Ý định của nước Pháp là duy trì đất đai chiếm được của mình, thiết lập tại vùng Nam Kỳ một chế độ thuộc địa và mang tới nơi đó những lợi ích văn minh âu châu. Nước Cao Miên luôn luôn có một mối liên hệ thân hữu với nước Pháp từ trước đến nay. Chúng tôi ước mong rằng những mối liên hệ của hai nước, càng lúc càng trở nên thường xuyên, sẽ trở thành thân thiện hơn. Nhân danh là tư lệnh hải, lục quân ở Nam Kỳ và là người đại diện cho nước Pháp, chúng tôi đến để khẳng định với hoàng thượng về những ý định tốt đẹp nhất của chúng tôi với vương quốc Cao Miên mà cũng là để đáp lại mối hòa bình thân hữu đã có từ trước mà tiên vương thân phụ của ngài đã thực hiện qua sự đại diện các vị sứ thần của quý quốc ở Sài Gòn gởi đến hoàng đế nước Pháp của chúng tôi. Chúng tôi hân hạnh thông báo đến hoàng thượng là không bao lâu nữa, đoàn quân lực của chúng tôi sẽ tiến chiếm Mỹ Tho là cứ điểm cuối cùng của người An Nam tiến sang Cao Miên. Vị thuyền trưởng tàu chiến hoàng gia, chiến hạm Norzagaray, có thể đến diện kiến hoàng thượng nếu cần (sic!) (nếu ông ta muốn như thế). Khải bẩm hoàng thượng...>> Đường hướng tiến gần với vương triều Cao Miên đã gặt hái được kết quả toàn diện. Vua Norodom đã đáp ứng lại bằng cách gởi qua biếu tặng và sai một đoàn sứ gồm 80 người. ° Vào tháng 4 d.l năm 1861, em trai thứ 3 của Norodom là Si-Vattha gây loạn cướp ngôi khiến Norodom phải chạy trốn sang nước Xiêm La (Thái Lan). Người dân Cao Miên vào lúc nầy, thừa dịp quan binh của triều đình nước Đại Nam đang khốn đốn bận rộn đối phó với đoàn quân xâm lược Âu Châu, đã nổi dậy đánh phá các vùng biên giới giữa 2 nước (Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng...). Tháng 5 â.l (1860), người Cao Miên chiếm đồn Chu Ức ở Trà Bông thuộc quyền cai quản của tỉnh Gia Định. Phó lãnh binh Nguyễn Hợp đưa quân bình định nhưng bị giết chết khi xung trận. (xem Nguyễn Công Tánh; VSTKCGKL. V; trang 1385). Như vậy, có thể suy định rằng vào lúc đoàn quân xâm lược Âu Châu chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Gia Định), Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thì người Xiêm La đã tiến chiếm một vùng đất nào đó của Chân Lập (tỉnh Kampot) rồi đưa Norodom về để tiếp tục dẹp nội loạn lấy lại ngôi vua cho Norodom. Trước đây cha của Norodom là Nặc Ong Đôn chỉ làm vua bù nhìn một nửa nước Chân Lập dưới quyền đô hộ của quan cai trị Gia Định. Nay Gia Định, Tây Ninh đã mất vào tay người Pháp thì người Cao Miên rất vui mừng liên hợp với Pháp để họ thoát khỏi ách đô hộ của Đại Nam và chính vì vậy mà ĐNTL viết rằng <> (ĐNTLCB; quyển XXIII đã dẫn; trang 184) Sau khi Nặc Ong Đôn chết thì Tự Đức muốn đem quân đánh phạt ( tháng 11 â. l năm Canh Thân, niên hiệu Tự Đức thứ 13/1860) vì kẻ thừa kế của Nặc Ong Đôn là Norodom đệ I không báo tang. Việc nầy được ĐNTLCB ghi lại như sau: <
