Dịch giả: Mộng Bình Sơn
hồi thứ mười hai
Thoát lao lung, anh hùng lánh nạn
Nhìn cựu nghĩa, Lại bộ phò nguy

Bấy giờ Hàng Kỳ đang làm Lại bộ thượng thư, là một vị trung thần, tuổi đã sáu mươi, đêm ấy ra sau vườn xem trang, thấy sao Võ khúc chói sáng thì biết có Võ tướng quân ra đời. Trong lúc đang suy nghĩ thì trên cây đại thọ có nhánh động, rồi một bóng người còn nhỏ tuổi từ trên lao xuống.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi là ai? Sao đêm khuya dám xông vào vườn ta?
Địch Thanh nghe hỏi vội vã quỳ xuống thưa:
- Tôi là Sơn Tây, người ở Sơn Tây vì lánh nạn xin đại nhân cứu tôi làm phước.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi bị nạn chi?
Địch Thanh thuật hết câu chuyện từ khi giết được ngựa dữ đến việc Tôn Tú muốn hại mình cho Hàng Kỳ nghe.
Hàng Kỳ nói:
- Té ra ngươi là người bị Tôn Tú chém lúc trước nhờ có ngũ vị phan vương xin đó phải không?
Địch Thanh thưa:
- Phải.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi ở Sơn Tây, vậy cha ngươi tên gì?
Địch Thanh thưa:
- Cha tôi tên là Địch Quảng làm tổng binh tại Thái Nguyện, còn ông tôi là Địch Ngươn.
Hàng Kỳ nghe nói mừng rỡ, liền bảo:
- Trước kia ông thân của cháu còn ở tại triều có kết nghĩa với chú, tình ý rất hợp nhau như ruột thịt. Đến sau cha cháu ra trấn nhậm Thái Nguyên thì đường sá xa xôi, tin tức vắng bặt. Sau đó chú lại nghe tỉnh Sơn Tây bị lụt, chắc là cả nhà không còn. Đến nay, trời sau cháu đến đấy khiến chú rất mừng. vậy cháu hãy ở lại đây nương náu chờ thơi, đặng kiến công lập nghiệp.
Địch Thanh nghe nói liền cúi đầu lạy Hàng Kỳ.
Hàng Kỳ đỡ dậy nói:
- Từ nay cháu cứ gọi bằng chú mà thôi.
Địch Thanh vâng lời, từ ấy ở tại nhà Hàng Kỳ mà ẩn mặt.
Còn Lý Kế Anh thấy Địch Thanh đã leo qua vách rồi liền trở lại thưa với Bàng Hồng rằng:
- Tôi đã dụ Địch Thanh uống rượu say mèm rồi, xin thái sư cho tôi một cây long tuyền kiếm đặng tôi lấy đầu nó cho rồi.
Bàng Hồng nói:
- Vậy nhà ngươi rán mà giữ mình kẻo nó mạnh lắm.
Lý Kế Anh vâng dạ ra đi.
Bấy giờ đã canh ba, quân sĩ thâý Lý Kế Anh cầm long tuyền kiếm nên không ai dám hỏi han gì hết.
Hôm sau Bàng Hồng thấy Lý Kế Anh không trở lại báo tin nên hõi bọn gia nhân thì được biết Địch Thanh và Lý Kế Anh đã bỏ trốn mất rồi.
Bàng Hồng nổi giận một mặt sai bốn mươi tên quân đi tìm kiếm, một mặt sai chặt cây cổ thụ bên tường, vì nghĩ rằng Địch Thanh trốn được là nhờ cây cổ thụ ấy.
Còn Tôn Tú nghe tin Địch Thanh bỏ trốn rồi thì cả giận, cùng với Bàng Hồng điểm ba ngàn quân đến bao vây nhà Hàng Kỳ, cố lục soát tìm bắt Địch Thanh.
Gia nhân hay tin lật đật vào báo với Hàng Kỳ.
Hàng Kỳ cười lớn nói:
- Loài gian tặc làm nhiều điều ngang ngược như vậy.
Địch Thanh thưa:
- Xin để cháu ra trừ loài gian tặc cho.
