Dịch giả: Mộng Bình Sơn
hồi thứ ba mươi bốn
Lương tâm tra xét không ngại khó.
Kêu oan đau khổ chẳng sờn lòng.

Lúc ấy Quách Hải Thọ nói với Bao Công:
- Bao thị chế là người thiết diện vô tư, hay tra xét những việc lớn trong thiên hạ, vậy nay đứng trước sự hàm oan lớn lao của mẹ tội, Bao thị chế có làm nổi không?
Bao Công nói:
- Đã có việc oan ức tôi không khi nào bỏ qua.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Tôi là vợ của Chơn Tôn hoàng đế tên là Lý Thần phi đây.
Cách đây mưởi tám năm tôi cũng có thai một lần với Lưu Hoàng hậu, đến chừng vua Chơn Tôn ngự giá thân chinh nới Đằng Châu thì tôi sanh được hoàng nam; tất cả cung nga nội giám đều biết. Kế đó hoàng hậu báo dối rằng: sanh được hoàng nam. Vì sự dối trá ấy mà thân tôi mang họa đến thế này.
Bao Công nghe nói ngồi sửng sốt một hồi rồi nghĩ thầm:
- Khi tiên đế ngự giá thân chinh thì ta đã thăng lên Tri Giám viện mà dự việc quốc chánh rồi. Nếu vậy lúc đó ta cũng biết chớ chẳng phải không.
Nghĩ như vậy bèn hỏi:
- Bà nói lúc  ấy bà ở trong cung vi, mà vì cớ gì lại mang họa?
Lý Thần phi nói:
- Ấy là vì Lưu Hoàng Hậu đem lòng ghen ghét mà mưu toan với Thái giám Quách Hòe, bồng công chúa đến Bích Vân cung nói là thiếu sữa, cậy tôi cho bú. Rồi đó Lưu Hoàng mời tôi đến Chiêu Dương cung mà yến ẩm. Khi ấy tôi cũng tình thiệt để cho Quách Hòe bồng Thái tử theo, không dè toan mưu độc. Khi ăn uống rồi tôi muốn đem Thái tử về thì nói Quách Hòe đã bồng Thái tử về Bích Vân cung rồi. Khi tôi cũng tình thiệt không đem dạ nghi nan. Đến chừng tôi  đến Bích Vân cung hỏi lại cung nga thì chúng nó nói Quách Hòe bồng Thái tử đến nhưng đang ngủ, tôi nghe vậy tưởng thiệt. Đến tối, tôi giở ra xem thì thấy một con mèo chết nằm đó mà thôi. Lúc ấy tôi mới biết Lưu Hoàng Hậu và Quách Hòe mưu hại con tôi. Khi tôi đang khóc lóc rầu rĩ, không biết mưu kế chi làm cho ra lẽ, vì Thiên tử đang ngự giá thân chinh rồi. Đêm ấy Hoàng hậu lại sai người đến đốt Bích Vân cung, đặng hại tánh mạng tôi luôn, song nhờ có Khấu cung nữ đến thông tin cho tôi hay, và cho tôi một cái kim bài khiến tôi giả làm Thái giám đặng trốn ra cửa thành mà tị nạn. Khi tôi đi  tôi muốn qua Nam Thanh cung mà nương nhờ để chờ Thánh thượng về rồi sẽ tâu rõ việc ấy.
Bao Công nghe nói đến đó liền quỳ xuống thưa:
- Khi bà đến Nam Thanh cung thì Địch Thái Hậu chịu chứa bà hay không?
Lý Thần Phi than:
-Vì phần tôi là đàn bà cứ ở trong cung hoài nên không biết đường sá chi hết, nên muốn đến Nam Thanh cung cũng không biết lối đi, phần vì trời tối, lại có tiếng người rượt theo nên tôi chạy ra cửa thành, vào nhà dân giã mà ký ngụ. Té ra nhà ấy là nhà một bà góa, chồng là họ Quách mới qua đời, mà người đàn bà ấy lại đang mang thai. Khi tôi vào nhà người đàn bà ấy thì tôi nói dối là chồng tôi chết, mẹ chồng ép gả cho người khác nên tôi không bằng lòng, bỏ trốn. Người đàn bà ấy cũng có lòng trung hậu, cầm tôi ở lại cho có bạn. Đến sau, người đàn bà ấy sanh được một đứa con trai, nhưng mới vừa nửa năm thì tạ thế. Vì vậy cho nên tôi ở đó mà bảo dưỡng thằng con của người đàn bà ấy. Cách một năm, trong xóm ấy bị hỏa hoạn thì nhà tôi cũng bị cháy rụi, không còn một vật chi, may mà tôi bồng được đứa nhỏ chạy ra ngoài. Từ đó tôi không có nhà để ở, lưu lạc càng ngày càng xa kinh thành. Sau nay tôi nghe Thánh thượng về triều, mà Bát Vương thì đã từ trần rồi, chẳng bao lâu lại nghe Thánh thượng băng hà thì tôi hết trông cậy trở về cung được nữa, chịu khổ mà ở trong lò gạch này tính ra đã được mười tám năm rồi.
