Chương 18

Ông Trường vào thẳng vấn đề:
- Chú mày muốn bàn thứ gì? Cứ nói đại ra đi. Tôi không có thời gian đâu.
Kỳ cười hề hề:
- Mau mắn, thẳng thắn vẫn là tính cách của người giới kinh doanh và cũng là tính cách xưa nay của ông.
Ông Trường nhếch môi:
- Cậu làm như hiểu tôi lắm không bằng.
Kỳ thản nhiên:
- Thật ra, tôi không biết nhiều về ông, nhưng ba tôi thì rành lắm.
Ông Trường nhíu mày:
- Ba cậu là ai nhỉ?
Nhân nha như để kéo dài thời gian tò mò của ông Trường, Kỳ nói:
- Hồi đó, ba tôi từng làm cho ông Trường Thụân.
- Biết bao nhiêu người làm thợ cho ông ta, làm sao tôi đoán ra ba cậu là ai trong số họ chứ.
Kỳ lơ lửng:
- Ba tôi chắc ông không quên, chỉ có điều ông không ngờ thôi.
Nhìn vào vẻ mặt đang căng ra của ông Trường, Kỳ hạ giọng:
- Ba tôi tên Huấn, từng gặp ông ở Mỷ cách đây vài ba năm. Ông đâu thể nào quên ông, phải không?
Ông Trường sửng sốt:
- Cậu là con trai ông Huấn à?
Kỳ gật đầu khoái trá:
- Tôi biết ông sẽ nhớ ngay mà. Ba tôi là người làm thay đổi cuộc đời của ông và ông Thụân thì sao ông lại quên được.
Ông Trường gằn giọng:
- Cậu còn dám nói với tôi như thế hả?
Kỳ so vai:
- Vì đó là sự thật. Nếu không gặp cơn bỉ cực ấy, chắc gì bây giờ ông được như vậy. Chỉ tội ông Trường Thụân phải bỏ xác nơi xứ người.
Mắt Kỳ bỗng đanh lại:
- Mà cũng chẳng tội vạ gì hạng biển lận, keo kiệt như lão. Nếu ngày xưa Trường Thụân rộng rải, bao dung hơn với ba tôi, thì ông ta đâu nhận hậu quả thảm thiết như vậy.
Ông Trường nhíu mày:
- Cậu nói thế là sao? Khi tình cờ gặp ba cậu ở Mỹ, ông ấy đả kể hết mọi việc làm tội lổi của ông ta với vẻ vô cùng ân hận...
Kỳ ngắt ngang lời ông:
- Nhưng ba tôi đâu hề kể với ông lý do vì sao ông phải làm điều thất đức đó.
Nhếch môi đầy chua chát, Kỳ nói tiếp:
- Tất cả cũng vì tiền. Lúc ấy ba tôi cần những đồng tiền phi nghĩa đó để cứu mạng con trai đang bị bệnh nặng.
Ông Trường kêu lên:
- Ông có thể hỏi tiền ở tôi hay ông Thụân mà.
Kỳ nói bằng giọng căm phẩn:
- Ba tôi đả hỏi, thậm chí van xin lạy lục, nhưng ông Thụân nhẩn tâm nói không có tiền... Với ông ta, đồng tiền to hơn cái bánh xe bò và quan trọng hơn mạng sống con người rất nhiều. Lúc túng cùng ấy, đã có người mang tiền tới giúp ba tôi, dĩ nhiên có kèm theo điều kiện. Nhờ số tiền ấy, đứa con trai duy nhất của ông đã được cứu sống. Ông bắt đầu phải thực hiện theo đúng cam kết lúc nhận tiền.
Ông Trường hỏi gặng lại:
- Họ bắt ông Huấn làm cam kết à?
- Đúng vậy. Mỗi bên giữ một bản để không ai lật lọng. Hai bên sẻ huỷ ngay tờ cam kết ấy khi xong việc. Nhưng lúc tai nạn xảy ra, người chết nhiều, ba tôi đã vội chạy trốn. Ông bỏ trốn trước ông và ông Trường Thuận mấy tháng. Khi đi trốn, ông chả mang theo thứ gì ngoài tờ cam kết của quý ấy. Bao nhiêu năm làm thuê ở xứ người, ba tôi luôn sống trong giày vò ân hận. Tới khi chết, ông vẫn không tha thứ cho bản thân.