Hàng Kỳ nói:
- Không nên! Cháu hãy nghe chú leo lên lầu xem sách mà ẩn mình thì tiện hơn. Lầu này là của tiên đế lập cho chú xem sách, bên ngoài có tấm bảng cấm, không ai được lên trên lầu ấy. Nếu nó xét nội nhà mà không thấy cháu thì nó phải ra đi, không dám xét đến lầu đó.
Nói  rồi dẫn Địch Thanh lên lầu, đóng cửa lại. Lúc Hàng Kỳ bước trở xuống thì đã gặp Bàng Hồng bước vào nhà. Hàng Kỳ thi lễ xong mời ngồi và hỏi:
- Vả tôi là người vô tội sao thái sư dẫn quân đến xét dinh tôi.
Bàng Hồng nói:
- Có Địch Thanh trốn trong dinh ngài xin bảo nó ra, nếu dấu e khó lòng cho ngài đó.
Hàng Kỳ nói:
- Té ra ngài muốn kiếm Địch Thanh sao? Nào tôi có biết Địch Thanh là người thế nào đâu? Thôi! Mặc cho ngài muốn kiếm thì kiếm, không can chi.
Bàng Hồng nghe nói liền khiến quân lục soát khắp nội dinh, nhưng không có. Bàng Hồng nghi Địch Thanh trốn trong Ngự thơ lầu, nhưng không dám lên.
Hàng Kỳ thấy vậy nói với Bàng Hồng:
- Công trình ngài đem quân đến đây mà không kiếm được Địch Thanh, thật là uổng công của ngài lắm.
Bàng Hồng nghe mấy lời xiên xỏ của Hàng Kỳ thì giận lắm, song không nói gì được, bèn khiến quân canh giữ Ngự thơ lầu rồi rút quân trở về dinh.
Hàng Kỳ thấy Bàng Hồng đi rồi thì vỗ tay cười lớn, mắng:
- Gian tặc! Ngươi đã tìm không ra Địch Thanh thì thôi, sao còn bày đặt sai quân canh giữ thơ lầu làm chi cho uổng công như vậy.
Từ ấy Hàng Kỳ cứ dấu Địch Thanh trên Ngự thơ lầu, mỗi ngày cho người đem cơm cho Địch Thanh ăn mà thôi.
Nhắc lại việc Tịnh Sơn vương trao cây kim đao sai Địch Thanh đi giết Tôn Tú, nhưng hôm sau lúc đi chầu về không thấy Địch Thanh trở lại thì gọi Lưu Văn và Lý Tuấn đến hỏi. Hai người thuật chuyện Địch Thanh trừ được ngựa dữ bỏ quên kim đao ngoài quán và đi theo theo gia đinh của Bàng Hồng cho Tịnh Sơn vương nghe.  Tịnh Sơn vương than:
- Địch Thanh là người hữu dõng vô mưu.
Nhắc lại việc Lý Kế Anh khi ra khỏi thành thì sợ Bàng Hồng cho quân theo bắt, nên không dám đi đại lộ cứ theo tiểu lộ mà đi. Đến trưa thấy đói bụng bèn vào quán ăn cơm.
Nội thị thưa:
- Đây là đường đi sang ông Hàng thượng thơ.
Địch Thanh nói:
- Không! Bây giờ ta muốn qua dinh Tôn Tú mà thôi. Vì ta có thù lớn nên ta muốn đi giết nó.
Nội thị nghe nói thất kinh thưa:
- Thưa ngài! Ngài không nên làm điều ấy.
Địch Thanh nạt lớn:
- Ta làm gì mặc kệ ta, sao các ngươi dám cản trở.
Nội thị không dám cãi, liền dắt Địch Thanh qua dinh Tôn Tú. Đi khỏi cầu Thiên Hớn, vừa đến dinh Tôn Tú thì thấy bốn phía vách tường cao ngất, bỗng có quan tuần tiễu xách đèn đi đến sáng rực, trên đèn của hai tên nội thị thấy có đề chữ Nam Thanh cung bèn lật đật quỳ xuống bên đường đón tiếp.