 Bao Công thưa:
 - Vậy chớ từ ấy đến nay lệnh bà lấy gì nuôi sống?
 Lý Thần Phi nói:
 - Nói ra thì thảm thiết biết chừng nào. Tôi ở trong lò gạch này thì tứ cố vô thân, túng phải đi xin mà độ nhật, và nuôi thằng nhỏ cho đến lớn, đặt tên nó là Quách Hải Thọ. Đến lúc nó 12 tuổi thì nó cũng có lòng hiếu kính. Từ ấy mẹ con nương náu cùng nhau. Tôi nhờ nó siêng năng lo việc buôn bán rau cải mà độ nhật. Nếu không có Quách Hải Thọ thì mạng tôi cũng không còn.
Quách Hải Thọ đứng gần nghe rõ sự việc thì sửng sốt, mới hay mẹ mình đã qua đời, còn mẹ này không phải là mẹ ruột.
 Còn Bao Công nghe hết nguồn cơn thì cả kinh nói:
 - Vậy chớ khi nương nương sanh Thái tử ra có thấy vết tích gì khác lạ không?
 Lý Thần Phi nói:
- Sao lại không có. Thái tử tay có chữ SƠN HÀ, chân có chữ XÃ TẮC, thì đó mới thiệt là con ta.
Bao Công liền quỳ mọp xuống mà tâu:
- Tội nghiệp cho nương nương chịu khổ hơn mười năm nay mà không ai biết được. áy cũng là tội của tôi đó.
Lý Thần Phi nói:
- Ấy cũng chỉ vì tai họa của ta đó thôi, nếu nay Bao Thị Chế tra xét rõ việc này mà làm tội Quách Hòe thì dầu ta thác cũng an lòng nơi chín suối.
Bao Công thưa:
- Xin nương nương cứ an lòng, hễ tôi về trào thì hết lòng tra xét việc oan này cho nương nương.
Lý Thần Phi nói:
- Nếu Bao Thị Chế đã có lòng xem xét thì việc này ắt ra lẽ.
Bao Công thưa:
- Xin nương nương ở nán lại đây ít ngày, để tôi về triều tâu với Thánh thượng đem xa giá đến rước.
Nói rồi sai Trương Long, Triệu Hổ đòi các quan đến khiến lập một cái cung viên tạm đặng cho Lý nương nương và tìm ít con a hoàn đặng hầu hạ.
Lý Thần Phi nói:
- Thị Chế chớ nên làm như vậy, vả tôi khổ cực đã hơn mười tám năm nay, cung nhờ có Quách Hải Thọ nuôi dưỡng việc ấy đã an rồi, chớ nên làm phiền quan quyền và lê thứ.
Bao Công lúc ấy ngoài miệng tuy vâng lời, nhưng trong lòng đã có ý định sẵn.
Lý Thần Phi gọi Quách Hải Thọ đến khiến lạy tạ ơn Bao Công. Bao Công thấy Quách Hải Thọ nặng lòng hiếu thảo thì cảm phục vô cùng, nghĩ thầm:
- Người này tuy bây giờ là bần dân, nhưng đã nuôi
dưỡng Lý Thái hậu là mẹ thì Quách Hải Thọ cũng là anh em với Hoàng Thượng.
 Nghĩ như vậy liền đỡ Quách Hải Thọ dậy, rồi bước ra ngoài kêu quan địa phương vào triều bái Lý Thần Phi.
 Các quan vâng lời đứng ngoài cửa lạy vào.
