GƯỜI NÀO CŨNG CƯỚI VỢ NHƯ THẾ. Tôi cũng vậy, và tuần trăng mật bấy lâu ao ước, bắt đầu. Ông ta rít lên, giọng giận dữ: - Tuần trăng mật! Nghe mà tởm. Hồi xưa ở Ba-lê, có lần tôi đi coi xiếc. Thấy bảng quảng cảo bên ngoài vẽ hình một người đàn bà có râu và một con hải cẩu. Có gì đâu. Vào coi mới biết. Đó chỉ là một người đàn ông mặc áo hở cổ may theo kiểu đàn bà và một con chó thường, đeo bộ da con hải cẩu đang bơi dưới bồn nước. Chẳng có gì thú vị cả. Nhưng khi thấy tôi ra đến cửa, người bán vé lễ phép chỉ vào tôi rồi dõng dạt nói với đám người bên ngoài: “Quí vị thử hỏi ông này xem có đáng coi không? Nào, mới vô! mới vô mau! Hai chục một vé!” Tôi đâu có can đảm nói ra là không hay. Người bán vé đã biết lợi dụng cái tâm lý thông thường đó để quảng cảo. Những người đã hưởng xong tuần trăng mật cũng vậy. Họ không muốn các kẻ khác phải vỡ mộng. Tôi cũng không muốn làm ai vỡ mộng, nhưng đã tới lúc tôi thấy cần phải nói lên sự thực. Tôi cảm thấy ngượng ngạo, xấu hổ, tởm gớm, hối tiếc, và nhất là chán nản, chán nản lạ thường. Giống như lúc mới tập hút thuốc. Nước bọt đặc quánh. Miệng chỉ thấy đắng, thế mà mình cứ phải nuốt, làm ra vẻ thích thú lắm. Cái thú có được khi hút là về sau. Người chồng phải nhẫn nại tập cho vợ quen với cái thói tội lỗi đó mới mong hưởng thụ được. Tôi vội hỏi: - Sao lại tội lồi? Ông đang bàn tới một hành động tự nhiên nhất của con người mà. Ông ta nhái lại: - Tự nhiên! Tự nhiên! Không, tôi dám quả quyết với ông là việc đó không tự nhiên chút nào cả. Ông thử hỏi một đứa trẻ, hay một cô gái còn trong trắng xem. - Tự nhiên mà! - Công việc ăn uống mới là tự nhiên Khi ăn, ta thấy dễ dàng thích thú ngay từ đầu. Nhưng đàng này, nặng nề, khó nhọc, tởm gớm, mắc cỡ lắm. Không, chẳng tự nhiên chút nào. Tôi nhất định với ông là một cô gái còn trong trắng không thích đâu. Tôi hỏi thêm: - Vậy làm thế nào bảo tồn nòi giống được? Ông ta nói giọng tức giận, mỉa mai như chờ sẵn câu hỏi này của tôi từ lâu. - Làm thế nào! Bắt kiêng cử để ngăn ngừa sự tăng gia dân số, người ta cho là hợp lý. Bắt kiêng cử để hưởng thụ được nhiều hơn, người ta cũng cho là đúng phép. Nhưng nếu lấy danh nghĩa luân lý đạo đức ra mà nói chuyện kiêng cử, người ta sẽ nhao nhao lên phản đối. Nhân loại này sẽ tiêu diệt vì có kẻ hết muốn làm trò con heo sao? Nói xong, ông ta chỉ ngọn nến: - Xin lỗi, ánh sáng chói quá. Cho phép tôi che đi. Tôi trả lời là không sao. Ông ta vội vàng kéo cái chụp đèn xuống. Tôi lên tiếng: - Nên ai cũng cho việc kiêng cử là nên làm thì nhân loại sẽ hết tồn tại. Ông không trả lời tôi ngay. Ông thong thả ngồi xuống trước mặt tôi, dang hai chân ra rồi chống tay lên đầu gối và nói: - Ông hỏi tôi làm sao nhân loại tiếp tục tồn tại mãi. Tại sao phải tiếp tục? - Chứ sao. Nếu không, chúng ta cũng không tồn tại. - Tại sao chúng ta phải tồn tại? - Tồn tại để mà sống, dĩ nhiên. - Nhưng tại sao lại sống? Nếu cuộc sống không mục đích, nếu chúng ta sống chỉ để mà sống, thì chả có lý do gì để sống cả. Và như vậy, thuyết