LỆ THANHLệ Thanh sinh ra ở làng Văn, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 10 tuổi, cô bé theo gia đình lên ở gần cửa Đông và học trường Hàng cót. Cô thường xin tiền mẹ cùng cô bạn thân tên Bích đi xem xi-nê ở rạp Văn Lang, Hàng Bạc. Năm 11 tuổi, bất chấp gia đình ngăn cấm, cô vào học hát ở gánh hát Quốc Hoa đồng ấu. Đến năm 15 tuổi, cô đã là một diễn viên chính thức, theo đoàn đi diễn khắp nơi: Gia Lâm, Tạm Thương, Khâm Thiên, Bạch Mai, Đào Duy Từ, Lạc Thành Tài, Tân Thành Ban v.v… rồi đi các tỉnh. Ông chủ rạp Quốc Hoa, Phó Đức Hanh là một con người tài hoa, đã sớm phát hiện ra Lệ Thanh có đủ 4 yếu tố quan trọng: thanh, sắc, tài, duyên. Năm 16 tuổi, Lệ Thanh đã đóng được vai chính trong các vở Chiêu Hoàng - Trần Cảnh, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Lá gan nhi nữ, Chiêu Quân… Qua mấy vở diễn này, Lệ Thanh được đánh giá cao về nghệ thuật nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy…Đó là những điều cần thiết nhất đối với những diễn viên cải lương. Nhưng 3 năm sau, Lệ Thanh mới "chín" trong những vai diễn sở trường của mình vì đã biểu hiện rõ nét được sắc độ tình cảm và cung bậc tâm hồn của vai diễn. Do đó vai Lý Chiêu Hoàng của Lệ Thanh đã làm cho khán giả bâng khuâng. Sao lại đẹp đến thế nhỉ? Đẹp về mọi mặt. Ở sân khấu cải lương bao giờ cũng phải “cài" vào một đào chính thật đẹp. Vẻ đẹp trên nét mặt, thân hình, dáng điệu của đào cải lương không giống như ở tuồng, chèo, kịch nói mà nó phải là vẻ đẹp sương khói, thanh tao như ở diễn viên ba lê Lệ Thanh có được cái nét đó, nó nặng hẳn về tâm hồn, tâm linh, dào dạt một nỗi niềm… Lệ Thanh không chỉ đẹp về hình thể mà còn về cách diễn, lời ca. Cô học được ở liền chị Bích Hợp, có gục gác từ Kinh Bắc, sự trong sáng, ấm áp, vui trẻ và ở liền chị L.K cái giọng kim pha cổ mượt mà, dài rộng. Cô cặm cụi, chăm chỉ, say sưa học lấy những "miếng" của người khác một cách tham lam, thèm thuồng để biến chứng thành của mình. Sau khi thành công vai Lý Chiêu Hoàng, Lệ Thanh cùng với đoàn trôi nổi khắp nơi trên các nẻo đường lưu diễn. Cuộc sống lấy ngày làm đêm với thân phận đào kép. Cũng có ngày chỉ ăn một bữa. Nhưng Lệ Thanh không vì thế mà không hiến cả cuộc đời mình cho nghiệp cầm ca. Lệ Thanh vẫn cứ diễn được nhiều vai, càng học được nhiều điều từ các diễn viên lớp trước. Lệ Thanh chói sáng qua những vai chính trong các vở: Điêu Thuyền, Mộng hoa Vương" Dương Quý Phi, Đát Kỷ, Chiêu Quân, Thôi Oanh Oanh, Lục Vân Tiên. v.v… Để diễn được những vai này, Lệ Thanh đã phải học cả những bài côn, quyền, đao, kiếm. Riêng với vai Điêu Thuyền, cô đã thành công rực rỡ vì Điêu Thuyền của Lệ Thanh là tổng hoà phức tạp của nụ cười nước mắt, tình cảm, bạo lực, tình yêu, e ấp, dịu dàng… Lệ Thanh hiểu rằng con người Điêu Thuyền yểu điệu mà dũng mãnh. Nàng lấy son phấn làm chiến trường, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy đôi mắt nũng nịu để giăng cạm bẫy…mang lại chiến thắng về cho mình. Nàng đã biến thành thần nữ. Vai Điêu Thuyền chỉ được rớm chút nước mắt thôi. Để nước mắt đầm đìa là thất bại. Lệ Thanh đã đóng được một vai Điêu Thuyền hoàn hảo đến nỗi những lớp người sau chưa ai vượt nổi chị. Cũng như hơn 70 năm trở lại đây, đóng Thị Mầu không ai vượt được Hoa Tâm, đóng Chu Du, Quan Công chưa ai vượt được Sĩ Tiến. Đến đóng vai Thôi Oanh Oanh trong truyện Tây Sương lại càng phải đẹp, rất đẹp. Lại phải nhạy cảm, trí tuệ Trong lúc quấn quít bên nhau, người yêu của Thôi bảo: "Tịch dương đẹp vô cùng". Thôi đáp ngay: “Nhưng cũng sắp hoàng hôn"… Như tác giả Tây Sương tả: "Thôi Oanh Oanh có cặp mắt mơ màng của con phượng ư? Nếu nói là mắt phượng thì còn là thường, đôi mắt của Thôi là đôi mắt của con phượng vừa mới tỉnh giấc (Sơ tỉnh phượng) thì mới là tuyệt trần". Lệ Thanh đọc kỹ truyện Tây sương” Và học hỏi nơi các nhà văn. Lệ Thanh với đôi mắt của con phượng vừa tỉnh, lung linh, môi mềm, mắt ướt. Nhưng khi đóng vai Mỵ Châu trong vở My Châu - Trọng Thuỷ, Lệ Thanh lại có gam màu một tâm hồn chất phác, ngây thơ, trong trẻo như nước suối. Những năm kháng chiến chống Mỹ, Lệ Thanh theo đoàn đi diễn khắp các thành thị, nông thôn. Nhiều khi diễn trên mâm pháo, trong bom đạn, ở ngay trên mặt trận pháp. Tuy Lệ Thanh đã trở thành một diễn viên nổi trội trên các sàn diễn cải lương ở Hà Nội, lòng ham học hỏi về nghệ thuật cải lương vẫn làm cho các đồng nghiệp phải kính nể. Lệ Thanh nhớ lại một kỷ niệm sâu sắc Đó là những năm 1951-1952, có một số diễn viên Nam bộ nổi tiếng như Tư Chơi, Phùng Hà, Kim Cúc, Năm Châu, Kim Thoa…đến Hà Nội. Họ không những nổi tiếng ở khắp nước mà còn nổi tiếng ở cả nước ngoài như Hồng Kông, Pháp… Họ chỉ ở lại tháng một tuần lễ mà họ đã làm cho hành trang cải lương của Lệ Thanh phong phú lên rất nhiều về mọi mặt. Lệ Thanh học những người thầy từ quê hương của cải lương đến một cách triệt để, không biết mệt mỏi. Các nghệ sĩ lớn miền Nam thật tuyệt. Âm thanh những bài hát của họ đẹp và mạnh đến nỗi có thể gây ra gió bão trên sân khấu. Từ trên sân khấu, nó ào xuống thính giả, làm tung bay tóc họ, bắt trái tim họ phải rung động. Rung động vì niềm tự hào về thiên tài của con người. Cộng với những gì có trong mình, Lệ Thanh cũng mấp mé được trình độ của họ. Như vậy, cũng đủ để chị có được vài dòng trong những trang sử vẻ vang của nghệ thuật cải lương Việt nam. Để diễn được vai một bà mẹ bên sông Hồng, Lệ Thanh kết thân với nhiều bà mẹ, nhiều bà bủ mang hoá thân của Ỷ Lan, cô Tấm…Chuẩn bị cho vai Trưng Trắc, Lệ Thanh đã đọc sử sách, đã sang tận Cổ Loa, tần ngần đứng bên đền My Châu, giếng Ngọc… Lệ Thanh lại vào bảo tàng lịch sử, chạm tay vào mặt trống đồng…Tất cả là để xây dựng một nhân vật hào hùng, chói sáng, thiêng liêng, bay bổng, rực lửa… Năm 1972, chính cái ngày bom đạn địch phá sáp cả ngôi nhà của chị là lúc chị đang đóng vai Trưng Trắc ở Hà Bắc. Sau đó, chị lại đóng một loạt vai chính trong các vở Dòng suối trắng, Y Ban và nàng tiên, Dạ khúc mình yêu v.v… đặc biệt, vai bà mẹ Cam-pu-chia trong vở Hai phương trời thương nhớ đã đem đến cho chị chiếc huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985. Đến năm 1988, Lệ Thanh vẫn còn diễn và hát được rất hay. Nhưng chị quyết định ngừng diễn. Chị trao lại những vai tâm huyết của chị như Kiều Nguyệt Nga, Thôi Oanh Oanh, Hồng Nương, Phương Hoa, Trưng Trắc… cho các học trò của mình. Một thời gian, chị làm chủ nhiệm khoa cải lương của trường Cao đẳng nghệ thuật sân khấu. Các học trò của chị đã không phụ lòng chị, họ đã gây được ấn tượng mạnh trên các sàn diễn khắp nước và cả ở nước ngoài bằng những vai diễn do chị truyền lại. Lệ Thanh đã giới thiệu cải lương Việt nam trong hai cuộc Festival tại Liên Xô cũ và Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc gọi chị là ngôi sao sáng hấp dẫn. Ở Liên Xô cũ người ta gọi chị là Bà hoàng. Lệ Thanh được đánh giá là đã có được nhiều vai diễn xuất thần. Nhất là những khi chị "đổ” 6 câu vọng cổ chị đã làm cho cả rạp xôn xao hẳn lên rồi bỗng lặng đi vì tài năng kỳ diệu của chị. Nay, chị đã nhiều tuổi. Chị dịu dàng, ít nói, sống thiên về nội tâm. Cử chỉ, giọng nói, ánh mắt, nụ cười vẫn đằm thắm, sinh động, tình cảm. Nghĩa là còn tràn đầy cái đẹp. Những người có duyên nợ với sân khấu vẫn thường coi chị là một kho kinh nghiệm để khai thác, để nghe chị kể về những dặm đường sân khấu, có thể hát lên được mà cũng có thể khóc lên được. ANH TRẦN HOẠTSau một vài chuyến đi tham quan phong cảnh ở Boóc-đô (Pháp) về, tôi thấy trên bàn có một lá thư mà phong bì thuộc vào loại dùng cho thiếp báo hỉ hoặc mời dự cưới bán ở phố Huế, Bờ Hồ gì đó ở Hà Nội. Chữ viết trên phong bì được nắn nót đến cầu kỳ: “Vạn hạnh kính thưa ông nhà báo X…". Tôi bóc thư xem, được biết người viết lá thư này là một phụ nữ Việt nam. Chị đã đến tìm tôi mấy ngày hôm nay mà chưa gặp. Chị lại phải về Paris ngay nên khẩn khoản xin tôi cố gắng thu xếp đến Paris để chị được gặp. Nếu tôi không đi thì tuần sau chị lại quyết định bỏ cả một tuần lễ đến gặp tôi. Chị sợ tôi túng thiếu nên gửi lại cả tiền tàu xe cho tôi. Tôi lại giở thư đọc tiếp: "Âu cũng là duyên phận của cái kiếp phù du". Tôi muốn được gặp ông. Tôi luôn luôn nghĩ về Hà Bắc, Hà Nội, Sài Gòn, về những xóm quê nghèo nàn của tôi ở cả hai miền Nam Bắc… Tôi được xem bài báo của ông viết trong đặc san “Quân đội nhân dân” về anh Trần Hoạt… Tôi cảm động quá, tôi khóc mấy ngày nay… Ông có viết rằng anh Trần Hoạt sinh năm 1917, người Hà Bắc là đất Kinh Bắc xưa. Nơi đó đẹp lộng lẫy trong ý nghĩa về địa dư lịch sử và cả trong hoài niệm. Đó là vùng đất hào hoa, anh Hoạt yêu mến tuồng chèo, quan họ từ rất sớm đến nỗi… 8 tuổi đã bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi gắt gao của nghệ thuật truyền thống… Năm 1984, ông được phong danh vị nghệ sĩ nhân dân…" Tôi cũng chỉ còn nhớ mang máng bài viết nói trên vì tôi viết nó đã từ lâu. Nhưng qua những dòng thư, tôi thấy người viết có một nỗi niềm đặc biệt đây. Tôi liền tới địa chỉ đã ghi trong thư. Sau hồi chuông, một cô gái đến hỏi tôi: Ông tìm ai ạ? Tôi là X. muốn đến gặp bà L. Vâng, mời ông. Cô tôi có nhà. Được dẫn qua hai phòng sang trọng rồi đến một phòng nhỏ bình dân. Đó là phòng của chị L. Sau vài lời giới thiệu, chủ nhà tiếp tôi niềm nở quá mức, như kiểu người ta gặp được ân nhân vậy. Bà chủ mặc bộ quần áo bà ba kếp mịn đã được âu hoá và gia công khéo đủ để ngang hàng với những mốt quần áo ở quê hương thời trang này. Chị L. đã hơn 50 tuổi nhưng trẻ hơn nhiều so với tuổi. Nhìn chị, người ta có thể biết được chị đã từng là trang nhan sắc một thời. Chị mời tôi uống nước nụ vối và ăn chè bà cốt. Chị nói: "Xin anh cho tôi được coi anh như người ruột thịt. Anh có viết rằng trước khi trở nên một đạo diễn kịch, anh Trần Hoạt đã giang hồ khắp chốn và đã qua hàng chục nghề, cho nên trong anh tràn ngập những mảnh đời và: mẫu người xanh tươi. Với cái vốn "đời” phong phú, anh đã góp nhiều dáng vẻ rực rỡ cho nền sân khấu ở nước ta… Nay tôi xin được bổ sung vài nét nữa về nghề nghiệp khi xưa của anh…" Anh Trần Hoạt làm đủ mọi nghề. Thoạt đầu, anh đi bán tơ Vũ Tạo, đánh giày, chào hàng, thầy ký… có dạo, anh cùng tôi đi bán tranh Tết cho một nhà buôn để lấy tiền hoa hồng. Anh có thuật mời khách mua tranh. Anh giới thiệu tranh bằng kể chuyện, bằng những nét tuồng, chèo, ca trù… Với bộ tranh Ngưu Lang Chức Nữ, anh giải thích đôi điều rồi ngâm lên: Cầu Ô Thước Ngưu Lang sầu Chức Nữ, anh giải thích đôi điều rồi ngâm lên: Cầu Ô Thước Ngưu Lang sầu Chức Nữ Hai bên cầu ôm mặt khóc thành mưa… Nhiều khi anh làm cho khách mua tranh cảm động hoặc phấn khởi hẳn lên. Tôi không kịp thu tiền. Có dạo, qua tôi anh Hoạt quen một số chị em ca kỹ phường Dạ Lạc. Anh an ủi chị em và làm thầy dạy tiếng Pháp cho chị em để họ kiếm sống được hơn cho đỡ khổ. Một số chị em bị bắt bỏ bóp, anh thương hại chạy hết bóp nọ đến bóp kia xin cho chị em ra bằng cách đứng ra bảo đảm nhận là chồng. Anh nói rất khéo làm mủi lòng cả những kẻ độc ác. Đôi khi xen vào chất pha trò, đùa vui hoặc kể chuyện bịa. Anh gọi đùa cái công việc nói trên là nghề làm chồng thuê. Mà nào có ai phải thuê công anh đâu. Anh với tay cả vào những cảnh đời rất "bụi" mà lại trong