Chương 16

Vũ Phượng không biết bà Nhàn ngã bệnh, Vân Phi suốt ngày hầu hạ mẹ, không sao đến với nàng được, càng không biết chàng đã giải quyết xong chuyện “niêm phong miệng”, cứ ngồi chờ đợi hoài. Trước khi nàng nhận được tin của Vân Phi, ông Trịnh nghe nói hai chị em bị “niêm phong miệng”, vội cùng chị Hoa đến thăm hai nàng.
Nhìn Vũ Quyên một lúc, ông Trịnh nói:
- Chuyện này xảy ra đã cho hai chị em cô một bài học. Cô Vũ Quyên làm việc gì cũng không nghĩ trước lường sau, bây giờ mới rắc rối thế này.
Vũ Quyên bực bội:
- Dù sao thì mối thù giữa tôi và tên “Cú Đêm Họ Triển” cũng sâu sắc vô cùng, thế nào cũng có ngày tôi thanh toán món nợ này!
- Em Quyên lại chứng nào tật ấy. Lần trước bị nó gạt rồi mà vẫn không chừa! - Chị Hoa vừa nói vừa nhìn ông Trịnh - Ông xem nên giải quyết như thế nào?
- Có khi tôi phải ra mặt chứ biết làm thế nào bây giờ!
Vũ Quyên hầm hầm, nhìn ông Trịnh, nói to:
- Họ Triển chúng nó bắt nạt hai đứa con gái chân yếu tay mềm, không nói làm gì, đằng này lại còn dám trêu chọc ông chủ Trịnh, quả thật chúng không coi ai ra gì. Thị trấn Đồng Thành này ai cũng biết ông đỡ đầu Đãi Nguyệt Lâu và giúp đỡ hai chị em chúng tôi, vậy mà cảnh sát còn dám đến dán cáo thị Ở nơi này, quả thật chúng coi thường ông chủ Trịnh quá. Đúng là chúng ăn hiếp mọi người một cách quá đáng!
Ông Trịnh nhìn Vũ Quyên mỉm cười:
- Cô Quyên định “mượn dao giết người” đó à?
Vũ Quyên làm ra vẻ ngớ ngẩn:
- Ông nói gì tôi không hiểu.
Ông Trịnh nhìn Vũ Quyên, gật đầu:
- Cô Quyên thật là thông minh! Thị trấn Đồng Thành này xưa nay vẫn phân chia “Triển Nam, Trịnh Bắc”. Chúng tôi sống yên ổn với nhau mấy chục năm rồi không xảy ra chuyện gì, nay không chừng vì chuyện của hai chị em cô mà hai bên sẽ bất hòa với nhau cũng nên!
Chị Hoa lo lắng lắc đầu:
- Chúng ta mở cao lâu tửu điếm phải dựa vào bạn bè, khách khứa mới sống nổi, tốt nhất là không nên gây chuyện xích mích! - Chị quay sang Vũ Phượng - Em thử đoán xem, cái anh chàng Triển Vân Phi đó có thuyết phục nổi ông già gỡ tờ cáo thị đó không?
- Em không biết! Em nghĩ thế nào anh ấy cũng tìm đủ mọi cách nói với cha anh ấy. Anh về nhà đã nửa ngày rồi, nếu có tin gì thế nào cũng báo cho chúng ta biết. Nếu anh không đến được thì cũng cho A Siêu đến. Bây giờ vẫn chưa có tin tức gì, em cũng không biết thế nào nữa!
Ông Trịnh nói:
- Nghe nói ông Vọng chỉ thương cậu ba, không hạp với cậu hai, nếu cậu ba nói với ông ta, may ra còn hy vọng.
Vũ Quyên nhấp nháy đôi mắt, chăm chú nhìn ông Trịnh:
- Thế lực “bên Bắc” không mạnh bằng “bên Nam” à? Có phải ông sợ mang tội với nhà họ Triển không?
