Dịch giả : Nhật Tiến
Chương 50

 
 Khu vực xuất cảnh thật là hoang vắng, ngoại trừ vài thường dân và cảnh vệ. Chứng tích một buổi sáng bận rộn đăng ký còn đọng trên nét mặt moị người và sự bừa bãi của rác rươỉ ngập ngạp trên sàn. Đồ đạc độc nhất là dẫy bàn bằng nhôm giữa phòng. Bên cạnh mỗi bàn có một cảnh sát đứng. Không thấy gia đình tôi đâu, mà cũng chẳng thấy ba trăm hành khách khác, có vẻ như tôi là tên Mỹ lai độc nhất trong căn phòng này.

Một nữ nhân viên bảo vệ tiến lại gần tôi. Vẻ tò mò trên mặt bà ta biến mất ngay khi tôi giơ ra tấm hộ chiếu. Bà ta vừa dẫn tôi đến cái bàn đầu tiên, vừa quaụ:

- Ở chỗ chết tiệt nào ra vậy?

Tại đây tôi bị rà soát một cách thật lẹ coi có giấu vũ khí chăng. Ở bàn thứ hai, tôi được đóng dấu vào hộ chiếu. Tiếp theo, tôi phải ký vào tờ giấy giải tỏa. Trên tờ giấy họ đưa, tôi nhân. ngay ra chữ ký của gia đình tôi, ký nguệch ngoạc vào bên cạnh tên bằng chữ in của mọi người. Cảm thấy nhẹ nhõm, tôi nhìn lướt qua căn phòng. Những cánh cửa đóng dẫn tới những khu vực bí ẩn và khó nhận biết. Tuy vậy, đâu đó trong toà bin đinh này, mẹ và các em tôi đang chờ tôi. Tôi hít một hơi dài, bước lại cái bàn cuối cùng, lòng thầm cầu một phép lạ. Người cảnh sát ngước lên, hỏi:

- Giấy tờ của anh đâu?

Tôi nhìn hắn, chết điếng:

- Thưa ông trong xách tay của tôi.

- Lấy ra!

Tôi sờ soạng trong túi xách, lôi ra một cọc dầy giấy tờ. Suốt mấy năm trời cực nhọc, tôi đã gom góp được một tập hồ sơ dầy cộm. Rất cẩn thận, tôi tuồn tờ giấy chưa có chữ ký của sở Nhà Đất vào giữa tập hồ sơ trước khi giao cho hắn. Tuy cố gắng giữ vẻ mặt tỉnh bơ, nhưng trong lòng tôi, tôi đã gần muốn xỉu. Viên công an chôp. lấy coc. hồ sơ. Nhanh như cắt, hắn tung mớ giấy lên trời, không thèm liếc mắt. Giấy tờ bay trong khoảng không. Lỏa tỏa chung quanh tôi như những con bướm trắng trước khi rớt xuống đất. Tôi thốt ra một tiếng kêu nhỏ. Hình của tôi, của toàn thể gia đình tôi, cùng với tất cả giấy tờ mà tôi đã bỏ ra biết bao nhiêu công khó gom góp trong xuốt ba năm trời, nay tất cả đều nằm ngửa dưới đất, giữa những hồ sơ, hình ảnh những gia đình vô danh, không quan trọng khác.

Viên công an nói, tay chỉ về phía cái ô cửa cuối phòng:

- Anh xong cả rồi. Vào trong mà gặp gia đình.

Không thể tin nổi sự kiện, tôi phản đối:

- Nếu như giấy tờ không quan trong. đối với các ông thì các ông bắt chúng tôi kiếm để làm gì?

Hắn nhún vai, đẩy tôi về phía lối ra:

- Cút khỏi đây, đừng làm mất thời giờ của tôi. Chẳng ai muốn giữ cái đồ rác rưởi như bọn anh trong đất nước này.

Tôi chụp lấy cái túi xách của tôi và xốc lại quần áo cho chỉnh tề. Những lời nói tàn nhẫn của hắn chẳng còn tác dụng gì đối với tôi nữa. Thật ra, sự căm hờn càng tăng thêm sức cho tôi đi mau hơn.