sáng, cao thượng. Có khi chị em muốn tặng anh chút quà nhỏ, anh không hề nhận, mặc dù cuộc sống của anh rất túng bấn. Chính anh đã dạy cho L. đánh đàn dây và hát ả đào. Anh dạy cho L. biết cái đẹp của nghệ thuật siêu việt này và thấy cuộc đời còn có ý nghĩa. Anh dạy để L. và các bạn của L. biết rằng quê hương ta đẹp lắm nhưng cũng nghèo lắm. Dạo ấy, thú thực, tôi yêu anh ấy lắm. Nhưng anh còn mải bước giang hồ. Anh sống có tâm hồn, nhiều giấc mộng và cũng sống cái lối "không biết đến ngày mai" nên anh không đáp lại. Cũng không phải là anh khinh tôi. Anh thương tôi thì đúng hơn. Chính anh cũng đáng thương. Thời gian trôi qua, một anh cai khố đỏ người ở mỏ Hòn Gai đã lấy tôi, rồi cùng tôi phiêu bạt sang Pháp. Cuộc đời xô đẩy mà… ông nhà tôi vừa mới mất năm ngoái. Dù luôn được động viên nhập quốc tịch Pháp, nhưng chúng tôi cương quyết giữ quốc tịch Việt nam. Việc làm này cũng gây cho chúng tôi nhiều khó khăn. Nhưng chúng tôi được yên ổn về tâm hồn. Khi được đọc bài báo của anh, tôi đã khóc nhiều. Khóc một con người cao thượng mà tài hoa nhiều mặt, giàu lòng ưu ái đối với con người. Ngày nào tôi cũng thắp hương và thỉnh thoảng mời hai ông bạn Kỳ, Ngọc cùng một số bạn bè cùng nhau tổ chức một đêm hát ca trù. Đào nương là tôi. Bao giờ tôi cũng trả bài thầy tôi bằng bài "Hồng hồng tuyệt tuyệt, mới ngày nào không biết cái chi chi…" Nay tôi đã già, thỉnh thoảng gom góp chút ít biếu vào quỹ kiều bào yêu nước xây dựng tổ quốc và thường giúp vui những buổi họp mặt hoặc biểu diễn văn nghệ. Coi đó là tấm lòng để xứng đáng với quê hương xứ sở, với mái chùa, giếng nước… Quả thật tôi không bao giờ nguôi nhớ cái làng Đình Bảng tươi đẹp, nam thanh nữ tú của tôi. Đấy anh xem gia bảo nhà tôi treo ở trên tường chỉ là một chiếc đàn đáy và một chiếc đàn nguyệt…Chị L. nói một mạch, chẳng cần để ý đến ai, tưởng chừng như chị phải nói cho bằng hết mà nếu ngừng lại sẽ bị mất dòng cảm hứng mà quên mất phần nào những ý định cần bộc lộ ra cho thoả lòng. Chị nói nhiều lúc như bị ốp đồng rồi chị khóc. Trong tiếng khóc của chị vừa có vị cay đắng, vừa có cả những điều mừng mừng tủi tủi, lại xen cả nỗi niềm sung sướng thật khó tả và chị sực nhớ ra là chị đang tiếp tôi, chị xin lỗi tôi lâ đã nói hết cả phần của tôi. Chị lại tiếp: "Anh có tấm lòng thật quý hoá với ông anh của tôi, ông thầy của tôi, người mà tôi yêu. Anh ấy cũng được mọi người yêu quí chẳng có thế lại được là nghệ sĩ nhân dân…" - Thế chị có còn nhiều bà con bên nhà không ạ? - Tôi hỏi.- Chẳng còn ruột thịt gì nữa. Nhưng trong họ ngoài làng, tôi nhớ tên từng người. Tôi nhớ từng búi tre gai nhà ông Ba Bò, bờ đê thả trâu, đám rước ngày hội, cổng tam quan, gác chuông…- Cảm ơn chị đã cho tôi thêm một số chi tiết rất quý để viết một bài báo. Nếu chị cho phép tôi lấy tên bài báo là "Người tình của anh Trần Hoạt"… - Như vậy là quá vinh dự cho tôi. Đó là điều tôi mơ tưởng. Nhưng tình yêu là phải cả hai bên. Anh ấy cao cả và trong sáng quá. Mà tôi cũng không muốn buộc anh vào cuộc đời tôi, vì tôi sợ anh sẽ khổ. Tôi yêu anh và mong cho anh đạt được mọi giấc mộng của anh. Đúng ra, anh cũng yêu tôi. Không yêu tôi làm sao được: “Anh Hai không yêu, tôi lấy đạo bùa qua lời anh ư phải yêu": Đó là bài hát mà cũng là thực đấy anh ạ.- Tôi nghĩ đó cũng là tình yêu chị ạ. Tình yêu cao hơn một chút và mở rộng… Chị L. cám ơn lời nhận xét của tôi. Với động tác bai tay chắp lại, chị vái. Tôi hiểu ngay, chị vái anh Trần Hoạt, vái quê hương, làng Đình Bảng của chị… Trên đường trở về nơi làm việc, lòng tôi nao nao một cảm giác dễ chịu, yên tâm và có chút tự hào.HAI CON NGƯỜI TÀI HOATrần Hoạt là một số ít trong những người mở đầu cho việc hình thành nghề đạo diễn kịch nói ở Việt nam. Ông đã được phong tặng nghệ sĩ nhân dân ngay từ đợt đầu. Đó là một con người của Kinh Bắc. Lúc mới 6 tuổi, ông đã bỏ nhà ra đi theo một gánh tuồng rồi phiêu bạt khắp Trung, Nam, Bắc. Là con người làm nghề tài hoa, tận tuỵ, ông có công phát hiện ra nhiều tài năng sân khấu, giúp đỡ và hướng dẫn nhiều diễn viên thành tài. Trong công việc đạo diễn sân khấu, ông rất hiểu nghiệp đời. Khi ông học tập ở nước ngoài, một số tiểu phẩm của ông được các đoàn kịch Trung Quốc sử dụng. Các đoàn kịch như: Kịch nói, tuồng, chèo, cải lương đều đến trèo kéo ông. Ngay cả mấy đoàn ở các tỉnh xa và nghiệp dư cũng luôn "mai phục" để đón ông về đoàn mình. Có điều là phải luôn luôn có rượu cho ông. Khi đạo diễn, cạnh ông bao giờ cũng có thêm một chiếc ghế để chai rượu và chiếc chén. Ông bảo: "Không có rượu thì không làm được gì hết". Năm đó, ông là đạo diễn của vở “Hương Mới” cho nhà máy thuốc lá Thăng Long. Lại đúng vào lúc luôn có báo động máy bay địch nên không mua được rượu về cho ông. Một kỹ sư của nhà máy phải lấy cồn ra pha rượu cho ông. Một lần, tôi mời ông và ông Văn Cao đến nhà uống rượu. Ông Văn Cao nhận trang trí phông, cảnh cho vở kịch. Đây là hai ông bạn rượu hợp ý nhau vì cả hai đều là đệ tử trung thành của thần rượu. Hai ông cứ uống lai rai suốt từ 2 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Họ vừa uống, vừa nói đủ chuyện trên đời. Họ bập bềnh, say lại tỉnh, tỉnh lại say. Lúc nói to, lúc nói nhỏ. Có lúc ha hả, lúc lại đăm chiêu như muốn khóc, tranh cãi bàn luận. Từ chén thứ hai trở đi, ông Văn Cao thường không dùng đồ nhắm hoặc dùng ít.- Tớ cho hai cái vở kịch ấy chỉ đáng cho vào sọt rác.- Cũng có một chút mê ni (đáng khen) đấy… - Không. Tác giả chưa vivre la vie mà mới chỉ là fréquenter la vie - (chưa sống cuộc đời mà mới chỉ đi thăm cuộc đời).- Thế mà tớ nhận làm đê-co (trang trí) cho họ đấy.- Tuỳ cậu. Với tớ, không sướng lắm. Vở kịch viết thật thà quá như cái kiểu bài thơ rau muống: Trong vườn có đám rau xanh Đó là rau muống để nấu canh đấy chứ… Thế mà là thơ à? Tớ thấy tác giả không có chất "ngọc", mà chỉ toàn là gạch. Mà đã là gạch thì có nung mãi cũng chỉ là gạch… Nghệ thuật, nó khó tính lắm chứ?… Phải có cái thương cảm nhân thế. Phải có tấm lòng… Tôi bảo: "Hai anh là cả một thư viện sống". Ông Văn Cao không đồng ý và nói: "Tớ chỉ là một vò rượu quốc lủi"Thế rồi, tôi cứ ngồi hầu rượu, chạy đi chạy lại, tiếp tế rượu và đồ nhắm. Nhưng chủ yếu là lắng tai nghe các ông. Nhưng các ông cũng đòi tôi phải kể lại những chuyện về rượu và chuyện tiếu lâm bên trời Tây cho các ông nghe.- Phải bình đẳng chứ. Chúng tớ nói cho cậu nghe về chuyện của chúng tớ thì cậu cũng phải "cung" ra cho chúng tớ nghe với… - Thu năng lượng của nhau như cái kiểu người Trung Quốc phát và thu "công lực" ấy. Các ông bỗng đùng đùng đề nghị phải có thịt chó cho nó thêm hương vị. Thịt chó được mua về ngay. Tôi không thích nên không ăn. Ơ? Sao cậu không ăn mộc tồn?- Tại sao?- Tôi không khoái lắm. Nó hôi hám.- Chắc lại là con cầu tự. Ăn thịt chó vào, "cậu" giận cậu về chùa chứ gì?- Cậu nói lại đi nào. Cậu bảo thịt chó hôi hám à? Một người đàn bà đẹp ở tuổi 40 cũng có mùi hôi hám đấy chứ. Nhưng, người ta mê cái hôi hám tuyệt vời đó hơn cả các cô gái 16, 17 tuổi… Cậu chẳng hiểu cái gì cả à, mà có điều thịt chó mà không có chất "cồn"! vào là "vứt" - Đúng đấy. Trong bữa rượu, tôi đã biết được nhiều điều ở hai ông. Nếu các ông không say khướt, thì tôi không thể nào "thó" được những câu chuyện thật hay, thật lạ ma chẳng bao giờ các ông chịu nói ra cho bất cứ ai. Đó là những câu chuyện dọc ngang chất "sống", tươi nhây nhẩy. Các ông là những người luôn thích thú và ngỡ ngàng với những điều mới mẻ, sinh động. Nhìn nhiều, nghe nhiều, đi nhiều, suy ngẫm nhiều… là những điều giúp các ông trở thành Trần Hoạt và Văn Cao… Trước kia, trong thời Pháp thuộc, ông Trần Hoạt đã từng làm qua nhiều nghề: chạy cờ, bán Vũ Tạo, đánh giầy, bán tranh, thầy ký, thầy dạy đàn đáy và hát ca trù, đóng kịch… Tôi tính có chừng 30 nghề. Có dạo, ông quen một số ca kỹ phường Dạ Lạc. Một số chị em bị bắt bỏ bóp (bốt cảnh sát ngày xưa) ông thương hại họ, chạy hết bóp nọ đến bóp kia xin cho họ được ra bằng cách bảo lãnh, nhận làm chồng. Ông gọi đó là nghề "làm chồng thuê" - Kỳ thực, có ai thuê ông cũng không nhận một xu nào. Trong chừng 10 tiếng đồng hồ, hai ông đã đánh đổ chừng 3 lít rượu. Đến 12 giờ khuya, chị Băng đi xích lô đến đón Văn Cao về. Chị trách tôi đã để ông uống say. Nhưng, có trời mà ngăn được. Ông bảo trong khi say, trong ông nảy ra những tứ hay cho thơ, nhạc, hoạ, ông có đủ cầm, kỳ, thi, hoạ, tửu. Tôi cũng phải thuê xích lô, đưa ông Trần Hoạt về nhà ở phố Lò Sũ. Ông đã quá say. Nhưng sáng hôm sau, chừng 8 giờ, ông đã ngồi dựng vở Bức Tranh mùa gặt của Trần Vượng. Và bên cạnh ông, vẫn là chai rượu.NỮ THẦN ÁI TÌNH VÀ NỮ THẦN SẮC ĐẸP CỦA VIÊT NAM Trung Quốc suy tôn Nữ Oa là nữ thần ái tình của họ. Cùng ở một khu vực và có nhiều truyền thuyết giống nhau, thần ái tình của Việt nam cũng là Nữ Oa. Nữ Oa Trung Quốc và Nữ Oa Việt nam có nhiều điều giống nhau về cơ bản: rất nặng về chất huyền thoại, Nữ Oa có nhiều phép thần thông đã nặn ra con người bằng đất sét vũ trụ rồi phả vào đó một linh hồn, Nữ Oa đội đá vá trời v.v… Nữ Oa là tượng trưng cho sự sinh thực và phồn thịnh. Do ở cái thời hỗn mang chi sơ, số người chết nhiều hơn người sống gấp bội nên việc phát triển nòi giống là vô cùng quan trọng, vì thế người ta thờ cái "của quý" của Nữ Oa. Ở Việt nam, chất phong tình và sinh thực được đẩy lên mức quá cao. Chuyện kể rằng: Cái "bộ phận" của ông Tứ Tượng bắc qua một cái ao lớn ba sào đất làm cầu cho mọi thành viên của đám cưới nguyên thuỷ đi từ bờ ao bên này sang bờ ao bên kia. Vì ông cầm hương vô ý, tàn nhang rơi xuống làm cho chiếc cầu vững chắc ấy bỗng nhiên "rụt" lại, hất hết mọi người xuống ao. Nữ Oa biết được, đã nhanh nhẹn đưa cái "của quý" của mình ra hứng lấy cả đám người, thế là mọi người ngoi ngóp trong cái túi càn khôn của Nữ Oa và được cứu sống. Truyền thuyết này còn sót lại đến ngày nay qua sự biến dạng trong sự tích "Ông Đùng bà Đà" và trong trò chơi "Cái nỏ lường…" Còn nữ thần sắc đẹp của ta thì eo lẽ không ai xứng đáng hơn là công chúa My Nương, con gái vua Hùng thứ 18. Tóc xanh viền má hây hây đỏ Miệng nàng hé thắm như san hô Tay ngà trăng nõn hai chân nhỏ Mê nàng bao nhiêu người làm thơ. Xứng với sắc đẹp nát đá tan vàng của nàng chỉ có những ai sánh ngang được với các bậc thánh thần. Số người đến cầu hôn được chọn lọc kỹ đến nỗi chỉ còn hai chàng ưu tú nhất là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, là tượng trưng cho hai con người tinh hoa, đẹp đẽ và tài hoa tuyệt vời của hai vũ trụ bao la và thơ mộng: núi rừng và biển cả. Trong cuộc đua tài, Sơn Tinh đã giành chiến thắng. Vì người đẹp My Nương mà Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đánh nhau suốt bao nhiêu đời và cho đến tận bây giờ. Sắc đẹp My Nương đã gây ra sự tranh giành thần thánh, không tiền khoáng hậu và sự tích này được đời đời nhắc nhở, biến thành thơ, ca và lời vần ví không nguôi: Vua Thuỷ Tề dâng nước đánh Sơn Tinh Núi và sông - tranh nhau một chuyện tình… CHỊ TÂM HÁT "SUÔNG HỜI"Chị Tâm là một liền chị quan họ đã nổi tiếng từ lâu chị thường được mời trong các cuộc thi, được mời hát những bài hát hay mà khó hát, hát "sửa" khi người khác hát hỏng. Giọng hát của chị là một thứ giọng hiếm. Ngoài sở trường về hát quan họ, chị còn