Chương 16
Paris

    
a giờ 45 phút thứ sáu
Tiếng gõ cửa nghe thận trong. Yusuf Ramadan, Giáo sư môn lịch sử Cận đông tại trường Đại học Hao Kỳ ở Cairo, đang làm việc, ông nhìn lên và thấy một phụ nữ đang đứng ở lối vào văn phòng. Giống như tất cả những nhân viên nữ của viện nghiên cứu Hồi giáo, người phụ nữ này đeo mạng che mặt. Dù vậy, Giáo sư vẫn nhìn đi chỗ khác khi cô ta nói.
“Xin lỗi vì làm phiền Giáo sư, nhưng nếu mọi chuyện với ông đã ổn thì giờ em sẽ đi”.
“Tất nhiên rồi, Atifah”.
“Thế em có thể làm gì cho thầy trước khi đi không? Rót thêm trà chẳng hạn”.
“Thầy uống nhiều rồi”, ông liếc nhìn đồng hồ đeo tay. “Thực ra một lúc nữa thầy cũng sẽ ra ngoài. Thầy đã hẹn một đồng nghiệp ở trường Sorbonne đi uống cà phê lúc 4 giờ 40”.
“Thầy nhớ mang ô nhé. Trời vẫn còn đang mưa đấy”. “Chào mừng thầy đến Paris. Chúc thầy được bình an, Giáo sư Ramadan”.
“Cả em nữa, Atifah”.
Người phụ nữ ra khỏi văn phòng và nhẹ nhàng đóng cửa. Ramadan mất thêm mười phút nữa để tắt máy tính xách tay, đặt nó và các hồ sơ nghiên cứu vào trong va li, rồi đứng dậy. Ông là người mảnh khảnh, râu ria rậm rạp, với mái tóc xoăn cuộn vào trong, đôi mắt nâu nhẹ nhàng và chiếc mũi khoằm – những đặc trưng thường khiến ta liên tưởng đến tầng lớp quý tộc ở Ai Cập. Nhưng ông không phải là người có nguồn gốc quý tộc, thực ra, người đàn ông hiện được xem là một trong những trí thức và nhà văn có ảnh hưởng nhất của Ai Cập này là con trai của một bưu tá ở một ngôi làng nghèo khó ở rìa ốc đảo Fayoum. Thông minh, có uy tín và tự nhận là phần tử ôn hoà về chính trị, ông đã xin nghỉ phép ở trường đại học 18 tháng trước và xuất hiện như một học giả làm khách thường trú trong viện nghiên cứu. Mục đích bề ngoài của việc lưu lại Paris của ông chính là hoàn thành công trình của mình, một công trình quan trọng điều tra về những cuộc thập tự chinh hứa hẹn sẽ là tiêu chuẩn đánh giá tất cả những quyển sách trong tương lai về đề tài này. Khi không viết sách, Giáo sư Ramadan thường được có mặt trong những khán phòng diễn thuyết của Sorbonne hay trên truyền hình Pháp, hoặc thậm chí trong hành lang của các cơ quan chính quyền. Được bảo trợ hoàn toàn bởi giới trí thức và báo chí Paris, những quan điểm của ông rất được hoan nghênh. Đó là những vấn đề từ cuộc xung đột Israel-Palestine đến việc Mỹ chiếm đóng Irắc và tất nhiên là mối hiểm nguy của khủng bố Hồi giáo, một chủ đề mà ông rất quen thuộc.