Địch Thanh thấy vậy cười lớn hỏi:
- Vậy chớ các ngươi đi đâu đây?
Quan tuần tiễu thưa:
- Tôi là bộ hạ của Tôn binh bộ, nay người sai tôi đi tuần đây đó.
Địch Thanh hỏi:
-Tôn Tú có ở trong dinh chăng?
Quan tuần tiễu nói:
- Người mắc đi khỏi.
Địch Thanh hỏi:
-Vậy chớ nó đi đâu?
Quan tuần tiễu nói:
- Người đã sang dinh đề đốc Vương Thiên Hóa ăn tiệc rồi.
Địch Thanh lại hỏi:
- Có chắc như vậy không?
Quan tuần tiễu thưa:
- Kẻ tiểu nhân đâu dám nói dối.
Địch Thanh liền khiến nội thị đi qua dinh Vương Thiên Hóa.
Nội thị vâng lệnh xách đèn trở lại cầu Thiên Hớn, nhưng vừa đi đến cầu thì Địch Thanh đã thấm rượu không đỉ nổi nữa. Hai nội thị phải dìu Địch Thanh đi, và nói:
- Ngày đã sáng rồi, xin ngài trở về rồi mai sẽ đi.
Địch Thanh nạt lớn:
- Không được! Ta muốn giết tên gian thần ấy mà thôi.
Nội thị nói:
- Để mai giết cũng được.
Địch Thanh nói:
- Nếu nội đêm nay ta không giết được tên gian thần ấy quyết không làm người.
Lúc ấy tuy Địch Thanh miệng nói như vậy nhưng chân tay đã bủn rủn, chân bước đi không nổi nữa. Nội thị túng thế phải đỡ Địch Thanh đứng dựa lan can cầu.
Địch Thanh ngã tới, nà lui mà miệng thì mắng nhiếc Tôn Tú không ngớt. Qua một lúc Địch Thanh dựa lan can cầu ngủ đi. Còn hai tên nội thị cũng phải đứng đó mà chờ.
Giây lát có người xách lồng đèn từ đầu kia đi lại. Thì ra đó là Bàng Hồng và Tôn Tú. Hai người đi ăn lễ chúc thọ của mẹ Vương Thiên Hóa. Mãn tiệc vừa về đến nơi thấy Địch Thanh ngỡ là Lộ Huê vương, liền xuống ngựa đi bộ đến cầu, quì trước mặt Địch Thanh.
Lúc ấy Địch Thanh tay cầm gươm, đầu thì cúi xuống, nên hai người nhìn không biết mặt, chỉ thấy hiệu đèn và y phục ngỡ là Lộ Huê vương mà thôi.
Bàng Hồng và Tôn Tú quỳ một lúc lâu, thấy Địch Thanh vẫn yên lặng nên nói:
- Để chúng tôi đưa điện hạ về cung có được không?
Địch Thanh nghe tiếng nói giật mình thức dậy ngước mặt lên, làm cho Bàng Hồng nhìn thấy biết không phải là Lộ Huê vương, liền kêu gia đinh áp vào bắt.
Hai tên nội thị thấy vậy liền cản lại nói:
- Không nên! Người này là cháu ruột của Địch nương nương đừng làm bậy mà mang họa đó.
Bàng Hồng nạt lớn:
- Thằng này quả là Địch Thanh. Khi trước nó đã phạm tội, nay lại dám cả gan mặc đồ sắc phục của Lộ Huê vương nữa, ấy là tội nặng lắm, còn cản trở sao được.
Nói rồi hối gia đinh trói dẫn về dinh. Hai tên nội thị thấy vậy sợ hãi bỏ chạy về báo với Địch thái hậu.
Còn Bàng Hồng và Tôn Tú vừa giải Địch Thanh đi một lúc thì có một tốp quân binh chạy đến báo:
- Có Bao Công sai người đến nhận phạm nhân.
Nguyên Bao Công được nghe quân tuần về báo là Bàng Hồng và Tôn Tú đang bắt một tội phạm dẫn về dinh, nên Bao Công sai Trương Long và Triệu Hổ đến nơi xem thử và ra lệnh mở trói cho Địch Thanh dẫn về công đường.
