Dịch giả : Nhật Tiến
Chương 52 (Chương kết)
Lời bạt

 
" Nếu cháu muốn đạt được hạnh phúc thì đừng tìm về quá khứ, thay vào đó, hãy sống với hiện tại. Có nghĩa lý gì nếu cứ bị ám ảnh mãi về những chuyện đã xảy ra mà cháu cũng không thể thay đổi được. Hãy biết sống và vui lên".
Ông ngoaị tôi đã nói với tôi những lời Này trong buổi trò chuyện cuối cùng vào cái đêm mà tôi rời Nha Trang để đi Sài Gòn năm 1985. Trong suốt bao nhiêu năm trường, tôi đã nghiền ngẫm về sự sáng suốt này của ông và cố gắng sống theo lời khuyên đó. Nhưng càng cố, tôi càng không thể quên được quá khứ. Những sự kiện đã hun đúc tôi tiếp tục đè nặng lên đời sống tinh thần của tôi.
Vào tháng sáu năm 1999, hơn mười bốn năm sau khi tới Hoa Kỳ, tôi tốt nghiệp Nha Sĩ tại trường Đại Học Nha Khoa Nữu Ước. Mùa hè năm đó, trong khi chờ nhận giấy phép hành nghề, những cơn ác mộng mà tôi đã giữ được một khoảng cách trong những năm say sưa vì tự học, quay trở lại quấy rầy tôi với mức độ mới. Những giấc mộng đến tững đợt, mỗi tuần một, hai lần. Đôi khi nó tới theo nhóm hai, ba giấc mộng liên tục. Khi thì tôi mơ thấy tôi vẫn đang còn trên đường phố Sài Gòn, Cố gắng kiếm bằng được chữ ký cuối cùng cho tập hồ sơ, trong khi ở đằng kia, chiếc máy bay đã cất cánh, bỏ rơi tôi laị. Có lần, tôi laị mơ thấy tôi đang chìm dưới biển cả, trên đầu tôi, những thây người tái ngắt móc tay chân với nhau làm thành một  lớp chắn bằng thịt người, cản không cho tôi nhô lên khỏi mặt nước. Tôi tỉnh dâỵ mà không rũ bỏ nổi cơn kinh hãi. Ngay cả ban ngày, những hình ảnh khủng khiếp cứ ám ảnh tôi. Tôi trở nên sợ phải vào giừơng ngủ mỗi tối.
Cố gắng trong tuyệt vọng để tự giải thoát mình khỏi sự khủng hoảng tinh thần quá độ, tôi quyết định ghi chép laị những giấc mộng. Ngày qua ngày, tôi ngồi trước cái Computer, mắt nhìn chăm chăm vào màn ảnh trống, tay vờn cái mặt ngọc của chị Loan mà tôi đeo bằng một  sơị dây chuyền trên cổ. Có biết bao nhiêu tư tưởng mâu thuẫn chạy qua đầu tôi, những kỷ niệm của thời thơ ấu xa xưa, rồi những năm cơ cực sau khi Sài Gòn sụp đổ và sự sửa soạn trong tuyệt vọng để lìa bỏ đất nước. Từ cửa sổ thư phòng trong căn nhà taị SoHo, nơi hiện nay tôi đang ở, nhà thờ Old St. Parrick phía bên kia đường trở thành mối liên hệ oan nghiệt với tôi.
Đâu đó trên nóc cao của nhà thờ, có cái chuông ngân vang theo thời biểu đã định sẵn. Những tiếng ồn ào dai dẳng đó xâm nhập sâu xa vào chỗ trú ẩn của tâm hồn tôi, khiến cho tôi không còn có thể tập trung được.
Một  đêm khuya kia, trong khi tôi ngồi bên computer, có cái gì là lạ xảy ra. Trong sự tĩnh mịch  của căn phòng, thế giới chung quanh tôi dường như biến mất, Không gian, thời gian đều tan loãng, mờ dần. Như là con nhộng hoá thân thành con ngài, bàn ghế chung quanh tôi cũng thay đổi hình dáng. Bức tường thư phòng từ từ biến mất mà hiện ra một  đường phố đông đúc ồn ào. Phía dưới chân tôi, sàn gỗ chuyển thành cái vỉa hè đang bốc lửa. Đàn điện phồng lên thành mặt trời khổng lồ. Và tiếng chuông từ nhà thờ vọng tới như một  loạt tiếng nổ dộng vào tai tôi với những âm thanh quen thuộc của bom đạn. Tôi nhìn quanh căn phòng và, như là trong giấc mơ, tôi đang đứng trên một  góc phố ở Sài Gòn, ngắm nhìn một  đứa bé trai giữa những khuôn mặt của những người trong quá khứ. Tôi biết là tôi đang nhìn laị chính tôi. Và qua con mắt của đứa nhỏ đó, tôi thấy biết bao nhiêu tình huống đã xảy ra trong đời tôi mở toang trước măt..
Tôi khởi sự viết.
Lý do đầu tiên khiến cho tôi viết cuốn này là hoàn toàn vì chính tôi. Tôi chỉ muốn trị vết thương lòng của tôi mà thôi. Nhưng, càng đi sâu vào câu chuyên., tôi càng nghĩ đến những người con lai mà tôi đã găp.. Tôi nhớ đến sự đau buồn của những mảnh đời tuyệt vọng mà tôi đã, hoặc đích thân chứng kiến, hoặc  nghe kể laị trong tuổi thơ ấu của tôi. Cũng đáng buồn như ký ức của tôi, những chuyện đó không phải là duy nhất. Theo sự ước lương., có tới trên năm chục ngàn trẻ lai Mỹ cùng cảnh ngộ với tôi, hoặc  là thê thảm hơn tôi. Những câu chuyện của họ đều có chung một  nỗi thống khổ của sự khiếp đảm và bị đàn áp, bị ngược đãi, bị bỏ rơi, sự bền bỉ, và cuối cùng - cho những kẻ may mắn - được sống sót. Tôi tiếp tục viết với niềm hy vọng rằng những nạn nhân vô tôị đã mất tuổi thơ này sẽ được xót thương, và nỗi niềm bí ẩn bị chôn vuì của họ sẽ được hé mở.
Tôi hoàn tất cuốn Thân Phận Dư Thừa này vào ngày 22, tháng Ba, năm 2000, cùng thời điểm thế giới theo dõi lễ kỷ niệm hai mươi lăm năm ngừng xung đột  taị Viêt. Nam.
Tôi không còn gặp ác mộng  nữa.