Ông Trường thảng thốt:
- Ba cậu đã mất rồi sao?
Kỳ ngậm ngùi:
- Ba tôi bị tai biến mạch máu nảo và mất cách đây một năm. Tội nghiệp! Ông vì tôi mâ lận đận cả đời.
Ông Trường chép miệng than:
- Cai Huấn chết, coi như nổi oan của tôi kiếp này không rửa được rồi.
Kỳ khoát tay:
- Đừng vội thất vọng. Ba tôi chết, nhưng tôi vẩn còn sống sờ sờ. Tôi sẽ rửa nổi oan ức này cho ông, dỉ nhiên cũng kèm theo một điều kiện.
Ông Trường bổng dè dặt:
- Cậu muốn gì?
Kỳ cao giọng:
- Dỉ nhiên là tiền và một yêu cầu nhỏ nữa. Thế hệ của tôi khác thế hệ của ba tôi và ông. Cùng sống ở nước ngoài, nhưng bọn trẻ chúng tôi khôn hơn các cụ nhiều. Thay vì đốt cái của nợ cam kết cam đoan gì đó để nó theo ba tôi sang thế giới bên kia, tôi đả cất nó lại và tin rằng có lúc nó sẽ hữu dụng.
Nhìn thẳng vào mắt ông Trường, Kỳ nói:
- Tôi sẻ bàn tờ giấy ấy cho ai trả giá cao nhất.
- Ngoài tôi ra, còn ai muốn mua nó nữa?
- Ông đóan được mà.
Ông Trường buột miệng:
- Lão Minh Sơn à?
Kỳ cười nhẹ:
- Chớ còn ai khác. Ông ta sợ chuyện xưa đó bể sẽ không còn chổ đứng trên thương trường,nên rắp tâm mua cho bằng được tờ cam kết ấy.
Ông Trường mỉa mai:
- Cậu đang cần tiền nên treo giá thật cao chứ gì?
Kỳ hấp háy mắt:
- Tôi căm ghét ông ta, kẻ làm ba tôi lúc nảo cũng phải đối diện với một lương tâm tâm tối. Tôi muốn ông ta luôn phập phồng lo sợ nên ra giá, nhưng cứ lơ lửng mà chưa chịu bán.
Ông Trường lộ vẻ bất bình:
- Bây giờ, cậu kéo cả tôi vào cuộc chơi à?
Ky xoa cằm:
- Đông người mới hào hứng chứ. Tôi sẻ kéo thêm bà Lam Thúy và tay giám đốc Phúc. Cái thằng nhãi ấy! Ba nó chết rồi, tôi căm ghét nó đỡ vậy.
Giọng hầm hừ, Ông Trường hỏi:
- Thật ra, cậu muốn giở trò gì?
Kỳ mím môi:
- Tôi không muốn Phúc bám theo Quỳnh My.
Ông Trường nhướng mày:
- Chỉ vì cậu ghét Phúc thôi sao?
Kỳ cười khảy:
- Ông có thích gì việc Phúc đeo đuổi con bé ấy. Tôi thì càng ghét hơn nữa mỗi khi nghĩ tới nó. Bởi vậy, cuổm tay trên được Hạ Dung, tôi khoái vô cùng.
Ông Trường tò mò:
- Tại sao cậu lại ghét Phúc?
Kỳ lạnh lùng:
- Vì hắn là con lão Trường Thuận.
- Chỉ đơn giản thế thôi à?
Kỳ nhún vai:
- Mỗi người thường có những cái ưa cái ghét rất kỳ cục. Tôi không ưa hắn, cũng như ông ghét lão Minh Sơn vậy mà. Nên nhớ, Quỳnh My là con lão ta. Chẳng lẽ ông đê? Phúc lọt vào bẩy yêu do lão Sơn xúi con gái giăng ra? Phúc và My yêu nhau, ông sẽ bất lợi dài dài.