Ông Trịnh thay đổi sắc mặt:
- Cô nói thế là sao?
- Tôi chỉ muốn hỏi, tại sao sở cảnh sát lại bị họ giật dây mà không nể nang gì ông cả?
- Ai nói với cô họ giật dây được sở cảnh sát?
- Nếu vậy... tại sao ông không sai người gỡ tờ cáo thị đó đỉ Nếu tờ cáo thị còn dán ở đó không phải làm cho ông mất mặt à?
- Cô có hiểu luật pháp nhà nước không? Chỉ có sở cảnh sát mới có thể gỡ những tờ cáo thị do họ niêm yết, bằng không sẽ phạm tội. Nếu ai muốn làm gì thì làm, chắc chắn thị trấn Đồng Thành này sẽ loạn tọ - Ông đi lại hai vòng rồi dừng lại nhìn hai chị em Vũ Phượng - Được rồi! Các cô không phải lo chuyện này nữa! Bây giờ hai cô cứ nghỉ dăm ba ngày, ít lâu nữa tôi sẽ cho hai cô lên sân khấu, không những thế, tôi còn cho quảng cáo rùm beng để lấy lại thể diện cho hai cộ Như vậy có được không?
Vũ Quyên mừng lắm, tươi cười nhìn ông Trịnh:
- Tôi biết thế nào ông cũng có cách, bằng không, làm sao người ta lại gọi là “Trịnh Bắc”? - Nàng bước đến vỗ vai ông nũng nịu - Ông hãy cho họ biết tay, đừng để họ tưởng ông là kẻ dễ bị ăn hiếp. Không những thế, ông phải làm thế nào cho cảnh sát niêm phong hết tiền trang, tiệm lương thực, tiệm tạp hóa hay bất cứ cái gì của nhà họ Triển.
Ông Trịnh nhìn Vũ Quyên vừa bực bội vừa buồn cười, rồi đưa tay nhéo cằm nàng:
- Cái con quỷ tinh ranh này giỏi lắm! Lúc nào cũng muốn ta báo thù cho hai chị em phải không?
Vũ Quyên cười co người lại:
- Mối thù của chúng tôi báo được hay không là chuyện nhỏ, người ta coi thường ông chủ Trịnh mới là chuyện lớn! Nhà họ Triển huênh hoang ở phiá nam thị trấn Đồng Thành cũng đủ rồi, bây giờ lại muốn quấy phá Đãi Nguyệt Lâu ở phiá bắc, ông không quan tâm đến chuyện này hay sao? - Nàng nhìn thẳng vào ông Trịnh - Nếu tôi là ông, không bao giờ im hơi lặng tiếng như vậy!
Chị Hoa đập vào người Vũ Quyên:
- Nói vừa thôi! Lòng dạ em như thế nào ai cũng biết hết rồi! “Nam” và “Bắc” xung đột với nhau, có lợi gì cho em cơ chứ? Em tưởng ông chủ Trịnh nghe em nói khích như vậy, lập tức chạy đi liều mạng với người ta à? Đừng hòng!
Ông Trịnh nhấp nháy mắt, mỉm cười:
- Tuy vậy, những lời cô Quyên nói cũng đúng phần nào! - Ông lại nhìn Vũ Quyên nói bóng nói gió - Cô có hiểu ý nghĩa của câu nói: “Đường còn dài, hãy đi từ từ, đi lẹ quá có ngày vấp ngã” không? Bây giờ tôi còn có việc, không thể nói chuyện với các cô nữa! - Ra đến cửa, ông quay đầu lại nói - Sở cảnh sát chỉ cấm các cô ca hát, không cấm các cô đến Đãi Nguyệt Lâu! Cô Quyên, nếu không lên sân khấu thì đến coi tôi đánh bài vậy. Cô là phúc tinh của tôi đó mà!
- Dạ vâng! - Vũ Quyên nói oang oang.