 Lý Thần Phi gọi Quách Hải Thọ nói:
- Con hãy ra thưa với các quan rằng mẹ xin các quan trở về dinh mà an nghỉ, đừng có chầu chực làm chi. Quách Hải Thọ vâng lời ra trước cửa lò gạch thưa lại với các quan. Các quan nghe nói không dám trái mệnh liền trở về hết. Bao Công liền vào thưa với Lý Thần Phi:
- Vì có quốc gia đại sự nên tôi phải trở về trào. Nay gặp việc này thì tôi lại càng không dám chậm trễ. Vậy tôi đã  khiến các quan địa phương lo việc săn sóc, xin nương nương cứ an tâm.
 Lý Thần Phi nói:
- Bấy lâu nay tôi ở nơi lò gạch cũng đã quen rồi, không nên làm phiền dân chúng làm chi.
 Bao Công lạy tạ Lý Thần Phi rồi lên đường, Các quan theo đưa đón năm bảy dặm mới trở lại.
 Sau đó các quan địa phương lập cung thất tạm cho Lý Thần Phi nhưng lý Thần Phi không chịu ở.
 Còn Bao Công về trào nhằm ngày mồng năm tháng ba, bà phu nhân thấy vậy hỏi:
- Tướng công vâng chỉ đi chẩn bần, nay đã xong việc chưa mà về sớm vậy?
 Bao Công nói:
- Việc chẩn bần thì chưa xong, song có chuyện quan trọng nên ta phải về sớm.
Phu nhân hỏi:
- Vậy chớ việc gì mà tướng công lo lắng như vậy?
Bao Công nói:
. - Đây là việc quốc gia đại sự, phu nhân đừng hỏi đến làm chi.
Lời bàn.
Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, và nguyên như đều đem đến hậu quả.
Lý Thần Phi bị gian thẩn hãm hại, làm cho mẹ con phải chia cách hơn mười tám năm. Công việc bị ém nhẹn tưởng như không còn đưa đến hậu quả, thế mà chỉ trong chốc lát, sự việc lại vỡ lở đưa đến một hậu quả không lường trượt được Người xưa nói: Thiện cá đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì. Việc lành dữ trong xã hội cuối cùng đều có trả, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.
Đây là một bài học của những kẻ có ác tâm. Đừng bao giờ tưởng việc mình làm không có báo ứng. Kẻ làm việc tốt thì có báo ứng tốt, kẻ làm việc xấu thì báo ứng xấu, chỉ sớm muộn mà thôi.
Việc báo ứng là quy luật tự nhiên, không phải cầu khẩn miễn mình cứ giữ đạo làm người thì sớm muộn cũng gặp đều báo ứng.

Truyện Vạn Huê Lầu diễn nghĩa Lời nói đầu hồi thứ nhất hồi thứ hai hồi thứ ba hồi thứ tư hồi thứ năm hồi thứ sáu !!!9180_37.htm!!! Đã xem 198161 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Mộng Bình Sơn
hồi thứ ba mươi sáu
Hiền phụ nhờ ơn đặng sống.
Trung thần tra xét gian ngay.

--!!tach_noi_dung!!--
Khi Bao Công về đến dinh thì nghĩ thầm:
- Việc này nếu chậm trễ e bọn Tôn Võ sanh gian kế thì khó lòng tra xét.
Nghĩ rồi liền đến dinh Trầm Quốc Thanh, rồi đi thẳng ra sau vườn, quả thấy có một cây quế mới trồng. Bao Công khiến quân đào chỗ ấy lên thì thấy thây Y thị chưa rã.
 Bao Công than cho một vị phu nhân hiền đức như vậy mà bị chết một cách thảm thiết như vầy.
 Than rồi liền hỏi Trầm Quốc Thanh:
 - Vậy người đàn bà này có phải vợ nhà ngươi chăng?
 Trầm Quốc Thanh gật đầu:
  Bao Công khiến khiêng thây Y thị đem vào một chỗ thanh vắng, rồi khiến tỷ tấc đem nước ấm tắm rửa sạch sẽ, kế đó mới đem ba món bửu bối là: Ôn lương mạo cho đội lên đầu lấy hoàn hồn chẩm cho gối; rồi lấy phấn hồn hương mà xông
 Trong lúc còn chờ đợi Y thị sống lại thì Bao Công lại truyền bắt Tôn Võ trói lại.
 Tôn Tú thấy vậy nổi giận nói:
- Bao Chuẩn! Ngươi chưa có phụng chỉ sao dám bắt Tôn Thị lang như vậy? Ngươi phải thả em ta ra.