Từ lối vào, có tiếng người goị tên tôi. Tôi quay lại, và thời gian dường như ngừng trôi. Kim đứng ngay đó, giữa hai người bảo vệ, cũng với cái áo cộc tay mầu đỏ đã từng làm cho lòng tôi rung động ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Mái tóc hạt huyền của nàng bóng ngời như mầu trời đêm và hàm răng đẹp như ngọc. Tôi buông cái xách tay xuống sàn nhà. Sự xúc động tràn ngâp. toàn thân tôi giống như những đợt sóng ùa lên, vỡ tung ra trên bãi cát nơi bờ biển, khiến hai đầu gối tôi muốn khuỵu xuống.

Kim chaỵ đến với tôi. Một người bảo vệ chụp cánh tay nàng, kéo nàng trở lại qua căn phòng. Không chống cự, Kim ngoái nhìn tôi, với tay về phía tôi, vẫy vẫy.

Tôi đuổi theo họ, la lên:

- Xin dừng lại. Cho tôi chào từ biệt cô ấy.

Họ buông nàng ra. Chúng tôi chaỵ ùa lại với nhau. Tôi xiết chăt. nàng bằng tất cả sức mạnh, lắp bắp:

- Xin lỗi em, anh rất tiếc đã đối sử tàn nhẫn với em. Anh không nên làm cái điều đã xẩy ra. Xin tha lỗi cho anh.

Kim ngước nhìn tôi:

- Không sao cả, Kiên. Em hài lòng đã cùng với anh trong lần đầu tiên của cuôc. đời.

Anh... anh không định nói thế. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời anh. Điều anh muốn nói là anh hối tiếc đã đối sử với em tàn tệ. Chỉ vì xuất thân của em mà anh đã làm quen với em, mục đích chỉ lợi dụng em mà thôi.

Kim cười, gõ nhè nhẹ vào thái dương bằng ngón tay trỏ:

- Đừng nghĩ quá nhiều về chuyện đó. Đầu em chỉ chứa toàn kỷ niêm. đep. về anh đây nè.

Tôi thở ra, nhẹ nhõm:

- Cảm ơn em. Anh mừng thấy em được như vậy. Mà này, làm thế nào em tới đây được? Ai đem em tới?

Kim nép đầu vào ngực tôi, nói:

- Em đến đây với bác anh. Bác đang ở trên lầu, chờ gia đình anh ngoài ban công. Anh sẽ còn thấy tuị này khi anh bước ra sân bay. Bố mẹ em chưa biết em đang ở Sài Gòn. Em tới vì em không thể để cho chúng ta chia tay nhau một cách buồn bã như thế. Nếu như chúng ta chẳng là gì của nhau, ít nhất, em mong có được tình bạn của anh.

Phủ kín gương mặt nàng bằng những nụ hôn, tôi thì thầm vào tai nàng:

- Ngày nào anh còn sống, anh sẽ không bao giờ quên em.

Với nụ cười tinh nghịch làm sáng rực gương mặt, Kim nói:

- Cám ơn anh. Cuối cùng, anh không đến nỗi tệ lắm, Kiên.

Người bảo vệ thúc cùi trỏ vào lưng tôi, rồi vừa đẩy cái tuí xách vào tay tôi, vừa giuc.:

- Thôi đi!

Chúng tôi buông nhau ra. Tôi sờ vào má nàng, cố ghi nhớ cái cổ thanh tú, làn da không tì vết và những tàn nhang đặc biệt trên đôi má nàng. Rồi tôi nói với theo:

- Anh sẽ viết thư cho em. Anh sẽ cho em biết moị sự xẩy ra cho gia đình anh mỗi tuần, không mỗi ngày, cho đến khi chúng ta găp. lại nhau.

Nàng ôm bả vai như là cảm thấy lạnh. Đôi hàng mi đẫm lệ, nhưng nàng cười, dõi theo tôi khuất sau cách cửa.

Tôi nói với nàng lần cuối cùng:

- Từ biệt em, Kim ơi.