Ông Trịnh và chị Hoa đi rồi, Vũ Phượng nhìn em gái lắc đầu. Vũ Quyên trợn tròn mắt:
- Chị muốn nói gì với em phải không?
- Cẩn thận, đừng đùa với lửa!
- Muộn quá rồi chị hai ạ! Từ ngày Ký Ngạo Sơn Trang bị thiêu cháy, ở đâu cũng là lửa, không đùa cũng không được! - Nàng nói giọng quả quyết - Chị coi, “Tô tướng công” của chị có ăn nhằm gì đâu, nếu không bám lấy ông Trịnh, chị em mình chỉ có uống nước khe Ngọc Đới mà sống!
Vũ Phượng im lặng. Đúng! Không hiểu “Tô tướng công” của nàng đang ở đâu, làm gì?
oOo
Vân Phi suốt ngày quanh quẩn bên bà Nhàn, không dám rời khỏi mẹ.
Cơn bệnh bất ngờ của bà đã chấm dứt cuộc tranh luận quyết liệt giữa ông Vọng và Vân Phị Có thể nói đó là cơ hội giúp hai cha con nhịn nhau một lần nữa, mặc dù không tránh khỏi tổn thương. Nhưng đối với Vân Tường, quả thật là cay đắng vô cùng. Cực nhọc lắm, hắn mới tìm cách đuổi được Vân Phi ra khỏi nhà, bây giờ hai cha con lại nhịn nhau, xem chừng bao công sức của hắn lại tan như bọt xà bông.
Thiên Ngưu cũng bực bội lắm. Hắn giận dữ nói:
- Chiêu khổ nhục kế của bà chủ thật là tuyệt. Cả buổi sáng nay, hết ông lang này đi, ông lang khác lại đến. Vân Phi nói đi vẫn không chịu đi. Ông chủ lại còn vô phòng nói với anh ta ở lại chăm sóc bà chủ. Không những thế, ông còn nói với cha tôi, chờ dăm ba bữa nữa sẽ lên sở cảnh sát rút đơn xin “niêm phong miệng” của hai cô gái họ Tiêu, cậu xem, qua chiêu đó của bà chủ, chắc chắn là Vân Phi “chết đi sống lại”.
Thiên Hồng vừa pha trà vừa lắng nghe anh trai nói chuyện với chồng.
Vân Tường nghe Thiên Ngưu nói vậy nổi quạu:
- Tại sao lại như vậy? Thật là tức chết đi được, đúng là ông già quá nhu nhược! Đã mở miệng bảo hắn cút đi, lại còn giữ lại, thế là thế nào? Ông già đã làm cho bọn mình mừng hụt.
Rót đầy ly nước cho chồng, Thiên Hồng lại rót cho anh trai một lỵ Nghe hai anh em nói chuyện với nhau như vậy, bất giác nàng buột miệng nói rất dịu dàng:
- Mẹ lớn bệnh nặng chứ không phải là khổ nhục kế đâu! Anh Ngưu, từ nhỏ đến lớn chúng ta sống chung với nhau, tại sao bây giờ lại chia bè lập phái, đấu đá nhau kinh khủng như vậy? Tại sao mấy anh em không ngồi lại giải quyết những chuyện xích mích? Anh hai cũng không phải là người khó gần gũi! Ai tốt với anh ấy một, anh ấy tốt lại mười...
Thiên Hồng chưa dứt lời, Vân Tường đã nhảy lên gào thét ầm ỹ:
- Anh nghe nó nói gì chưa? Trưa nay ở thư phòng, tao chưa hỏi tội mày đó. Nghe nói Vân Phi bỏ đi, đôi mắt đã thao láo nhìn về phiá hắn. Mẹ lớn vừa ngã xuống, mày là người chạy ra đỡ đầu tiên! Vậy thì mày có biết ai mới thật sự là mẹ chồng hay không? Bây giờ lại còn vung tay múa chân ca ngợi hắn là con người tử tế! Hắn tử tế thì tao với anh mày là đồ khốn nạn phải không?