Ông bước đến khung cửa sổ nhỏ hẹp nhìn xuống đại lộ Chapelle. Trời tối và rét căm căm, mưa phùn lất phất: trời Paris lập đông. Đã nhiều ngày qua từ khi mặt trời xuất hiện lần cuối, hoặc ngay cả khi chỉ là một tia nắng yếu ớt len lỏi giữa những tầng mây, Ramadan khao khát được trở lại Cairo: giao thông tấp nập, những hương vị tuyệt vời và cả mùi hôi thối, tiếng chuông báo giờ cầu kinh của hàng ngàn giáo sĩ, nụ hôn của gió sa mạc trong đêm… Lần cuối cùng ông ở đó cách đây 6 tháng. Sẽ nhanh thôi, ông nghĩ. Rồi mọi thứ sẽ qua và ông sẽ lại về nhà. Còn nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, đất nước nơi ông trở về sẽ khác xa so với đất nước mà ông đã ra đi. Thật lạ khi nghĩ rằng mọi thứ đang hoạt động ở đây, ngay ở Paris buồn thảm, từ cái văn phòng bé xíu của ông ở quận 18.
Ông kéo chiếc áo khoác và mũ lên, cầm lấy cặp và ô rồi bước nhanh ra hành lang. Khi đi qua khu vực nhân viên, ông thấy nhiều đồng nghiệp đã tập trung quanh màn hình tivi, xem thông tin do phát ngôn viên của cảnh sát thành phố Luân Đôn đang đọc vắn tắt. Mahmoud Aburish, Giám đốc viện nghiên cứu có bộ mặt như bộ mặt của một con cú, người béo ị, ra hiệu cho Ramadan đến xem. Ramadan đi qua nhìn lên màn hình.
“Anh ta đang nói gì thế?”.
“Chưa có tin gì của bọn bắt cóc”,
Aburish nói. “Và không có manh mối nào về chỗ bọn bắt cóc giam cô gái”.
“Anh có tin anh ta không?”.
“Người Anh rất giỏi che dấu, nhưng qua biểu hiện trên mặt của người đàn ông này thì thấy anh ta không che giấu chuyện gì cả”. Aburish nhìn Ramadan qua cặp kính mờ. “Anh là chuyên gia về những vấn đề như thế này, Yusuf à. Anh nghĩ ai đã bắt cóc cô gái? Và họ muốn gì?”.
“Tôi cho rằng mình sẽ biết sớm thôi” Ramadan nói.
“Công việc viết lách thế nào rồi?”
“Cũng không nhanh như tôi hy vọng, Mahmoud à. Thực ra, tôi sắp đi uống cà phê với một người ở nhà xuất bản Pháp để cho anh ta biết ta không thể giao bản thảo đúng thời gian. Anh ta sẽ không hài lòng đâu. Cả những nhà xuất bản của Anh và Mỹ cũng vậy”.
“Thế viện có thể làm gì không?”.
“Anh đã làm nhiều hơn anh biết đó, Mahmoud”.
Aburish nhìn lên tivi khi bà Elnenor Mc Kenzie, Tổng giám đốc MI5, bước ra trước màn hình. Yuruf Ramadan, người đàn ông được các cơ quan an ninh Ai Cập biết đến với cái tên Sphinx, lẳng lặng lẻn ra khỏi sảnh rồi đi xuống cầu thang.
Dù Yusuf Ramadan không nói thẳng trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi với Mahmoud Aburish, nhưng ông biết một sự thật. Thực sự ông sắp đi uống nước với nhà xuất bản người Pháp vào tối đó – chính xác là tại quán Fouquet’s trên đường Champs-Élyseé nhưng không phải là cuộc hẹn hò 5 giờ. Trước đó, ông có một cuộc hẹn trên đường Quai de Montebello bên kia sông Seine, đối diện nhà thờ Đức Bà. Người đàn ông đang chờ ông có dáng người cao ráo và thân hình to lớn, mặc áo khoác bằng vải cáowmia màu tối với một chiếc khăn lụa thắt ở cổ với vẻ ngang tàng. Ông ta tên thật là Nidal Mutawalli, dù Rmadan gọi anh ta là Abu Musa. Giống như Ramadan, ông ta từ ốc đảo Fayoum tới. Họ đã cùng lớn lên, học cùng trường rồi mỗi người mỗi ngã – Ramadan bước vào thế giới của sách và viết lách, còn Abu Musa đi theo ngành tài chính và tiền tệ. Tính thánh chiên svà lòng hận thù trong họ đối với chính quyền Ai Cập và với cả những kẻ bảo trợ người Mỹ đã liên kết họ lại. Chính Abu Musa, người bạn thời niên thiếu của Yusuf Ramadan, đã giữ bí mật nhân thân của ông đối với các cơ quan an ninh Ai Cập. Nói theo nghĩa đen, họ là hai trong số những người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới.