Ông Trường khoát tay:
- Đdiều đó tôi rõ hơn cậu. Nhưng chừng nào tôi có tờ cam kết ấy?
Kỳ nói:
- Một khi cuộc chơi đã ngã ngủ.
Rồi anh ta nhấn mạnh:
- Tôi là người quản trợ. Tôi sẽ điều khiển cuộc chơi theo ý mình, ông đừng lo.
Ông Trường mỉm cười bí hiểm. Đã từng tuổi này, lẽ nào ông bị điều khiển bởi một thằng nhóc như Kỳ? Nhưng cứ để cho nó tự đắc đi. Rồi đâu sẽ vào đó thôi. Bỗng dưng, ông thầm nhắc lại lời nói vừa rồi của Kỳ.
Nhìn đồng hồ, Kỳ khệnh khạng đứng dậy:
- Tôi phải đi. Chúc cuộc chơi của mình có nhiều bất ngờ.
Ông Trường nhìn theo Kỳ bằng đôi mắt của một tay thợ săn lão luyện.
Chắc chắn ông sẽ giương một mũi tên, nhưng mũi tên ấy trúng bao nhiêu con mồi, ông còn dằng co để đạt kết quả cao nhất.
Hút hết điếu thuốc với mớ suy nghĩ đang dần dà được sắp xếp theo thứ tự trước sau trong đầu, ông Trường yên tâm đứng dậy.
bước lên chiếc taxi đậu chờ khách gần đó, ông nói địa chỉ và ngã người ra nệm, cho xe đưa tới nơi ông đang muốn tới.
Mục đích của ông sắp đạt được rồi. Bất giác ông mỉm cười.
Ngừng xe trước tiệm kem của Minh Như, ông trả tiền taxi, khoan thai đẩy cửa bước vào.
Đúng như ông đoán, Quỳnh My có mặt trong tiệm. Cô đang ngồi quầy và đang nhìn ông bằng cái nhìn lạnh hơn cả... kem đang bốc hơi trong tủ.
Thấy ông, Minh Như đon đả:
- Ôi! Khách... siêu quý. Chú dùng kem bốn mùa phải không?
Ông Trường mỉm cười:
- Kem nào cũng được. Hôm nay, chú tới đây không phải vì kem mà vì muốn nói chuyện với Quỳnh My. Cháu có thể giúp chú không?
Minh Như lưỡng lự một thoáng rồi bước tới kế bên Quỳnh My, thì thầm vào tai cô.
Ông Trường thấy môi con bé nhếch lên rồi bĩu ra thật trẻ con. Hành động ấy khiến Ông Trường nhớ tới Lam Thúy.
Hồi đó, cô gái ông say đắm yêu cũng hay bĩu đôi môi hồng như thế. Nếu ở chỗ vắng người, hầu như lần nào ông cũng kéo cô ta vào lòng và hôn ngấu nghiến lên đôi môi bướng bỉnh ấy.
Có lẽ Phúc cũng từng làm thế với Quỳnh My. Tình yêu nào lại không có những nụ hôn, những cái vuốt ve, những phút giây riêng tư nóng bỏng để khi xa nhau suốt đời vẫn nhớ. Bất giác, Ông Trường thở dài hối tiếc. Thời trai trẻ đã qua và không bao giờ trở lại. Mỗi ngày, người ta càng gần đất xa trời và càng rời xa những kỷ niệm xa xưa, dù trong lòng không nguôi hoài niệm ngày tháng cũ.
Đang thả hồn về cõi nhớ, Ông Trường sực tỉnh khi Quỳnh My bước tới.
Thật lịch sự, Ông Trường kéo ghế mời cô ngồi và nhận được lời cám ơn khá lạnh lùng.
Ông Trường chăm chú nhìn My và nhận từ cô ánh mắt của một người đang phòng thủ rất kỹ.
Ông Trường mở miệng trước:
- Lời đầu tiên chú muốn nói là xin lỗi cháu về thái độ nóng nảy của chú hôm gặp cháu ở công ty Trường Thuận.
Môi Quỳnh My nhếch lên:
- Cháu cho qua chuyện đó rồi.
Ông Trường nhíu mày:
- Cho qua nghĩa là sao?
