ại sao chúng ta vẫn nhìn thấy nhiều cặp vợ chồng sống với nhau có con cái đầy đủ nhưng người chồng vẫn có những quan hệ bên ngoài với một người đàn ông khác. Phải chăng đây là một sự bất công mà một người trưởng thành cần suy nghĩ. Câu chuyện dưới đây là của một em trai kể về tình cảm cha mẹ em. Mong rằng câu chuyện này sẽ khiến chúng ta cùng suy nghĩ. Tinh ý một chút có thể nhận ra bố và chú Lực có những kênh diễn đạt quan hệ rất khác thường. Tuy có gia đình và có ban đứa con đã lớn, bố thường chẳng bao giờ đi du lịch xa với mấy mẹ con. Chẳng hạn như đi Sapa, đi Phú Quốc, đi Xiêm Riệp hay đi bankok, bố bao giờ cũng đi với chú Lực đang đi tham quan Vạn Lý Trường Thành. - Thì cũng phải để cho Bố thư giãn chứ! – Mẹ bao giờ cungx bênh chồng như thế. - Nhưng chưa bao giờ bố đưa mẹ đi, chả lẽ mẹ không có nhu cầu thư giãn hay sao? – Bé Ni là em gái của tôi nói chêm vào. - Mẹ bận phục vụ mấy đứa, lại còn trông coi cửa hàng, bở cả hơi tai. Tâm trí nào mà thư với giãn. – Mẹ hình như đang nói dối. - Vậy lần sau bố đi đâu, tụi con sẽ không để mẹ lo nữa. Cả nhà nhất trí không nào? Mẹ cứ đi du lịch với bố. – Cu bi là em út tôi đề nghị. Lần sau bố có ý định đi tham quan Singapore, tôi đề nghị ngay: - Bên ấy họ bán hàng giảm giá nhân dịp noel, bố đi với mẹ để mua cho tụi con ít đồ nhé. Sẵn coi xem thời trang vàng bạc của họ ra sao. Tiệm nữ trang nhà mình toàn là hàng của htoiwf kỳ vua Bảo Đại. - Mẹ mày đi sao được, hàng họ tiền bạc ở nhà ai trông? – Bố tôi trả lời, rất bình thản, cứ như thể bố tôi đã có sắp đặt từ trước. - Chúng con trông được hàng. Bố phải có niềm tin nơi bọn con chứ. – Bé Ni nói chen vào, chưa bao giờ tôi nghe con bé nói những lời trịnh trọng kiểu như thế. - Chúng mày thì biết gì. Bày ra đó về mẹ chúng mầy không biết đâu mà lần được. – Có vẻ như bố tôi không thích đi với mẹ sang singapore. Thằng Bi bấy giờ mới lên tiếng: - Người ta bảo chẳng bao giờ thấy bố đi đâu xa mà đưa mẹ đi theo. Bố cũng phải thương cho công lao vất vả của mẹ chứ! Chả lẽ chú Lực quan trọng hơn mẹ. Bố tôi im lặng không thể trả lời được. Có lẽ bố tôi nhận ra rằng anh em chúng tôi có lý. Vì thế bố chỉ giả tang đáp lời: - Đi thì đi. Chúng mày chỉ được cái lắm chuyện là giỏi. Bố nói thế nhưng kế hoạch đưa mẹ tôi đi Singapore sắm hàng giảm giá noel năm nay vẫn cứ chậm chân tại chỗ. Cuối cùng bố bảo là là thời gian đặt vé máy bay không còn kịp nữa. Mẹ vẫn bình chân như vại, chẳng nói năng gì. Đêm Noel đến, bood và chú Lực hình như đi ăn liên hoan không về. Chiều hôm ấy, bố chỉ ăn một bữa cơn với mẹ con chúng tôi một cách vội vã. Quà của mẹ là một chiếc nhẫn đính hột rất đẹp, được bố đặt từ một catalog. Hongkong. Còn quà của chúng tôi đều có giá trị. Tôi được tặng một con dế di động có thể chụp ảnh. Bé Ni và cu Bi được tặng vé đi du lịch mùa hè qua Campuchia. Nhưng tất cả chúng tooiddeeuf buồn. Buồn vì bố vẫn coi chú Lực quan trọng hơn cả nhà. Trong đêm Noel, tôi nhìn ra con sông Sài Gòn lung linh ánh đèn của những biển quảng cáo lớn, mẹ đứng bên cạnh rồi nắn nhẹ vầo vai tôi: - Thôi con ạ. Thế giới không đơn gian như thế giới con trẻ đâu. Ba