hát được cả tuồng, chèo và các làn điệu dân ca. Những chất liệu này hợp nhau lại thành những vi lượng làm cho những bài hát quan họ do chị hát thêm phần hoa mỹ, đậm đà, lại xen chút huyền bí liêu trai. Dáng chị mảnh khảnh cái kiểu mỏng mày hay hạt, thoáng mùi thơm quê mùa. Chị có thể hát hết đêm này đến đêm khác làm cho người nghe không thể quên được. Vì tiếng hát của chị có thể là kể về một cuộc tình, một tâm trạng đầy kịch tính, một con sông xanh, một tâm hồn ngẩn ngơ say đắm, một niềm vui nhẹ vương vấn âu sầu v v… Chúng gieo vào lòng người một nguồn thơ ca, một nỗi niềm thấm vào tận xương. Tôi có cái sung sướng được gọi chị bằng chị trong khi mọi người đều gọi chị bằng bà vì chị đã đến cái tuổi 70 rồi. Tôi vẫn nghĩ là chị chưa già. Tôi đến Văn Tương qua mấy xóm ngõ khúc khuỷu. Đây rồi, cái bể cạn có hòn non bộ. Bước mấy bậc là lên đến nhà. Đó là một ngôi nhà ba gian hai chái từ đời xưa để lại với hai mảng tường rêu phong. Dưới cái cuốn thờ có dán một tờ giấy đỏ viết chữ “Tâm”, kiểu chữ Hán do chính tay chị viết bằng mực nho. Cô cháu bé nhỏ mời tôi ngồi đợi và đi tìm chị. Tôi hơi nóng ruột vì phải ngồi đợi khá lâu Tôi được biết, gần đây chị luôn đi thăm các bạn bè làng trên xóm dưới. Chị thường không có ở nhà ban ngày. Chị được mời đi chỗ này, chỗ khác hoặc mời đi dạy hát quan họ. Cuộc sống của chị hiện nay chỉ còn chữ "Du" và "Ca", nghĩa là đi chơi và hát, chẳng phải lo nghĩ gì về cơm áo. Đã có những người trước đây mê tiếng hát của chị ở khắp nơi gửi tiền về nuôi chị. Kể cả những người hiện sống ở nước ngoài. Cũng có thể gọi họ là những "nhân tình" của chị. Cho phép tôi dùng từ này và nói thêm: tình nhân của chị quá nhiều. Còn như yêu bóng yêu gió hoặc phải lòng tiếng hát của chị thì không kể hết. Thật buồn cười, có nhiều người chẳng ăn thua gì mà vẫn cứ yêu chị. Do vậy, chị thường đối đãi hào phóng với các bạn hoặc họ hàng, thường biếu tiền, quà bánh hoặc lễ vật cho các đình, chùa…Gặp tôi, chị bảo ngay: "Nhà báo lại có điều gì dạy bảo?" - Em đâu dám- Tôi nói.- Chắc lại gạ chị hát chứ gì? Chị đã qua mùa lá rụng rồi.Sợ tôi không hiểu, chị liền giải thích một mạch: "Người quan họ có 4 mùa. Lúc từ 13 đến 15 tuổi là lúc hát được rồi mà còn run, còn xấu hổ, là lúc ở vào mùa xuân. Từ 18-19 tuổi, tiếng hát đã "mẩy", sóng sánh là đang vào hạ. Từ 20 đến 30 tuổi, tiếng hát đã có "thuật" đánh đổ được người nghe. Đó là mùa thu. Từ trên 30 tuổi, đã thấy ngại ngùng để vào đông, cũng là mùa "lá rụng". Còn chị đã 70 tuổi là đã qua mùa lá rụng rồi".- Không phải. Nghệ thuật hát quan họ của chị vẫn là 20 tuổi. Mắt chị còn lúng liếng, dáng đi vẫn nhanh nhẹn và sang lắm.- Thôi nào. Nói khéo lắm. Hôm nay chị không hát quan họ mà hát bài "Suông hời" Chị bày ra mấy thanh bánh đậu xanh rồng vàng. Tự tay chị pha trà mời tôi cùng uống. Chị pha trà điệu nghệ: Cho nước cốt, nước hai và ba vào chén tống rồi mới róc chén quân. Sau ít phút, chị nhấn giọng rồi đứng dậy hát: “Đò ai đi… Ơ đậu bến không về… Đợi nhau thương nhớ ơ…ơ… suông hời mà phấn son. Suông hời, tình suông a… mà vẫn gọi… con đò tình lênh đênh… Ba mươi phút nên bổng suống trầm… suông hời…i…ơ". Dáng chị mảnh mai, siêu siêu thanh nhã và bay bổng… ấy, chính cái hình hát đó cộng với tình yêu nghệ thuật đàn hát quyện vào với nhau tạo nên chị Tâm. Tôi nhấp chén trà. Trong tôi, cứ tơi tả một nỗi buồn da diết. Tôi khen chị hết lời. Chị bảo: "Phải có duyên phận với bài hát mới hát hay được…" Lúc chia tay, chị vỗ vai tôi:- Thôi coi như sắp hết năm cũ rồi. Sang năm mới, chị chúc em chỉ nghe bài hát của người xưa cho nó có cái hương vị thôi. Còn với cuộc sống, em hãy tránh khúc "Suông hời"… - Chị Tâm ạ, không tránh được đâu. Có khúc suông hời thì mới thành con người dấn thân cho văn học nghệ thuật được. Chị nở nụ cười rạng rỡ. Cái nụ cười của con người tài hoa rất mực thật nồng ấm và ân cần… ÔNG TRÙM THỊNH Kép Thịnh quê ở Kim Động - Hưng Yên, là một trong những đất chèo cổ nổi tiếng. Mười sáu tuổi, ông đã là kép hát. Ông theo phường đi khắp nơi lang bạt kỳ hồ. Nhưng, cứ đi, cứ hát mà cuộc sống vẫn vất vả nhọc nhằn. Nhiều khi tưởng chừng như không còn cách nào sống được nữa. Tuy vậy, vẫn có nhiều người yêu mến tiếng hát của ông đã làm cho ông khắc phục được những khó khăn chồng chất để hành nghề với quyết tâm "sinh ư nghệ, tử ư nghệ". Nghèo đói chẳng nghĩa lý gì. Cái quan trọng là được góp phần vào cái cảnh náo nhiệt, tưng bừng của những buổi diễn, những giây phút gặp mặt nhau, đào đào, kép kép đưa được tiếng đàn, tiếng hát đến với bà con. Các diễn viên cũng rất phấn khởi, được đồng bào mến mộ, trả công cho họ qua những nụ cười, những bộ mặt rạng rỡ, phơi phới. Thế là đủ để vui rồi. Phường phải đi xin hát ở nhiều xóm làng, ở các đám hội. Riêng kép Thịnh và một, hai đào kép chính còn phải đi hát cho các nhà giàu mở tiệc chúc thọ hoặc ăn khao. Cũng có những lần đến diễn hầu trong phủ đường, huyện đường Kép Thịnh là một kép đa tài, hát hay được nhiều làn điệu. Ông diễn được đủ loại kép. Kép chính như Từ Thức, Tất Chánh, Lưu Bình, Thúc Sinh… Kép lệch như Tuần Ty, Sở Khanh. Đóng lão như Huyện Tể, ông Mãng, đồ Điếc. Đóng hề như thầy đồ, hương Câm… Các vai diên của ông đều hay, đạt hiệu quả cao, mẫu mực, có góc cạnh. Nhân vật cứ nổi lên như một bức tượng sống. Điều đó nhờ ở chỗ kép Thịnh gạn lọc những chi tiết, giữ lấy những chi tiết chân thực, có bổ sung thêm những nét hoa mỹ đầy ngẫu hứng, sáng tạo ông còn giữ trong bộ nhớ của mình nhiều làn điệu “độc” ít người biết đến hoặc gần như bị thất truyền. Ví dụ như làn hát vãn gọi là Vãn Non Mai say đắm thì đến giờ ở ta chỉ còn một, hai người biết đến. Phong cách diễn của ông rất thanh tân. Khi thì phóng khoáng kiểu hàng hoa, lúc lại giữ chặt khuôn khổ. Người ta không thể hỏi ông để biết ông có sở trường về những làn điệu nào. Vì hầu như tất cả những làn điệu chính ông đều hay hát cả. Lúc hát, tâm hồn ông dấy lên những ngọn sóng lúc phai, lúc thắm, lúc lại vơi đầy… Bài nào ông hát cũng ra "màu", long lanh sắc nét. Đạt đến trình độ này là rất khó. Người sáng dạ cũng phải cần cù, luyện tập 4, 5 năm. Nhưng với ông, ông nhảy phốc một cái là đạt được tới điểm cao đến khó hiểu. Ông còn miệng hát, tay đàn chầu văn với giọng cao bi tráng. Khi đó, ông say như bị ốp đồng. Đó cũng là tài năng của ông. Chẳng thế mà trong một cuộc thi hát với những bậc anh tài ở trại Ngọc Hà, ông đã đạt điểm cao nhất. Nhiều người đã phát ghen lên mà bảo: "Thật xấu hổ, chúng ta đã phải thua một tên hát rong quê mùa, mặt búng ra sữa". Với người có nghệ, chính cái chất chân quê chân chất và giang hồ tứ hải đó cộng lại là rất hiếm, là vô địch. Nó mang chất dân ca nguyên thuỷ. Ông là tay đánh trống chèo mẫu mực, thường khuyên các học trò: "Có thể vụng chèo một chút. Nhưng phải khéo trống". Nhưng tài nghệ cao nhất về sử dụng nhạc cụ của ông lại là kéo nhị. Anh em gọi tiếng nhị của ông là tiếng nhị siêu phàm. Dạo ấy, ông Lê văn Ly muốn đến xin vào kéo nhị cho phường hát. Nhưng khi tới, nghe thấy tiếng nhị của ông, đã bỏ ra về ngay và lẩm bẩm: "nghe tiếng nhị của trùm Thịnh mới biết tiếng nhị của mình chỉ là tiếng kéo cưa lừa xẻ".Vào những năm 1958-1959, ông Ly là một trong vài cây nhị hay nhất nước. Tiếng nhị của ông Thịnh là sự phối hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố. Trong đó có mây nước bập bềnh, có hương hoa gió bụi, tử, biệt, sinh, ly, yêu đương mòn mỏi… Cũng chính tiếng nhị của ông đã khiến một nữ diễn viên chèo mê ông và trở thành vợ ông. Đã thành một cái lệ tình tứ, âm thầm và mãnh liệt, cứ mỗi lần chuẩn bị ra sân khấu, vợ ông lại ngóng nhìn nơi hai bên cánh gà, nhìn vào mắt ông, say sưa. Ý nói: "Mình ơi, em thế này đã được chưa? Ông cũng nhìn vợ, vừa trìu mến vừa có vẻ kiểm tra lại vai diên, gật đầu nhè nhẹ. Có nghĩa là: "Được đấy em ạ… Xinh lắm". Nhưng rồi một buổi, vợ ông bị ốm trong cảnh nghèo xơ xác Bà ốm dai dẳng, không có tiền thuốc thang, chữa chạy. Người nữ diễn viên này rất mực yêu chồng. Bà bảo: "Có tiếng nhị của anh là sống được rồi… cho em nghe suông vậy…". Thế là ông lại mang nhị ra kéo để cho bà vui. Ông bảo là để quên đời, quên bệnh tật. Có điều trong những giây phút này, tiếng nhị của ông càng hay, càng thiết tha một màu sắc tâm linh. Rồi một hôm, bà thấy khó chịu lạ thường. Bà lại muốn nghe tiếng nhị của ông. Ông liền kéo "…Ôi…thì đôi ta… chút nghĩa… mà…a… đèo bòng…". Ông kéo bài "Duyên nợ phải chiều"… Đến nửa chừng thì bà lả đi như một tàu lá úa rồi tắt thở… Ông buông nhị, ôm lấy bà và khóc: "Mộng hết ta người phải biệt nhau…"! Thế là từ đó ông không kéo nhị nữa. Ông giận duyên, tủi phận và né tránh cái tiếng nhị oan nghiệt vận vào mệnh của ông. Chừng 30 năm sau, mãi đến năm 1959, một ông bạn tri kỷ khuyên ông hãy giải lời nguyền xưa, nằn nì ông kéo cho nghe một đoạn. Ông nể quá, kéo một đoạn thật say. Ông bạn vái: "Thưa, xin thế là đủ chỉ cần trần ai một khúc…". Ông Thịnh rớm nước mắt.Ông Thịnh sớm đã phải bỏ quê, ra diễn cho rạp Sán Nhiên Đài (sau là rạp Kim Lan) ở ngõ Sầm Công. Cái ngõ này nổi tiếng là có nhiều chuyện ở Hà Nội. Như vậy cũng không phải chỉ diễn ở Hà Nội mà vẫn phải đi lưu diễn ở nhiều nơi. Đã nhiều bài hát của ông được thu vào đĩa hát của hãng Pa thé và ASIA. Người ta đi lùng mua kỳ được những đĩa chèo của kép Thịnh và đào Tiêm. Ông đã soạn nhiều vở chèo và làm thầy chèo (như bây giờ gọi là đạo diễn). Ông được cả gánh hát và nhiều người trong nghề kính nể gọi ông là sư phụ, là ông trùm Thịnh. Tuy vậy, cuộc sống vẫn cứ thanh bần cho đến khi ông qua đời. Cả cuộc đời vì nghề, ông đã dạy dỗ được nhiều lớp diễn viên chèo cho cả nước. Ông đã giúp đỡ nhiều cho Ban nghiên cứu nghệ thuật sân khấu của Bộ Văn hoá trong việc nghiên cứu, giữ gìn và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống. Tên tuổi ông đã được ghi trong Bách khoa từ điển sân khấu Liên Xô (cũ) xuất bản năm 1959 trong mục sân khấu Việt nam. Riêng về nghệ thuật chèo mà nói, ông trùm Thịnh là một "Con Người" viết hoa. Sân khấu Việt nam và nghệ thuật chèo của ta tự hào có một nghệ nhân như ông trùm Thịnh. CHỊ HOA TÂMDạo ấy chừng những năm 1942-1943, cả mấy làng Bưởi, người ta thường hay kể chuyện về một nhân vật đặc biệt là "Mít sờ" Hoa Tâm. Số là ở ngay giữa chợ Bưởi, dựng lên một rạp hát có tên "Quảng Tâm San" Chủ của rạp hát lúc nào cùng huyên náo đó là bà Hoa Tâm. Gọi nó là rạp cải lương cũng được mà gọi là tuồng cải lương cũng được. Vì họ diễn cả những tích xưa với mũ áo, cân đai sặc sỡ, mà cũng diễn cả những tích mới với nhân vật ăn mặc Tây, đeo ca vát. Rạp hát tối nào cũng kín chỗ. Chủ nhật có thêm một xuất diễn ban ngày, chủ rạp thường đi bên cạnh người chồng của mình là một anh Tây lai tên là Louis Aubourg. Anh chàng vừa giàu vừa đẹp trai này rất kiêu hãnh là đã lấy được cô đào hát có tài năng và sắc đẹp xuất chúng. Anh ta đã hạ được hàng loạt những đối thủ là những kẻ giàu sang, các quan huyện, quan phủ trẻ tuổi để giành được Hoa Tâm. Việc quản lý rạp hát, Hoa Tâm giao cho ông thầy tuồng Năm Ngũ và kép Sinh. Hàng đêm, Hoa Tâm có vai diễn. Điều này không có không được. Ban ngày, thỉnh thoảng Hoa Tâm vào làng Yên Thái, đến chơi kết bạn với kép Thuyên là kép nổi tiếng về hát