- Là không nghĩ tới nữa, mặc kệ đúng sai, phải quấy.
- Thế theo cháu thì hôm đó ai đúng, ai sai?
Quỳnh My nhìn qua ô cửa kính:
- Trong mắt tất cả mọi người, cháu và Phúc đều sai. Nhưng trong mắt bọn cháu, mọi người là không đúng.
Ông Trường tỏ vẻ thích thú với cách nói của Quỳnh My. Ông hỏi:
- Chúng tôi sai ở điểm nào?
Quỳnh My hất cái cằm bướng lên:
- Vậy tụi cháu sai ở điểm nào? Sao mọi người không muốn cháu và Phúc được bên nhau?
Ông Trường lắc đầu:
- Cháu hiểu lầm rồi, Quỳnh My ạ. Không ai ngăn cản cháu và Phúc cả. Yêu thương là sự tự nguyện của hai người. Tiếc rằng trong mối tình này chỉ mỗi mình cháu yêu thôi.
Mắt Quỳnh My tròn xoe:
- Chú nói vậy là sao?
Ông Trường nhỏ nhẹ:
- Nghĩa là Phúc không hề yêu cháu. Cậu ta chỉ muốn chiếm đoạt rồi ruồng bỏ cháu để thỏa mãn lòng oán hận.
Quỳnh My thảng thốt:
- Không thể nào. Phúc không phải người như thế.
Giọng ông Trường ôn tồn:
- Cháu tưởng cháu hiểu Phúc lắm rồi sao? Cậu ta không dễ để người khác đọc được suy nghĩ của mình đâu.
Quỳnh My phản ứng khá gay gắt:
- Chú không cần nói thế để gây mâu thuẫn giữa tụi cháu.
Ông Trường vẫn mềm mỏng:
- Tiếc rằng đó là sự thật. Ngoài Hạ Dung ra, Phúc không yêu ai khác, chỉ vì cô ta phản bội Phúc nên cậu ấy mới... tấp vào cháu như thuyền tấp vào bến tạm lúc có bão. Khi trời yên sóng lặng, thuyền lại sẽ ra đi tìm bến đổ khác phù hợp với nó.
Quỳnh My lắp bắp:
- Chẳng lẽ cháu không phù hợp với P? Chẳng lẽ anh ấy.. anh ấy... Không phải đâu.
Gục đầu xuống như một nụ hoa héo, My chợt nhớ lại chuyện xảy ra đêm đó. Rõ ràng Phúc ẩu đả với Kỳ vì Hạ Dung. Anh đánh nhau vì ghen, bất chấp sự có mặt của My.
Bất giác người cô rã rời. Nước mắt không cầm được đã ràn rụa. Đứng phắt dậy, My chạy vào quầy tìm khăn giấy trước gương mặt ngỡ ngàng của Minh Như.
Cô chạy xốc tới chỗ Ông Trường ngồi:
- Chú nói gì mà nho? My khóc vậy?
Ông Trường điềm tĩnh bảo:
- Chú nói sự thật. Phúc không hề yêu con bé.
Như kêu lên:
- Chú không là gì của anh Phúc hết, chú xen vào chuyện này làm chi?
Giọng Ông Trường chùng xuống:
- Nhưng ngày xưa chú từng là bạn rất thân với Lam Thúy, mẹ của Quỳnh My. Chú thấy mình có trách nhiệm... Chú không muốn con bé khổ vì bị dối gạt.
Đang sụt sùi, My bỗng ngẩng lên nhìn ông Trường:
- Chú... chú là bạn thân của mẹ cháu ngày xưa à?
Gật đầu thật nhẹ, Ông Trường bảo:
- Nếu không bị hàm oan, phải bỏ xứ trốn đi, có lẽ chú và mẹ cháu...
Quỳnh My ngẩn ra:
- Nhưng... người đó tên là Lượm mà.
Ông Trường nhếch môi:
- Có nghĩa gì một cái tên, khi trong lòng mẹ cháu, chú đã chết từ lâu rồi. Gặp lại Lam Thúy, nghe những lời trách móc, oán hận, chú đau đớn lắm. Nỗi đau càng lớn hơn khi nghe cô ấy nói về cháu.
