Chương 3

Cuối cùng thì tiếng chí chóe cũng rời dần. Chỉ còn tiếng mở tập sột soạt.Kèm theo những tiếng thở dài sườn sượt.
Hồng Thảo cắm đầu viết bài cho hai tập. Bên cạnh cô, Anh Thư chống cằm mơ màng nhìn ra cửa sổ.
Không hiểu sao hôm nay, khi nhìn đồi thông ngoài khung cửa sổ, cô thấy một nỗi bức xúc dào dạt. Trên bục giảng, hình dáng rất nghệ sĩ của thầy Khương đứng giảng bài, làm cô xôn xao khó tả. Một thứ cảm xúc mà lần đầu tiên cô vấp phải ở chính thầy của mình.
Anh Thư khẽ thở dài. Những lúc thế này cô thường giải tỏa cả xúc của mình bằng thơ. Quên mất đây là giờ học, cô lôi quyển tập ra, xé bừa một trang. Rồi viết một mạch:
Tôi có những ngày buồn
Mê man
Tóc xõa một mình ngồi hát ca
Tay buông xuôi the niềm tuyệt vọng
Giấc mơ nào đành gởi gió bay xa
Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua
Giữa đường về buồn như muốn khóc
Một ngôi sao đi lạc cuối trời
Im lặng quá tiếng ai đang gọi
Không - chỉ tiếng lòng tôi gọi - thế thôi
Trong khi Anh Thư cắm cúi viết, thầy Khương đi xuống cạnh cô, và cúi xuống nhìn tờ giấy. Một lát sau thầy lên tiếng:
- Chị Thư không viết bài à?
Anh Thư giật bắn mình ngước lên. Bối rối dằn tay lên giấy như muốn giấu. Cô hơi xấu hổ khi thấy cả lớp đều nhìn về phía mình. Vẻ dạn dĩ hằng ngày biến mất. Và cô đỏ mặt khi thấy mình trở thành nhân vật nổi đến những hai lần. Mà lần này thì hết sức kỳ cục.
Thầy Khương nói thản nhiên:
- Sao chị không viết bài?
Hồng Thảo buột miệng:
- Dạ, tại em thua cuộc.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Thua cuộc? Tôi có thể biết các chị đã đặt cuộc gì không?
Anh Thư luồn tay bấm Hồng Thảo một cái. Cô nàng nín thinh không dám trả lời. Thầy Khương bèn quay qua Ngọc Chi:
- Chị có thể cho tôi biết không?
Ngọc Chi liếm môi khó xử. Cô định trả lời không biết.Nhưng cái nhìn nghiêm nghị của thầy Khương làm cô bị trấn áp. Cô nói một cách khó khăn:
- Dạ, lúc nãy... tụi em... thách nhỏ Thư chọc thầy, Thảo nó thua cuộc ạ.
Cả lớp vỡ ra cười. Thầy Khương có vẻ kinh ngạc thật sự. Thầy không ngăn được cái nhướng mắt khi nhìn Anh Thư. Rồi điềm đạm:
- Chị hãy tự viết bài vào tập. Còn bài thơ nầy tôi sẽ tạm giữ.
Nói xong, thầy cúi xuống cầm tờ giấy đi lên bảng. Anh Thư quay qua Ngọc Chi,dứ dứ nắm đấm:
- Con nhỏ phản bạn.
- Tại thầy bắt ta nói chứ bộ.
- Vậy bắt mi nhảy xuống lầu mi có nhảy không?
- Chắc chắn thầy sẽ không bảo ta làm chuyện kỳ cục như vậy.
- Hứ!
Trên bảng,Thầy Khương chợt quay xuống:
- Chị Anh Thư có thắc mắc gì, cứ nói.
Anh Thư hết hồn nín thinh. Thầy không không hễ quay xuống mà vẫn biết những gì phía dưới. Không lẽ thầy có mắt phía sau?
