Anh Thư nói không chắc lắm: - Em cũng không biết nữa, nhưng nếu thầy muốn thì em sẽ im lặng luôn. Thầy Khương cười cười: - Tôi cũng muốn biết em giữ bí mật như thế nào lắm, sợ là nó khó với em thôi. Anh Thư vô tình hếch mặt lên: - Thầy làm như em nhiều chuyện lắm vậy, nếu không ai hỏi thì em nói làm chị Mà nếu không ai biết thì em hỏi họ biết chưa, chứ có phải là em nhiều chuyện đâu. Thầy Khương bật cười. Rồi cười lớn hơn. Lần đầu tiên Anh Thư thấy thầy cười nhiêu như vậy. Tối nay vui thật. Thầy Khương chợt nhìn đồng hồ rồi nói như nhắc: - Có lẽ em nên về thôi, nếu ở lại đến kết thúc thì khuya lắm. Anh Thư khẽ lắc đầu: - Không, em muốn ở lại thêm nữa, ở đây thích lắm. - Về khuya như vậy ba mẹ em sẽ chờ đó. Lần đầu em không nên đi khuya. - Em có nói với mẹ em rồi. Mẹ sẽ không chờ đâu. Thầy Khương không nói gì, chỉ khoát tay ra hiệu cho cộ Rồi đứng lên đi ra ngoài. Anh Thư cũng đi theo. Ra đến hàng lang, cô đứng lại: - Nhưng em sẽ không về đâu. Thầy Khương khoát tay: - Tôi sẽ giới thiệu em với một người, đi theo tôi nào. Rồi thầy bước về phía cầu thang. Ở đó có một nhóm người đang nói chuyện sôi nổi. Có một anh chàng vừa nói vừa hoa chân múa tay, nhiệt tình thấy ớn, hình như ở đây ai cũng có phong cách trẻ trung sôi nổi. Rất đúng gu Anh Thư, cho nên cô thích không khí nầy ngay. Thấy thầy Khương, mọi người ngưng câu chuyện, quay lại nhìn thầy mỉm cười: - Lâu ghê mới thấy anh Khương đến chơi. - Mấy đứa khỏe hả? - Dạ tụi em vẫn khỏe. Thầy Khương nhìn nhân vật vừa mới hoa chân múa tay: - Hôm nay anh muốn giới thiệu với nhóm một cây bút mới, cô ấy tên Anh Thư, đang học sư phạm. Mấy anh chàng lập tức nổ ngay: - Anh Thư có nghĩa là nữ anh hùng, cái tên rất ấn tượng. - Cả người cũng rất ấn tượng. - Chắc thơ phải hay lắm, nhìn người thì đoán ra thơ. "Mồm mép dữ, hình như mấy người thơ thẩn như vậy đấy" - Anh Thư nghĩ thầm. Nhưng cô cười đáp lại rất nhu mì: - Chào các bạn. Cô thấy mấy anh chàng nhìn cô hơi lâu. Nhưng cô không hề bối rối. Khi đã ở bên cạnh thầy Khương rồi, bọn con trai trang lứa với cô đều là con nít. Ai lại bối rối về con nít bao giờ. Thầy Khương hình như cũng đã thấy những cái nhìn về phía Anh Thự Nhưng không quan tâm lắm. Thầy nhìn qua cô: - Mai mốt em sẽ trực tiếp gửi bài cho trưởng nhóm, cũng là trưởng ban biên tập đó, em làm quen với anh Tuyến đi. Anh Thư gật đầu cười với anh chàng hoa chân múa tay lúc nãy. Không hiểu sao làm trưởng nhóm mà anh ta còn con nít thế. Chắc anh ta có năng khiếu lãnh đạo lắm. Cô đưa mấy bài thơ cho anh tạ Rồi đứng im nghe mọi người nói chuyện. Lạ thật, hình như ai cũng thich nói và nói nhiều. Ở trường cô nổi tiếng là đài phát thanh, như so với mấy người