“Tôi biết tình yêu hiện hữu trong tâm hồn mình là vô vọng nhưng tôi không thể nào từ bỏ được những ý nghĩ yêu thương đầy ắp trong tôi. Theo nhịp bước của thời gian, tình yêu quyện chặt trong tâm hồn của tôi như nó và tôi là một tổng thể mà không có một sức mạnh nào có thể tách ra khỏi được. Càng ngày tôi càng hiểu rằng nếu phải xóa bỏ những gì tôi đang có trong tâm hồn đồng nghĩa là tôi phải bóp nát trái tim của tôi. Tôi sẵn sàng chấp nhận đau khổ triền miên của tình yêu vô vọng và đối đầu với những khắc khe đã có trên đời hơn là... - Tình yêu? Bà Kim Cúc nghe tiếng hỏi chua chát của mình văng vẳng đâu đó trong căn phòng làm việc vắng vẻ của bà. Lật sơ qua các trang giấy và dừng mắt ở trang cuối nơí số điện thoại được ghi cẩn thận, bà nhấc điện thoại bấm số và chào hỏi người đàn bà nào đó ở đầu dây bên kia. Tiếng trả lời hết sức lạnh lùng: - Bà chờ một chút, tôi gọi nó! Lời nói vừa dứt, bà nghe tiếng “cạch” của máy điện thoại rồi một lát sau bà nghe giọng nói trầm trầm của anh Duy Anh: - Chị Kim Cúc? - Phải, chị đây. Chị đã nhận tập nhật ký của em và muốn gặp em sau trường tiểu học W. ngay bây giờ. - Được, em sẽ ra ngay và gặp chị ở gốc sồi. Bỏ tập nhật ký vào chiếc xách tay, đi đến phòng gia đình nơi cô Loan và bé Lisa đang coi phim Hàn Quốc, bà báo cho họ biết là bà phải đi ra ngoài có chút chuyện. Ba năm hơn, sau thời gian bé Lisa vào trường trung tiểu học, đó là lần đầu tiên bà Kim Cúc đi bộ trở lại đến trường tiểu học W. Bà vừa đi, vừa suy nghĩ những câu nói sâu sắc nhất và ý nghĩa nhất để khuất phục điều khăng khăng trong cuốn nhật ký; thế mà khi lên đến đỉnh đồi, vòng tay ôm bất thần của người thanh niên đã làm tan biến những suy tính mà bà đã chuẩn bị sẵn trong đầu. - Hãy tin vào tình yêu chung thủy của em! Em sẽ yêu chị mãi mãi cho đến phút cuối của cuộc đời! Lời tỏ tình thống thiết và bất ngờ của người thanh niên đã làm bà Kim Cúc sững sờ kinh ngạc. Chưa kịp phản ứng được gì, bà lại nghe anh ta nói: - Đừng xa lánh và tàn nhẫn với em nữa! Em đã cố gắng trong bao năm nhưng không thể nào thay đổi được tình yêu trong trái tim của em! Lần này bà Kim Cúc nghe rõ nhịp tim đập của người thanh niên bên tai. Nhịp tim hòa với những lời van vỉ của anh đã xóa tan những câu nói đã chuẩn bị sẵn trong trí của bà kể cả câu tàn nhẫn nhất là: “Hãy tưởng tượng tôi là mẹ của em mà quên đi những tình cảm bồng bột trong tâm trí của em đi!” Hơn thế nữa, chúng đã đưa bà vượt lên khỏi cái giới hạn của tuổi tác mà những tiếng “chị em” chỉ là lối xưng hô đơn thuần chứ không thể cao hơn sự yêu thương chân tình mà người thanh niên vừa thổ lộ ra. Chơi vơi với những gì vừa nghe được, bà Kim Cúc cảm nhận tình yêu của người thanh niên kiên định và thành thật đến độ không gì có thể lay chuyển, đồng thời bà cảm thấy trái tim băng đá của mình đang từ từ tan chảy mà từng giòng nước của nó hình như đang xóa sạch nỗi căm phẫn về sự lừa dối của đàn ông trong ý nghĩ của bà. Vô cảm và vô hồn, bà Kim Cúc đứng im không nhúc nhích. Trơ trơ ánh nhìn về một điểm ở xa xa, bà thấy những ngôi nhà nho nhỏ thấp thoáng trong các lùm cây, dưới