Nhớ lạ isự ngông nghênh của mình lúc nãy, cô nguyền rủa mình không tiếc lời. Người ta bảo đi đêm có ngày gặp ma. Cô đã từng chọc phá thiên hạ, nhưng bao giờ cũng vô sự. Còn lần này thì chết mất thôi. Sao lúc nãy cô không biết đó là thầy.Thầy thì tất nhiên phải khác với sinh viên chứ. Nghĩ tới cách hạch sách của mình lúc nãy, cô cứ nhắm tít mắt với cả giác khổ sở.
Hết giờ, thầy Khương đi ra. Cả lớp lại bắt đầu lao xao lên:
- Thầy giảng hay quá, môn lý luận mà không khô tí nào.
- Giọng thầy hay ghê, phải nói là nghe không chán, hết giờ mà ta tiếc ghê.
- Thầy đẹp trai thật, cô chắc là phải đẹp lắm.
- Biết đâu thầy chưa có vợ Thầy còn trẻ mà.
- Sao trước đây không gặp thầy nhỉ, hay là thầy mới về trường?
- Chắc vậy.
Ngọc Chi quay ra nhìn mấy bàn sau, rồi thì thầm với Anh Thư:
- Không biết có gì mà tụi nó lao nhao lóc nhóc đến thế, thì công nhận là thầy dạy hay, nhiều thầy cô khác cũng hay vậy. Làm như gặp hiện tượng không bằng.
Hồng Thảo mỉm cười:
- Thì thầy hay như thế, tụi nó bị sốc cũng đúng thôi.
Cả ba kéo ra khỏi lớp. Đi ra phía cổng. Giữa đường Hồng Thảo chợt đứng lại:
- Lúc nay mi viết cái gì vậy Thư?
Nghe nhắc chuyện đó, Anh Thư rầu rĩ:
- Ta làm thơ, không biết chứng gì lúc đó tự nhiên ta nổi hứng lên, nghĩ tới chuyện thầy đọc nó ta rùng cả mình.
Ngọc Chi liếc cô một cái:
- Ai bảo lười cho lắm vào, nếu viết bài thì đâu có thời giờ thơ thẩn, cho mi chết.
Hồng Thảo tò mò:
- Mà mi viết cái gì? Có ca ngợi thầy không?
Thấy Anh Thư không trả lời, Ngọc Chi cười tinh quái:
- Hay là mi làm thơ tình tặng thầy, mới gặp thầy đã bị choáng váng rồi, ta biết mà, nếu không thì đào đâu ra cảm xúc để làm thơ chứ.
Anh Thư la oai oái:
- Con khỉ, ăn nói vậy đó hả, có biết đó là thầy không, bộ mi không biết chừ lề hả?
Ngọc Chi tỉnh bơ:
- Thiếu gì chuyện sinh viên yêu thầy, rồi thầy yêu sinh viên, vậy nó mới khác người chứ, mi thích cái gì khác người mà.
Thấy Anh Thư bắt đầu cong môi lên, Hồng Thảo bèn can:
- Đừng có nói bậy mi, ai nghe được là chết nó. Nhưng mi có định xin lại bài thơ đó không Thư?
Anh Thư vẫn rầu rĩ:
- Thầy đã đọc nó rồi, còn xin gì nữa, lấy lại tờ giấy thì chữ nghĩa cũng đã bị đọc rồi.
- Dù sao mình giữ thì cũng yên tâm hơn, mi không dám xin thì ta nói cho.
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi, không cần đâu.
Ngọc Chi im lặng ngẫm nghĩ chuyện gì đó. Chợt cô nàng cười khúc khích:
- Con Thư đã lập được kỳ tích đấy nhé, người thường nó không thèm chọc đâu, chỉ chọc cỡ thầy trở lên thôi.
Anh Thư không trả lời nổi nữa. Bình thường thì cô đã đốp chát tới bến. Nhưng hôm nay có hai sự kiện làm cô bị mất vía. Đầu óc đâu mà trả lời nữa.
Anh Thư mặc thêm áo, khoác ba lô lên vai, rồi lững thững đi ra sân. Buổi chiều mùa đông rét mưót, một mình cô đi trên con đường vắng. Hai bên đường, đồi thông như chìm đi trong sương. Chiếc áo len màu trắng vào chiếc mũ trùm đầu cũng màu trắng muốt của cô như hoà đi trong màn sương mù. Những bước đi nhấp nhô làm cho con đường yên ngủ trở nên sinh động hơn.