tuồng. Chủ rạp Quảng Lạc phải đưa ô tô về, đưa kép Thuyên đi diễn rồi lại trả kép Thuyên về tận nhà. Hoa Tâm cũng làm quen với kép Tước hát tuồng ở xóm Ao Ngang và ông Ninh là hoạ sĩ vẽ truyền thần… Hoa Tâm nhận mấy bà già trong xóm là mẹ nuôi và thường có quà, bánh, vải, nhãn biếu các bà. Hoa Tâm thèm tình mẹ, yêu làng Bưởi, hay xúc động và có lòng thương người. Nhưng khi gặp mặt, dân trong mấy xóm rất niềm nở chào Hoa Tâm và chị cũng nhanh mồm nhanh miệng chào hỏi lễ phép, lịch sự với mọi người. Dân làng Bưởi rất thích xem những tích diễn của rạp như: Trương Viên, Quan âm Thị Kính, Giang Tả cầu hôn, Tra án Bàng Quý Phi, Phương Hoa, Huyện Trường và cô Cúc, Mộ cô Phượng, ông già mật nết, Hoa rơi cửa Phật, Kiều… Những tích này hầu như ai cũng thuộc, họ xem đi xem lại nhiều lần, không biết chán. Mọi người rất có cảm tình với rạp Quảng Tâm ban và cũng rất có cảm tình với chủ rạp. Hoa Tâm ăn mặc cực kỳ sang trọng rất “a la mốt” (à la mo de). Nhưng mọi người cho rằng gọi Hoa Tâm bằng bà thì hơi già. Bà ta cứ tưng tưng, rất trẻ, như là cô học trò mắt sáng, môi tươi vậy. Gọi bằng bà không hợp. Anh Vũ Trọng Hành là em ruột nhà văn Vũ Trọng Can bảo nên gọi Hoa Tâm là "mít sờ" Hoa Tâm. Tiếng Anh "mít sờ" là cô gái mà. Và từ đó ai cũng gọi Hoa Tâm là "mít sờ" Hoa Tâm. Như vậy, nó có vẻ hay hơn, lạ hơn, Tây hơn, tình hơn… Quảng Tâm ban đã đưa sân khấu đến chợ Bưởi, làm náo nhiệt cả mấy làng Bưởi. Nó đi đầu cho sự thành hình một vài nhóm cải lương và kịch nói nghiệp dư của cả một khu vực sầm uất, đông dân. Hồi ấy, Lại Phú Cương còn trẻ lắm. Ông không bỏ một đêm diễn nào của rạp Quảng Tâm ban. Sau này, ông là một nghệ sĩ kịch nói và diễn viên điện ảnh khá nổi tiếng. Trong nhà chị Hoa Tâm, trên các mặt tường treo la liệt những bức tranh thuỷ mạc, tranh Tàu, chị yêu những bức tranh này lắm và luôn ngắm nghía chúng. Hoa Tâm là con gái một gia đình cố nông ở Kim Động, Hưng Yên. Từ nhỏ, cô bé đã hát hay và hát được nhiều làn điệu chèo, tuồng, cải lương, quan họ, hát ru… Năm 13 tuổi, có gánh hát xin cho cô được thoát ly gia đình, đi theo gánh. Cô được nuôi cơm, có nhiệm vụ trông trẻ, giặt giũ rồi được học hát, học múa. Qua vài năm trời gió bụi, giọng hát của cô được coi là một chất giọng quý hiếm. Sắc đẹp lại trở nên lộng lẫy. Ai cũng muốn làm thân với cô. Cô không bao giờ phải trả tiền cho những bữa quà như kiểu bánh cuốn, bún ốc, bún chả… Vì bao giờ và ở đâu cũng có người tranh trả tiền cho cô. Cô quyết tâm học nghề hát chèo. Học bất cứ những gì cần cho một vai diễn từ bất cứ ai. Học những diễn viên cao tuổi. Học các bạn trẻ. Lúc nào cô cũng nhiều bạn. Cả bạn trai lẫn bạn gái. Nhưng bạn trai nhiều hơn. Trong đó có nhiều nhà văn, nhà báo, hoạ sĩ, thi sĩ… Sức hấp dẫn của cô rất cao. Nhưng chính cái tài và cái sắc của cô cũng mang lại cho đời cô nhiều lao đao, cay đắng. Đời cô bao giờ cũng là một mảnh trăng khuyết. Cô nói vậy. Năm 21 tuổi, cô đã trở thành một ngôi sao không có đối thủ, ít nhất là với Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Hà Đông, Bắc Ninh… Chị nổi lên, rực rỡ, cuốn hút trong Tuần Ty - Đào Huế xuý Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa… Ba vai chính: Đào Huế, Xuý Vân, Thị Mầu trong kho báu chèo là để cho Hoa Tâm diễn. Còn có những vai diễn này ra sân khấu thì người ta còn nhắc đến cái tên Hoa Tâm. Chị nói sử: Kim Nham chàng ơi! Đường công danh đã đành mê mải Nhưng tuổi xuân có trở lại bao giởHay tình riêng chàng đã phôi pha Để cho thiếp tháng năm mòn mỏi… Người ta không bao giờ quên được khi Hoa Tâm nói lệch rồi vắt sang bình thản: Cau non tiện chũm lòng đào Trầu têm cánh phượng, thiếp trao cho chàng. Tiếng hát của chị kèm theo dáng đi tơi tả, lệch chênh, những bước đi lá rụng hoa rơi. Những bước đi của Hoa Tâm trên sân khấu đều là múa cả. Nhưng ở vài vai diễn khác, những bước đi của chị lại thanh thoát mà có cái dáng dấp đĩnh đạc của một cành cây nặng trĩu quả ngọt. Đến lúc chị hát đúm: "Ta về xẻ tấm ván dàyBắc cầu sông Cái…cho mẹ thầy sang chơi."…Thì sóng gió nổi lên ào ào, lòng chị xáo động và tràn đầy khát vọng. Rồi lại ngẩn ngơ, bâng khuâng: Người đâu đến ở chùa này… Cổ kiêu ba ngấn, lông mày nét ngang… Hoa Tâm ngẩn ngơ, nồng nàn, sầu muộn, cô đơn, nhưng phấn khích, lâng lâng. Những mảng diễn của chị đều đã thành mẫu mực cho các vai diễn kế tiếp sau chị. Các trường học, các lớp huấn luyện đều phải trích ra những dáng nét, động tác phong cách hát, nói, cười, của chị mà dạy cho các học sinh. Với chị, khi nhạc nổi lên, tiếng hát của chị cất lên theo đã làm cho người ta sung sướng, vui, buồn, háo hức. Trong lòng người nghe thấy tràn đầy nước mắt, tình yêu và sự dằn vặt. Chính vì chị hát được cả tuồng, cải lương, quan họ, ả đào… nên tiếng hát của chị mới có nhiều màu sắc, nhiều cung bậc, đa dạng và thanh tân. Các vai diễn của chị thường bồng bềnh một hào quang lãng mạn làm say lòng người. Rồi về sau này, đã có nhiều lớp diễn viên kế tiếp chị cũng đều bắt chước chị, học chị mà trình diễn. Nhưng cho đến bây giờ (1998), vẫn chưa có ai đạt được đến 8/10 của chị. Cung đàn tình duyên của chị luôn náo nhiệt, tưng bừng đầy ngẫu hứng suốt từ thời trẻ cho đến khi về già chị rất yêu đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Còn một chi tiết. Đó là khi Thủ đô được giải phóng, trong những ngày đầu, đoàn chèo Lạc Việt gặp khó khăn về tài chính, chị đã không ngần ngại bán đi tất cả những tư trang của mình còn lại để giúp đỡ đoàn tồn tại. Chị đã góp vào việc đào tạo, bồi dưỡng và truyền nghề cho một loạt diễn viên sáng giá như Thanh Trầm, Bích Nhuần, Tuyết Nga, Nguyệt Nga… Hoa Tâm dạy họ từ việc vấn khăn đến động tác xòe quạt đưa mắt. Chị vui lòng truyền lại cho lớp trẻ những ngón nghề bí mật mà đáng lẽ ra phải sống để bụng, chết mang theo. Lúc chị già yếu trên giường bệnh, chị bảo: tôi nặng khúc ân tình với cuộc đời. Mặc dù cuộc đời đã làm tôi đau khổ chị nói vậy được vài tuần rồi ra đi vĩnh viễn. ÔNG HAI CHÂUKhông khí tưng bừng của ngày Tết Nguyên đán còn Ngần như nguyên vẹn. Làng Triều Khúc vào hội sớm hơn hẳn những năm trước. Năm nay, dân làng làm ăn có chiều hướng khá hơn. Đêm ngày mồng 5 tháng giêng, hầu như chẳng nhà nào ngủ. Họ tất bật làm cỗ bàn, bánh trái để đem ra cúng ở ngoài đình. Những đồ cúng đó lại được đem tất cả về nhà sau một hồi hương thắp và chia cho các cháu gọi là lộc. Gia chủ chỉ làm duyên với ông Từ một đĩa xôi nhỏ hoặc phẩm oản quả chuối. Việc cúng bái này không tốn kém gì mấy, cũng là bày vẽ ra mà ăn. Khoảng 9 giờ sáng ngày mồng 6 tháng giêng là ngày tế Thành Hoàng. Ở Triều Khúc, Thành Hoàng cũng là Vua (Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương). Nhân dân rất tự hào với những dấu vết về bãi luyện binh của Phùng Hưng khi xưa còn lưu lại với những mô, những gò đống nhấp nhô thực mà mờ ảo ở phía sau ngôi đình cổ kính. Sau một tràng pháo nổ giòn, mọi người trang nghiêm làm lễ tế Thành Hoàng. Họ mặc những bộ quần áo lễ ngày xưa nhiều màu sắc rực rỡ, đội mũ, đi hia, những nhân vật chính biểu diễn những động tác được khoe trương với những nét múa chậm chạp và kéo dài. Ban hành bát âm xúng xính áo "thụng màu lam, cứ những làn điệu lúc hùng hồn, bi ai tha thiết lúc lại là dòng đời chảy xuôi duyên ngắn nợ dài. Khói hương nghi ngút, trong làn ánh sáng mờ mờ, mọi hình ảnh và màu sắc của các hoành phi câu đối sơn son thếp vàng, mâm ngũ quả, đồ tế, những ngọn lửa nến v v… pha trộn lại với nhau hợp thành một vẻ đẹp kín đáo huyền bí, sương khói… thật khó tả. Ngoài sân đình, dưới chân chiếc cột cao treo lá cờ ngũ sắc với những miếng lưỡi hổ màu trắng bạch phất phơ. Đó là một công báo về ngày lễ hội. Cũng chính dưới cái cột cờ sơn đỏ ấy có một đôi nam nữ nắm lấy tay nhau thật chặt, tưởng chừng như không thể nào rời nhau ra được. Họ lại hơi ngả thân vào nhau. Họ nhìn nhau như muốn quên cả đất trời. Cái trường đoạn này diễn ra quá lâu đã làm cho những người ở phía ngoài bỏ cả xem gà chọi và đấu vật mà để mắt nhìn về phía họ. Đôi nam nữ đã trở thành hai nhân vật nổi bật, hiếm có. Bốn thanh niên nam nữ cười rộn lên, xôn xao bàn tán với nhau, chỉ trỏ. Đám đông trở nên nhộn nhịp. Họ vẫn cứ nắm chặt lấy cổ tay nhau như sợ một trong hai người sẽbay đi đâu mất, mặc những tiếng xì xào những ánh mắt châm chọe từ bốn phía đưa tới. Họ chẳng biết trời đất là gì nữa. Mà lại có vẻ mỗi lúc càng say sưa hơn. Người đàn ông chừng 70 tuổi, mặc áo the, khăn nhiễu. Ông sống bằng nghề khảm trai và nghề làm thao, may và làm cả kiểu áo bào rồng phượng, mũ mãng, hia dùng cho diễn viên chèo, tuồng. Thỉnh thoảng, có một đợt gió nhớ nhung quá khứ nào đó đem lại ông lại gấy mấy cung đàn nguyệt hoặc hát mấy bài quan họ. Giọng hát của ông trong trẻo, tươi mát và mạnh mẽ như cái hồi còn trẻ. Tên ông là Hai Châu ở xóm Cầu. Người đàn bà khoảng trên sáu mươi tuổi, mặc áo dài, quần đen, chít khăn nhung. Bà tên là Năm Diệu ở xóm Hạ Long Giang vùng Lim. Người đàn bà này thuộc loại mà mọi người cho rằng họ có đến cái tuổi 60 chăng nữa vẫn còn xuân sắc. Họ quen nhau từ cái thủa mười tám đôi mươi khi cả hai cùng sống ở vùng Lim và rủ nhau đi hát quan họ hết làng này đến làng khác trong suốt tháng giêng. Họ là những vị liền anh liền chị được kính nể. Họ yêu nhau trong suốt thời gian dài nhưng không lấy được nhau. Thế rồi, cuộc đời xô đẩy, kẻ Bắc người Nam, nàng ở lại Lạng Giang với chồng con, chàng phiêu bạt sang Triều Khúc. Và từ mấy năm nay, họ đã đặt ra cái lệ được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và trang trọng. Cứ hàng năm, ngày 6, 7 tháng giêng, bà Năm Diệu sang Triều Khúc dự hội đình, là thượng khách của ông Hai Châu. Ngày 13, 14 tháng giêng, ông Hai Châu lại tới hội Lim thăm bà Diệu và một số liền anh liền chị, bạn hồi trai trẻ. Năm nay, cũng như mọi năm, ông Hai Châu đã chuẩn bị đón bạn từ mấy hôm trước. Ông đã dành riêng một chiếc nhẫn vàng một đồng cân để đeo vào ngón tay run rẩy của bà Năm Diệu làm quà. Đây là thành quả của sự cố gắng làm lụng và sự tiết kiệm của ông. Ông cho rằng nhất định ông phải tặng bà món quà đó. Nếu không, ông sẽ vô cùng xấu hổ về cái sự, "Tu mi nam tử" của ông - ông nói thế. Họ vẫn đứng với nhau một lát nữa như hai pho tượng rồi dắt nhau rời khỏi đám đông, đi qua một lối nhỏ loanh quanh eo điểm những rặng cúc tần. Họ vẫn nắm tay nhau bước cao bước thấp về xóm Cầu. Họ chỉ biết có nhau và không để ý đến bất cứ cái gì hoặc người nào ở quanh họ. Bước vào nhà, họ rời tay nhau. Vẫn những cặp mắt nhìn nhau không rời. Ông Hai Châu chỉ cho bà Năm Diệu xem hòn non bộ, mấy chậu lan, những cây cảnh được tỉa, uốn theo những thế rất cầu kỳ và nên thơ, chiếc lồng chim lên nước có hai con bạch yến nhảy nhót… Tất cả đều là những tác phẩm tài hoa của ông Châu, ông luôn hỏi:- Bà có thích không?- Thích.Ông lại dắt bà Năm đến gần hai cây si, một cao một thấp đứng cạnh nhau mà ngả nghiêng như đang trong cơn gió mạnh. Ông bảo:- Bà này, đây là cây có cái dáng "Người ơi người ở đừng vê". Tôi đã đưa những tiếng hát của chúng mình vào hai cái cây này đấy. Bà có thích không?