Bàng Hồng cà Tôn Tú cả giận nói với Bao Công:
- Chúng tôi đi ăn tiệc bên Vương đề đốc về đến đây gặp tên Địch Thanh là một thằng trốn lính, lại ăn trộm đồ sắc phục của Lộ Huê vương mà mặc. Bởi vậy tôi bắt nó về mà trị tội.
Bao Công nói:
- Hôm nay là phiên tôi đi tuần, nếu có tội phạm tôi phải đem về công đường mà xét xử.
Tôn Tú nói:
- Không được đâu! Nó là tên lính trốn, mà trách nhiệm tôi coi về binh, phải để tôi mang về nhà xử tội mới đáng.
Bao Công nói:
- Tuy nó là một tên lính, song ngài đã bôi sổ nó rồi, thì nó cũng như một tên thường dân. Vậy phải để tôi xử tội nó.
Tôn Tú nói:
- Nó không phải là bà con chi với ông, sao tôi xem ý như ông muốn binh vực nó vậy.
Bao Công nói:
- Đó là việc bổn phận tôi phải làm, nào có binh vực ai đâu.
Bàng Hồng thấy hai người cãi với nhau thì nói:
- Để tôi nói một lời. Hễ ai bắt được người ấy thì được đem về xét xử.
Bao Công nói:
- Thôi! Đừng nói chi cho nhiều, chúng ta vào tâu cùng thánh thượng, hễ thánh thượng giao cho ai xử thì phải tuân hành.
Ba người đều không về dinh mà đi thẳng đến ngọ môn chờ cho đúng giờ vào triều kiến.
Bấy giờ hai tên nội thị chạy về cung báo với Địch thái hậu. Lộ Huê vương hay tin giận Địch Thanh và phàn nàn:
- Địch huynh thật là người lỗ mãng, ai đời ban đêm lại cầm gươm đến cửa bọn gian thần làm chi để đến nỗi bị chúng bắt như vậy thì còn gì danh dự.
Thái hậu nói:
- Con cũng không nên qua dinh Bàng Hồng và Tôn Tú làm chi. Hãy vào chầu và tâu hết sự tình cho thánh thượng nghe thì hay hơn.
Lộ Huê vương vâng lời liền mặc đồ triều phục, sẵn sàng chờ sáng thì vào chầu.
Sáng ngày Bàng Hồng vào chầu và tâu với vua:
- Đêm rồi hạ thần có gặp một tên lính trốn là Địch Thanh lại ăn trộm sắc phục của Lộ Huê vương mà mặc, cho nên tôi phải bắt về mà xét xử, nhưng Bao Chuẩn lại tranh  giành việc xét xử ấy, nên tôi phải báo cho bệ hạ rõ.
Bao Công liền quỳ tâu:
- Vả Địch Thanh tuy là lính trốn nhưng đã bôi sổ rồi thì cũng như một tên dân thường. Xin bệ hạ cho tôi lãnh nó đem về tra hỏi.
Vua nói:
- Bất kỳ lính hay dân, cứ lấy theo luật, hễ giả mạo y phục của vương gia thì giao cho Bao khanh xử đoán mà thôi.
Bao Công cả mừng, vừa muốn tạ ơn, bỗng thấy có Lộ Huê vương bước ra tâu hết sự tích Địch Thanh trừ đặng long cu và Địch mẫu hậu nhìn nhận là cháu ruột.
Thiên tử nghe tâu làm lạ nghĩ thầm:
- Nếu Địch Thanh là đây là cháu của mẫu hậu thì là anh em cô cậu với trẫm rồi.
Nghĩ như vậy liền nói với Bàng Hồng:
- Bàng khanh không nên làm lếu, sao lại bắt người hoàng thân quốc thích mà gọi là lính trốn. Nếu mẫu hậu biết việc này thì khó lòng cho Bàng khanh lắm đó.