nầy thì cô còn thua xa. Trong nhóm chỉ có thầy Khương là ít nói nhất, hình như thầy chỉ muốn đến giới thiệu Anh Thư, nên chỉ đứng một chút rồi về. Lúc ra ngoài đường, thầy Khương hỏi với vẻ quan tâm: - Em thấy thế nào? - Ở đó vui quá, em thích lắm. - Tôi cũng đoán vậy. Anh Thư nghĩ một lát. Rồi hớn hở: - Mấy người đó vui thật, sao em không biết họ sớm hơn, chắc em có nhiều chỗ để đi chơi rồi. Thầy Khương bật cười: - Vẫn còn kịp mà. - Thầy biết không, trong lớp tụi nó bảo em là nói nhiều, nhưng so với họ, em chẳng nói gì cả. - Rồi em cũng sẽ vậy thôi, khi gặp người cùng tần số, em sẽ có nhiều chuyện để nói lắm. - Chắc em sẽ không nói nhiều vậy đâu, như vậy có vẻ con nít quá. Không hiểu câu nói đó gây ấn tượng thế nào mà thầy Khương quay lại nhìn cộ Nhưng chỉ cười. Anh Thư nũng nịu: - Thầy cười gì em thế? - Con nít bảo nhau là con nít, cũng vui đấy. Anh Thư phật lòng ngồi im. Cô hơi không vui khi thầy Khương chỉ coi cô như trẻ con. Trong khi tối nay thầy đã tạo cho cô cảm giác được là bạn với thầy. Lúc ngồi trong phòng họp, thầy đã nói chuyện hoà mình với cô đó thôi. Chợt nhớ ra, Anh Thư ngồi quay về phía thầy Khương. Tay vô tình xoè ra như đếm: - Trong buổi tối mà được vỗ tay những bốn lần, thầy có thích không thầy? Thầy Khương hơi cười: - Tôi thấy hay hay. - Không phải chỉ hay hay đâu, em thích mê luôn, thầy tuyệt vời thật đấy. Lúc nghe họ vỗ tay, em hãnh diện đến mức tim muốn nhảy ra ngoài luôn ấy. - Em hãnh diện à? Anh Thư gật đầu: - Thật đó thầy, thầy làm em hãnh diện muốn bay lên mây luôn. Thầy Khương không nói gì. Chỉ cười. Hình như cách thể hiện ngây thơ của Anh Thư làm thầy thấy ngộ nghĩnh, vui vui. Anh Thư nhớ lại, mỗi lần tiếp xúc với cô là thầy cười rất nhiều. Cô không biết tại sao như vậy. Nhưng tối nay vui quá cô không có thời gian suy nghĩ lung tung. Tiếng chuông điện thoại đổ từ hồi dưới phòng khách, khiến Anh Thư mở choàng mắt. Cô tung mền qua một bên, chạy xuống nghe. Cô ngồi xuống salon, mắt nhắm tít vì buồn ngủ. Giọng lười lĩnh: - Alô. Giọng anh Tuân vang lên trong máy với vẻ sốt ruột: - Thư hả? Làm gì mà để anh chờ máy lâu quá vậy? - Em đang ngủ. - Gì? Em biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Anh Thư đưa mắt lên đồng hồ. Kim dài chỉ số năm. Cô dụi dụi mắt. Không lẽ cô ngủ dữ vậy trời. Ngủ những bốn tiếng đồng hồ. Cô cười trừ: - Tại em quên. Mà anh gọi có chuyện gì không? Chừng nào anh về? - Chiều nay anh phải đi với sếp. Chắc tối lắm mới về được, em đưa chị Thục qua nhà bên đó dùm anh nghen. Hôm nay nhà bên đó có sinh nhật, đừng để chị ấy đi một mình, anh không yên tâm. - Nhà chị Thục có sinh nhật hả? Sinh nhật ai vậy anh? - Thục Ánh. - Vậy hả? Anh Thư