- Cứ phải hỏi mãi! Ông Hai Châu hiện giờ đang ở đây. Gian nhà bé nhỏ nhưng gọn gàng, có vườn, có cảnh, ông sống một mình. Vợ ông đã mất từ lâu. Hai đứa con trai đã ơ riêng và đi đây đi đó luôn. Nghe đâu họ làm ăn cũng khấm khá. Ông pha trà có cho thêm mấy nhánh ngâu mưa thu vào rồi mời bà Diệu:- Bà uống đi. Một năm mới lại gặp nhau. Quý quá. Thật vô giá. Thế nào, có vất vả không? Trời ơi Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn… Nhưng thôi, gặp nhau là bao nhiêu ưu phiền tan biến hết - ông nói nhát gừng và như thể đang khóc. Ông Hai Châu và bà Năm Diệu nắm tay nhau. Thật là tình yêu không có tuổi, say đắm, cuồng si và mờ ảo. Đó là tình yêu đích thực. Cả hai người, họ không nói nhiều về tình yêu, cũng không kể lể dài dòng, phù phiếm. Họ chỉ biết có nhau. Thật là may mắn cho tôi là một nhà báo luôn săn đuổi những chuyện vui buồn âm thầm mà mãnh liệt xảy ra ở khắp nơi để dự trữ cho cái niềm vui quá nghèo nàn của tôi. Tôi đã tìm mọi cách làm quen với ông Hai Châu. Sau nhiều lần qua lại với nhau, ông coi tôi như là người bạn thân để thổ lộ nỗi niềm. Ông kể chuyện bồ cũng chẳng rầy la tôi điều gì mỗi khi tôi tò mò vặn vẹo mọi chi tiết. Có hôm tôi vào đề: “Hát quan họ là hát về tình yêu. Các tác giả phương Tây cho rằng hát quan họ là một loại ca hát dân gian, đầy chất phong tình, đầy cái đẹp. Nó ăn nhập với tiếng hát của nhân loại. Họ không mấy đả động đến cuộc sống của các liền anh liền chị. Nhưng một số nhà nghiên cứu của ta, họ cứ bắt chước nhau mà viết quanh đi quẩn lại một vài chi tiết. Nào là các liền anh liền chị quan họ không lấy nhau. Hát để vui xuân, tình bạn của họ thật trong sáng, đứng đắn, không bao giờ xảy ra cái gọi là trai gái. Họ kính trọng nhau, quý mến nhau, chỉ giữ ở mức tình bạn v.v… Tôi thật suy nghĩ về cái khoản này lắm". Ông liền nói ngay: "Chúng tôi quý nhau, tình yêu của chúng tôi trong sáng. Vâng" Ông bỗng nhỏm dậy, nói to lên như trong một cuộc tranh cãi và có cái vẻ cửa quyền:- Còn thì vứt, vứt hết những lời nói đó đi cho tôi. Chúng tôi làm ăn vất vả để đủ cơm ăn áo mặc. Chúng tôi hát là chúng tôi yêu đấy. Có yêu mới hát. Hát cho mình, cho người mình yêu, cho người mình đang khát khao. Hát để tỏ tình đấy. Vâng, ông nói có lý.- Nó phong tình đấy! Này nhé: "Cổ tay em vừa trắng lại vừa tròn Đã cho ai gối nên mòn một bên…"Chúng tôi hát và hàng ngày chúng tôi làm nông nghiệp và nghề thủ công, trao đổi buôn bán. Chúng tôi hát được mọi người yêu quý và cung phụng ăn uống, phí tổn. Nghĩa là tiếng hát của chúng tôi phải hay để có người nghe, có khách hàng, có lộc… Chúng tôi hát bài "Lúng liếng", rồi đến bài "Vào chùa chải chiếu ra", có câu "Muốn kết a phú lợi tình là nhân… duyên…" thế không phải là rõ ràng thanh thiên bạch nhật tất cả rồi à. Giời sinh ra thế mà… - Vâng! Vâng!- Chúng tôi tình tang đấy. Anh tình tang, ả tình tang. Có điều là xã hội còn phong kiến, xã hội muốn kín đáo, chúng tôi nên kín đáo. Chúng tôi tình tang rất mực. Lại còn cái câu "Yêu nhau cởi áo cho nhau" ư? Chúng tôi hát như sau: "Yêu nhau…" nghỉ một lát, đến hai từ "cởi áo" lại nghỉ một lát, rồi mới đến: "cho nhau"? Như thế là có nghĩa lắm đấy. Anh cởi áo cho ả, ả lại cởi áo cho anh. Về đến nhà, cả hai bên đều nói dối cả đấy”. Đó là lời nói dối cho phép… Ông yên lặng một phút, tợp một hớp rượu. Trong lòng ông chan chứa những điều muốn nói ra. Chúng cứ tranh nhau để được thổ lộ đến nỗi làm cho ông lúng túng. Ông như bị ốp đồng. Ông liền hát lên bài: "Ngồi tựa mạn thuyền" và "Còn duyên" với lời ca của cái thuở xa xưa… Tôi cũng cảm động đến ngạc nhiên và không ngớt lời khen ông. Quả thực, ông hát quá hay. Tôi chưa bao giờ được nghe ai hát quan họ hay đến như vậy, mặc dầu tôi đã được nghe hát hai bài đó không biết bao nhiêu lần rồi. Tôi hoàn toàn có thể cảm nhận được thế nào là một bài quan họ hay Tôi lại cám ơn ông nhiệt liệt. Ông hến gạt ngay đi và càng hào hứng hơn.- Trong mấy chục năm nay, tôi chưa thấy giọng hát nào địch được với giọng Năm Diệu của tôi. Kể cũng có đôi ba tay khá đấy. Nhưng họ hát vẫn còn chưa "ngon". À, mà nói đến cái “ngon” của đời người thì phải kể đến những ý kiến mà các vị đàn anh của chúng tôi cho là: "Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà nhảy ổ" và "Cơm chín tới, cái gồng non, gái một con, gà mái ghẹ"… Đấy!… Hát quan họ cũng phải hát sao "ngon" như vậy. Tôi còn có nhiều lần tiếp chuyện với ông Hai Châu về những chuyến đi hát quan họ lưu động của ông với các hến anh hến chị, về cuộc đời có phần phẳng lặng mà sôi nổi của ông, những câu chuyện về bốn mươi chín làng quan họ, và nhất là những câu chuyện gần như huyền thoại về bà Năm Diệu của ông… Tất cả đủ để viết thành một tập sách dày lưu truyền cho thế hệ sau, gợi nhớ về một con người, một cuộc đời gắn liên với tiếng hát quan họ. TRÚC QUỲNHTrúc Quỳnh người nhỏ nhẹ, cân đối, mắt sâu, long mày lá liễu, mũi dọc dừa. Chị là nhan sắc một thời. Cuối năm 1946, Trúc Quỳnh đóng vai Phồn Y trong Lôi Vũ, có hai buổi thôi nhưng cũng đủ cho người xem trầm trồ khen ngợi đến tận bây giờ. Lúc ấy, Trúc Quỳnh mới có 20 tuổi. Người ta cám ơn trời đất và cuộc đời đã cho sân khấu Việt nam có được Trúc Quỳnh. Vai Phồn Y là một vai rất khó đóng. Nó nằm gọn trong việc thành công hay thất bại của một vở kịch lớn Nhưng Trúc Quỳnh đã thành công rực rỡ. Những người có may mắn được xem vai Phồn Y do các diễn viên Bắc Kinh, Thượng Hải đóng cũng phải công nhận Phồn Y nơi Trúc Quỳnh không thua kém chút nào, mà còn hợp lý, duyên dáng hơn là khác. Với Trúc Quỳnh, vai Phồn Y đã trở nên quý phái, sắc sảo, dào dạt sóng bên trong, kiêu sa, thèm khát, vừa cao cả vừa nhục dục, chân tình mãnh liệt, già dặn mà non tơ. Người ta gọi ngay chị là ngôi sao, là diễn viên phi phàm. Sau buổi diễn, cả sân khấu đầy hoa cho Trúc Quỳnh. Sao mà nhiều hoa thế. Cho đến ngay hôm nay, tôi chưa thấy bất cứ một buổi biểu diễn nào mà một diên viên được tặng nhiều hoa đến như vậy. Người ta mê Trúc Quỳnh và số người đó đếm không xuể. Tài năng của Trúc Quỳnh không phải tự nhiên mà có. Nó chẳng xuất hiện từ số 0 mà nở ra là sung mãn, vẹn toàn hấp dẫn, đầy ma lực. Nó hút nhựa và được tưới tắm từ cuộc sống đầy thăng trầm, đột biến, nhiều mâu thuẫn, vừa đời vừa đạo… mà rất nghệ sĩ của bà mẹ tà; sắc. Trúc Quỳnh ham mê nhiều thể loại nghệ thuật và đóng kịch từ bé. Trong kháng chiến, chị đi biểu diễn ở nhiều vùng. Tính ra, chị biểu diễn ở ngoài tiền tuyến nhiều hơn ở nhà hát. Đôi khi diễn ngay bên mâm pháo. Chị sắm được nhiều loại vai. Tâm trạng càng phức tạp càng diễn được “lên màu làm nên những hình tượng không thể quên được. Những vai nông dân, người mẹ… của chị đứng lên rõ nét, có hình hài, tâm trạng, có tuyên ngôn của người phụ nữ Việt nam kiên cường và nhân hậu. Đó là những vai chính của chị trong "Mẹ Lệnh giữ lúa", "Cái võng", "Dưới chân thánh giá", trả con tôi đây? Nỗi đau tinh thần của người mẹ mất con trong vở “Trả con tôi đây” đã được vật chất hoá, như có thể sờ mó được. Nỗi đau trở nên hiện diện, mãnh liệt và khủng khiếp. Khán giả vỗ tay lại kêu lên "Phồn Y Phồn Y…: " Vì yêu cầu của các mâm pháo, đôi khi chị đảm đương công việc biểu diễn của các diễn viên múa và diễn viên hát. Chị biểu diễn đằm thắm, đam mê, vừa thực vừa ảo và cũng được liệt vào những diễn viên múa, hát hàng đầu. Hoà bình trở lại, trong vở "Những người ở lại", chị đóng vai Ngọc Cầm với tâm trạng rối bời, phức tạp. Chỉ có chị đóng vai chính này. Không có diễn viên "Đúp” Sau đó, chị có một loạt vai thành công như "chị Hoà" trong vở Chị Hoà. Panova trong "Liuba" (không tìm được vai đúp). Ở vở kịch đồ sộ này, vai chính của chị thể hiện một tâm hồn Nga, rất Nga mà đạo diễn Vasiliep phải thừa nhận: thuần khiết, sâu lắng, tinh tế mỗi cử chỉ, dáng điệu của chị đều nồng nàn chất tạo hình. Đạo diễn Vasiliep lại nói: “Thành công của Trúc Quỳnh trong "Liuba" không chỉ đánh dấu tài năng vả sự trưởng thành của Trúc Quỳnh mà còn đánh dấu sự rạng rỡ của sân khấu Việt nam. Sau đó, chị lại đóng tiếp Lâm Nhĩ Nhàn trong "Đứng gác dưới ánh đèn nê-ông", vợ giáo sư Hoàng trong vở " Giáo sư Hoàng", Lia trong "Platon", bà mẹ trong "Tay súng dân quân", bà giáo trong, "Mẹ và những người con" Maria Jlitrina trong "Khúc thứ ba bi tráng", bà Pio trong "Sang sông". Chị còn thành công khi vào vai mẹ Núi trong bộ phim, "Đường về quê mẹ". Chị chẳng những chứng tỏ khả năng của mình mà còn có lòng quả cảm, hy sinh cho nghệ thuật. Ở những pha diễn nguy hiểm, đạo diễn đề nghị cho người khác đóng thay, nhưng chị không chịu và đề nghị chính mình được đóng để thể hiện tốt hơn. Chị đã phải vật lộn với một con bạc giê to lớn, hung dữ, chịu đựng những miếng ngoạm thực sự của nó. Chị đã vượt qua những pha như vậy với lòng dũng cảm của một chiến sĩ để đạt được cái đẹp thăng hoa cho những thước phim. Trúc Quỳnh rất dễ xúc động. Nhưng cũng rất biết truyền những xúc động đó tới người xem. Mỗi lần chị nhận một vai diễn hoặc một kịch bản phim nào chị đều cho đó là một lần "sơ tuyển" đối với một mối tình mối tình sân khấu. Trong sáng tạo nghệ thuật, Trúc Quỳnh luôn muốn đạt đến mục đích của sự cao cả. Chị có tinh thần trách nhiệm và một sự say mê không nguôi. Chị học tập ở sách, ở bạn bè xung quanh để đạt đến sự hoàn thiện của giọng nói, dáng đi, cách đứng làm sao cho tiếng cười tiếng khóc có được cả kỳ hoa dị thảo để dinh dưỡng tinh thần cho con người. Làm được như vậy, Trúc Quỳnh đã là một nghệ sĩ thực sự cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cho đến giờ, Trúc Quỳnh được kể như là một trong những nữ nghệ sĩ kịch nói hạng nhất. Mà những nghệ sĩ hạng nhất chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.Sân khấu Việt nam là một phần quan trọng trong nền văn hoá - nghệ thuật Việt nam độc đáo và đa dạng. Thật thiếu sót khi nói đến sân khấu Việt nam mà không nhắc đến Trúc Quỳnh. Đó là hiện thân của một nghệ sĩ cao cả, đẹp đẽ, xa xôi, mong manh, đơn côi và bí ẩn. Trong đời thường, Trúc Quỳnh khiêm tốn, yêu quý mọi người, giản dị, không ồn ào, không đòi hỏi nhiều, không bon chen, cầu cạnh, một tâm hồn nhiều ước vọng. Chị ra đi thanh thản như một chiếc lá diễn viên lìa cành sân khấu. Cả cái cây sân khấu rung lên thương tiếc và nhận chút phần đóng góp của chị để lại. Chị thích câu nói của Cơrian Chandra, nhà văn kiệt xuất của Ấn Độ: “Tôi hướng về một bông hồng và một ngọn lửa mà không bao giờ tôi với tới "… CON GÁI HÀ NỘICũng không hiểu sao Hàn lại yêu Oanh và được Oanh chấp nhận. Sau khi họ cưới nhau, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Mẹ Hàn mất sớm, lúc Hàn 18 tuổi anh đi bộ đội 8 năm, rồi xuất ngũ về với gia đình, Oanh chăm sóc Hàn mọi rặt đến mức Hàn không chê vào đâu được. Vợ anh có tài năng, các bạn bè khen Oanh nức nở. Thế rồi, họ có nhiều ảo tưởng trong cuộc sống. Cả hai đều có trình độ đại học. Nhưng với thực tế cuộc sống trong gia đình cùng với chồng, đôi lúc Oanh trở nên mệt nhọc vô cùng. Nàng tiều tuỵ đi đôi phần. Đứa con trai ra đời lại hay ốm yếu đã vạch ra một sự ngăn cách giữa hai vợ chồng. Nào nhiệm vụ với cơ quan nào những công việc có tên và không tên vây lấy Oanh đến ngạt thở làm cho tổ ấm gia đình trở nên giá lạnh. Oanh không hiểu được rằng chồng nàng rất yếu đuối trước những khó khăn. Trái tim và tấm lòng của anh không chịu nổi sự thử thách phũ phàng của cuộc sống. Đứa con trai lớn lên, Oanh