bầu trời xanh và những đám mây trắng. Bà biết đàng xa ấy có thể là phương trời mở rộng cho bà và người thanh niên đang kiên định với vòng tay si tình của anh ta. Nhưng, bà không nhìn về nơi xa xăm ấy mà ngước mắt lên. Dưới tàn sồi xanh, một khuôn mặt u uất đau khổ với ánh mắt tha thiết và đôi môi khao khát chờ đợi sự chấp thuận. Bà biết rằng chỉ với cái chớp mắt nhẹ của mình, chàng thanh niên sẽ trao cho bà tất cả yêu thương đang chan chứa trong tâm hồn của anh ta nhưng đột nhiên giọng nói vui tươi của cô Loan vang lên, phục hồi những điều suy tính trong trí nhớ của bà trước khi bà ra khỏi nhà “Chỉ có mẹ mới là người mẹ tuyệt vời nhất trên đời! Với người mẹ cao quý như mẹ đây con hứa sẽ mãi mãi sống tốt và làm nhiều điều có ý nghĩa!”. Nghiêng đầu sang hướng khác và vùng ra khỏi vòng tay của người thanh niên, bà Kim Cúc run rẩy nói: - Hãy buông chị ra! Chị hẹn em đến đây chỉ ngoài mục đích trả cuốn nhật ký của em mà thôi! Người thanh niên bỡ ngỡ: - Chị đã đọc hết cuốn nhật ký của em chưa? - Không đọc hết, chỉ một trang đầu thôi. Nhưng... không cần đọc nữa. Chúng ta không thể đi ngoài trật tự của xã hội. Tình yêu phải đặt trên trách nhiệm chứ không phải là một sự buông thả! Bà Kim Cúc nói với cái lắc đầu rồi cúi đầu. Người thanh niên hỏi: - Vậy chị ra đây làm gì? Không trả lời, bà quay mặt ra sau nhìn hai cánh cửa sắt màu đỏ đàng sau lưng. Hai cánh cửa đỏ như hai bàn tay khổng lồ với hai chữ dừng lại nhắc nhở bà phía trong ấy là các lớp học của trường tiểu học W, nơi đã dạy dỗ con gái bà với bao nhiêu điều hay ý đẹp, những điều trái ngược với quyết định nông nổi nếu có của bà. Vất bỏ những ý nghĩ yếu đuối còn lại trong ý nghĩ, bà ngẩng cao đầu nói quả quyết: - Chị ra đây không ngoài mục đích khuyên em đừng nên đeo đuổi tình yêu bồng bột nữa! Người thanh niên cúi gập lưng, ngồi phệt trên đám cỏ như người vừa bị trúng thương. Ngước lên nhìn người đàn bà với ánh mắt nửa oán hờn, nửa tê tái, anh ta nói: - Em không cần chị khuyên điều gì cả vì tình yêu của em không phải là tình yêu bồng bột. Trong lúc người đàn bà ngập ngừng giữa con đường hướng lên đồi cỏ, anh Duy Anh mừng rỡ bước vội đến bên bà. Anh hỏi: - Mấy hôm nay chị có chuyện gì không? Không thấy chị đến đây em lo quá! Bà Kim Cúc cười gượng, không nói gì và bước lừng khừng, không dứt khoát. Anh Duy Anh tiếp tục hỏi: - Chị bị sao vậy? Chị đang bị bệnh hả? Bà Kim Cúc lắc đầu, nói một cách lúng túng: - Không, không có! Tại chị thấy ra đây sớm quá nên định về một chút. - Những hôm trước chị vẫn thường ra đây sớm mà? Có phải chị đã bị bệnh và bây giờ còn yếu không? - Không phải! - Vậy sao em không thấy chị ra đón Lisa? - Đâu phải lúc nào tôi cũng phải đi đón Lisa! Anh chị nó vẫn thường đón Lisa đấy chứ! Giọng nói của bà Kim Cúc gay gắt một cách rõ rệt - Chị bị lạnh rồi! Mặt chị trắng bệt và môi tím ngắt. Chị cần phải mặc áo khoác! - Anh Duy Anh nói trong lo âu. Bà Kim Cúc nhìn xuống người và nhớ ra là mình đã quên mặc chiếc áo khoác trước khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, thay vì biết ơn sự ân cần của người thanh niên, bà đã