Tuy nhiên việc chinh phạt Cao Miên chưa kịp thực hiện thì người Pháp đã gây hấn ở Đà Nẵng rồi đánh chiếm Gia Định khiến cho triều đình Đại Nam phải bận rộn lo đối phó không còn khả năng đi chinh phạt Cao Miên nữa. Sau khi thay thế Charner, Bonard cũng có sang gặp Norodom và được Norodom tiếp đón nồng hậu vì nghe theo lời cố vấn của giáo sĩ giám mục Miche (vào khoảng tháng 9 d.l năm 1862/ theo A. Schreiner đã dẫn; trang 248). Nghe theo lời cố vấn của Bonard và theo chỉ thị của hầu tước Chasseloup Laubat trong chính phủ Pháp, đề đốc La Grandière lúc vừa mới tới Nam Kỳ đã nghĩ ngay tới việc tìm dịp tạo mối thiện cảm với vua Cao Miên. Nhân một dịp vua Cao Miên bị lây một chứng bệnh truyền nhiễm đang lan tràn trong giáo phận của giáo sĩ giám mục Miche, La Grandière liền phái y sỹ Hennecart tới Oudong. Y sỹ nầy có thể nói và hiểu tiếng Miên từ khi ông ta công tác ở tỉnh Tây Ninh. Vua Cao Miên được chữa khỏi bệnh rất nhanh tỏ rõ thiện cảm lớn lao với viên y sỹ và luôn cả với nước Pháp. Ít lâu sau, La Grandière liền cử phó hạm trưởng Doudart de Lagrée đi theo pháo thuyền Gia Định với 28 binh sĩ sang Cao Miên để thi hành nhiệm chức đại diện cho người Pháp ở bên đó. De Lagrée đến Cao Miên vào đầu năm 1863 và mặc dù bị người Xiêm ở đó cản trở gây hiềm khích chia rẽ nhưng De Lagrée vẫn chiếm được lòng tin của quốc vương Norodom. Từ ngày 18 tháng 6 d.l năm 1863, De Lagrée đã gởi báo cáo về cho La Grandière rằng nhà vua (Cao Miên) đang ở tmột vị thế rất thuận lợi nhưng không thể để vị vua nầy bị chi phối bởi một ảnh hưởng nào khác; một khi ông vua nầy đã ban phát một điều gì thì cần phải nhận ngay và không nên bàn bạc gì tới điều đó nữa. Sau khi đoàn sứ Phan Thanh Giản khởi hành sang Pháp, la Grandière liền đến Oudong vào ngày 9 tháng 8 d.l năm 1863 và được Norodom tiếp đón hết sức long trọng. Giáo sĩ giám mục Miche đóng vai trò thông ngôn và đi đến kết quả là một hiệp định được ký kết vào ngày 11 tháng 8 d.l năm 1863 đặt nước Cao Miên (Cambodge) dưới sự đô hộ của Pháp và một địa điểm hải quan trong lãnh vục tỉnh Pnom-Penh được giao nhượng cho người Pháp để làm bến nhà kho và đồn trú quân sự. Sau khi ký kết hiệp định bảo hộ Cambodge xong, la Grandière yên tâm trở về Sài Gòn nhưng Norodom thì lại gặp nhiều rắc rối do chính quyền bảo hộ cũ của người Xiêm (Thái Lan) do Phnea-Rat cai trị ở Oudong gây ra. Mặt khác, triều đình nước Xiêm cũng tìm cách ngăn chận việc hoàng đế Pháp Napoléon III phê chuẩn định ước bảo hộ Cambodge, hứa sẽ giao hoàn ấn tín của vương triều nước Cambodge và yểm trợ cho Norodom làm lễ đăng quang lên ngôi vua ở Oudong. De Lagrée báo cáo tự sự về Sài Gòn. La Grandière liền phái thêm một 'entendre avec PHAN-THANH-GIẢN et LÂM-DUY-HIỆP pour l'établissement d'un nouveau programme de réception des Envoyés. Après accord avec les Plénipotentiaires français et espagnol, PHẠM-PHÚ-THỨ revint à Hué, avec PHAN-THANH-GIẢN et LÂM-DUY-HIỆP rendre compte à Sa Majesté de láccomplissement