mới rảnh tay, tập trung mọi cố gắng chăm sóc, giúp đỡ chồng. Chị mang đến cho chồng sự nồng ấm, êm đềm, dịu dàng và với tất cả những gì cần có ở một người vợ. Nhưng hình như đã hơi muộn. Anh ta đã thay đổi. Anh ta không còn quyến luyến Oanh như trước. Anh đã nhìn Oanh và gia đình với con mắt lạnh lùng. Do vậy, mọi cố gắng của Oanh đã bị loãng đi. Anh ta cũng rất lý trí và cự tuyệt một vài trường hợp bị cám dô bởi những cô gái trẻ, đẹp. Anh trở nên nóng nảy và hay cáu gắt. Vợ chồng anh luôn cãi nhau. Cả hai bên đều không chịu ngồi xuống nói chuyện chân thành. Tình trạng này dẫn đến việc anh "dính" vào vòng tay cô vợ đẹp của một anh công chức hạng thấp. Biết được chuyện này, Oanh vừa tức giận vừa đau buồn. Sự đau đớn cực độ này làm cho Oanh bừng tỉnh, nhận ra chân tướng của sự việc. Oanh không khóc nữa, không ra khỏi nhà mấy ngày liền, nàng kinh ngạc và thấy bản thân mình cũng chịu trách nhiệm về việc thay lòng đổi dạ của Hàn. Nhìn lại mấy năm trời chồng ở nhà thì đau đầu, chồng đi xa thì đau lòng. Họ đã, "kiêu" với nhau, dùng thái độ “lạnh” đối xử với cái lạnh. Họ không biết tình yêu là gì. Trước hết, Oanh lấy tấm lòng người vợ, quan tâm đến chồng với mức tối đa. Oanh ngẩng cao đầu, quyết tâm kéo chồng trở lại với gia đình. Oanh phát hiện ra chính mình. Nàng thể hiện cái đẹp bên trong lẫn bên ngoài của mình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của chồng. Đó là cả một giai đoạn cố gắng gian khổ. Oanh tin vào một vài sợi thuần khiết vốn có của chồng sẽ không làm cho mình thất vọng. Quả nhiên, trong bối rối, mê loạn, Hàn trở lại với Oanh. Nàng tôn trọng sự tự tin của chồng, không nói thẳng mà viết cho chồng mấy lá thư dài. Trong thư, nàng phân tích nhẹ thái độ lạnh nhạt của chồng và thừa nhận sự thiếu trách nhiệm của mình. Nàng cũng nhắc lại những kỷ niệm tươi đẹp trong thời gian đã qua. Xem xong thư, chồng Oanh thốt lên "Lành làm gáo, vỡ làm môi" Và có ý định ly hôn. Anh ta không ngờ Oanh nói có tình có lý, lại rộng lượng khoan dung đến vậy. Anh ta bảo: “trong chiến tranh lạnh, cả hai người cùng khổ". Hôm đó, họ nằm bên đứa con trai hai bàn tay họ gặp nhau, nắm lấy nhau. Họ cùng khóc với nhau. Thế là gương vỡ lại lành. Mấy năm sau, chẳng biết cuộc đời xô đẩy thế nào, gương lành lại vỡ. Tôi gặp Oanh ở một quán cà phê. Oanh đã 60 tuổi. Nàng nhanh nhẹn, sang trọng và đẹp. Trông Oanh chỉ như người trên 40 tuổi thôi. Người chồng cũ của cô, anh ta ân hận cô đơn đến bạc trắng cả đầu. Con trai cũng đến thăm Oanh sau những chuyến đi công tác dài ngày để được ôm chầm lấy mẹ. Oanh khá nổi tiếng, dạy tiếng Anh và tiếng Pháp. Nàng còn làm cả việc nghiên cứu văn hoá dân gian. Có nhiều người đến xin được lấy Oanh, trong đó có cả những người trạc 40 tuổi cũng đến cầu hôn. Oanh không nhận lời ai cả. Tôi mừng cho Oanh và khen: "Em thật đầy nghị lực". Mắt Oanh ánh lên một niềm vui sắc sảo và bảo: "Em là con gái Hà Nội mà"… NHUNGHôm ấy trời mưa phùn. Sau khi phải vất vả hầu hạ mấy ngày trời liền trong công việc bốc mộ người bà nuôi, Nhung được thư thả một chút. Các cô, bác họ hàng về dự lễ chuẩn bị trở về Hà Nội. Nhung chợt nghĩ mình cần phải ra Hà Nội. Cái làng quê bé nhỏ này không giúp gì cho cuộc sống sau này của mình. Nếu ra Hà Nội có bị khổ sở gì chăng nữa thì cũng không sao cả, Nhung quen rồi. Cũng chẳng có gì mà mất. Ở đây, Nhung chỉ là đứa con nuôi của ông Cả. Mẹ Nhung là người nghèo khổ, hầu hạ gia đình họ Nguyễn. Mẹ Nhung đi lại kín đáo với ông Cả mà sinh ra Nhung. Tất cả âm mưu là do ông Cả xếp đặt, sao cho có được một đứa con trai. Ngờ đâu lại là gái. Ông không công nhận Nhung là con ông mà chỉ nhận làm con nuôi. Ít lâu sau, ông Cả và mẹ Nhung đều chết Nhung làm con nuôi của em trai ông Cả. Trong đám người về Hà Nội, có một ông chú họ xa, ăn mặc bảnh bao, chải chuốt. Hắn goá vợ và có vẻ lẳng lơ ra mặt. Nhung đề nghị được ra Hà Nội với hắn. Hắn mừng quýnh lên như bắt được của, hứa sẽ cho Nhung ở gian dưới cùng với con gái hắn. Nhung sẽ được hắn cho đi học thêm vì Nhung rất thông minh. Tiền nong thì hắn nhiều. Hắn nói với em ông Cả một vài câu trịch thượng và lôi được Nhung ra Hà Nội. Đến năm Nhung lên mười bảy tuổi. Nhung yêu một chàng trai ở phố H. gần nhà, tên là Văn. Gia đình này kênh kiệu, có chuông điện và nuôi chó Tây. Ông chú nuôi của Nhung rất ghét Văn, không muốn cho Văn đi lại với cô cháu. Ông coi Nhung như một giò lan Bạch Ngọc của riêng mình. Chỉ mấy tuần sau, Văn lấy một cô gái xấu xí nhưng là con cưng của một ông cán bộ cao cấp. Văn cần đi nhiều nước và thăng quan tiến chức nhanh. Nhung rất cay đắng nhưng có đối sách ngay.Nhung liền xưng hô chú cháu với một ông bạn mới của ông chú nuôi. Ông này đầy đủ sức mạnh và tích cực xin cho Nhung đi học tập tại Đức, bất chấp sự ấm ức của ông bạn thân. Thì ra, lòng tốt của họ đều vụ lợi cả nhưng lại nguỵ trang bằng nhiều cách. Nhung đã thấy được giá trị của mình. Người mẹ khốn khổ của Nhung đã kiến tạo ra được một đứa con xinh đẹp bằng những mảnh vụn nát của đời mình. Sang nước ngoài, ngoài những chương trình bắt buộc ra, Nhung say sưa học thêm về hoá trang, trang điểm, lái ôtô và học vô thuật. Học được gần hai năm, Nhung xin về nước. Thế là Nhung về Hà Nội, tứ cố vô thân. Các vị cha chú, anh em hờ đều tỏ ra thân tình, săn sóc Nhung.Họ đều có một yêu cầu giống nhau. Họ đều muốn “xơi tái”, "xào khô", "xào ướt" Nhung. Chẳng ai là không có cái âm mưu đen tối ấy. Kể ra, nếu trong số họ có được một người tài ba, thông minh, lịch thiệp và thông kim bác cổ thì Nhung cũng "cho xong ngay". Nhưng may quá họ chỉ là những phường giá áo túi cơm không hơn không kém. Nhung từ giã tất cả rồi mua một căn nhà nhỏ hẻo lánh ở ngoại thành. Cô lao vào việc giao du rộng rãi với đủ tầng lớp, cả với những người nước ngoài ham của gỉa. Sự thiếu thốn đã đến với cô. Nhiều lúc cô cần tiền. Cô hạ quyết tâm trong một tuần lễ phải có được một số tiền nhất định, đủ để có một bộ quần áo sang trọng nhất, một đôi dép làm lóe mắt mọi người, một túi xách tay rất mốt và một số tiền cho nó "lên hương"… Cô đã thực hiện được cái quyết tâm đó đúng lúc cần cho việc đi dự vũ hội, gặp gỡ các bạn trai. Cô "chài" một số bạn trai và người nước ngoài. Cô làm cho họ cảm thấy được làm bạn và biếu tặng một vài thứ cho cô là một điều hạnh phúc lớn. Cô không cho ai hôn môi cô. Nhiều nhất cũng chỉ thơm tóc thôi, tóc không biết nói. Cô có những động tác tế nhị mà có hiệu quả làm cho các bạn trai không thể nào tiếp xúc được môi cô. Môi là trận địa cuối cùng để đi đến chiến thắng của một người đàn bà. Người đàn ông nào cũng hiếu thắng. Cô cho họ khao khát mà ngầm hiểu rằng không thể chiến thắng cô một cách dễ dàng. Họ lại càng cay cú và quyết tâm thực hiện ý đồ của họ. Cô "bóc" của bọn thanh niên con cha cháu ông. Cha ông, chú bác nhà chúng đi nước ngoài như đi chợ, có nhiều bổng lộc, nhiều may mắn. Mà trong số họ, một số chẳng có khả năng, đạo đức gì. Họ được hưởng những của mà họ chẳng đáng được hưởng. Cô "bắt rễ" vào Thắng. Anh chàng này là con của một gia đình vừa có thế lực vừa có tiền. Cô cố mọi cách làm cho chàng công tử này chết mê chết mệt vì cô cho cô là người kiếp trước của chàng. Những cô gái khác môn đăng hộ đối với gia đình chàng, so với cô trở nên không có một chút nhan sắc. Trong thâm tâm, Nhung không yêu Thắng. Nhưng cô đi lại thân mật với tất cả các thành viên trong gia đình Thắng, nhất là với u Thắng, là người giúp việc tin cậy, trông nom nhà cửa cho gia đình. Bà cũng là người họ hàng. Bà không chồng không con vì trước đây bà ở vào cái thế cao không đến thấp không thông, nên lỡ thời. Thắng chuẩn bị mua sắm nhiều thứ và để hẳn vào một gian buồng gác hai. Tất cả những xe máy, xe đạp ti vi cát xét, máy ảnh hảo hạng, vàng bạc, tiền nong của bố mẹ đều được đưa sang gian buồng dành riêng cho Thắng chuẩn bị cưới Nhung. Một buổi trưa Nhung ra gần bến xe Kim Mã, thấy một chiếc xe tải nhỏ đỗ ngang phè phè, chạm lòng đường. Anh lái xe ngủ say ngay bên cạnh sau một chuyến đi xa mệt mỏi. Nhung đến gần, đi đi lại lại, làm cho anh lái xe thức dậy. Anh ta liền tỉnh như sáo sậu và làm quen ngay với Nhung, mời Nhung đi ăn uống.Anh lái xe còn trẻ có nét bạch diện thư sinh, say mê cô bé ngay lập tức.Họ nói chuyện với nhau rất tâm đầu ý hợp Anh ta đã, "đổ”. Đúng như Nhung thường nói, rằng cô không "cưa" thì thôi, cô đã "cưa" thì ai cũng phải đổ. Đến nhà Thắng, cả nhà về quê, chỉ còn lại bà giúp việc. Vì hôm trước Nhung và Thắng đã ngồi với nhau ở dưới nhà mãi. U Thắng đã biết và cho rằng đôi này đang chuẩn bị cưới nên không mảy may ngạc nhiên về việc Nhung đến đường đột lúc Thắng không có nhà. Nhung vui vẻ: "U ơi! con gái của u đến biếu u cái này đây”. Nhung trao cho u Thắng một gói bánh cốm có lạt đỏ và một bọc sườn, rồi bảo: "Anh Thắng cũng sắp về, u làm cho món sườn chua ngọt đi rồi mấy u con ta ăn cơm với nhau. Nói đoạn, Nhung đi thẳng vào trong nhà, lên gác hai thăm thú thật nhanh rồi lại xuống với u Thắng.- Con đợi Thắng về nhé. Thẳng cũng sẽ có quà biếu u đấy - Nhung nũng nịu.- À, thế này nhé. Cô đợi Thắng ngoài này, để tôi ra đằng bếp làm món sườn. À mà lại còn một lô quần áo cần phải giặt nữa chứ - U Thắng nói rồi đi về phía nhà bếp ở mặt sau.Nhung gọi anh lái xe đánh xe vào. Đuôi xe vừa đúng vào tầng hai. Mở chiếc khoá cửa phòng to tướng, Nhung chỉ cần một cái đinh và một que tăm là xong. Anh lái xe trở thành một phu khuân vác chuyên nghiệp, đưa tất cả bao nhiêu của cải đặt trong phòng xuống xe, Nhung nhét tất cả mọi thứ quý giá nhất vào va li. Sức mạnh của tình yêu là vô địch, họ làm được tất cả mọi việc. Chỉ trong một thời gian ngắn, việc chuyển cả cái kho lên xe ô tô đã xong. Xe rồ máy phóng đi thật nhanh, vòng vèo, điên dại. Anh lái xe sẵn máu giang hồ lãng tử, mơ màng tính đến viễn cảnh mai sau. Xe đi được một đoạn, đến quãng đê gần phía đi lên cầu Chương Dương. Nhung đề nghị dừng xe lại một chút để nghỉ ngơi va lấy lại tinh thần. Mỗi người một chai nước ngọt, họ vừa uống vừa nhìn nhau không chớp mắt. Những tín hiệu họ phát ra cộng hưởng với nhau. Rồi, Nhung với cái mũ lưới trai kiểu Mỹ trên đầu anh lái xe và chụp lên đầu mình, gạt anh lái xe sang bên phải và ngồi lên lái xe. Đến chỗ đê quai gần bãi Phúc Xá, Nhung vẫn cho xe nổ máy. Cô kéo anh lái xe xuống cùng làm vài động tác thư giãn. Họ nắm tay nhau. Anh lái xe ngửi hơi tóc ấm của người đẹp. Trong nháy mắt, Nhung dùng võ thuật ném anh lái xe ngã dúi ra một quãng xa. Cô nhảy phục lên xe, phóng thẳng. Đến một ngõ phố, Nhung đã tiêu thụ được tất cả những đồ đạc có trên xe nhanh như làm ảo thuật. Nhung dồn tiền và vàng bạc vào một chiếc va li nhỏ hơn cho gọn. Vứt bỏ không thương tiếc chiếc va li cồng kềnh. Đến mười một giờ đêm, trên xe không còn hàng nữa. Nhung lái xe lên đoạn đường gần đền Voi Phục, để nằm lại đó, hạ chiếc xe Pơgiô mới toanh xuống. Chiếc xe là quà chuyến đi Paris của bố Thắng cho. Nhảy lên xe Nhung phóng vun vút như một bóng ma qua Ô Cầu Giấy Đoài Môn rồi về Bưởi. Thời gian trôi đi chừng sáu, bảy tháng. Chẳng ai có thể tìm thấy tung tích của Nhung tuy cô vẫn tung tẩy nay đây mai đó. Có điều, Nhung áp dụng nhiều kiểu hoá trang và luôn luôn thay đổi phục trang. Dĩ nhiên, cô có rất nhiều tiền. Lúc là Lan lúc lại là Huệ. Nhung sống rất rộng rãi thoải mái, tiêu tiền bằng thích và có quan hệ bạn bè với một số nhà văn, nhà thơ trẻ. Đám này cũng hay hay. Song họ chỉ hiểu biết một số kiến thức về văn hoá nghệ thuật mà rất ngờ nghệch về mặt xã hội. Họ kính trọng và tôn sùng Nhung, cám ơn tấm lòng nữ Mạnh Thường Quân của Nhung. Đến tháng thứ tám, trong một quán giải khát, Nhung ngồi một mình, dáng hơi mệt mỏi. Cô nghĩ trở lại cội nguồn, thích cái lúc mình là cô bé tắm truồng trong ao làng. Phía góc quán có anh công an đeo kính râm đang nhấp cà phê. Anh tình cờ nhớ mang máng ra những đặc điểm của Nhung. Anh cũng không tin vào trí nhớ của mình nữa. Nhưng cũng muốn làm quen với Nhung. Cứ bắt chuyện cái đã, chết ai mà ngại. Không ngờ cái câu hỏi không chủ đích của anh lại xảy ra một sự việc không lường tới. Anh công an đến bên bàn, mình hơi cúi xuống:- Thưa chị. chị có phải là chị Nhung không ạ?