Anh Thư giấu hai tay trong áo cho đỡ lạnh. Cô thả bộ xuống con dốc rồi rẽ qua con đường xuống bờ hồ. Cô đứng bên thành cầu, im lặng nhìn xuống dòng nước xanh biếc, in bóng hàng thông tĩnh lặng.
Hôm nay không có Ngọc Chi và Hồng Thảo. Nếu có hai đứa nó, thế nào cả bọn cũng thách nhau thả chân xuống nước xem nó lạnh đến đâu.
Nhìn mặt hồ, Anh Thư lại nghĩ về thầy Khương. Hình dung lại dáng thầy khi đứng giảng bài. Từ hôm tịch thu bài thơ chết tiệt của cô, thấy không nhắc gì đến nó. Mỗi lần vào lớp vẫn không chiếu tướng như cô vẫn thầm lọ Tóm lại là thầy hoàn toàn không có ấn tượng gì về buổi sáng bị cô dọa nạt trong quán café. Nhưng cô thì bị ám ảnh không dứt. Gần như là tương tư vậy.
Ngắm mặt hồ chán, Anh Thư rời chiếc cầu, đi thơ thẩn lên đồi thông. Đến lúc trời bắt đầu nhá nhem cô mới trở ra.
Anh Thư băng qua đường, vào quán café phía góc vườn hoa. Giờ này quán thật vắng, lơ ngơ vài chiếc bàn không người ngồi. Anh Thư đưa mắt tìm chiếc bàn trong góc, sát với hàng rào gần cửa, vì chỗ này có thể nhìn qua hồ và thấy được cả hai chiếc cầu.
Khi Anh Thư vừa vào cửa thì đã thấy có người chiếm chiếc bàn của mình. Ban đầu cô định tìm bàn khác, nhưng khi nhìn người ấy, cô bàng hoàng đứng ngó sững, vì đó chính là thầy Khương. Hình như thầy cũng đã thấy Anh Thư từ xa, nên cười với cô một cái như chào.
Anh Thư tần ngần một thoáng rồi mạnh dạn đi về phía bàn:
- Thưa thầy.
Thầy Khương mỉm cười:
- Nãy giờ tôi thấy có một cô gái đi dạo thơ thẩn bên hồ, không ngờ cô gái đó là em.
Tự nhiên Anh Thư thấy hơi run. Không phải run vì sợ mà là cuộc gặp bất ngờ này làm cô thấy choáng. Cô liếm môi, nói bạo dạn:
- Em có thể ngồi đây với thầy không ạ?
Thầy Khương khoát tay:
- Em ngồi đi.
- Dạ.
- Em uống gì?
- Dạ, café ạ.
Thầy Khương quay qua nói với cô phục vụ, rồi quay lại nhìn Anh Thư:
- Em là Anh Thư phải không?
- Dạ.
Không hiểu thầy Khương nghĩ gì mà chợt cười một mình. Như vừa nhớ ra một chuyện gì đó về cộ Nụ cười của thầy làm Anh Thư nghĩ ngay đến chuyện trong quán, và chuyện bài thợ Tự nhiên cô thấy hối hận vì đã dám ngồi với thầy.
Anh Thư lén nhìn qua phía đối diện, và thấy thầy Khương cũng đang nhìn mình. Cô vội ngó xuống bàn như trốn. Cử chỉ của cô làm thầy Khương lại cười:
- Trời lạnh thế này mà em đi chơi, lại đi một mình, thật lạ. Nhưng tôi cũng không ngạc nhiên lắm.
- Sao vậy thầy?
- Một người như em thì có thể làm những chuyện khác thường, nó cũng tự nhiên thôi.
“Chúa ơi, thầy nói giống như Hồng Thảo và Ngọc Chi thường hay nói mình” – Anh Thư nghĩ thầm một cách ngạc nhiên. Nhưng cô không nghĩ ra được gì để trả lời. Lạy chúa, sao hôm nay con đần độn thế này!
