố ý lôi kéo Khương, cho nên em phải hứa là biết rồi bỏ đi, em hứa đi.
Thục Ánh phẩy tay:
- Chị ra điều kiện cho em hả? Muốn gì thì nói ra đi, em ghét nhất là kiểu chặn đầu.
Bà Định cũng sốt ruột:
- Con biết chuyện gì thì nói đi, đừng vòng vo nữa.
Thục đành nói liều:
- Mẹ có biết tại sao cậu ta cố tình đưa Anh Thư về không? Vì lúc đó nó say quá, nên nói là yêu cậu ta, cậu ta không muốn mọi người biết, nhất là nhà bên đó có con, sợ con nghe.
- À.
Bà Định như bật ngửa ra. Cả Thục Ánh cũng ngạc nhiên, rồi cô thét:
- Em nghĩ đúng chứ đâu có sai. Rõ ràng nó muốn quyến rũ ảnh, còn ảnh thì xiêu lòng, rõ rồi, nếu em không gặp lần đó, thì hai người còn phát triển tới đâu.
Bà Định xen vào:
- Mà không chừng hai đứa đã có ý lâu rồi, cho nên thằng Khương không thèm xin lỗi con, chắc nó nghĩ bỏ con ra thì cũng còn con kia.
Thục nhăn nhó:
- Đừng có gán ghép người ta như vậy mà mẹ.
Cô cố nói như phân tích:
- Khương nói giữ tiếng cho Anh Thư, vì không nỡ làm con nhỏ mất mặt, chứ không có tình ý gì cả, con thấy Thục Ánh nên thông cảm chuyện đó, như vậy mình mới không hẹp hòi.
Thục Ánh cười khẩy:
- Chị bảo tôi bỏ qua à, biết thầy có người yêu mà vẫn ngoan cố yêu thầy, rồi còn giả say để tới nhà thầy ngủ, con gái gì như vậy, thành quỷ rồi chứ con gái gì.
Bà Định nói thêm:
- Nếu tại con nhỏ kia thì nó cứ nói ra, có vậy người ta mới tin nói, ai bảo hỏi không chịu nói.
Thục Ánh nói tới luôn:
- Nếu biết nó như vậy sao không kể với em, bao che tức là có tình ý với nó rồi.
Cô gật gù:
- Được thôi, muốn giấu em thì em cho biết tay, em quậy lên thử coi ai xấu cho biết.
Thục hoảng hồn:
- Em định làm gì nữa Ánh?
- Chị hỏi chi vậy? Hỏi để báo trước cho nó chuẩn bị hả?
- Em làm bậy một lần đủ rồi nghe Ánh, đừng có quậy thêm cái gì nữa, coi chừng càng quậy em càng làm Khương sợ em đó.
- Sợ hả? Nếu biết sợ em thì đã không giấu em dung túng con quỷ kia, được thôi cỡ nào em cũng chơi được cả, em không chịu thua đâu.
Thục ngồi im, rối bời trong bụng. Nếu biết nói thật để Thục Ánh làm dữ như vậy, cô đã không dại dột nói ra. Bây giờ cô hối hận, vì đã không nghe ý kiến của Khương. Cậu ta hiểu em gái cô hơn cả cô nghĩ, rằng Thục Ánh quá kiêu ngạo, nên không hề biết vị tha.
Cô cố thuyết phục bằng cách răn đe:
- Em có biết tại sao Khương không giải thích với em không? Vì em cứ làm đùng đùng lên, làm cho người ta bị xúc phạm, nếu hôm đó em đừng làm lớn chuyện thì hai đứa đã dàn hòa rồi.
- Rồi sao nữa?
- Cho nên bây giờ đừng có quậy nữa, càng quậy thì càng có mâu thuẫn, coi chừng em làm cho cậu ta chán đấy.
Cách cảnh tỉnh đó không làm Thục Ánh sờn lại, mà chỉ làm cô bị va chạm tự ái nặng nề. Vốn quá tự phụ, cô không chấp nhận được chuyện hạ mình, trong khi người khác có lỗi. Và cũng không hề nhìn lại mình, chỉ muốn lấn tới mà thôi.
Cô nói thách thức:
- Muốn bỏ thì làm cho bỏ luôn, tưởng em sợ hả? Em cho chị biết, chỉ có em bỏ người khác thôi, đụng vào em đi rồi biết.