- Vâng có lẽ la số phận. Tôi trả giá cho sai lầm của tôi. Tôi là Nhung… Nhung sống ở trong trại cải tạo chừng hơn một năm. Ở đây cô sống khác hẳn với những người cùng bị giam giữ. Bằng nhan sắc, nghị lực và bằng mấy miếng võ bi truyền của người xạ phang, bọn đầu gấu hạng nhất cũng phải kiêng nể cô. Bọn chúng dành tất cả mọi sự ưu ái cho cô. Hơn nữa, cô luôn luôn nhận cho riêng mình một chút còn chia hết chứ mọi người. Lại có một chuyện xảy ra Nhung thường kín đáo đến gần phía dãy các tu nhân nam. Nơi đó, có một chàng trai tên là Nam, có một trình độ uyên bác có lẽ chỉ có chàng mới hiểu được Nhung, chàng mới hợp với tình diệu muôn vẻ của Nhung, chàng không đẹp rộn ràng nhưng có đôi mắt vương vất một nỗi buồn muôn thuở. Hai người đã có với nhau nhiều cuộc gặp gỡ bên mấy gốc cây to. Xung quanh là cây cối rậm rạp, sáng, chiều đều lờ mờ một thứ ánh sáng u uất. Họ ca tụng nhau và cùng khóc với nhau Nhung nỗi đau trần thế. Nhung động viên Nam cố gắng cải tạo và hẹn lấy nhau khi chàng ra trại. Họ nhắc nhau sống để gặp nhau và vì nhau. Chỉ cần họ bên nhau là có đủ sức để đi đến cùng trời cuối đất. Mọi người luôn yêu cầu Nhung kể cho nghe chuyện, nào là chuyện Tây, chuyện Tàu, chuyện phiêu lưu, tình ái… Họ mê mẩn về tài kể chuyện của Nhung, nhất là những chuyện bịa hoặc chuyện về người mẹ của cô đã phải đi tu đến năm ba mươi chín tuổi. Đến năm bốn mươi tuổi bà mới bỏ chùa và lén lút có con với một người đàn ông bảy mươi tuổi…Những chuyện này được kể rất xúc động với những chi tiết “ có cánh”… Nhung còn giúp đỡ một số việc cho trại và cho cả tập thể trại nữ. Cho nên các giám thị, quản giáo thường bỏ qua cho Nhung những điều có thể bắt bẻ hoác xử phạt. Hết hạn cải tạo, Nhung lại về Bưởi. Nơi đây không có đất làm ăn, đồng tiền khó kiếm lắm. Với hai bàn tay trắng, Nhung vay mượn chút ít, chung vốn với một chị bạn, buôn bán quần áo may sẵn ở chợ Giời. Mấy tháng sau, Nhung buôn bán một mình. Đợi mãi không thấy tin tức gì về Nam. Cô nhớ đến mối tình vụng trộm với Nam trong rừng những năm trước. Cô cho là cuộc đời tình duyên của mình đã hết. Cô lao vào buôn bán và phất lên nhanh chóng. Hay là số phận đã đưa Nhung đến chợ Giời chăng? Nhung nghĩ thầm như vậy. Đất chợ Giời thật dễ làm giàu. Cô đã qua một vài cuộc tình, lấy vài người chồng rồi lại bỏ. Cô đã có trong tay ba sạp hàng và trở nên nổi tiếng với cái tên "Con Phượng hoàng của chợ Giời". Cũng có nhiều tai tiếng về cô. Nhung không để ý mấy đến dư luận xung quanh. Nhung cứ tồn tại một cách tích cực. Không bao giờ có tâm trạng buồn nản. Nhung hiểu rằng mình cô gắng làm cho cuộc sống của mình đi lên thì bao giờ cũng có những kẻ ghen ghét. Đó là lẽ thường. Nếu như Nhung vẫn còn là Nhung ở cái đất Phú Xuyên xơ xác, nghèo nàn thì Nhung sẽ phải chuốc lấy sự khinh rẻ, những sự lo lắng kéo dài và Nhung không còn được biết một chút gì ngoài cái luỹ tre làng bùn lầy nước đọng. Bây giờ khác, Nhung đã có đủ khả năng để hoà nhập và đối phó với cuộc sống, đã hiểu được bao nhiêu điều mới mẻ, hấp dẫn của cuộc đời. Nhung còn được tiếp xúc gặp gỡ với bao nhiêu con người tuyệt vời mà Nhung yêu mến. Nhung học hỏi được ở họ mọi (cách ăn, nói, gói mở và thực sự làm chủ cuộc đời mình. Nhung cảm ơn cuộc sống, cảm ơn cái quê hương nghèo nàn và người mẹ đau khổ của mình). Hơn thế nữa, việc kinh doanh của Nhung đã đưa Nhung lên một vị trí đáng nể, Nhung được nhiều người quý trọng, lại có chân trong hội từ thiện tấm lòng vàng giúp đỡ các trại mồ côi, hội người mù và giúp đỡ tu sửa những di tích lịch sử văn hoá. Chị phóng viên nhà báo thân thiết với Nhung rất quý Nhung và đã động viên Nhung nhiều, chị đánh giá: “Nhung là một phụ nữ đầy trí tiến thủ, thích hợp với cuộc sống mới có tốc độ vũ bão. Nhung giàu linh hồn, nhiều giấc mộng, Nhung còn đi xa".RẶM TRƯỜNGTên cô là Thanh, người Lạn Dương, sống tại một Xóm nhỏ vùng đồi thuộc Vũ Yến - Phú Thọ. Thanh 18 tuổi. Cô đi trên xe lửa suốt cả đêm. Cô đã phải đi bộ từ lúc nhá nhem tối, vội vàng, lật đật để tới được ga. Cô sợ anh cả và chị dâu biết rồi lôi cô về thì cuộc chạy trốn khỏi làng của cô sẽ không thành. Cô bị người anh cả ép gả cho một anh chàng làm chè ở Thái - Ninh, tên là Lạc và đã nhận của Lạc một số tiền hai triệu đồng Hai năm trước đây, mẹ đẻ của Thanh qua đời Cô phải ở với người anh cả. Ở đây, người ta vẫn hay nhắc đến câu: “Quyền huynh thế phựt”, cô không nhận lời lấy Lạc. Cô xin với anh cả hãy trả lại số tiền của Lạc. Nhưng người anh cả nói là đã tiêu gần hết cho bao nhiêu chuyện trong gia đình. Anh ta dỗ dành và dùng đủ mọi áp lực ép Thanh lấy Lạc. Hai hôm nữa là ngày chạm ngõ và bốn hôm sau Thanh sẽ về nhà chồng. Thế là mọi việc sẽ đâu vào đấy.- Em không lấy.- Em phải nghe lời anh chị.Thanh buồn lắm, cô ngồi xuống bậc cửa, cúi mặt. Những giọt nước mắt chảy xuống.- Khóc cái gì chức Con gái lớn, phải đi lấy chồng.Mấy người bà con bên cạnh biết chuyện. Nhưng họ cho là người anh cả lo việc dựng vợ gả chồng cho em là một chuyện hợp với thiên kinh địa nghĩa. Nhất là khi cả hai cha mẹ đều không còn. Số phận cả thôi! thanh đi bộ một quãng rồi lên ô tô đi đến ga, về thẳng Hà Nội. Xuống ga Hà Nội, Thanh đi về phía Vọng. Cô vào nghỉ trong một quán nước. Bà chủ quán dáng người đôn hậu, biết ngay Thanh là người ở xa tới Bà róc nước cho cô gái và nhìn kỹ cô gái từ đầu đến chân. Bà hỏi:- Cô ở đâu tới?- Cháu ở Phú Thọ tới.- Cô về đâu bây giờ?- Cháu…cháu còn… - Chết! Cô đi một mình à? Không có ai quen chứ?- Vâng - Cô liều thật, tôi phải giúp đỡ cô kẻo khốn đấy… - Thưa bà, cháu trốn gia đình. Anh cả cháu ép cháu lấy một người mà cháu không thích… - Tôi hiểu rồi, tôi ở đây có một mình. Trông cô nhẹ nhõm, tôi mến cô đấy! Thế học đến lớp mấy rồi?- Dạ, đến lớp 10 ạ… - Ừ, chắc muốn tìm việc làm… - Vâng ạ.- Thế định làm việc gì?- Việc gì cháu cũng làm được.- Thế có tạm giữ trẻ được không?- Được ạ!Bà Dương gọi một cậu thanh niên ở bên nhà đối diện sang bảo: Này cậu Tê ơi! Tôi có một cô cháu có thể giúp việc trông con cho chị Hằng nhà cậu đấy. Cậu đưa cháu nó lên cho chị ta xem mặt. Chị ấy đang cần. Cậu Tê về nhà lấy xe máy đèo Thanh đến nhà chị Hằng. Đó là một ngôi nhà mới làm. Chồng chị Hằng ra mở cửa, đón hai người vào, bảo: "Vào đi”. Đứng trước cửa phòng chính, Thanh rụt rè. Lúc này có tiếng đàn bà ở bên trong vọng ra: "Vào đây”. Hai cánh cửa mở. Thanh bước vào. Chàng thanh niên bảo với cô gái: "Tôi là em anh chị tôi ở đây. Cô chào chị Hằng và anh Tôn đi!”. Thanh cúi chào. Tê nói một vài câu với anh chị rồi xin phép về ngay vì bận việc. Anh Tôn mở cửa buồng bên cạnh ra bảo Thanh cùng vào. Bên trong có một giường, một hành mấy chiếc ghế. Chị Hằng vào theo. Chị bật các đông tắc điện cho cô gái biết rồi chỉ vào chiếc giường: "Tối cô ngủ ở đây”…Từ hôm đó, cô gái giúp việc cho chị Hằng. Chủ yếu là trông con cho chị. Ngoài ra còn phải giặt giũ cho cả nhà và làm tất cả mọi việc lặt vặt Lương tháng là 200 ngàn đồng. Anh Tôn làm việc ở cơ quan bộ. Chị Hằng làm việc tại một công ty liên doanh với nước ngoài. Nghe đâu, lương cao lắm. Tháng lĩnh tiền công đầu tiên, Thanh mua một chiếc bút bi và một cuốn sổ con để ghi nhật ký mỗi khi có được chút thì giờ tranh thủ. Thời gian đầu, chị Hằng không biết là Thanh thường ghi nhật ký mà chỉ tưởng là Thanh đọc các sách, báo cũ đặt lung tung trên bàn. Trong nhà luôn có người mang đến nào thịt, nào cá, trứng, hoa quả. Thanh hỏi chị Hằng xem những thứ đó có phải trả tiền không? Chị Hằng bảo: "Có cái gì mà ăn không được đâu” Nhưng Thanh cứ thấy các nhân viên mang đến cho chị Hằng nhiều thứ mà chẳng thấy phải trả tiền bao giờ. Đêm khuya, Thanh vẫn để đèn sáng, cô ghi nhật ký và giở các trang sách, báo gây nên những tiếng sột soạt Chị Hằng đặng hắng mấy tiếng rồi lại mấy tiếng nữa. Thanh biết là chị Hằng giục mình tắt đèn. Trong mấy tờ nhật ký của Thanh có những dòng ghi rất thương tâm, làm rơi nước mắt. Cô phải lau đi ngay, không dám khóc. Từ sau khi cha mẹ cô qua đời, cô đã hiểu rõ là không nên khóc. Khóc sẽ làm cho người khác ghét. Chị Hằng có rất nhiều quần áo đẹp. Chị cũng cho Thanh một vài thứ cũ mà chị không dùng tới. Nhưng với Thanh, chúng đã là đẹp, tốt và mới lắm rồi. Thanh cảm động quá, nói lời cám ơn cứ líu ríu. Chị Hằng bảo: "Không phải cám ơn. Sau này cứ làm việc tốt là được rồi…". Ôi! Chẳng hoá ra như vậy là mấy: tháng trước đây, Thanh làm việc không tốt hay sao nhiều lúc, Thanh nhớ nhà quá. Nhớ những ngọn núi những quả đồi trồng cây đó, cây cọ. Nhớ những con suối mát lạnh. Nhớ mùi chè ủ thơm mùi mật ong. Chị Hằng bắt đầu để ý đến những dòng nhật ký Của thanh. Tuy rằng, chúng không động chạm gì đến gia đình chị Hằng, nhưng chúng cứ như trong tiểu thuyết chị chợt nhớ ra nhiều điều. Chị thấy chỉ trong có mấy tháng mà Thanh đã đẹp ra nhiều. Thanh nhanh nhẹn, khỏe mạnh, lại có duyên thầm. Thỉnh thoảng, chồng chị Hằng lại khen Thanh: "Ừ, mà má nó lại cứ đỏ lên như màu mận chín". Thôi, chết rồi, hình như cậu em anh Tôn cũng lưu ý đến nó. Nghĩ liên miên một lúc, Hằng vào trong phòng, vò nát mấy tờ giấy rồi làu bàu:!"Kiều này, nó sẽ không chịu làm việc giữ trẻ ở đây! Nó sẽ đợi thời để làm nên một việc gì to tát?… À mà bà thầy bói đã chẳng bảo rồi đấy ư? Bà bảo đôi mắt của nó là đôi mắt “nhỡn trung hữu thuỷ” làm cho bọn đàn ông chết mệt…Con bé sẽ trở nên nguy hiểm cho chính cái gia đình này. Mà chính cái mối tình giữa Hằng và Tê cũng không phải không "Có vấn đề…".Cô tự khuyên nhủ mình, cương quyết không để Thanh giúp việc cho mình nữa. Việc này chưa nói ra với ai mà cậu em chồng chị Hằng đã đến hỏi thăm, dò xét. Cậu Tê khuyên chị Hằng không nên buộc Thanh thôi việc vì chị Hằng sắp hết thời gian nghỉ phép rồi, sắp phải đi làm, cần sự giúp đỡ của Thanh. Để nhấn mạnh lý do cần cho Thanh thôi việc, Hằng kể ra một loạt những khuyết điểm lặt vặt của Thanh như: có lần tắm, Thanh đã dùng các đồ hoá trang của Hằng, Thanh dùng quá nhiều giấy vệ sinh v.v… Tất cả mọi ý kiến của Hằng đều bị cậu em chồng gạt đi hết. Lại còn chuyện mà Hằng chưa xem lại kỹ, hình như hôm trước, Hằng bị mất một tờ 50 ngàn đồng thì phải.- Chị mất ở đâu?- Trong nhà.- Ôi! Chắc chị cho ai vay hoặc tiêu một khoản nào đó - - Không. Nhất quyết tôi cho con bé ra… - Bao giờ?- Ngay sáng mai. - Không nên.