Thầy Khương có vẻ ngạc nhiên khi thấy Anh Thư ít nói. Có lẽ điều đó làm thầy buồn cười. Làm sao mà thầy hiểu được những cảm giác rối bời làm cô xúc động đến không nói được. Mà tất cả cũng vì có sụ tiếp xúc gần gũi thế này.
Cô tập trung tinh thần lại, rồi nói một cách dũng cảm:
- Thưa thầy, cho em xin lỗi.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Xin lỗi chuyện gì?
- Chuyện trong quán hôm đó, em đã vô lễ với thầy.
Thầy Khương sửa lại:
- Trêu chọc chứ không phải vô lễ, tôi không quan trọng chuyện đó đâu.
- Lúc đó em không biết thầy là thầy.
- Nếu biết em có chọc không?
Anh Thư vô tình nói hùng hồn:
- Dạ, chắc chắn là không.
Thấy thầy Khương không nói gì, cô dè dặt:
- Lúc đó thầy có bực không ạ?
- Không.
- Sao vậy thầy?
Thầy Khương mỉm cười:
- Có người trêu ghẹo tôi như vậy, chứng tỏ ngoại hình tôi không đến nỗi khó coi lắm, ít nhất là không đạo mạo đến nỗi làm người khác sợ.
- Thầy rất dễ mến, lớp em ai cũng thích học thầy đấy, thầy biết chuyện đó không ạ?
- Nghe em nói tôi mới biết, còn em thì sao?
Anh Thư nói nhiệt tình:
- Em thích học môn thầy lắm. Thầy biến những khái niệm trừu tượng thành những ý niệm thực tế, nó không cứng nhắc theo sách. Nếu thầy mà dạy văn học Việt Nam chắc sinh động lắm.
- Em sợ môn đó lắm hả?
- Dạ, em không thích lắm, tại nó …
Anh Thư ngừng bặt, không nói nữa. Cô muốn bảo tại cô Lý giảng đơn điệu quá, nhưng nói ra thì có vẻ phê phán, nên cô làm thinh.
Thầy Khương như đoán ra, nên chuyển saong chuyện khác:
- Em làm thơ hay lắm.
Anh Thư mở lớn mắt:
- Dạ?
- Sao em ngạc nhiên vậy?
- Thầy có đùa không ạ?
Thầy Khương bật cười:
- Sợ tôi nói mỉa hả?
- Vâng.
- Không đâu, những chuyện như vậy tôi không đùa, nhất là đùa với sinh viên. Có điều, đọc bài thơ đó, tôi nghĩ em viết không phải bằng cảm xúc nảy ra bất chợt, nghĩa là không bị ngoại cảnh chi phối để viết về nó.
- Ôi, sao thầy biết? – Anh Thư kêu lên ngạc nhiên.
- Nó biểu hiện trong thơ đó thôi, hình như em không viết về cảm xúc nhất thời, mà chỉ diễn tả nỗi lòng sâu kín của mình.
Thầy nói tiếp như nhận xét:
- Ở tuổi của em, cái buồn vu vơ là không tránh khỏi, nhưng sao có vẻ bi quan vậy, em phải vui vẻ từ chính nội tâm, chứ không phải chỉ là sự thể hiện bên ngoì. Đọc thơ em, tôi không tin đó là cô bé đã hạch sách tôi một cách vô tư như con nít.
Anh Thư cười gượng:
- Mỗi lần nhớ lại, em xấu hổ vô cùng.
- Xấu hổ chuyện gì?
- Dạ chuyện gặp thầy trong quán, rồi lại đến bài thơ, bạn em bảo em xin lại bài đó.
- Vậy sao em không xin?
- Tại em nghĩ thầy đã đọc rồi, em xin hay không cũng vậy thôi. Mà không chừng thầy đã quên mất tiêu, em mà hỏi chẳng khác nào nhắc cho thầy nhớ.
- Hình như chuyện đó làm em lo lắng lắm.
- Thầy không biết chứ, em xấu hổ lắm, em còn mỗi hy vọng là thầy quên mất rồi, vì thầy còn bao nhiêu chuyện khác.