Hết

" Những cơn thử thách và những nỗi thăng trầm đã xảy đến với Kiên Nguyễn và gia đình, thật đã quá đủ cung ứng dữ kiện cho toàn bộ một  kệ sách."
The Los Angeles Time, tờ báo đã chọn "The Unwanted" là một trong những cuốn sách hay nhất trong năm 2001.
" Kiên Nguyễn đã kể một câu chuyện hồi hộp hơn là một chuyện đầy tiếng nức nở; bất cứ ai trông đợi một cái nhìn thấu suốt về mối liên hệ rối rắm giữa Mỹ và Việt Nam sẽ không thấy thất vọng khi đọc cuốn này. "
Kirkus Reviews (cơ sở phê bình văn học lớn nhất thế giới)
" Bằng tiếng nói ngây thơ, vô tội, ông đã đem chúng ta đi sâu vào cốt lõi của sự bất công và những thảm kịch trong một  con người."
Carol Memmott, USA TODAY
" Cuốn hồi ký đầy tác động của Kiên Nguyễn về thời kỳ lớn lên ở Việt Nam đã cung ứng một  sự hồi tưởng đầy thấm thía về chúng ta- Những người thuộc thế giới tây phương- đã có được ân sủng để thoát khỏi sự thiếu thốn, đói khát và quan trọng hơn nữa là bạo ngược, chuyên chế."
Biography Magazine

Xem Tiếp: ----