- Chị sắp đi làm rồi Sao lại không nên.- Đi làm thi tôi xin nghỉ cũng được. Để em tìm cho người thay thế đã rồi hãy cho cô ta thôi việc… - Không… Sáng ngày hôm sau. Hằng bảo Thanh thôi việc. Như con chim xứ lạ, rơi từ trên không xuống và bị gãy cánh, Thanh ngạc nhiên quá, nước mắt trào ra. Cô hỏi: "Sao chị lại từ bỏ em?" - Cô biết rồi đấy.- Không. Em chẳng biết gì cả.- Cô không biết gì, tôi vẫn cứ không mướn cô.- Thế còn em bé?Thanh định nhào vào với đứa nhỏ ở buồng trong. Hằng giữ lại bảo:- Không cần.- Em rất thích nó mà… - Thích cũng không cần cô trông nom nữa. "Thanh thu xếp đồ đạc, bỏ vào túi xách. Một hai bộ quần áo, tập nhật ký, cái bút bi v.v… Cô nhìn lại trang phục trên mình. Toàn là các thứ của chị Hằng cho cả. Cô cởi chiếc áo blu-dông màu ra, trả lại cho chị Hằng.- Em trả lại chị… - Tôi cho cô đấy. Nào còn việc gì nữa không?- Không ạ.- Thôi…Cô đi… Thanh bước ra khỏi cửa, rơm rớm nước mắt, khóc không nên tiếng. Sau lưng cô có tiếng đóng cửa. Thanh trở về quán bà Dương. Cô buồn bã mấy hôm vì nhớ thằng bé con mà cô đã chăm bẵm nó, nó mới đáng yêu làm sao? Mà nó cũng yêu Thanh làm sao? Bà Dương kể hết cả cuộc đời của bà cho Thanh nghe. Bây giờ, bà sống có một mình trong cái quán nhỏ bán nước và quà vặt tối lại về nhà tại khu tập thể nhà máy ở gần đó Bà nhận Thanh làm con nuôi. Mà Thanh cũng thèm có một người mẹ. Thế là hai con người tội nghiệp đó gắn bó lấy nhau. Bà Dương có một căn hộ trong khu tập thể nhà máy do chồng để lại. Chính nơi đây, Thanh đã mở lớp dạy thêm cho các em bé học lớp 1, 2 và 3. Số học sinh đến rất đông. Thế là Thanh trở thành cô giáo cấp I. Mỗi ngày cô dạy hai buổi. Có khi đến ba buổi. Thật không ngờ, tiền thu được hàng tháng tới trên hai triệu đồng. Hơn cả số tiền mà trước đây anh cả của Thanh nhận của Lạc. Cô được các học sinh, các vị phụ huynh yên mến. Cô có nhiều sáng tạo trong việc dạy học. Mọi việc trong nhà, bà Dương giao cả cho Thanh. Với bà, Thanh là con gái của bà. Đôi lúc có giờ rỗi, cô ra giúp việc cho bác Vượng, làm đủ việc trong cửa hàng Photocopy, đóng sách đẹp, dán ny lông v.v… Cô nghĩ phải học thêm nhiều nghề, phòng khi không làm nghề này thì làm nghề khác. Cô giúp cho bác Vượng nhiều sáng kiến hay. Ban đêm cô theo học lớp tiếng Anh. Tình yêu đã đến với Thanh. Cô từ biệt ngay người bạn tình đầu tiên. Anh ta tỉnh táo quá, không hở ra một chút gì khờ dại trong khi yêu nhau. Anh chàng thứ hai không tặng hoa cho Thanh trong ngày sinh nhật của cô. Cô cũng đợi một tuần để xem anh ta có ý định nghiêm chỉnh, tặng cô chút đồ vật nhỏ nào đấy để tỏ lòng hối lỗi không? Anh ta không đến.Thanh lại yêu Thái. Họ say đắm nhau, thề thốt đủ điều. Nhưng đã 3, 4 tháng trời mà Thái không hề đả động đến việc đưa Thanh về thàm quê và cha mẹ của Thái. Thế là Thanh chủ động nhạt tình với Thái. Cô lại lao vào công việc và tự học. Bây giờ, Thanh đã là cô gái khác hẳn trước. Cô đã học được nhiều điều. Sau hơn hai năm ở Hà Nội, cô xin phép bà Dương về thăm quê. Cô lại về với những con đường nhỏ lượn lờ như những con rắn, leo lên những quả đồi đỏ rợp bóng cây. Mấy đám đồi xanh những cây cọ xoè ô, những người bà con, dân làng rủ nhau đi hái chè… Tất cả đều rất quen thuộc mà cũng rất bỡ ngỡ, bịn rịn. Bọn trẻ con trố mắt, nhìn cô. Chúng không biết rằng cô là người cùng làng với chúng. Về đến nhà người anh cả, nỗi đau buồn xưa tràn ngập. Cô khóc cha, khóc mẹ, khóc cho bản thân cuộc đời của mình. Bà con làng xóm sang thăm cô, vui như ngày Tết. Cô mang nhiều bánh kẹo ra mời mọi người và phân phát cho bọn trẻ con. Cô đi thăm hết nhà này đến nhà khác. Đến đâu cô cung biếu một chút quà bánh, chiếc áo, cái khăn hoặc thước vải… Tối đến, cô đưa cho anh cả số tiền mà trước đây anh đã nhận của Lạc. Cô cũng đưa thêm cho anh chị một số tiền làm vốn. Sau năm ngày về thăm quê, cô trở về Hà Nội để làm ăn sinh sống và học tập. Và bây giờ cô có ý chọn trong số mấy người bạn trai của mình, một người có thể làm bạn trăm năm với cô. Điều này, cô sẽ làm được.Tương lai ở trong tay cô. ĐÔI NÉT VỀ ĐÀN ÔNG HÀ NỘI NHỮNG NĂM XƯANhững năm từ 1920 - 1930, ở nước ta, người đàn ông không búi tó nữa, mà đã cắt tóc ngắn, để đường ngôi lệch sang một bên. Ở nông thôn có các bác phó cạo xách đồ nghề đi khắp nơi làm việc cắt tóc và lấy dáy tai eho khách hàng. Những người lấy dáy tai được ưa chuộng và họ mang lại khoái cảm cho khách. Đã xuất hiện các kiểu đầu húi "cua", kiểu "phi lô dốp", Kiểu hai bên tóc vắt qua tai gọi là kiểu tóc "gọng kính". Ở các thành phố, đã có những hiệu cắt tóc hoặc những điểm cắt tóc ở góc phố hoặc gần chợ. Mọi người thường mặc quần “lá toạ", ống rộng, đũng thấp, cạp quần có chừng 20cm. Khi mặc, họ vê hai đầu cạp quần lại rồi thắt vào với nhau. Có người lại dùng thắt lưng vải thắt ra ngoài cạp quần. Khi cấn thiết làm việc gì đó, họ rút cạp quần ra ngoài thắt lưng toả cạp ra ngoài. Như vậy, tư thế lảm việc sẽ được gọn ghẽ hơn. Có khi lại cuốn đầu ống quần lên, gọi là "xắn móng lợn". Cũng có khi họ mặc quần cút, chiếc quần rộng có "chân què" này rất lợi hại. Nó không sợ mất nếp, rộng rãi, giữ cho các bộ phận thân thể bên trong được thoáng, mát, không bị gò bó. Và đó là điều kiện tốt lành nhất để cái “nhà máy chế tạo ra tinh trùng" tiến hành công việc được thuận lợi nhất. Thông thường thì áo và quần đều nhuộm nâu hoặc nhuộm nâu nhuốm thêm bùn để có màu sắc sầm hơn và mặc bền hơn. Khi đi ra ngoài, ra đình hoặc đi chơi đâu đó, họ mặc quần trúc bâu trắng và chiếc áo dài quá đầu gối hoạt chiếc áo the thâm. Trên đấu quấn khăn chít hoặc đội khăn đóng do các cửa hiệu làm sẵn. Chỉ cần đội lên đầu là xong, không cần phải chít từng nếp. Những người có học hành, giàu có hoặc chức sắc thì mặc chiếc áo dài trắng bên trong. Ngoài là chiếc áo xa có hình nhúng "chữ thọ". Trong những ngày Tết, ngày lễ hoặc ngày quan trọng nào đó, một số ít ngươi mắc áo gấm màu, có thêu những chữ "phú, quý, thọ, khang, minh". Để tránh cho chiếc áo gấm quá sặc sỡ, choáng ngợp, người ta mặc ra ngoài một chiếc áo xa rất mỏng. Như, vậy lai gây được hiệu quả thầm mỹ cao…Những năm 1935-1936, ở Hà Nội, nhà thơ Vũ Hoàng Chương đỗ tú tài toán lại dạy văn ở trường Bưởi. Ông mặc áo gấm phủ áo xa, chít khăn đóng, đi hài cao, đã tạo nên một nôi niềm dân tộc, hoài cồ và tâm linh. Sự thực ra, cha ông ta, những anh hùng hào kiệt, những ví có chức sắc cao lại còn mặc ra ngoài một chiếc áo phụng dài, rộng màu lam. Kiểu mặc này rất đẹp màu sắc hoà hợp với nhau một cách hài hoà, vừa nghiêm trang, uy vọng lại có tính nghệ thuật cao.Mùa rét, người bình dân mặc áo bông dài hoặc ngắn. Họ đội nhiều kiểu nón, đi guốc, đi giầy Gia Định, thậm chí là đi chân không…Từ năm 1935 trở đi, ở các thành thị, nhiều người đã mặc âu phục: Nhất là từ những năm 1975 đến giờ, các chàng trai và các vị đứng tuổi của ta ở hầu hết các thành thị và ngay cả ở nông thôn cũng đều ăn mặc kiểu âu. Họ tiếp thu cách ăn mặc của các nước phương Tây rất cầu kỳ. Qua thăm dò ý kiến của một số nhà văn hoá nước ngoài về chuyện may mặc của giới đàn ông nước ta, chị Bar Bang Ghen, người Mỹ, nói: "Thanh niên Hà Nội ăn mặc rất đẹp mà còn kỹ lưỡng hơn cả người Mỹ chúng tôi, họ mặc "Pháp" hơn chúng tôi". Chị Van de Viele người Bỉ, nói: "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, thanh niên Hà Nội mặc Complet không thua bất cứ một nước nào. Họ mặc đẹp lắm”.Chị Catherine Diamond còn nói: "Họ mặc miễn chê". Đàn ông nông thôn của ta sống rất phóng khoáng. Cường độ lao động chưa cao. Thời kỳ nông nhàn còn nhiều, ngay cả khi họ làm thêm chút nghề phụ. Họ hay lân la nhà nọ nhà kia để bàn chuyện làm ăn và trò chuyện. Thỉnh thoảng làm đôi chén “rượu ngang” cho lên hương cuộc đời. Bữa ăn của họ giản đơn. Toàn là những thức ăn tươi, có sẵn ngay trong nhà, trong vườn ao. Họ kiếm được con cá, tôm, cua, ếch, lươn, trạch v.v… là mổ ăn liền. Ra vườn lấy nắm rau bồ ngót, mồng tơi, rau đay là xong. Người ta thường nói:", Cua đồng canh rau đay, muối vừng hương thơm ngay". Nhà nào cũng có chum tương, ao rau muống, vại cà hoặc dưa… Người ta chú ý đến lươn bổ dương và ếch bổ âm. Ca dao có câu: "Có ao rau muống, có cà dầm tương"? Khi ăn phải trông nồi; ngồi trông hướng, phải mời nhau cho lễ phép và lịch sự. Trong bữa thấy người thân quen phải mời chào thành thực: "Lời chào cao hơn mâm cỗ"! Thỉnh thoảng họ đi ăn giỗ, ăn đám, thì tha hồ mà say sưa. Họ chơi cờ, chơi đu, chơi cây cảnh, chọi gà, xem hát tuồng, hát chèo, cải lương v.v… Người đứng tuổi còn đánh nhắn, đánh tổ tôm: "Làm trai biệt đánh tổ tôm, uống trà mạn hảo, ngâm thơ nôm truyện Kiều"?… Xưa kia, người ta nghỉ ngơi tạm trên chiếc chõng tre hoặc chiếc võng đu đưa. Họ ngủ trên phản gỗ, phản gồm bốn hoặc năm tấm gỗ dày ghép lại với nhau, kê trên đôi mễ gỗ rất vững chắc, những tấm gỗ này cao khoảng chừng 40 - 50cm. Những tấm ván ghép thành phản này xuất hiện trong câu hát của Thị Mầu trong vở "Quan âm Thị Kính". Khi Thị Mầu và anh Nô say đắm nhau rất mực, họ cùng nhau hát: "Ta về xẻ tấm ván dày". Rồi về báo với mẹ, thầy biết tin " Những tấm ván này cũng nhuốm màu phong tình". Có nhiều nhà, vợ chồng trẻ không ngủ chung với nhau một giường, nhất là các gia đình cỡn đủ cha mẹ, anh em. Vợ chồng họ hẹn hò với nhau đánh “du kích” vào một lúc thích hợp nào đó. Do vậy, họ thấy tình duyên của họ mới mẻ hơn, hơi có chút vụng trộm và cũng vì vậy mà cảm thấy "ngon lành hơn". Họ cư xử với nhau thật thà, chất phác, quý trọng tình bạn, kính trọng người nhiều tuổi hơn. Ra đường gặp nhau đều chào hỏi thân mật và vui vẻ. Thanh niên và các vị đứng tuổi ở thành thị có đời sống vật chất khá hơn ở nông thôn. Do việc tiếp xúc với những nền văn hoá nước ngoài nên phục trang ngả hẳn sang âu phục. Mùa rét mặc áo khoác ngoài bơ lurông, varơi, áo len, quấn phula. Họ đội mũ cát két, mũ cát, mũ phớt. Mũ phớt của người nghèo hoặc tàn tã, méo mó được gọi là mũ "phở". Đi giày da đen hoặc giầy trắng và đen gọi là giày đờ mi cu lơ… Ngoài những bữa ăn chính thức ra, họ còn có nhiều loại quà để ăn nhẹ như: phở, miến, sực tắc, sủi cảo, các loại bánh chè v v… ở các thành thị thường có các tiệm ăn hoặc hiệu cao lâu, vũ trường, nhà hát, nhà cô đầu v. v… Những người ở thành thị rất nặng lòng với quê cha đất tổ, không nguôi nhớ đến tình làng nghĩa xóm. Những ngày Tết, giỗ, việc họ, bốc mộ, xây phần mộ v v họ thường về làng thăm quê và họ hàng để biếu quà bánh, tiền nong cho những người thân hoặc những người nghèo khó. Mấy chụt năm gần đây, mức sống của nhân dân thành thị cũng như nông thôn được nâng cao với những bước tiến khá nhanh. ý thức và trình độ văn hoá của họ cũng được nâng cao nên tiếp thu được nhiều điều mới mẻ, văn minh và từ bỏ được nhiều tục lệ và nếp sống tiêu cực. Họ ra sức bảo vệ và phát triển nền văn hoá tiến bộ, đậm đà màu sắc dân tộc. Nói chung, người đàn ông Việt nam những năm xưa có tinh thần học hỏi, chăm chỉ, cởi mở, hiếu khách, lạc quan. Những chàng trai dong dỏng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sản xuất giỏi, lịch sự, mặt vuông chữ điền thường được các chị em săn đón. Chị em quan họ thấy các chàng trai của mình đẹp quá, đã thốt lên: "Thấy anh như thấy mặt trời, chói chang khó ngó, trao lời khó trao"…