Thiên Ngưu vội vàng đứng dậy can:
- Tại sao lại cãi nhau thế này? Thiên Hồng, em cũng không phải, những chuyện không đáng nói em cũng nói ra. Em cũng biết Vân Tường đang bực bội, ít mồm ít miệng không được à?
Nghe Thiên Ngưu nói vậy, Thiên Hồng hết sức ngạc nhiên, nàng nhìn anh trai:
- Anh Ngưu cũng trách em à? Các anh lúc nào cũng tìm cách hại Vân Phị Mẹ lớn hốt hoảng ngã bệnh, các anh vui lòng lắm hay sao? Anh Ngưu, anh có nhớ hồi chúng mình còn thơ ấu, mỗi khi cho anh Vân Phi và Vân Tường ăn ngon, mặc quần áo đẹp, mẹ lớn không bao giờ quên anh em chúng mình! Chúng ta không trả được mối ân tình đó, lại còn đối xử với hai mẹ con họ như vậy, liệu có quá đáng hay không?
Vân Tường nhảy chồm lên:
- Thiên Ngưu! Anh có nghe nó nói những gì không? Cha và anh lúc nào cũng trách tôi đối xử với nó không tử tế, bây giờ thì anh nhìn thấy rồi đó! Trong lòng nó chỉ có cái thằng ngụy công tử đó. Từ sáng đến tối, chỉ nghĩ đến hắn, bênh vực hắn, làm sao tôi nhịn được.
Thiên Hồng đau khổ:
- Không phải như vậy! Hôm nay tôi không thể nhịn được mới nói, con người ta không nên ăn nói bừa bãi...
Vân Tường chồm đến túm lấy vai Thiên Hồng:
- Thế nào là ăn nói bừa bãi? Mày giải thích cho tao rõ! Tao bừa bãi cái gì, hãy nói cho tao nghe!
Thiên Hồng bị vặn ngược tay, đau quá, thở hổn hển, nhưng vẫn mạnh dạn nói:
- Cái đó anh hiểu rất rõ! Nếu anh ăn nói tử tế, phẩm chất đứng đắn, có tấm lòng rộng lượng, thì phải đối xử tử tế với những người xung quanh! Phải có tấm lòng nhân từ, anh mới làm gương cho con cái được.
Vân Tường ngơ ngác:
- Con cái gì?
Thiên Ngưu như hiểu được phần nào, bước tới nhìn Thiên hồng:
- Em có bầu rồi à? Thật không, thật không?
Thiên Hồng không biết đó là điều đáng vui hay đáng buồn, chỉ khẽ gật đầu:
- Có lẽ như vậy!
Thiên Ngưu vội vàng kéo tay Vân Tường ra khỏi em gái, hốt hoảng nói:
- Vân Tường! Lại còn không buông tay ra à?
Hắn buông tay, nhìn vợ chằm chằm:
- Có rồi à? Có bầu rồi à?
Thiên Hồng đau khổ gật đầu. Thiên Ngưu vội đỡ em gái ngồi xuống cái ghế bên cạnh, rồi ngẩng đầu nhìn Vân Tường. Một lúc sau hai người mới vui vẻ vỗ tay nhau. Thiên Ngưu nói to:
- Chúc mừng, chúc mừng!
Vân Tường sung sướng, ngẩng đầu nhìn lên trời gào to:
- Ông trời thương tôi! Ông trời thương tôi! Tôi phải đi nói cho ông bà già biết...
Thiên Hồng vội túm lấy áo chồng:
- Chờ ngày mai đi nhờ ông lang coi kỹ rồi nói có được không? Bây giờ vẫn chưa chắc chắn.
- Còn chờ gì nữa! Em nói có là có rồi.