Bàng Hồng nghe nói thất kinh, không dám tâu thêm lời nào nữa. Còn Bao Công thấy vua quở Bàng Hồng thì mừng thầm:
- Nếu Địch Thanh là người thân thích với vua thì Bàng Hồng từ nay hết dám sanh chuyện rồi.
Vua truyền đòi Địch Thanh vào chầu. Địch Thanh vâng lệnh bước vào triều bái tung hô xong. Vua thấy Địch Thanh tướng mạo đường đường, oai phong lẫm liệt thì mừng rỡ phán:
- Khanh hãy tỏ bày thân thế cho trẫm nghe thử?
Địch Thanh quỳ tâu hết lai lịch của mình.
Vua nghe xong phán:
- Thôi! Để trẫm phong vương vị cho khanh.
Địch Thanh tâu:
- Tuy bệ hạ có lòng đoái tưởng, song tôi chưa có công cán gì, nếu phong vương tước e văn võ bá quan dị nghị.
Lộ Huê vương thấy Địch Thanh không chịu lãnh phong thưởng thì khuyên rằng:
- Địch huynh! Ấy là ý của mẫu hậu đã dạy như vậy, không nên trái ý làm cho mẫu hậu buồn lòng.
Lời bàn:
Lời xưa có nói:

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

 
Tài và trí là hai yếu tố rất quan trọng trong việc xử thế. Nhưng kẻ có tài thường ỷ vào tài năng của mình mà không đề phòng tai hại có thể xảy ra.
Địch Thanh là một nhân tài, và ỷ vào tài năng mình mà hành động không kịp suy xét. Nếu không nhờ Địch thái hậu và Lộ Huê vương thì hành động của Địch Thanh không tránh khỏi âm mưu hãm hại của Tôn Tú và Bàng Hồng.
Cho nên việc đời mỗi hành động phải dè dặt, không nên ỷ tài mà hành động bừa bãi, đến lúc hối hận thì việc đã lỡ rồi. Đấy là bài học của người xưa để lại, tuy là chuyện không tưởng, nhưng chúng ta phải có đó làm gương mà xử thế cho hợp với hoàn cảnh mỗi lúc trong cuộc sống con người.

Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa Lời nói đầu hồi thứ nhất hồi thứ hai hồi thứ ba hồi thứ tư hồi thứ năm hồi thứ sáu hồi thứ bảy hồi thứ tám hồi thứ chín hồi thứ mười hồi thứ mười một hồi thứ mười hai hồi thứ mười ba hồi thứ mười bốn hồi thứ mười lăm hồi thứ mười sáu hồi thứ mười bảy hồi thứ mười tám hồi thứ mười chín hồi thứ hai mươi hồi thứ hai mươi mốt hồi thứ hai mươi hai hồi thứ hai mươi ba hồi thứ hai mươi bốn hồi thứ hai mươi lăm Lời nói đầu hồi thứ nhất hồi thứ hai hồi thứ ba hồi thứ tư hồi thứ năm hồi thứ sáu hồi thứ bảy hồi thứ tám hồi thứ chín hồi thứ mười hồi thứ mười một hồi thứ mười hai hồi thứ mười ba hồi thứ mười bốn hồi thứ mười lăm hồi thứ mười sáu hồi thứ mười bảy hồi thứ mười tám hồi thứ mười chín hồi thứ hai mươi hồi thứ hai mươi mốt hồi thứ hai mươi hai hồi thứ hai mươi ba hồi thứ hai mươi bốn hồi thứ hai mươi lăm hồi thứ hai mươi sáu hồi thứ hai mươi bảy hồi thứ hai mươi tám hồi thứ hai mươi chín hồi thứ ba mươi hồi thứ ba mươi mốt hồi thứ ba mươi hai hồi thứ ba mươi ba hồi thứ ba mươi bốn hồi thứ ba mươi lăm hồi thứ ba mươi sáu hồi thứ ba mươi bảy hồi thứ ba mươi tám hồi thứ ba mươi chín hồi thứ bốn mươi tập tước. -Phong Nguyên soái, Địch Thanh trấn Tam Quan." href="index.php?tuaid=9180&chuongid=47">hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ bốn mươi bảy