Mưa ohùn rơi xuống qua những ánh đèn dọc theo bờ sông Seine, lấm tấm như những giọt lệ trên các tấm nhựa phủ lên quầy hàng của những người bán dạo. Ramadan đị qua một chiếc bàn chân rời chứa đầy sách rồi giở một quyển sách đã cũ của Chekhov. Một lúc sau Abu Musa đến chỗ ông và lấy một quyển L’etranger của Camus.
“Anh đọc sách của tác giả này chưa?”, Abu Musa hỏi.
“Tất nhiên rồi”, Ramadan nói. “Tôi chắc là anh sẽ thấy thích thôi”.
Ramadan đi sang chiếc bàn sách bên cạnh. Một lúc sau Abu Musa lại đi theo ông rồi họ trao đổi vài lời nghe có vẻ vô hại. Mọi chuyện diễn ra như thế trong mười phút thì họ đi chầm chậm với nhau đến hàng sách bán chạy, Ramadan đi trước còn Abu Musa lẽo đẽo đi theo sau ông ta. Tôi lúc nào cũng thích thơ của Drylen…Tôi đã xem vở kịch này lần trước ở Luân Đôn…Đĩa DVD này đã được quay và sẵn sàng được giao…Chúng tôi đang chuẩn bị gọi điện thoại theo lệnh của anh…
Ramadan lấy một quyển sách của Hemingway rồi giở cho Abu Musa xem. “Quyển này luôn là quyển tôi thích nhất”, ông nói. “Hãy cho phép tôi tặng anh làm quà”.
Ông đưa cho người bán sách tờ 5 euro, rồi sau khi ghi nhanh một đoạn ngắn trên trang đầu đề của quyển sách, ông trịnh trọng đưa nó cho Abu Musa với một tay đặt lên tim mình. Một lúc sau họ chia tay khi Emmanuel, cái chuông 13 tấn ở tháp nam của nhà thờ Đức Bà bắt đầu điểm 5 giờ. Abu Musa biến mất vào những con phố của khu Latin Quartier, Yusuf Ramadan băng qua bên kia bờ sông rồi đi bộ vào vườn hoa Tuileries, suy nghĩ về câu hỏi mà Mahmoud Aburish đã nêu vào buổi chiều đó. Anh nghĩ ai đã bắt cóc người phụ nữ này? Và chúng muốn gì? Chính vì cuộc gặp mặt vừa diễn ra trước thanh thiên bạch nhật dọc bờ sông Seine, người Mỹ chẳng mấy chốc sẽ được trả lời cho những câu hỏi trên. Việc họ có quyết định thông báo cho phần còn lại của thế giới biết hay không không phải là mối bận tâm của Giáo sư Ramadan – ít ra là chưa.
Ông bước đi thêm vài phút trong vườn hoa, kiểm tra phía sau mình xem có ai theo dõi không rồi suy nghĩ về cuộc hẹn đang chờ với người của nhà xuất bản Pháp trên đại lộ Champs-Élyseés. Ông cho rằng mình đã tìm được lời giải đáp cho lý do tại sao sách của mình hiện không thể đáp ứng được đúng thời gian họ đã hẹn trước. Chắn chắn ông sẽ tìm được lý do thoả đáng thôi. Bởi ông là Sphinx, kẻ nói dối cừ khôi.