hỏi một cách lơ mợ Thục Ánh là em chị Thục. Nhưng Anh Thư và cô ta không biết nhau nhiều, vì lúc đám cưới chị Thục Ánh với anh Tuân thì cô ta còn học ở Sài Gòn. Chẳng lẽ bây giờ cô ta đã về. Anh Thư có thấy ảnh Thục Ánh trong album của chị Thục. Chị Thục xinh mà cô ta còn xinh hơn. Nhưng hình như có vẻ kiêu kỳ. Có lần Anh Thư nghe chị Thục và anh Tuân nói chuyện với nhau như vậy. Không nghe cô trả lời, anh Tuân nhắc lại: - Em đi được không? - Dạ được. - Cẩn thận đó nghe. - Chở bà bầu đi em ớn quá, nhưng không sao, em sẽ chạy từ từ. - Chạy xe phải cẩn thận nghe, không được phóng nhanh đấy, xuống dốc phải thắng từ từ nghe không. Anh Thư cố tình đùa dai: - Thắng chi vậy anh hai? Thắng rồi làm sao chạy? - Đừng có giỡn, chạy cẩn thận, không được phóng nhanh nghe chưa? - Em không hứa trước được, để xem lúc đó em vui hay buồn đã. Nếu vui thì chạy nhanh, buồn thì dẫn xe cho chắc ăn. Tuân quát nhỏ trong máy: - Đùa dai hả? Cú đầu bây giờ, nhớ là cẩn thận đó. Anh Thư còn nhẩn nha một lát mới chịu hứa nghiêm chỉnh. Cô gác máy rồi chạy lên phòng anh Tuân, đập đập cửa: - Chị Thục ơi, chị ngủ hay thức vậy, em vô được không? Vừa nói cô vừa đẩy cửa bước vào. Chị Thục đang ngồi đan nón cho em bé. Anh Thư xuống ngồi xuống giường, nhìn mũi kim thoăn thoắt trên tay chị Thục thích thú: - Sau này có em bé, chắc chắn em cũng xẽ may đồ cho nó như vậy. Chị Thục cười như không tin: - Cô Thư mà chịu ngồi yên làm mấy chuyện này sao? Anh Thư hỉnh mũi: - Chứ lúc đó bụng to quá, không ngồi yên thì chạy nhảy gì nổi, ngồi một chỗ cho khỏe. Chị Thục bật cười, rồi hỏi qua chuyện khác: Lúc nãy ai gọi vậy? Chị nghe nhưng chạy xuống không kịp. Nhớ ra, Anh Thư vội thông báo: - Anh hai gọi đấy, bảo là chiều nay ảnh không về sớm được. Ảnh dặn em đưa chị về nhà chị đấy. Tối nay sinh nhật chị Ánh hả chị? - Ừ, nó mời đông lắm, lẽ ra chị phải về lúc sáng để đi chợ, nhưng chị thế này đi không nổi. - Chị Ánh về lúc nào vậy chị? - Hai, ba tháng gì đó, chị cũng không nhớ nữa. - Rồi chị ấy có chỗ làm chưa chị? - Chưa, nó đòi vào sài gòn làm, nhưng ba mẹ chị không cho, nhỏ đó đua đòi qua, ở trong đó sợ nó hư. Anh Thư nói vô tư: - Nếu hư thì đã hư mấy năm còn đi học rồi, bây giờ mà vẫn không hư thì chắc chắc có thể tin tưởng được, bị cản buồn lắm. Vốn biết tính Anh Thư nên chị Thục không tranh cãi. Cô em chồng này có tật đụng chuyện gì cũng nói, nhưng không để ý mình nói gì. Và nói xong lại quên ngay. Mà thật sự Anh Thư không để ý chuyện đó nữa, cô đứng lên: - Chị có mua quà không, em chở chị đi. - Thôi khỏi, chiều mình đi sớm rồi ghé chợ mua luôn, mà chiều nay Thư có bận chuyện gì không? Chị đi xe ngoài cũng được. - Em đâu có bận gì, để em