de leur mission. La Cour s'apprêtait alors à recevoir les Plénipotentiaires. Dans le courant du 2è mois (tức tháng 2 âl), M. BONNARD représentant la France, et M. PALANCA représentant l'Espagne, firent leur entrée dans la Capitale d'Annam (le Commandant en chef français représentaitle Gouvernement français). Ils furent reçus dans le nouveau Hôtel des Ambassadeurs, construit au bord de la Rivière des Parfums>>. Tạm dịch: <<Trong vòng tháng Giêng niên hiệu Tự Đức thứ 16, viên tư lệnh Pháp (Bonard) tuyên bố là đoàn sứ Pháp và Tây Ban Nha sẽ đến vào tháng thứ hai (ý ở đây là tháng 2 âm lịch chứ không phải tháng 2 dương lịch = Février), và cho biết về nghi thức đã được thay đổi một ít cho thích hợp cho cuộc tiếp đón đoàn sứ tại Huế. Hoàng thượng không hài lòng với kiểu cách tiếp đón do người Pháp thông báo cho nên lại cử Phạm Phú Thứ vào Nam Kỳ để cùng với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để bàn thảo một chương trình bàn thảo về nghi thức đón tiếp đoàn sứ Pháp-Tây Ban Nha. Sau khi thỏa hiệp với các khâm sứ Pháp và Tây Ban Nha, Phạm Phú Thứ trở về Huế cùng với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để tấu trình lên hoàng thượng là họ đã hoàn tất nhiệm vụ giao phó. Triều đình chuẩn bị tiếp đón đoàn sứ. Trong vòng tháng thứ hai, ông Bonard đại diện cho Pháp, ông Palanca đại diện cho Tây Ban Nha đến kinh đô của nước An Nam (tổng tư lệnh quân sự Pháp (Bonard) đại diện cho chính phủ nước Pháp). Họ được rước đón và đưa đến Toà dinh tiếp sứ trên bờ sông Hương.>> A.Schreiner trích dẫn bài viết của Vial về tiến trình trao đổi bản hoà ước năm Nhâm Tuất (5 tháng 6 dl năm 1862) sau khi đã được hoàng đế Pháp quốc, nữ hoàng Y Pha Nho và hoàng đế nước Đại Nam ký phê chuẩn như sau: <<D'après Vial, le Forbin, parti le 6 Mars, portait la notification de ratifier le traité immédiatement. A la date du 15, la cour demande un dernier délai d'un mois en raison de la fête du sacrifice au ciel et à la terre. Il n'en est guère tenu comte et, le 1er Avril, le Forbin, revenu à Saigon, reçoit à son bord Phan Thanh Giảng et Lâm Duy Hiệp, ainsi que MM. le lieutenat de vaisseau Amirault et le lieutenant d'infanterie espagnol Illana chargé d'accompagner les présents offerts à l'Empereur Tự Đức par LL.MM l'Empereur Napoléon III et la reine Isabelle II. Le 3 Avril, l'amiral Bonard embarque lui même sur la frégate la Sémiramis ayant à bord le contre amiral Jaurès, le bataillon d'infanterie légère qui retounait à Schanghai et le personel de la légation française. La frégate était accompagnée de la corvette à vapeur Cosicao, du steamer Grenada et de la corvette Circé enue des Philipines avec le personel de la légation espagnol. Le 5 Avril, on mouille sur rade de Tourane et, le jour même l'amiral Jaurès continua sa route vers Schanghai..... Le 6 on descend à terre. Le 7 on se met en route avec une escorte de 300 soldats