Thầy Khương lắc đầu:
- Tôi có bận rộn thật, nhưng vẫn nhớ bài thơ đó, và thuộc rồi. Tất nhiên tôi đã không phổ biến với ai, em không phải ngại. Mà thật ra có gì phải ngại, thơ là để cho nhiều người thưởng thức mà. Em có thể gởi đăng báo cũng được.
Anh Thư khẽ nhăn mũi:
- Em chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đưa lên báo. Rủi không được thì quê lắm thầy ạ. Hai nhỏ bạn em bảo không nên cho nhiều người xem.
- Sao vậy?
- Nó bảo không nên khủng bố tinh thần người ta.
Thầy Khương bật cười:
- Bạn em mới là khủng bố tinh thần em đó. Đọc thơ em tôi thích lắm, tôi nghĩ em làm thơ thường lắm phải không?
- Dạ. Em làm từ nhỏ lận, và có hẳn một quyển thơ riêng của em.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Một tập thơ riêng à? Vậy là nhiều đấy, hôm nào có thể cho tôi xem không?
Đến lượt Anh Thư thấy ngạc nhiên. Cô cảm nhận được là thầy Khương không nói xã giao. Cô tò mò:
- Hình như thầy thích nghiên cứu thơ lắm hả thầy?
Thầy Khương trả lời bằng một cái gật đầu. Cử chỉ đó làm Anh Thư hưng phấn hẳn lên:
- Vậy nếu đọc thơ em, thầy sẽ không cười chứ ạ?
- Tôi không bao giờ cười sinh viên của mình. Cứ mạnh dạn cho tôi đọc, biết đâu tôi có thể giúp em điều gì đó.
- Dạ.
Anh Thư không ngờ thầy Khương cùng ý thích với mình. Điều đó làm cô xúc động khó tả. Giống như có một sự gần gũi vượt qua những hàng rào chắn. Khiến cô không dám nói gì, vì sợ mình láu táu.
Thấy chợt im lặng, thầy Khương như muốn gợi chuyện giúp cô khỏi bối rối:
- Lớp các em là một trong những lớp quậy nhất mà tôi gặp.
Anh Thư tò mò:
- Vậy thầy có ngán lớp em không thầy?
- Không, mà tại sao tôi ngán?
- Vì nhiều người quậy quá, nhớ lại lúc thầy mới bước vô lớp, ai cũng có ấn tượng cả. Không phải thầy cô nào mới vô các bạn cũng ồn vậy đâu. Đó là cách thể hiện tình cảm đó thầy.
Thầy Khương mỉm cười:
- Tôi thấy thật hân hạnh. Nhưng quá mức như vậy sẽ ảnh hưởng đến lớp khác, cho nên thể hiện ít ít thôi.
Thầy ngừng lại một chút, rồi nói tiếp:
- Lúc bàn giao lớp, cô Minh có nhắc tôi một số sinh viên phải chú ý. Trong đó có một cô tên Anh Thư, cô này thích làm chuyện khác trong giờ học, hay ngủ và thích hát, đặc biệt là nổi tiếng về thành tích chọc phá người khác.
Anh Thư tròn xoe mắt:
- Ối trời!
Thầy Khương điềm đạm nói tiếp:
- Cho nên lúc gặp em ngoài quán, tôi hơi đoán ra.
- Ôi lạy chúa – Anh Thư vô tình thì thào.
Rồi cô ngồi im suy nghĩ, phân tích từng chuyện thầy Khương nói. Mấy chuyện khác không nói gì, nhưng chuyện ngủ gục làm cô thấy quê không thể tưởng. Mặt cô chợt đỏ lên:
- Lâu lâu em tranh thủ chợp mắt một tí, chứ đâu phải lúc nào cũng ngủ đâu ạ.
- Rất may là em không phát huy nó thường xuyên, và rất may là em chưa bị thi lại lần nào.
Anh Thư không ngốc đến nỗi không nhận ra cách giễu cợt kính đáo của thầy Khương. Đâu phải lần đầu tiên cô nghe nói về mình như vậy. Tụi Hồng Thảo nói thì không thấy gì, nhưng đến lượt thầy Khương nói thì cô thấy mình vô cùng dị hợm.
