Dịch giả: Mộng Bình Sơn
hồi thứ ba mươi
Vì nghĩa khuyên chồng đành tử tiết.
Ham danh để vợ lánh trần gian.

Trầm Quốc Thanh thấy vợ cứ khuyên can mãi, không cho cấu kết với Bàng Hồng thì nổi giận la mắng om sòm.
 Y thị phu nhân cũng không nhịn, phải lớn tiếng nói:
 - Thiếp lấy lời phải trái mà can gián tướng công, mục đích là tránh những hậu họa sau này, nếu tướng công không nghe thì sau này có hối hận thì cũng đã muộn.
Trầm Quốc Thanh không nhịn, cứ xốc tới đánh vào mặt phu nhân. Bọn a hoàn trông thấy vội chạy đến kéo Trầm
Quốc Thanh ra mà khuyên giải:
 - Xin lão gia bớt giận. Lão gia đã mắng nhiếc phu nhân như vậy cũng đã đủ rồi, sao còn đánh đập nữa.
 Bọn a hoàn túng thế phải lôi phu nhân vào phòng rồi đóng cửa lại.
 Y thị phu nhân sai con a hoàn là Tố Lan ra nhà ngoài lén nghe thử Trầm Quốc Thanh tra tấn Tiêu Đình Quý như thế nào đặng trở vào báo cho phu nhân hay.
 Lúc này Trầm Quốc Thanh ra đến công đường vẫn còn sắc giận, liền khiến quân bắt Tiêu Đình Quý mà tra khảo.
 Tiêu Đình Quý lớn tiếng mắng Trầm Quốc Thanh không tiếc lời.
 Trầm Quốc Thanh nói:
 - Tiêu Đình Quý! Ngươi là một tội phạm đến trước pháp đường mà còn dám hỗn láo như vậy sao? Ngươi muốn gì?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ta chỉ muốn trở về Tam Quan mà thôi.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Ta vâng chỉ đem ngươi về đây tra xét việc Dương Bảo loạn phép nước, Địch Thanh làm mất chinh y sang đoạt công lao của Lý Thành, còn ngươi thì ăn hối lộ của Địch Thanh bao nhiêu mà đánh khâm sai, bao nhiêu việc đó ngươi phải khai cho rõ.
Tiêu Đình Quý nghe nói càng giận dữ thêm, trợn mắt nạt Trầm Quốc Thanh nói:
- Trầm Quốc Thanh! Ngươi làm Ngự sứ mà nói nhiều điều bất thông lắm. Ta đố ngươi làm sao ép ta khai bậy được.
Trầm Quốc Thanh khiến quân dùng đủ cực hình tra tấn nhưng Tiêu Đình Quý vẫn một mực chửi mắng mà thôi.
Trầm Quốc Thanh thấy Tiêu Đình Quý gan dạ như vậy nên nghĩ thầm:
"Nó đã không chịu khai thì ta đành phải làm tờ cung tiêu giả để vào triều phục chỉ cho xong".
Nghĩ rồi sai quân dẫn Tiêu Đình Quý đem vào giam nơi Thiên lao để chờ ngày tìm cách hãm hại.
Còn con a hoàn Tố Lan đứng rình bên ngoài nghe rõ đầu đuôi liền vào phòng báo lại cho Y thị phu nhân biết.
Y thị phu nhân lập tức đóng cửa phòng, lấy viết đề một bài thơ tuyệt mạng như sau:
Thân này dẫu chết dạ không phiền.
Ba chục xuân xanh vậy cũng yên.
Miễn đặng phu quân chừa lánh cũ.
Thiếp về chín suối cõi thiêng liêng.
Đề thơ xong, Y thị phu nhân tự vận mà chết.
Bọn a hoàn thấy phu nhân không có động tĩnh gì đến xô vào phòng thấy phu nhân đã tự vận nên thất kinh la lớn:
- Ôi chao! Phu nhân dã tự vận rồi, vây phải mau phi báo cho lão gia hay.
 Khi a hoàn vào đến thơ phòng thì Trầm Quốc Thanh đang ngồi làm bản cung tiêu giả để vào triều phục chỉ, nên không để ý gì đến việc phu nhân tự vận cả. Khi làm xong, Trầm Quốc Thanh cười lớn nói:
- Như lời biểu này thì dẫu Thiên ba phủ cũng không cứu nổi tính mạng của Dương Tôn Bảo, còn Địch Thanh tuy là cháu của Địch Thái Hậu, nhưng không lẽ Địch Thái Hậu không rõ phép nước.
Nói rồi sắm sửa thay áo, cầm tờ biểu và lời cung tiêu giả của Tiêu Đình Quý đem cho Bàng Hồng xem.
 Vừa bước ra cửa, Trầm Quốc Thanh nghe bọn a hoàn khóc rống lên, nói:
- Lão gia ơi! Phu nhân đã chết rồi sao lão gia không ngó ngàng như vậy?