  Bao Công nói:
- Khi nãy tôi phụng chỉ tra xét vụ này mà Tôn Võ cũng liên can trong đám ấy. Hễ người phạm tội thì tôi được phép bắt hết. Để Y thị sống lại, nếu khai có Bàng Hồng, Tôn Tú thì tôi cũng bắt nốt. Vậy chớ thuở nay ngươi chưa nghe Bao Công là người thiết diện vô tư hay sao?
  Tôn Tú thấy Bao Công nói như vậy, liệu bề cãi không lại liền quày quả trở về dinh.
  Lúc này Bao Công đã khiến quân đem Tôn Võ và Trầm Quốc Thanh giam vào Thiên lao, còn Bao Công thì ở lại dinh Trầm Quốc Thanh mà chờ Y thị tỉnh lại, rồi mới trở về dinh mình.
  Còn Tôn Tú thì đi thẳng đến dinh Bàng Hồng thuật 1ại việc tranh cãi với Bao Công cho Bàng Hồng nghe.
  Bàng Hồng buồn bã nói:
- Không biết ý gì mà Bao Chuẩn hay gánh vác những việc vô can, bươi móc những điều tâm sự của ta ra như vậy Nếu nó làm rõ trắng đen thì ắt ta cũng không khỏi tội.
  Tôn Tú nghe nói thì than:
- Nếu vậy thì em ta không tránh khỏi tay Bao Công.
  Từ ấy Bàng Hồng và Tôn Tú suy nghĩ mãi mà không biết âm mưu gì để trừ Bao Công cho được.
  Lúc này Bao Công khiến các tỳ nữ chăm sóc cho Y thị đến canh ba đêm ấy thì Y thị sống lại, mở mắt ra, rồi rơi lụy dầm dề. Bao Công khiến đỡ nàng vào phòng rồi trở về cung đem trả ba món báu vật ấy cho Thiên tử.
Hôm ấy Thiên tử lâm trào, bá quan vào chầu đủ mặt
Bao Công quỳ xuống tâu hết các việc Y thị sống lại cho Thiên tử nghe.
Thiên từ mừng rỡ nói:
- Khanh thiệt là công đức rất lớn. Thôi Trẫm cho khanh ba món bửu bối ấy để cứu những người thác oan.
Bao Công tạ ơn và tâu:
- Hôm trước Bệ hạ dạy tôi tra xét việc Trầm thị, nay tôi xin Bệ hạ giao tờ biểu chương ngoài Tam Quan và tờ Ngự trạng của Trầm thị, đặng tôi hạch hỏi cho minh bạch, và giao Tiêu Đình Quý cho tôi thì mới đối chứng rõ ràng được.
 Thiên tử phán:
 - Trẫm y theo lời tâu của khanh.
  Bèn khiến nội thị lấy tờ biểu chương và tờ ngự trạng trao cho Bao Công, rồi lại hạ chỉ sai người đến Thiên Ba phủ dẫn Tiêu Đình Quý giao cho Bao Công tra xét.
 Bàng Hồng thấy vậy thất kinh, nghĩ thầm:
 - Hôn quân thật bất nhơn lắm. Giao tờ biểu chương của Dương Tôn Bảo thì chẳng nói làm chi, còn tờ ngự trạng của Trầm thị thì ắt Bao Hắc tử lâm hại ta chớ chẳng không. Bao Hắc tử là thằng mặt sắt, hễ gặp việc thì làm, không biết vị nể ai, còn Trầm thị là phận đàn bà, chắc là non gan lắm. Nếu nó biết tờ ngự trạng do ta làm thì ta bị tội rất nặng.
Nghĩ như vậy, lòng rối rắm không nói gì được.
Khi Bao Công lãnh tờ biểu chương và tờ ngự trạng xem xong liền quỳ tâu:
 - Trong hai tờ biểu của Dương Tôn Bảo nói là Địch Thanh dẹp giặc lập công, và Tôn Võ đến Tam Quan không xét kho cứ đòi ăn hối lộ, không thấy có việc làm mất chinh y. Nếu so sánh với tờ ngự trạng của Trầm thị thì không hiệp nhau chút nào. Tôi chắc là tờ ngự trạng này có ai chủ mưu cho Trầm thị chớ chẳng không. Dương Tôn Bảo trấn thủ biên cương đã hai mươi năm, có lòng trung quân ái quốc, lẽ nào tư vị Địch Thanh sát hại cha con Lý Thành là người có công. Việc này tôi dám chắc Dương Tôn Bảo không có lòng ấy. Thuở nay hễ đàn bà mà đi kiện cáo thì thường khi phải có người chủ sử. Điều ấy tôi đã thấy nhiều lắm. Nay tôi xét lại Trầm thị là phận đàn bà, lẽ nào lại dám cả gan đến giữa Triều đình mà cáo trạng, cho nên tôi mới đoán chắc có người chủ sử cho nó, nếu khi ấy Bệ hạ tra xét cho ra người chủ sử thì đã rõ việc này có gian thần toan mưu hãm hại kẻ trung lương rồi.