đi với chị. Nói chưa hết câu Anh Thư đã biến mất ra ngoài. Cô về phòng mình lấy đồ. Chưa đầy năm phút sau đã nghe cô hát léo nhéo trong phòng tắm. Buổi chiều Thư đưa chị Thục về nhà. Còn khá sớm, nhưng trong nhà đã chuẩn bị đầy đủ nên chắng có chuyện gì làm. Chị Thục có vẻ rất đảm đang. Bụng to như vậy mà vẫn đi tới đi lui làm đủ thứ chuyện. Anh Thư định theo chị Thục vào bếp thì Thục Ánh đã kéo cô lên phòng riêng. Dù chưa từng tiếp xúc nhiều, nhưng cô có vẻ thân mật dễ gần. Cô kéo Anh Thư ngồi xuống giường. Rồi lấy hộp đồ trang điểm ra. Đưa Anh Thư hộp phấn, giọng cô vui vẻ: - Em làm mặt một chút đi, buổi tối không trang điểm nhìn nhợt nhạt lắm, làm đậm vào, lát nữa chị sẽ để đèn màu, sẽ nhảy nữa, em có biết nhảy không? - Dạ không. Thục Ánh nhéo mũi Anh Thư một cái: - Sao hiền thế? Nhưng không sao, thế nào cũng có người dạy em, bạn trai chị nhiều người chưa có bồ lắm, chị sẽ giới thiệu với em. Anh Thư lắc đầu: - Thôi, chị đừng có giới thiệu, em không biết nhảy đâu, quê lắm. - Đừng lo, học một chút là biết liền, nhảy mới vui chứ. Anh Thư thắc mắc: - Sao chị không tổ chức ở quán hoặc nhà hàng, ở nhà không sợ bác trai mắng sao? Thục Ánh nhún vai: - Chị muốn làm ở nhà hàng, nhưng ông già không cho, ổng sợ chị quậy. Mà ông già không chi tiền thì tiền đâu chị làm, chán dễ sợ. - Vậy nhảy um sùm ở nhà, bác không mắng chị sao? Thục Ánh cười khúc khích: - Bộ em không biết gì hả? - Biết gì chị? - Ba em rủ ba chị đi chơi là do chị Thục nhờ đó, hai ông già thân nhau, chắc ba chị không nghi gì đâu. Anh Thư ngớ người, tròn xoe mắt: - Vậy ra là ba em với bác Tịnh đi chơi là do chị sắp xếp? Vậy mà em tưởng là vô tình, ôi trời. Thục Ánh cười xòa: - Em đừng nói lung tung nghe, chuyện này chỉ có chị, chị Thục với bác bên nhà biết thôi. Anh Thư bật cười khúc khích. Cô thấy Thục Ánh thật tức cười. Nếu là cô thì chắc cô không xoay sở giỏi như vậy. Cô nói với chút khâm phục: - Chị nghĩ ra được chuyện hay quá há? Bộ chị ghiền nhảy lắm hả chị Ánh? Thấy Anh Thư còn ngồi yên, cô nói nói như nhắc: - Em trang điểm đi. Rồi cô cũng tự kẻ mắt cho mình. Cả hai trang điểm xong thì vẫn còn sớm chán. Khách chưa ai tới. Ngồi một lát, Thục Ánh lại nói qua chuyện khác: - Chị Thục nói em làm thơ hay lắm hả? - Em cũng không biết. - Ông bồ của chị là nhà thơ đấy, nhưng chị thì chả thích thơ với thẩn. Ảnh lãng mạng lắm, tối ngày thơ thơ thẩn thẩn mơ mộng, nhiều khi chị bực chịu không nổi. Anh Thư mở lớn mắt ngạc nhiên: - Bồ chị là nhà thơ hả? Thích thật há? - Thì chị cũng oai với bạn bè, nhưng lúc chỉ có hai người với nhau thì bực lắm, chị cũng không hiểu nổi chị yêu ảnh vì cái gì nữa, không có cái gì chung hết. Tự nhiên Anh Thư