con dù sao cũng đã nỗ lực, đã tận sức. Mẹ tin là ông ấy đã cố gắng. Hyax để ba con có một chút thế với giới riêng của ông ấy. Tôi quay sang nhìn mẹ. Hình như mẹ khóc. Tôi nhìn thấy con sông Sài Gòn lung linh ánh đèn trong đôi mắt mẹ. Trong dòng sông ấy, có lẽ mẽ đã ở đâu đó trong một khách sạn, ba và chú Lực có lẽ đang cởi trần và uống rượu Tây... Thuỷ chung và tận hiếu Thế giới của những người đồng tính là thế giới phức tạp. Họ có thể thay đổi bạn tình thật nhanh. Nhưng cũng không ít cặp sống với nhau trọn nghĩa trọn tình. Câu chuyện về hai người nghệ sĩ dưới đây là một bằng chứng hai người đồng tính đã sống thuỷ chung trọn tình với nhau. Một câu chuyện rất cảm động, rất nhân văn, rất con người. Ban đầu tôi còn tưởng anh Liêm và anh Thanh là hai anh em ruột. Tên của cả hai người ghép lại đọc thành Thanh Liên nhé. Người việt mình hay đặt tên như thế. Anh tên thành thì em kế thường tên Công. Người trước sỉnh a đặt tên Thắng thì người sau thường là tên Lợi. Hơn nữa khuôn mặt hai người nhìn rất giống nhau. Nhà tôi mới dọn về khu này được hai năm. Thành ra tôi chẳng biết ất giáp gì nhiều về hai anh em nhà hàng xóm đang sống trong một ngôi nhà gạch, phía trước hiên nhà có treo những giỏ hao lan chảng bao giờ nở hoa. Tôi biết anh Thanh là thạc sĩ. ANh có nhiều bài hát được các ca sĩ tên tuổi trình bày. Tôi biết vậy khi tôi thấy vài ca sĩ quen thuộc trên ti vi đến thăm anh. Hỏi ra mới biết anh sáng tác nhạc. Anh Liêm là hoạ sĩ. Tôi biết thế vì lâu lâu vẫn có người đi xe máy vào đấy chở tranh đi. Hoá ra hai người hàng xóm của tôi đều là dân nghệ sĩ. Đúng là cái chất nghệ sĩ nó di truyền. Kể ra cũng oai đấy. Có lúc tôi tự hào vê ngôi nhà mà bố tôi mua được của một người quen. Chả sao cả, ngôi nhà ấy là nơi mà thỉnh thoảng tôi vẫn được nghe vài bản nhạc đệm đàn dương ccàm khá dễ thương, vẳng sang từ ngôi nhà của hai người hàng xóm. Anh Thanh bị bệnh gió gì đó tôi không rõ. Tôi chỉ biết anh có bệnh. Da anh tái và khuôn mặt thường có những nét ưu tư trầm uất. Một khuôn mặt của một người có chứng bệnh nan y mà tôi thường gặp tại bệnh viện nơi tôi làm việc. Anh Liêm có lẽ vì muốn được chăm sóc anh ruột nên không lấy vợ chăng (?) là con gái, có lúc trái tim tôi rung động khi nhìn xuyên qua hàng rào, tôi thấy anh Liêm đút cháo cho anh Thanh ăn. Tình cảm anh em sao mà dễ thương đằm thắm. Tôi nghĩ ai sau này lấy được anh Liêm là người có phước. Một lần anh Liêm đi tham dự giải triển lãm tranh quốc tế ở Hà Nội, anh sang nhà nhừo bố tôi thỉnh thoảng để ý hộ anh Thanh. Anh còn nhờ tôi: - Nhờ anh lâu lâu gọi điện thoại để xem anh Thanh có cần gì không nhé. Anh có việc phải đi mất độ bốn ngày. Tôi mừng rơn. Chẳng phải vì tôi thấy mình là người quan trọng. Mà vì tự nhiên có số điện thoại của một người nghệ sĩ và một hoạ sĩ.. Boả như thế không nói là oai thì tôi cong biết nói như thế nào mới là oai nữa. Nhất là khi nhìn vào ánh mắt hiền hoà của một người hoạ sĩ khiêm tốn như anh Liêm, trái tim đứa con gái của tôi tự nhiên nhóng nhảy, rộn ràng. Biết đâu được chăm sóc và phụck vụ cho anh Thanh, sau này tôi sẽ có dịp được anh Liêm quan tâm chiếu cố. Chẳng ai cấm tôi mơ ước. Nói thẳng ra, tôi có quyền lạc quan chứ. Tại sao không thể mơ ước tôi sẽ là vợ của một hoạ sĩ trong khi anh ấy chưa hề có người yêu? Anh Liêm đi buổi sáng hôm trước, hôm sau tôi được nghỉ ca, liền gọi cho anh Thanh. Chuông reo nhưng không có người nhấc máy. Tôi chờ sau hơn mười lần đổ chuông nhưng không thấy trả lời mới thôi. Suốt cả ruột, nửa giờ sau tôi lại gọi, vẫn chẳng có gì khả quan hơn lần trước. Tự nhiên tôi loáng thoáng lo rằng rất có thể anh Thanh gặp vấn đề gì chăng. Thế là tôi mạnh dạnk bấm chuông cổng, một điều mà tôi chưa bao giờ làm. Một lúc sau anh Thanh bước ra, nhìn thấy tôi, anh cố nở một nụ cười, nhưng hình như anh đang đau lăm thì phải. Tôi trình bày gọn yêu cầu của anh Liêm để giải thích việc bấm chuông của mình. Anh Thanh chỉ cười: - Cô cho anh xin số điện thoại bên ấy, khi nào cần anh sẽ gọi. Tôi mau mắn mượn giấy bút, viết luôn cả số điện thoại bàn vcà số di động. ANh cảm ơn tôi rồi lặng lẽ đi vào nhà trong. Sáng hôm sau khi tôi chưa kịp đi làm thì ngoài cổng đã thấy tiếng người nói chuyện nhốn nháo và một xe cứu thương đang chờ ngoài ngõ. Tôi nhìn thấy anh Liem đang hối hả ẵm anh Thanh ra ngoài. theo lịch anh Liêm đáng lẽ vẫn còn đang ở ngoài Hà Nội. Tôi tuyệt nhiên không biết anh Liêm đã đặt vé máy bay khẩn cấp trở vào Sài Gòn khi trực giác của anh cho biết anh Thanh đang bị thổ huyết. Là y tá tôi chẳng khó khăn lắm để tìm được Bện Viện 115, nơi anh Thanh đang nằm. Nhìn anh Liêm, tôi không dấu được nét mặc cảm. ANh cảm ơn tôi vì một bó hao hồng mà tôi đã cầm vào. Tôi lí nhí thanh minh: - Em có sang nhưng anh Thanh bảo là khi nào cần anh sẽ gọi. Anh Liêm chẳng nói gì thêm nữa. Sự có mặt của tôi cuối cùng trở nên thừa thãi. Biết anh Liêm cần có chút không gian riêng, tôi gởi anh chuyển hộ lời chúc sức khoẻ chóng bình phục đến anh Thanh rồi lặng lẽ về. Mơ ước được anh Liêm chú ý của tôi bắt đầu chao đảo. Anh Thanh không qua được cơn bạo bệnh. Hôm đi phúng đám ma, tôi biết tên họ đầy đủ của anh Thanh là Đậu Mạc Thanh. Vài hôm sau tình cờ đọc báo, tôi biết có người trúng giải ba cuộc triễn lãm tranh khu vực Châu á Thái Bình Dương, người trúng giải tên là Đỗ Văn Liêm. Thì ra một người họ Đỗ, một người họ Đậu. Thế tôi mới biết hai người đàn ông hàng xóm của mình không phải là anh em ruột. Tự nhiên tôi suy nghĩ lan man. Chả lẽ tình bạn của họ lại cao cả đến như thế. Hay là họ... Tôi không thể không nghĩ đến một giả thiết là hai người ấy đồng tính. Nếu giả thiết của tôi là đúng, có lẽ những người đồng tính là những con người sống có thuỷ chung, có gắn bó tình cảm nhiều hơn tôi vẫn nghĩ. Anh Liêm treo biển bán nhà. Bố tôi sang xin anh mấy giò hoa lan. Chả hiểu sao ông lại thích chúng, những giò lan chẳng bao giờ nở hoa. Những giò lan bình thường, bằng lòng với hạnh phúc chúng được hiện diện và có được một cơ hội để sống. Có lẽ vì thế lá của chúng rất xanh. Cũng giống như tình cảm hai người chủ trước đây của chúng. Tự nhiên tôi mỉm cười: Với phong lan, hoa của chúng chẳng thể là bảo đảm của sự thuỷ chung, chính sự ham sống của chúng đã nói lên điều đó.