gắt gỏng hỏi anh: - Sao em biết tôi lạnh? Mồ hôi của tôi muốn tuôn ra khắp người đây! Bất kể thái độ lạnh lùng và bàn tay vùng vẫy của bà ta, anh Duy Anh nắm vội bàn tay còn lại của bà và dúi cành hoa cúc màu vàng tươi vào đó. Anh ta nói: - Tay của chị lạnh ngắt hết rồi đây nè. Giữ cho em cành hoa này đi! Nó là của chị đó! Khuôn mặt của bà Kim Cúc bỗng nhiên trở nên xấu xí lạ thường. Mày cau, mắt quạu, và môi trề đã xóa mất hoàn toàn vẻ đẹp thường có của bà đồng thời biểu lộ rõ ràng sự khả nghi về chứng loạn trí của người thanh niên đứng trước mặt bà. Khuôn mặt xấu xí và đầy nghi ngờ ấy tưởng đâu sẽ khiến bà đối phó với người thanh niên bằng cách quang cành hoa của anh ta đi, bà chỉ hỏi khô khan và cộc lốc: - Nhận cành hoa này để làm gì? Tôi có phải là công nương hay tiểu thơ đâu mà phải nhận mấy cành hoa này từng ngày? Thay ánh nhìn u buồn cố hữu bằng nỗi ngạc nhiên trong đôi mắt, người thanh niên nói với bà Kim Cúc bằng giọng cương quyết: - Nó là hiện thân của chị mà! Nó là hoa cúc màu vàng kim. - Vô dụng! Cứ như là người kiểu cách cải lương trong thế kỷ thứ mười sáu ở các nước châu Âu - Bà Kim Cúc lầm bầm và tin chắc rằng người thanh niên này hoàn toàn thật sự mất trí như ý nghĩ nghi ngờ trước đó; nhưng bà vẫn cầm cành hoa cúc tươi mát trên tay. Anh Duy Anh đặt chiếc áo khoác của anh qua vai của bà Kim Cúc đồng thời kéo tay bà đến tận gốc cây sồi, và bà, đột nhiên, răm rắp bước theo anh như một đứa trẻ ngoan ngoãn. Lúc ấy, mùi xào nấu kho chiên khăm khẳm của chiếc áo khoác đã làm tê liệt hoàn toàn ý nghĩ bực bội của bà, đã xóa bỏ tất cả những cảm nhận thực tại mà bà đang hiện hữu và thay chúng bằng những hình ảnh của quá khứ. Năm 1979, khi đặt bước chân đầu tiên trên đất Mỹ bà chỉ vừa đúng hai mươi ba tuổi. Đơn thân và xa lạ trên xứ người, bà chỉ biết bám vào hội từ thiện bảo lãnh bà. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ hạn chế của hội, bà đã không có được tất cả những nhu cầu cần thiết mà bà mong muốn. Bao nhiêu mơ mộng về chỗ ở tiện nghi, việc làm thuận lợi và sự tiến thân trên con đường học vấn khi còn ở trại tị nạn Thái Lan vỡ tan tành theo mây khói bởi những thực tế mà bà đối diện vào những ngày mới đến xứ cờ sao. Đến chỗ xin trợ cấp xã hội với người thông dịch miễn phí, bà mới vỡ lẽ ra là số tiền chính phủ cho người tị nạn vừa ít ỏi vừa giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Số tiền trợ cấp hàng tháng không đủ để thuê nửa căn phòng chiếc nhỏ nhất của một cư xá nghèo nàn và hạn định trợ cấp cho người có bằng trung học như bà chỉ là sáu tháng. Hoài bão được vào học Đại Học để tiếp tục con đường học vấn bị dang dở tại Việt Nam hoàn toàn bị hủy diệt ngay khi ngưòi làm công tác xã hội và thông dịch tiếng Việt cho biết là bà phải lấy các lớp Anh Văn dành cho những người sử dụng Anh Văn như ngôn ngữ thứ hai trước khi ghi danh thi vào trường Đại Học. Cô thông dịch tiếng Việt còn cho biết dù muốn ghi danh vào một trường Đại học có học phí rẻ mạt tại Hoa Thịnh Đốn như đại học U. bà cũng phải có một trình độ Anh văn tối thiểu để đậu các môn thi vào trường như Anh văn