Trái tim My thắt lại, cô không rõ mẹ đã nói gì về mình, nhưng không tiện hỏi Ông Trường khi có Minh Như. Những lời ông nói dường như ẩn chứa một tình cảm hết sức thiêng liêng. Chắc chắn ông đã biết My là con mình.
Giọng Ông Trường chợt khàn đi vì xúc động:
- Lần đầu gặp cháu, chú đã bị choáng vì một tình cảm mãnh liệt... Cháu có hiểu ý chú không Quỳnh My?
My bật khóc:
- Cháu hiểu. Nhưng xin chú đừng nói nữa. Đừng nói nữa.
Bước tới bên My, ông vỗ nhẹ lên vai cô:
- ĐDừng khóc nữa, con gái. Quán có khách vào đấy.
Nghe Ông Trường gọi mình là con gái, My bồi hồi cảm xúc, nhưng ngay sau đó cô có cảm giác bị lừa dối khi mẹ một mực nói ba ruột của cô đã chết. Lẽ nào lòng oán hận khiến mẹ nhẫn tâm khai tử ông?
Rồi cô cũng bàng hoàng nhận ra với nhiều người, oán hận là một thứ bệnh bất trị, trong số đó dường như có ca? Phúc của cô.
Khi Quỳnh My đang hoang mang vì những xung đột của nội tâm, thì ông Trường lại tiếp tục tấn công vào điểm yếu của My.
Nhìn cô như dò xét, đánh giá, ông nói tiếp bằng giọng dọ dẫm:
- Cháu đã hiểu vì sao chú lại chen vào chuyện riêng tư của cháu và Phúc chưa?
Quỳnh My mím môi không trả lời. Ông Trường đánh đòn quyết định:
- Nếu xem chú như một ông bố, cháu hãy bo? Phúc đi. Cháu biết rất rõ, Phúc chỉ xem cháu như trò đùa. Phúc dùng cháu để trả hận...
Quỳnh My đau đớn kêu lên:
- Cháu đâu liên quan tới mối hận của gia đình anh ấy.
- ĐDồng y là vậy. Điều chú muốn nhấn mạnh là cháu đã bị lừa, chú không nói về hận oan.
Quỳnh My nhìn Ông Trường bằng đôi mắt vô hồn. Ông là ba cô, nhưng cũng là một người xa lạ. Có thể nào tin lời người lạ ấy không?
Ông Trường nhìn đồng hồ rồi nói:
- Chú phải đi. Cháu hãy suy nghĩ kỹ những lời chú vừa nói và tự quyết định cuộc đời mình nhé.
Không đợi My hỏi thêm câu nào, Ông Trường đi ra cửa. Quán bắt đầu đông hơn, nhưng với My, xung quanh cô mù mờ sương khói.
Tại sao thế nhỉ? Tại sao ba cô lại nhẫn tâm nói với cô như thế rồi dửng dưng bỏ đi nhỉ? Tại sao cha mẹ sinh ra cô rồi bắt cô phải tự quyết định cuộc đời mình vào lúc cô cần được giúp đỡ nhiều nhất về tinh thần? Tại sao ba mẹ đều hất hủi cô?
Quỳnh My cắn môi để ngăn mình đừng khóc.
Bước tới quầy, cô nói với Như:
- Nhức đầu quá, tao về đây.
Minh Như ái ngại:
- Mày đừng tin ông Trường. Anh Phúc không như ổng nói đâu.
Quỳnh My mệt mỏi:
- Tao không biết phải tin ai nữa. Có điều, tao biết Phúc còn nghĩ tới Hạ Dung rất nhiều.
Minh Như định nói thêm vài lời trấn an My, nhưng có khách gọi, cô đành bỏ đi. Ngần ngừ một mình giữa quán vài phút, Quỳnh My xô cửa bước ra ngoài.
Trời nắng chói chang như đổ lửa. Quỳnh My lơ ngơ băng qua đường. Tâm trí lãng đãng, cô đi như kẻ mộng du với đầu óc trống không bởi giấc mơ vừa bị chính người mình yêu đánh cắp.