liên tưởng tới thầy Khương, cô muốn khoe thầy dậy lý luận của cô cũng là nhà thơ. Nhưng thấy có vẻ con nít quá nên thôi không nói. Thục Ánh chợt hỏi: - Em học sư phạm, có thầy nào tên Khương không? Dạy môn lý luận ấy? Một linh cảm thoáng qua làm Anh Thư không vui. Nhưng cô không nhận ra ngay, cô lập tức gật đầu: - Em học thầy Khương đó, chị biết thầy hả? Thục Ánh cười với vẻ hãnh diện: - Người yêu chị đó, em thấy ảnh thế nào? Anh Thư ngồi im. Cảm giác như có gì đó đâm phập vào ngực, làm cho nhoi nhói. Cô lặng lẽ nhìn Thục Ánh, im lặng. Thục Ánh vô tình không để ý cử chỉ đó, cô nhắc lại: - Anh Khương dạy hay không? Em thấy ảnh thế nào? Anh Thư trả lời với giọng mà chính cô cũng không nhận ra giọng mình: - Thầy dậy hay lắm, lớp em ai cũng thích thầy. Thục Ánh có vẻ chú ý đến chi tiết đó, cô nhắc lại: - Sinh viên thích ảnh nhiều lắm hả? Thích thế nào? Nếu là người khác, Anh Thư sẽ kể ra hàng lô điều mà cô thấy tuyệt vời ở thầy Khương. Nhưng nói điều đó với Thục Ánh thì thật dại dột, ngu ngốc. Và cô nói tránh né: - Thầy dạy hay nên tụi em thích học thầy, lớp em ai cũng vậy. Thục Ánh vô tình hỏi tới: - Lớp em có sinh viên nào yêu ảnh không? Em có biết không? Anh Thư lặng lẽ lắc đầu. Không nghe Anh Thư trả lời, Thục Ánh quay lại: - Chị biết ảnh có nhiều người thích lắm, nhưng không biết có nhỏ nào tấn công thầy không, nếu nghe trong lớp em có ai xì xào gì, thì nhớ nói với chị nhé. - Dạ. Thục Ánh còn định nói gì nữa. Nhưng có tiếng chị Thục gọi dưới nhà nên cô ngưng câu chuyện, quay qua Anh Thư: - Bạn chị tới rồi đó, em xuống nhà chơi. Anh Thư lững thững đi theo chị Ánh xuống nhà. Cô thấy một nhóm người đi vộ Thục Ánh lăng xăng tiếp khách nên không để ý đến cô nữa. Chỉ có mấy người thôi mà chợt không khí ồn hẳn đi. Anh Thư lặng lẽ đến ngồi ở góc phòng, cô tìm tờ báo đọc để khỏi thấy mình lạc lõng. Nhưng cô chỉ nhìn chữ chứ không hiểu được gì. Lát nữa rồi thầy Khương sẽ đến. Cô thấy điều đó thật vượt quá sức chịu đựng của mình. Một lát sau thầy Khương đến. Anh Thư nghe tiếng thầy chào mọi người, và thầy nói chuyện với chị Thục Ánh. Nhưng cô không bước ra. Chỉ ngồi im như tách mình ra khỏi thế giới của người lớn. Thầy Khương chợt phát hiện ra Anh Thư, và đi đến phía cô. Thầy có vẻ ngạc nhiên: - Anh Thư cũng đến đây sao? Em là bạn của Thục Ánh à? Anh Thư miễn cưỡng đứng dậy chào: - Thưa thầy. Thầy Khương ngồi xuống bên cạnh cô, lặp lại: - Em có quen với Thục Ánh à? - Dạ không có quen, chị của chị Ánh là chị dâu của em. - Như vậy là thân hơn cả bạn, không ngờ em là người nhà của Thục Ánh, em đến lâu chưa? - Dạ, em đến lúc chiều, em chở chị Thục qua. Lúc đó Thục Ánh đi tới, cô kéo tay thầy Khương: - Có