 Trầm Quốc Thanh nạt lớn:
 - Loài súc sanh, thứ đàn bà mà hỗn ẩu như vậy có chết đi cũng đáng lắm. Thây kệ nó, cứ để đấy.
 A hoàn Tố Lan nghe nói khóc sướt mướt, nói:
 - Sao lão gia tệ bạc quá vậy? Lẽ ra phải tìm thuốc gì cho phu nhân uống may ra có sống lại chăng?
 Trầm Quốc Thanh nạt:
- Vậy chớ chúng bay không biết kiếm thuốc men cho nó hay sao? Ta không muốn cho nó sống lại để nó mắng ta là gian thần, phản quốc.
 Bỗng có hai con a hoàn khác chạy đến nói:
- Phu nhân chết một cách rất thảm thiết, thân xác hãy còn nguyên vẹn, sao lão gia không cứu chữa mà bỏ đi như vậy?
Trầm Quốc Thanh nghe báo bước đến cửa phòng, thấy phu nhân nằm ngay đơ thì cười gằn nói:
- Ấy là tại cái miệng của ngươi mà mang họa, hãy xuống âm phủ mà cáo với Diêm vương.
Nói rồi truyền bọn a hoàn đào một cái hầm sau vườn mà chôn xác. Bọn a hoàn không đám nói, nhưng rất thương tâm không nỡ lấp đất, cứ bỏ xác phu nhân trên vũng bùn rồi đắp cỏ lên, nhờ đó mà xác phu nhân không bị hủy hoại.
Bấy giờ Trầm Quốc Thanh hối gia nhân đốt đuốc sang dinh Bàng Hồng ra mắt trình bổn chương cùng tờ cung tiêu giả cho Bàng Hồng xem.
Bàng Hồng xem xong mừng rỡ nói:
- Lời bổn chương rành lắm, sáng mai đem đến dâng lên Thiên tử ắt xong việc.
Trầm Quốc Thanh nghe Bàng Hồng khen thì lòng dạ phơi phới trở về đinh thì đêm đã khuya, vào phòng thấy quạnh quẽ nên cũng có ý buồn, than thầm:
- Nay phu nhân đã thác rồi thì nệm nghiêng gối chếch, đêm nay còn
  • hồi thứ ba
  • hồi thứ tư
  • hồi thứ năm
  • hồi thứ sáu
  • hồi thứ bảy
  • hồi thứ tám
  • hồi thứ chín
  • hồi thứ mười
  • hồi thứ mười một
  • hồi thứ mười hai
  • hồi thứ mười ba
  • hồi thứ mười bốn
  • hồi thứ mười lăm
  • hồi thứ mười sáu
  • hồi thứ mười bảy
  • hồi thứ mười tám
  • hồi thứ mười chín
  • hồi thứ hai mươi
  • hồi thứ hai mươi mốt
  • hồi thứ hai mươi hai
  • hồi thứ hai mươi tám

    Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa Lời nói đầu hồi thứ nhất hồi thứ hai hồi thứ ba hồi thứ tư hồi thứ năm hồi thứ sáu hồi thứ bảy hồi thứ tám hồi thứ chín hồi thứ mười hồi thứ mười một hồi thứ mười hai hồi thứ mười ba hồi thứ mười bốn hồi thứ mười lăm hồi thứ mười sáu hồi thứ mười bảy hồi thứ mười tám hồi thứ mười chín hồi thứ hai mươi hồi thứ hai mươi mốt hồi thứ hai mươi hai hồi thứ hai mươi ba hồi thứ hai mươi bốn hồi thứ hai mươi lăm hồi thứ hai mươi sáu hồi thứ hai mươi bảy hồi thứ hai mươi tám hồi thứ hai mươi chín hồi thứ ba mươi hồi thứ ba mươi mốt hồi thứ ba mươi hai hồi thứ ba mươi ba hồi thứ ba mươi bốn hồi thứ ba mươi lăm hồi thứ ba mươi sáu hồi thứ ba mươi bảy hồi thứ ba mươi tám hồi thứ ba mươi chín hồi thứ bốn mươi hồi thứ bốn mươi mốt hồi thứ bốn mươi hai hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn hồi thứ bốn mươi lăm hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ hai mươi bảy hồi thứ hai mươi tám hồi thứ hai mươi chín hồi thứ ba mươi hồi thứ ba mươi mốt hồi thứ ba mươi hai hồi thứ ba mươi ba hồi thứ ba mươi bốn hồi thứ ba mươi lăm hồi thứ ba mươi sáu hồi thứ ba mươi bảy hồi thứ ba mươi tám hồi thứ ba mươi chín hồi thứ bốn mươi hồi thứ bốn mươi mốt hồi thứ bốn mươi hai hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn hồi thứ bốn mươi lăm hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ bốn mươi bảy