Anh Thư quê quá nên đâm ngại khi ngồi với thầy Khương. Cô bèn nhìn ra ngoài, rồi đứng dậy:
- Xin phép thầy, em về.
- Tôi cũng định về đây, ra xe đi, tôi sẽ đưa em về.
Phía dưới lại ồ lên:
- Trời ơi, nếu thầy mà chấm điểm thi chắc tụi em chết quá.
Hồng Thảo nói nhỏ:
- Sao nhìn thầy hào hoa mà thầy lại keo kiệt thế.
Đáp lại những tiếng chí choé đó, thầy Khương chỉ cười chứ không đáp. Hình như cố lờ đi vụ hát. Nhưng lớp không dễ dàng bỏ quên, sau khi phàn nàn chuyện thi cử, lớp quay sang nhớ vụ thầy hát. Và lại ồn lên.
- Lúc nãy thầy nói ai làm nổi yêu cầu của thầy thì thấy hát. Anh Thư nó làm được rồi đó thấy.
- Đúng đúng, thầy phải hát, thầy phải giữ lời hứa.
Thầy Khương né tránh một cách khéo léo:
- Các anh chị làm tôi nhớ đến một gia đình ở gần nhà tôi trong không khí này.
Cả lớp yên lặng nghe thầy nói. Không ai hiểu gì nên đều im lặng tò mò ngồi nghe. Thầy Khương chờ không khí yên lặng rồi mới nói:
- Khu tôi ở rất yên tĩnh, nên nhà nào có chuyện là nhà bên cạnh đều biết.
Phía dưới ngồi yên ngơ ngác.
Hồng Thảo quay sang Anh Thư:
- Thầy nói chuyện gì vậy mi?
- Ta cũng không hiểu. Ngồi nghe đi rồi biết.
Đứng trên bục giảng, thầy Khương nói như giảng bài:
- Mấy hôm nay tôi rất nhức đầu, vì về phải nghe bà hàng xóm bên cạnh hát karaokẹ Còn anh chồng thì cứ ra ban công đứng. Ban đầu tôi thấy bất thường, vì tôi không tin anh ta lại ra ban công ngắm cảnh trong lúc trời lạnh cóng như thế.
Ở dưới vang lên tiếng thắc mắc:
- Sao thầy không hát mà nói chuyện gì vậy thầy?
Thấy Khương khoát tay rồi nói tiếp:
-Hôm qua tôi ra hỏi thì thấy anh ta nói lá mỗi lần bà vợ hát, anh ta phải ra ngoài, chứ không sợ hàng xóm tưởng anh ta đánh vợ.
Cả lớp ngớ ra một lúc, rồi ai nấy hiểu ra cười nghiêng ngả. Chỉ có thầy Khương là không cười.
Đợi tiếng cười lắng nhỏ dần, thấy Khương nói tiếp:
- Tôi cũng vậy, tôi không muốn các anh chị phải ra khỏi lớp vào lúc này.
Cả lớp lại bò ra cười. Càng nghĩ càng thấy mắc cười. Vậy có thể hiểu đó là cách từ chối khéo của thầy. Nhưng các cô nàng trong lớp chưa chịu thua:
- Thầy mà hát dở, tui em không tin đâu.
- Thầy hát đại đi thầy, hát dở cũng không sao.
Thầy Khương lắc đầu:
- Tôi không muốn lát nữa lên khoa, đồng nghiệp lại hỏi: Sao mới buổi đầu mà thầy đã khủng bố tinh thần sinh viên thì tôi không biết trả lời sao.
Và thầy ngừng lại, nhìn cả lớp cười:
- Cho nên để tránh câu trả lời đó. Tôi phải cho các anh chị học tiếp mới được.
Dưới lớp, những tiếng phản đối lại vang lên:
- Thôi thầy, cho nghỉ tiếp đi.
- Thầy hứa cho nghỉ rồi mà thầy.
- Chưa hết tiết mà thầy.
Trên bảng, thầy Khương im lặng viết bài, như khống chế cả lớp bằng thái độ rất cứng.