  Thiên tử nghe tâu thì nói:
- Khi ấy Trẫm cũng quên phứt điều ấy. Vậy chớ khanh biết người chủ sử cho Trầm thị là ai không?
  Bao Công tâu:
- Tôi xem ý tứ đặt để trong ngự trạng thì biết người không phải là người tầm thường, chắc là một vị đại thần trong trào mới làm nổi tờ ấy. Để tôi tra xét cho ra người  xin Bệ hạ nhận lời tôi, cứ theo luật nước mà làm ngay, đừng có vị tình vị nghĩa gì hết.
Bàng Hồng nghe Bao Công nói như vậy thì mặt mày ngắt, không dám nói lời nào hết hồi thứ sáu hồi thứ bảy hồi thứ tám hồi thứ chín hồi thứ mười hồi thứ mười một hồi thứ mười hai hồi thứ mười ba hồi thứ mười bốn hồi thứ mười lăm hồi thứ mười sáu hồi thứ mười bảy hồi thứ mười tám hồi thứ mười chín hồi thứ hai mươi hồi thứ hai mươi mốt hồi thứ hai mươi hai hồi thứ hai mươi ba hồi thứ hai mươi bốn hồi thứ hai mươi lăm .
Thiên tử phán:
- Trẫm tưởng đại thần trong triều cũng có người ngay kẻ vạy, song nghĩ vì Trầm thị là vợ của một người võ chức rất nhỏ mà lại từ Tam Quan đến đây xa xôi lắm, lẽ nào lại làm quen với đại thần đặng để cậy làm tờ ngự trạng ấy, vì vậy Trẫm tưởng chắc là người chủ sử đó là người ở ngoài Tam Quan, nhưng chưa biết là ai. Thôi trẫm nói với Bao khanh như vầy, bây giờ chẳng nên tra xét người chủ sử làm chi cho dông dài, cứ việc tra xét việc ở đây mà thôi.
  Bao Công tâu:
- Chẳng phải tôi muốn tra xét chủ sử làm chi, song giận người ấy là đại thần trong trào, hiểu thông pháp luật còn phạm pháp. Ấy thiệt là có dạ khi quân, có lòng hãm trung lương. Theo ý tôi chắc là loài gian tặc, ham của hối, mà không kể tiếng xấu lưu truyền. Tuy Trầm thị không quen biết chi với thằng nịnh thần ấy, song nếu nó vãi vàng bạc ra cho nhiều thì nó cũng hóa ra người quen biết.
Bàng Hồng nghe Bao Công tâu như vậy thì giận lắm, nghĩ thầm:
- Bao Hắc tử thiệt là không kể đến ai hết, dám tới giữa trào bươi móc công việc mà mắng nhiếc ta như vậy. Nếu ta có quyền phép thì chém quách cho đỡ giận...
Bao Công lại tâu tiếp:
 - Xin Bệ hạ xét lại mà phán đoán cho minh bạch, đặng trừ bọn nịnh thần trong trào. Nay tôi dám chắc rằng người làm bản ngự trạng này là người Bệ hạ tin cậy và thương yêu.
 Bàng Hồng nghe tâu như vậy thì nghĩ thầm:
 - Bây giờ lão định quyết cho ta rồi còn gì đâu.
Thiên tử nghe Bao Công tâu như vậy thì biết ý Bao
Công định quyết cho Bàng Hồng rồi, nên kêu Bao Công nói:
- Bao khanh ơi! Trẫm đã nói với Bao khanh cạn lời, sao Bao khanh cứ nài nỉ tra xét người chủ sử như vậy. Vả người chủ sử không phải là người chánh tội, dẫu có tra ra cũng không phải là nặng. Thôi Bao khanh đừng để ý đến làm chi.
  Tiêu Đình Quý nghe nói nổi giận, nạt lớn: hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn hồi thứ bốn mươi lăm hồi thứ bốn mươi bảy