và Toán và phải có một số tiền dành cho học phí trước khi làm đơn trong khi chờ tiền trợ cấp học bổng của chính phủ. Lúc đó, chặng đường vào Đại Học đối với bà cứ như chặng đường lên núi cao thăm thẳm và mơ ước thành y tá của bà như một phiến mây mỏng mảnh trên bầu trời xám đen. Các chi phí dồn dập đến một cách không ngờ, chỗ ở chung chạ với những người không thích hợp, và số tiền cần phải gửi về giúp mẹ thăm nuôi bố đã khiến bà quyết định hỏi những người làm công tác xã hội xin cho một việc làm thay vì giúp ghi danh học lớp Anh Ngữ gần chỗ cư ngụ. Sau khi nhận việc làm bồi phòng ở khách sạn H. tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn một tháng, bà đã xoay sở được một căn phòng trọ riêng cho mình. Tuy nhiên, gắng sức với công việc được gần nửa năm, sức khỏe không cho phép bà cáng đáng hàng tá việc vụn vặt như hút bụi những tấm thảm rộng, lau bóng các tấm kính lớn, dọn dẹp chi li bàn tủ, thay trải bốn năm lớp phủ cho những cái giường đôi, chùi rửa những bồn tắm đồ sộ chưa kể đến chuyện chạy khắp nơi trong khách sạn mênh mông để hoàn tất mười ba, mười bốn hay mười lăm phòng ngủ lớn nhỏ tùy theo sự phân công của một ngày. Lúc đó tinh thần của bà suy sụp hẳn và ước mơ duy nhất của bà chỉ là được lập gia đình để được bảo bọc và yên thân ở nhà. Sở dĩ ước vọng được làm vợ, và làm mẹ càng lúc càng ăn sâu vào tim óc vì bà đã tin vào lời của những người đồng nghiệp, vừa là những người đồng hương đến Mỹ trước bà, đồn đãi rằng nếu người chồng có mức lương thấp bởi công việc của người mới định cư, người vợ có con nhỏ không phải đi làm mà còn được cấp phiếu thực phẩm hàng tháng và thẻ khám sức khỏe miễn phí. Hình ảnh an nhàn của những người đàn bà lập gia đình lảng vảng trong trí làm cho bà cảm thấy công việc đang làm mỗi ngày ở khách sạn H. khó khăn hơn và nặng nhọc hơn. Bà thầm mong có được sự giúp đỡ của một đấng phu quân để yên thân yên phận làm vợ, làm mẹ, rồi mơ mộng xa hơn là có thể ghi danh học thêm Anh Văn hay Đại học để sau này có dịp kiếm việc làm nhẹ nhàng và thích hợp hơn với sức khỏe, năng lực và sở thích. Ý nghĩ về chuyện từ bỏ việc làm bồi phòng, chuyện lập gia đình, chuyện tiếp tục học và chuyện được một việc làm nhẹ nhàng kéo dài trong tư tưởng của bà mãi cho đến lúc ông Hoàng, người đi cùng chuyến vượt biển và cùng ở trại tị nạn Thái Lan với bà, được hội từ thiện bảo trợ đến vùng Hoa Thịnh Đốn sau bà bảy tháng vì lý do sức khỏe, mở lời cầu hôn. Bà đã ưng thuận trở thành người vợ để tiếp tục mối t vì những hình ảnh cay đắng xa xưa lần lượt hiện ra trong trí tưởng. Bà thấy đôi mắt kinh hoàng của mình trong cơn hấp hối của Sài Gòn, thủ đô yêu thương nhất của bà. Bà thấy bàn tay của mình nắm chặt không muốn rời trong ngày chia tay với ông Đức, người cha đáng kính của gia đình bà trước giờ ông lên đường đi học tập cải tạo. Bà thấy khuôn mặt đầy lo lắng của mình trên những con đường đi tìm bà Bạch Mai, người chị gái đẹp tuyệt trần duy nhất của bà. Bà thấy đôi tay lem luốc vuốt dầu đen bôi mặt và toàn thân trong tâm trạng khiếp sợ bọn hải tặc hành hung khi bà ngồi chẹt dưới hầm của