- Nếu không nghe lời chị thì em sẽ hối hận đó.
Đáng lẽ phải khuyên Thục Ánh bớt hung hăng, thì bà Định lại quay lại trách Thục:
- Con sao nhu nhược quá, người ta đã có lỗi với em mình mà còn khuyên nói nhịn, làm vậy rồi thằng kia được thế lấn lướt nó hay sao?
Bà quay qua Thục Ánh:
- Con không được nhượng bộ, trị cách nầy không được tìm cách khác. Đã nó có lỗi sờ sờ ra đó mà nói không được, bây giờ quay ra nhịn nói, cho nó trèo lên cổ hay sao.
Thục nhăn mặt khổ sở:
- Sao mẹ lại khuyến khích nó như vậy, làm vậy chẳng khác nào đẩy người ta ra xa mình thêm.
- Vậy chứ nó có biết sợ mình đâu mà kéo nói lại, con làm gì hạ mình dữ vậy, bộ không có thằng đó rồi con Ánh ế chắc, ý là chưa cưới mà nó còn coi thường, tới chừng đưa mình vô vòng rồi nó còn lộng hành tới đâu.
Thục quay qua nhìn Thục Ánh. Thấy cô em gái nheo mắt như suy nghĩ rất căng, cô lo ngại:
- Em nghĩ cái gì vậy?
- Bây giờ em chưa tìm được cách nào dằn mặt họ, nhưng em sẽ nghĩ ra được.
Thục thở dài:
- Chị chỉ sợ làm xong rồi em và cậu ta chia tay luôn đó, em nghĩ dễ tìm một người như Khương lắm sao?
Bà Định nói hớt:
- Con nói vậy chắc con Ánh tệ lắm à? Chắc nó xấu hay thất học, hay gia đình nó hèn kém hơn gia đình thằng kia, phải biết nâng giá trị mình lên chứ.
Thục không trả lời, cô thấy ngán ngẩm thật sự, biết mẹ và Thục Ánh sai lầm mà nói không được, khổ không thể tưởng.
Bà Định nói như cấm:
- Mai mốt con không được tới nhà thằng đó nữa, con làm vậy nó nghĩ chắc mình cần nó lắm, làm vậy là hạ thấp con Ánh đó.
- Chắc con sẽ không tới đó nữa, mà cũng không xen vào giải quyết chuyện này, vì có nói cũng không ai nghe con.
- Nói bậy mà bảo nghe sao được, tính con nhu nhược quen rồi, như vậy ai mà sợ.
- Con không hiểu tại sao mẹ cứ muốn người ta phải sợ mình, sao mẹ không dạy Thục Ánh làm người ta thương, như vậy bền vững chứ mẹ.
- Nhưng mà trong chuyện này, làm cho người ta thương thì có ích lợi gì, nó thương rồi nó có biết sợ mình không?
Thục cảm thấy tức ấm ức. Từ đó giờ cô và mẹ không thể ngồi nói chuyện lâu được. Vì nói rồi cuối cùng cũng bị mẹ mắng để dập tắt cô. Mẹ truyền cho Thục Ánh tất cả những gì đáng sợ Ở phụ nữ mà cô không làm sao tìm cách thay đổi được.
Cô cảm thấy mình đang dần dần đứng về phía Khương. Ngay cả cô là con trong nhà còn không chịu nổi mẹ và Thục Ánh, huống gì là người ngoài.
Thục ngồi một lát rồi về. Mà cũng không ai giữ cô lại. Cô biết Thục Ánh đang chờ cô về để bàn bạc với mẹ cách đối phó. Ở lại chỉ làm cho nó bực mình.
Khi cô về nhà thì thấy Anh Thư đang ngồi một mình ngoài hiên. Trong bóng tối, cô không nhìn được mặt. Nhưng nhìn dáng điệu ủ rũ, cô biết Anh Thư đang rất buồn. Lúc sau này cô nàng hay tìm bóng tối mà ngồi như thế, không giống Anh Thư trước kia chút nào.
Bất giác cô thấy bực, thay vì thương hại. Ngoài tình cảm, người ta còn lý trí chứ. Tại sao cứ ngu ngốc đi yêu một người đã có người yêu, rồi cứ đắm mình trong đau khổ? Bộ không sáng suốt hơn được sao? Trên đời này đâu phải chỉ có mình Khương là con trai.