của Schopenhauer, của Hartmann và cả cái triết lý Phật giáo đều đúng. Nhưng nếu cuộc sống có một mục đích, khi mục đích đó đạt được thì cuộc sống phải kết thúc. Chuyện xảy ra là như vậy. Thử nghĩ coi: nếu mục đich của nhân loại là điều thiện, là lẽ phải, là tình thương - muốn gọi gì thì gọi - nếu như lời thánh nhân đã nói, tất cả nhân loại đều phải đoàn kết lại trong tình tương thân tương ái, gươm đao giáo mác phải được đúc lại thành lưỡi liềm, lưỡi hái V. V... thì cái gì cản trở việc thực hiện mục đích nảy? Chính tình dục con người đó. Trong số các tình dục, mãnh liệt nhất, dữ dội nhất, giai giẳng nhất là tình dục, tình yêu nhục thể. Vì vậy, nếu diệt được dục vọng con người, kể cả thứ tình mạnh mẽ nhất - tình yêu nhục thể - thì lời thánh nhân sẽ thực hiện, loài người sẽ đoàn kết, mục đích của đời sống con người sẽ đạt được, và sẽ chẳng còn gì hơn để sống nữa. Bao lâu nhân loại còn tồn tại, lý tưởng còn được đặt ra trước mắt, dĩ nhiên không phải lý tưởng của loài heo loài gà, sinh sản cho nhiều cũng không phải lý tưởng của giống khỉ hay của dân Ba-Lê - nghĩ ra đủ cách điêu luyện nhất để hưởng khoái lạc nhục thể, nhưng là lý tưởng của điều thiện đạt được do sự trong trắng và tiết chế. Đó là mục đích con người phải luôn luôn cố gắng để tiến tới. Ông thấy kết quả sẽ ra sao. Kết quả lả tình yêu nhục dục cũng giống như một cái nắp thông hơi. Nếu thế hệ này chưa đạt được mục đích, chưa đạt được vì tình dục, trong số đó có cả tình dục là thứ tính mạnh nhất. Và nếu tình dục còn tồn tại, sẽ có thế hệ mới ra đời để tiếp tục theo đuổi mục đích, rồi tiếp đến thế hệ sau nữa, cứ thế mãi cho tới khi đạt được mục đích nghĩa là cho tới khi nhân loại đoàn kết nhứt trí như lời thánh nhân đã tiên đoán. Nếu không, kết quả sẽ ra sao? Nếu ta công nhận Thượng Đế đã tạo dựng con người đẽ theo đuổi một mục đích nào đó, và đã tạo nên con người phải chết nhưng không có tình dục, hoặc tạo nên con người bất tử, kết quả sẽ ra sao? Nếu con người không có tình dục mà chết đi trong khi chưa đạt mục đích. Thượng Đế sẽ phải tạo dựng một lớp người mới để tiếp tục mục đích. Trong trường hợp con người bất tử, chúng ta cứ cho là họ sẽ đạt được mục đích đó sau hàng ngàn năm đeo đuổi, nhưng rồi sau đó, họ sẽ được dùng vào việc gì? Tốt nhất lả cứ như bây giờ... Nhưng có lẽ bạn không chịu như vậy, có lẽ bạn tin vào thuyết tiến hóa? Rốt cuộc cũng vậy thôi. Loài người, loài cao nhất trong các giống vật, muốn sống còn trong cuộc tranh đấu với các loài vật khác, phải đoàn kết lại thành một khối như đàn ông, chứ không được sinh sản mãi. Do đó sẽ có những phần tử không có tình dục như loài ong. Nghĩa là sẽ phải cố gắng đi tới tiết chế, chứ không phải đi tới dục vọng đang bốc cháy. Ông ta ngừng lại một lúc. - Nhân loại sẽ chấm dứt. Ai có thể nghi ngờ được điều đó, dù quan niệm của họ về cuộc sống có thế nào đi nữa. Đúng vậy, điều đó chắc chắn như sự chết. Theo giáo lý của giáo hội cũng như theo kiến thức của khoa học thế giới này sẽ có ngày chấm dứt.