chiếc tàu vượt biển đầy người. Bà thấy những giọt lệ đắng cay của mình sau buổi tối phát hiện sự ngoại tình của ông Hoàng, người chồng đã cùng tổ chức lễ Hôn Khánh hai mươi năm linh đình trước bao nhiêu người thân và bạn bè. Tột cùng nhất, bà thấy cái gục đầu của mình trên hai bàn tay tuyệt vọng sau khi cậu Phụng, đứa con trai đầu và duy nhất của bà, xách va li đi ra khỏi nhà. Qua cuốn phim ký ức ấy, bà cảm thấy lồng ngực của mình bị đè nặng và càng lúc càng cảm thấy khó thở hơn. Sự ép chặt nơi lồng ngực của bà không phải vì sức nóng của nắng hè, cũng không vì áp lực của không khí trong tư thế đi ngược xuống mà vì bà đau khổ nhận ra rằng sự mất mát đang có trong tâm hồn của bà không nhẹ hơn những sự đau khổ mà bà đã từng trải qua. Phủ nhận và chối bỏ những gì chân thành nhất mà người thanh niên tha thiết tỏ bày đã khiến bà đau khổ không khác những lần đau khổ đã từng có trong đời kia. Tuy nhiên, bà hiểu vì sao mình phải làm ngược lại những rung động trong trái tim mình. Lý trí đã nhắc nhở cho bà biết tình cảm của người thanh niên đối với bà chỉ là một sự ngang trái và răn đe bà không nên đi ngược phong tục tập quán và quy luật hôn nhân của người Việt. Với vai trò gương mẫu của một người mẹ trong việc giữ cho con cái có một tương lai tốt đẹp, bà không thể nào trả thù sự ngoại tình của chồng bằng cách quen một người ngang tuổi con mình như ông ta đã từng, cũng như không thể để miệng đời chê cười chuyện “Ông ăn chả, bà ăn nem” như bao nhiêu chuyện bà đã từng nghe. Xa hơn những ý nghĩ đơn thuần ấy, bà còn lo sợ hình ảnh già nua, tội nghiệp và đáng thương trong tương lai của mình bị bỏ rơi bởi người thanh niên vừa hết lòng nói yêu thương bà tha thiết kia. Tuy là nghĩ như thế, nỗi sầu muộn vẫn man mác theo những bước chân của bà trên thảm cỏ mênh mông và thăm thẳm như không có điểm dừng. Trong trạng thái vô ý thức, bà Kim Cúc đã bước chơi vơi khỏi đồi cỏ để cố gắng theo con đường dẫn về nhà. - Chào bà chủ tiệm Bàn Tay Đẹp! Một giọng nói lạnh lùng đàng sau khiến bà giật mình quay người lại. Một người đàn bà với mái tóc ngắn ngang tai được chải gọn, khuôn mặt nghiêm nghị vô cảm và cái cổ áo gài kín ngực đang đi sát phía sau bà như bà ta đã cố tình đi gần để nói chuyện với bà sau khi chờ sẵn bà ở một nơi nào đó. - Chào chị. Bà Kim Cúc trả lời với đôi mắt hoang mang: - Bà là vợ của ông Hoàng? - Dạ phải - Bà Kim Cúc trả lời trong ngơ ngác - Sao chị biết tôi ạ? - Ở đây ai mà không biết ông bà! Gia đình của ông bà là một gia đình có giáo dục, kinh doanh thành công, và con cái thành đạt thì làm sao người Việt vùng này không biết đến? Nhưng mà gần đây tôi nghe người ta xì xầm về chuyện ông bà thôi nhau nhiều lắm! Nhiều nhất là chuyện họ trách ông nhà bỏ bà và lấy cô gái trẻ ở Việt Nam đưa sang đây. Đôi mắt bà Kim Cúc rực lên nỗi bực tức. Toan nói vài câu cay đắng nhất để cho người đối diện một bài học về cái tội nhiều chuyện, bà bị khóa miệng ngay bởi những lời cay độc tiếp theo: - Cứ nghe thiên hạ bàn tán mà tôi nực cười. Tôi thấy là không có chuyện gì xảy ra trên đời mà không có nguyên nhân! Nếu người đàn bà đàng