annamites et de 400 porteurs. Le 10 vers midi, les légations arrivent à Huế. Après les visites d'usage, les traités ratifiés sont échangés les 13 et 14 Avril. La journée du 15 est marquée par la mort bien regretable de Lâm Duy Hiệp, l'un des deux plénipotentiares annamites. Le Choléra l'avait enlevé en quelques heures. Le 16, les légations sont reçus par Tự Đức. Le 18 Avril au soir, les légations, ayant termimé leur mission, reprennent le chemin de Tourane par la rivière sur les jonques impériales. Le 19 au matin, elles embarquent à bord du Grenada qui appareille le mêm jour et arrive à Saigon le 22 Avril... A son retour à Saigon, l'amiral Bonard, dont la santé avait été fortement ébranlé par les travaux et les soucis de son gouvernement, remit la direction de la colonie au contre amiral de la Grandière. Le 30 Avril, il fit ses adieux aux officiers réunis dans le salon du gouvernement et leur présenta son remplaçant >> (Vial) ( Shreiner; trang 252, 253) Tạm dịch: <<Theo tác giả Vial thì tàu chiến Fobin đã ra đi (từ Sài Gòn ra Huế) từ 6 tháng 3 dl (năm 1863) mang theo bản thông báo về việc phải chuẩn y bản hòa ngay lập tức. Ngày 15, triều đình yêu cầu một gia hạn cuối cùng một tháng để tiến hành lễ hiến tế Trời Đất (Tế Đàn Nam Giao). Lời yêu cầu gia hạn đó không được ưng thuận. Tàu Forbin trở về Sài Gòn, để rồi ngày 1 tháng 4 dl lại chở Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp, cùng với phó hạm trưởng là Amirault, trung úy bộ binh Tây Ban Nha là Illana mang quà cáp của hoàng đế nước Pháp Napoléon III và của nữ hoàng Isabelle II (nữ hoàng nước Tây Ban Nha) ra triều đình Huế để biếu tặng hoàng đế Tự Đức. Ngày 3 tháng 4 dl (ĐTLCB ghi là tháng 2 âl: có thể là táng 2 nhuận mới đúng chăng?) Bonard lên tàu khu trục hạm Sémiramis của phó đề đốc Jaurés có nhiệm vụ chở tiểu đoàn khinh binh của Pháp về Thượng Hải (Trung Quốc) cùng với phái đoàn của Pháp. Khu trục hạm nầy được bảo vệ bởi hộ tống hạm chạy bằng máy hơi nước Cosicao, Grenada và Circé đến từ Phi Luật tân, chuyên chở phái đoàn Tây Ban Nha. Ngày 5 tháng 4 dl, đoàn tàu (Pháp Tây ban Nha) bỏ neo ở vụng biển Đà Nẵng và cùng ngày hôm đó tàu của phó đề đốc Jaurés tiếp tục hành trình về Thượng Hải.... Ngày 6 thán 4 dl, hai phái đoàn Pháp - Tây Ban Nha lên bộ. Ngày 7 khởi hành bằng đường bộ với 300 lính tập An Nam và 400 trăm phu khuân vác. Trưa ngày 10, phái đoàn tới Huế. Sau những nghi lễ viếng thăm thông thường, là nghi thức trao đổi các bản hòa ước trong 2 ngày 13 và 14. Ngày 15 đáng ghi nhớ vì cái chết rất đáng tiếc của Lâm Duy Hiệp, một trong hai viên toàn quyền đặc sứ. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, bệnh dịch tả đã giết chết ông Hiệp. Ngày 16 phái đoàn được Tự Đức tiếp kiến. Vào buổi chiều ngày 18 tháng 4 dl, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lại bắt đầu trở ra Đà Nẵng bằng đường sông do các thuyền chiến của triều đình chuyên chở. Sáng ngày 19, đoàn tới vụng Đà Nẵng và lên tàu chiến Grenada đã tới cùng một ngày đợi ở đó và về tới Sài Gòn ngày 22 tháng 4.... Về đến Sài Gòn, Đề đốc Bonard, sức khoẻ suy giảm vì làm việc quá sức với những phiền não gây ra từ chính quyền của ông (ở Sài Gòn), ông trao quyền cai trị lãnh thổ thuộc địa cho phó đề đốc de la Grandière. Ngày 30 tháng 4, ôngpháo hạm sang Cambodge để cảnh cáo sự can dự của người Xiêm vào nội tình của Cambodge. Tuy nhiên, Phnea-Rat vẫn tiếp tục dùng mọi thủ đoạn để cho Norodom mất lòng tin vào người Pháp. Nhân chuyện các thủy binh Pháp sai rượu xong vào cung đình chọc ghẹo các công chúa khiến cho Norodom nổi giận, Phnea-Rat liền lợi dụng thời cơ nầy để tạo chia rẽ giữa Norodom và người Pháp và Phnea-Rat đã khuyến dụ được Norodom ký kết một hiệp ước vào ngày 1 tháng 12 d.l năm 1863 chấp nhận sự bảo hộ của người Xiêm. Hiệp ước bảo hộ nầy được phê chuẩn trao đổi vào ngày 22 tháng 1 d.l năm 1864 nhưng lại không có lễ đăng quang huy hoàng cho Norodom ở Oudong mà cũng không có ấn tín như Phnea-Rat đã hứa khiến cho Norodom thất vọng rất nhiều. Tuy nhiên, theo chỉ thị của triều đình vua Xiêm, Phnea-Rat đề nghị rằng Norodom sẽ được đăng quang trọng thể nếu Norodom chịu sang thủ đô Bangkok của nước Xiêm. Norodom chấp thuận. Doudart de Lagrée đã tìm đủ cách để khuyến cáo Norodom đừng đi, ngay cả đưa ra những lời hăm dọa đánh chiếm các tỉnh thành của Cambodge, nhưng vô hiệu quả. Ngày 3 tháng 3 d.l năm 1864, Norodom được Phnea-Rat và một toán nhỏ quân Xiêm hộ tống lên đường đi sang nước Xiêm. Chỉ vài giờ sau, de Lagrée ra lệnh cho quân Pháp tiến chiếm hoàng cung và các cơ sở hành chánh công cộng. Hai ngày tiếp theo, 2 tàu chiến và 100 thủy binh của Pháp được phái đến để tăng viện cho de Lagrée. Khi đi xa khỏi Oudong khoản 10 dặm, Norodom phải dừng lại và khiếp sợ khi biết được tin kinh đô Oudong đã bị người Pháp chiếm giữ. Norodom bèn quyết định quay trở lại Oudong mặc dù Phnea-Rat ngăn cản và phản đối quyết liệt. Tháng 8 d.l năm 1864 hiệp định bảo hộ đã được hoàng đế Pháp Napoléon III phê chuẩn. Đại tá Desmoulins thừa lệnh mang lên Oudong và nghi lễ trao đổi văn kiện chuẩn phê được tổ chức tại Oudong từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 4 d.l năm 1864. Người Pháp liền cử đại tá Aubaret sang thủ đô Bangkok gặp vua Xiêm Mang-Kut để bàn định về việc tổ chức lễ đăng quang chính thức cho Norodom và vấn đề quân Xiêm rút ra khỏi hai tỉnh Angkor và Battambang. Vua Xiêm phải nhượng bộ. Ngày 3 tháng 6 d.l năm 1864, Norodom làm lễ đăng quang. Ngày 16 tháng 6 d.l năm 1864, Phnea-Rat cùng quân Xiêm rút hết ra khỏi lãnh thổ Cambodge. Ngày 25 tháng 10 d.l 1864, vua Norodom với một số đông tùy tùng xuống Sài Gòn để cống lễ chính quyền Pháp, được người Pháp tiếp đón nồng hậu. Ngày 27 tháng 10 d.l năm 1864, vua Norodom trở về Oudong. (A.Schreiner; đã dẫn; trang 255-257).