Minh Thu tới kìa, nó đi với chồng nó nữa, anh ra với em. Chợt nhớ ra, cô đứng hẳn lại: - Quên giới thiệu. Anh Thư là em của anh rễ em đó, chắc anh chưa biết hả? - Cô ấy vừa mới nói với anh, còn anh thì cũng mới biết. - Mình ra ngoài kia đi anh, em ngồi chơi nghe Thư, đừng ngại gì cả, trong nhà cả mà. Anh Thư dạ nhỏ một tiếng. Cô ngồi yên nhìn chị Thục Ánh kéo thầy Khương đi. Tối nay cô cảm thấy thầy như vô cùng xa lạ với mình. Xa lạ với chính hình ảnh của thầy. Cô đã quen thấy hình ảnh thầy đứng giảng bài. Những lúc như vậy thầy mới thật sự gần gũi. Tự nhiên Anh Thư đứng dậy đi xuống bếp tìm chị Thục: - Em về trước nghe chị Thục, lát nữa anh hai qua đón chị. Chị Thục bận túi bụi nên không có thì giờ nói chuyện với cộ Cũng không giữ cô lại. Thế là Anh Thư lẻn ra ngoài trong lúc mọi người không ai để ý mình. Về nhà, Anh Thư ngồi một mình ngoài sân. Trong buổi tối giá rét. Cô nhìn mãi cành hồng trước mặt mình mà nước mắt rơi giọt. Chợt từ nhà bên cạnh vọng sang bản hoà tấu Unchained Melodỵ Anh Thư nín khóc lắng nghe. Âm thanh đó như cao vút nổi khắc khoẳi, sự đổ vỡ thổn thức trong lòng cộ Lần đầu tiên cô cảm nhận một điệu nhạc bằng nổi đau đớn của cả trái tim. Ngày hôm sau có hai tiết lý luận đầu giờ. Anh Thư không vô lớp, mà đi lang thang dưới chân đồi Cù. Cô phản kháng sự hụt hẫng một cách bướng bỉnh, thách thức ngầm. Cô cảm giác thầy Khương chà đạp tình cảm trong sáng của mình, mà chẳng hề biết như vậy là làm người khác bị tổn thương. Đứng một mình nhìn ra bờ hồ, tự nhiên cô nhớ lại câu thơ mình đã làm vào cái ngày đầu tiên thầy Khương bước vào lớp. "Có gì trong tôi đã vỡ từ hôm qua Giữa đường về buồn như muốn khóc Một ngôi sao đi lạc cuối trời" Lần đầu tiên trong đời, Anh Thư bị cảm giác cô đơn và hoang mang. Đến nỗi hết hai giờ đầu, cô trở lại lớp như chạy trốn sự quạnh vắng phía sau lưng. Buổi trưa tan học. Ba cô ngồi dưới gốc thông. Anh Thư ngắn gọn: - Người yêu của thầy Khương rất đẹp, chị ấy là em của chị Thục, chị Thục đẹp mà chị ấy còn đẹp hơn. Tự nhiên Hồng Thảo và Ngọc Chi đưa mắt nhìn nhau. Không biết nói gì vì cái tin đột ngột này. Anh Thư cũng ngồi im. Thật ra cô chẳng biết từ đâu để giải toa? gánh nặng tâm hồn này. Mãi lát sau Ngọc Chi mới tìm ra một câu thích hợp: - Sao mi biết. - Hôm qua ta đưa chị Thục qua bên đó dự sinh nhật chị Ánh, ta gặp thầy Khương ở đó. Hồng Thảo buột miệng: - Lạ thật, người trong nhà với nhau mà tới giờ mới biết, may là phát hiện sớm. - May là thầy Khương không biết tình cảm của nó. Hai cô đưa mắt nhìn nhau: - Bây giờ làm sao đây? Ngọc Chi tự trả lời: - Mi phải im luôn đi, phải coi tình cảm đó là lầm lẫn, mà đã biết lầm thì phải không được yêu nữa.