Căn phòng đầy nhóc với hàng trăm trẻ em đang la hét, đuổi nhau giữa những hàng ghế y như là trong một lớp học khổng lồ. Hai trong số bức tường được làm bằng kính để trông ra phi đaọ. Phía ngoài trên nền xi măng, ba chiếc máy bay đâụ cách nhau khoảng ba chục thước, phản chiếu dưới ánh mặt trời. Tôi vội vã đi tìm gia đình. Ngay ở dưới sàn gần lối vào, moị người đang túm tụm vào nhau sửa soạn bữa ăn trưa. Jimmy nhẩy lên đong đỏng, vẫy tay rối rít để gơị sự chú ý của tôi. Tôi vẫy trả, đẩy một đám con nít qua bên lấy lối đi. Những người lớn nhìn tôi chòng chọc nhưng không biểu lộ một cố gắng nào chứng tỏ họ muốn giúp tôi vượt qua.

Ngồi một mình trên ghế phía bên phải tôi là cô gái tóc bạch kim mà tôi đã gặp ở chỗ phỏng vấn. Không thấy bà mẹ phục phịch và mười bốn anh chị em hơm. hĩnh của cô. Một tay cô giữ chặt cái giỏ. Tay kia giữ một cái túi được đeo tòn ten từ vai xuống. Đôi mắt cô sưng mọng đỏ lên vì khóc. Tôi nói với cô:

- Này, em không sao chứ?

Cô gât. đầu, tránh cái nhìn của tôi.

- Anh thấy em trong buổi phỏng vấn mấy tháng trước. Gia đình em đâu?

Cô trả lời:

- Những người đó không phải là thân thuộc của em. Mẹ em bán em cho bà ấy để em có thể đem theo cả gia đình bà ấy đi Mỹ. Nhưng khi cả bọn vào để phỏng vấn, mấy ông Mỹ moi ra được sự gian dối. Họ chỉ phát vé cho mỗi mình em, còn mấy người kia bị ở lại.

Cô bắt đầu nỉ non khóc một cách đau khổ. Tôi an uỉ cô:

- Thôi đừng khóc nữa. Khi đã đến Mỹ, em có thể bảo lãnh cho gia đình thật của em. Chỉ một năm nữa là em lại được gặp lại gia đình.

Cô nức nở:

- Em không biết họ ở đâu nữa. Mẹ em dọn nhà đi ngay sau khi bán em.

Tôi vỗ nhẹ cái vai gầy gò của cô:

- Tội nghiệp em quá. Nhưng đừng lo, em không cô độc đâu. Anh có đọc ở đâu dó rằng một khi em tới Mỹ, sẽ có một gia đình tốt lành nhận em làm con nuôi. Em có muốn lại đằng kia ngồi với gia đình anh không? Trong khi chờ đơị, chúng ta tạm kết nhóm với nhau nhé.

Cô ta gât. đầu, lau nước mắt, thu dọn đồ vật tuỳ thân. Cùng nhau, chúng tôi bước qua hàng người, đến chỗ mẹ tôi.

Bé Ti ngồi trên sàn, hai tay đầy những mẩu bánh chuối vụn. Em nháy mắt với tôi rồi cười. Tôi nói át tiếng ồn ào:

- Mẹ ơi, chúng ta lại đoàn tụ rồi.

Mẹ tôi đưa tay lên ngực, mặt xanh ngắt vì lo lắng, nói:

- Mẹ sợ quá. Mẹ không biết phải làm gì nếu con bị kẹt lại. Mẹ đã cầu nguyện suốt buổi sáng.

Rồi mẹ tôi liếc mắt qua cô gái đứng sau lưng tôi vẻ tò mò. Tôi giải thích:

- Chuyện dài, mẹ ạ. Cho cô ta đi chung với mình nghe mẹ.

Mẹ tôi ngả lưng vào tấm cửa kính, vẻ mệt mỏi, nói:

- Nếu vậy, bảo bạn con ngồi xuống, mẹ có để phần cho con đồ ăn trưa đó, con à.