hoàng, mẫu mực, chính chắn thì ông chồng nào đem dạ yêu người khác? Trường hợp của bà càng tệ hại hơn mấy trường hợp mà mấy bà bị chồng ngoại tình! Đã già bốn, năm mươi tuổi mà bà không biết thân biết phận, lại đem lòng dụ dỗ một đứa bằng tuổi con mình thì trời đất nào coi cho được? Bà Kim Cúc kinh hoàng khi nhận ra khuôn mặt lạnh kia chính là mẹ của anh Duy Anh. Mái tóc ngắn đã làm bà trông trẻ và sang hơn trước khiến bà không thể nào nhận diện khi gặp lại. - Đã bao nhiêu lần tôi muốn “làm” cho bà một trận để bà ngưng cái thói dư tiền sinh tật, nhưng vì đã làm mẹ, biết danh dự của một người mẹ đối với con cái mình như thế nào nên tôi cắn răng bỏ qua cho danh dự của bà và của những đứa con của bà, thế mà bà vẫn chưa chừa cái tật quyến rũ của mình. Tôi muốn nói cho bà biết là bà có đẹp bao nhiêu thì bà cũng đã già rồi! Làm ơn bỏ “thói mất nết” gọi con tôi hẹn hò ngoài đường như vậy k nào và tự sửa chữa, dù không nói ra. - Đúng vậy mẹ ạ! Con tin người Việt Nam có bản chất thông minh. - Thế còn cô bác sĩ Loan của mẹ thì sao? - Con hả? Sau khi lấy bằng bác sĩ con sẽ tiếp tục về Việt Nam mỗi hè để giúp đỡ những Hội thiện nguyện như hiện nay, hoặc là.... Bà Kim Cúc hỏi dò ngay sau câu bỏ lững của cô: - Mùa hè năm nay con cũng định về Việt Nam nữa sao? - Dạ phải! Con quên thưa với mẹ là hè này con đã ghi danh về Việt Nam giúp các hội thiện nguyện bên ấy. Con đã lấy vé rồi mẹ à. Hội thiện nguyện cho con nửa vé, con chỉ trả tiền một nửa thôi! Cất những món hàng cuối vào tủ xong, cô Loan vỗ tay vào trán: - A! Nói đến chuyện đi Việt Nam con mới nhớ là con đang giữ một vật của mẹ. - Vật gì? Bà Kim Cúc ngơ ngác. - Mẹ có nhớ anh Duy Anh làm cho tiệm Bàn Tay Đẹp của mẹ trước đây không? - Sao hả con? Bà Kim Cúc ái ngại nhìn cô Loan. - Ảnh cũng ghi tên trong nhóm thiện nguyện về giúp những người tàn tật ở Việt Nam lần này đó mẹ. Con gặp ảnh mấy lần trong hội thiện nguyện và ảnh gửi lời thăm mẹ mãi mà con quên nói lại với mẹ. Hôm nay ảnh gửi cho con cái bì thư này để chuyển lại cho mẹ. Tập thư rất dày con nghĩ là một cuốn sách ở trong ấy! Đặt bì thư màu vàng khổ khoảng hai mươi lăm và ba mươi lăm phân, được niêm dán cẩn thận trên bàn xong, cô Loan vô tư hỏi: - Mẹ ơi! Con có thể hỏi mẹ vài câu hỏi được không? Bà Kim cúc hồi hộp: - Được chứ, con nói đi! Trải dài hai cánh tay trên chiếc bàn đá, và vuốt những ngón tay mình trên hai bàn tay đan chặt vào nhau của bà Kim Cúc, cô Loan hỏi một cách trang trọng: - Có phải mẹ nhớ Việt Nam ngày xưa của mẹ lắm phải không? Có phải mẹ muốn sau này được về Việt Nam để sống và được chôn nơi mảnh đất mà mình đã sinh ra phải không? Câu hỏi bất ngờ của cô Loan làm nước mắt của bà Kim Cúc muốn dâng lên mi. Bà nhớ ba căn phòng nhỏ sát cạnh nhau trong căn gác. Bà nhớ chiếc giường nơi bà cụ Đức đắm chìm trong giấc ngủ ngàn thu. Bà nhớ cảnh bà Bạch Mai và ông Thanh lăng xăng bàn bánh cuốn vào một ngày chủ nhật nào đó trước hiên nhà. Bà nhớ cái góc của hiên gác nơi bà tâm tình với bà Quyên. Thêm vào những nỗi nhớ ấy, bao nhiêu hình ảnh khác tràn về trong ký ức của bà nhưng bà đã cố gắng giữ nguyên ánh nhìn hết sức bình thản khi trả lời: - Những gì mình cần khác với điều mình muốn con à! Mẹ muốn rất nhiều thứ trên đời nhưng chẳng được gì cho nên mẹ chỉ xác định mình cần phải làm gì thôi. - Mẹ ạ, những cái mẹ cần là những gì thuộc về trách nhiệm còn những cái mẹ muốn là những cái thuộc về sự khao khát. Con biết trước đây mẹ rất bứt rứt khi quyết định bỏ quê hương ra đi nhưng vì hoàn cảnh mẹ đã phải liều thân mình. Con cũng biết là mẹ đã gắn bó tình cảm với đất nước này như quê hương thứ hai của mẹ nên mẹ luôn kỳ vọng chúng con góp sức mình để đền trả xứ sở đã cưu mang gia đình chúng ta. Nhưng... nhưng mà con... con muốn sau khi ra trường sẽ xin về làm việc cho các bệnh viện ở Việt Nam mẹ ạ! Rụt ngay đôi bàn tay và khoanh chúng lại trước mặt, bà Kim Cúc lấp bấp: - Con... con nói sao? Có phải con vừa nói là con muốn làm việc luôn ở Việt Nam không? Cô Loan gật đầu với đôi mắt thẳng thắn: - Dạ phải. Mày chau, mặt nhăn nhó, bà Kim Cúc lớn tiếng phản đối: - Tại sao con muốn như vậy? Con có biết đó là nơi không an toàn vì những luật lệ bất nhất không? Mỗi năm con đi chỉ một tháng thôi cũng đủ làm mẹ mất ăn mất ngủ rồi huống hồ muốn làm việc luôn bên ấy! Cô Loan nhìn bà với ánh mắt thành khẩn: - Con đã nhất định rồi mẹ ạ. Chỉ mong mẹ đừng buồn và đừng giận là con đi ngược lại điều mẹ mong muốn! Xin hiểu cho con là con chỉ muốn giúp đỡ những người dân cùng khổ ở Việt Nam chứ không ngoài mục đích gì khác. Hãy tin rằng giữa con và anh Vũ vẫn giữ tốt đẹp cho nhau. Bà Kim Cúc lắc đầu, hạ giọng với nụ cười buồn: - Mẹ không giận con đâu. Mẹ biết tuổi trẻ thường có những khát vọng hướng thượng và muốn làm việc cao cả nhưng thật sự là mẹ không an tâm với quyết định này dù mẹ luôn hứa với lòng sẽ luôn luôn tôn trọng quyết định của các con. Cô Loan nói một cách thiết tha: - Mẹ ạ, không phải con quyết định như vậy là vì muốn làm chuyện phi thường, vì quen thuộc với phẩm chất thích làm thiện nguyện xã hội của người công dân Mỹ hay vì muốn sống gần bà con mà vì con đã thực sự nghĩ mình là người Việt Nam, vì con đã yêu đất nước Việt Nam và hết lòng thương mến người dân Việt Nam. Xin mẹ không giận con thật tình như mẹ nói. Ngượng nghịu trước sắc mặt trắng xanh và đôi mắt buồn bã của bà Kim Cúc, cô Loan nói thêm: - Con biết là con sẽ đến một nơi không bằng Mỹ và là nơi có nhiều điều làm mẹ lo lắng nhưng con tin rằng tất cả những điều phi lý, bất công và mâu thuẫn sớm hay muộn cũng bị hủy diệt bởi chính bản thân của nó. Xin mẹ hãy tin những điều mà con đang tin: Sự thiện tâm và thành ý sẽ giúp chúng ta đạt kết quả mỹ mãn cho những cái mà chúng ta đang cố công bồi đắp. Gật đầu và nắm chặt đôi bàn tay cô Loan, bà Kim Cúc nói với vẻ trịnh trọng: - Mẹ hiểu con muốn nói gì rồi! Lo sợ thì vẫn còn nhưng mà con đã quyết chí thì mẹ hoàn toàn tôn trọng lý tưởng nhân hậu của con. Cô Loan sung sướng đứng lên, bước đến ôm choàng bờ vai của bà Kim Cúc, rồi nói như reo: - Mẹ! Mẹ thật là người mẹ tuyệt vời của con! Với người mẹ cao quý như mẹ đây con hứa sẽ sống tốt và mãi mãi làm nhiều điều có ý nghĩa để làm cho mẹ vui lòng.