Hắn bước vội ra khỏi phòng, băng qua vườn hoa, vừa đi vừa la lớn:
- Thiên Hồng có bầu, cha mẹ sắp được làm ông bà nội rồi! Chú Kỷ ơi, sắp được làm ông ngoại rồi! Ha ha... Thiên Hồng có bầu... cha mẹ Ơi, hãy đến đây lẹ lên! Có tin vui đây nè.
Nghe Vân Tường kêu la như vậy, ông Vọng, bà Huệ, ông Kỷ và đám gia nhân cũng như a hoàn đều xôn xao, chạy đến vây quanh hắn:
Ông Vọng vui vẻ hỏi:
- Con nói gì? Có thật Thiên Hồng có tin mừng rồi không?
- Thật... thật...
Bà Huệ tươi cười hớn hở liên tục gọi người làm:
- Cẩm Tú đâu... đi mời ông lang Chu về coi cho mợ ba lẹ lên! Con Liên vô nói với nhà bếp thịt con gà mái ghẹ tần ngaỵ Chị Trương vào kho lấy loại đương quy và nhân sâm thượng hạng mang đến đây cho tôi!
Đám gia nhân và a hoàn tíu tít ngược xuôi.
Ông Kỷ hết sức kinh ngạc và vui mừng, vội kéo Thiên Ngưu ra hỏi với giọng lo lắng:
- Có đúng con Hồng có bầu không? Đừng để mọi người mừng hụt!
- Chính em Hồng nói với con và Vân Tường như vậy, chắc là đúng rồi! Nếu không đúng trăm phần trăm không bao giờ em nói ra đâu. Tính nó như vậy đó mà.
Ông Vọng nghe Thiên Ngưu nói với ông Kỷ như vậy, lại càng vui sướng hơn, bèn thân mật kéo tay ông Kỷ, nói:
- Anh xui, quả thật là một tin vui mừng hết sẩy! Năm nay tôi năm lăm tuổi, mái tóc đã bạc trắng, mới được bồng đứa cháu nội! Thằng Phi đến nay vẫn chưa tục duyên, may mà thằng Tường kết hôn cùng Thiên Hồng...Anh xui này, chúng ta phải mở tiệc ăn mừng, mở tiệc ăn mừng...
Vân Tường vui sướng vô cùng, lòng dạ hả hệ Hắn tươi cười nói với ông Vọng:
- Thưa cha, cha muốn bồng cháu nội có khó gì đâu, mỗi năm chúng con đẻ cho cha một đứa. Không phải trông mong vào anh Phi nữa, trông vào con đây cũng đủ rồi.
Bà Huệ cười tít mắt, hở cả hai hàm răng:
- Phải... phải... sang năm đẻ một đứa, năm sau nữa lại đẻ thêm đứa khác!
Ông Vọng vui sướng, tươi cười hớn hở:
- Dù sao thì nhà ta cũng có tin vui, khiến cho tôi xua tan được bao nhiêu điều phiền muộn!
Vân Tường lại càng huênh hoang:
- Thưa cha... Có con, cha không phải buồn phiền gì nữa! Con hứa sẽ làm cho nhà ta tiếng tăm lừng lẫy, truyền từ đời này sang đời khác!
Khuôn viên nhà họ Triển lại tưng bừng, ồn ào và náo nhiệt. Bọn gia nhân và a hoàn cũng đến chúc mừng ông bà chủ. Vân Phi nghe tiếng ồn ào vội đứng ở cửa sổ phòng bà Nhàn nhìncảnh tượng rộn rịp bên ngoài. Vú Tề đỡ bà Nhàn đến trước cửa sổ nhìn ra.
Khi quay đầu lại nhìn thấy mẹ đứng ở cửa sổ, Vân Phi hốt hoảng nói:
- Tại sao mẹ lại dậy?
Bà Nhàn uể oải hé nụ cười:
- Mẹ bớt nhiều rồi, con không phải lo cho mẹ nữa! - Bà nhìn con trai với ánh mắt tràn trề hy vọng - Mẹ mong con... cũng cho mẹ bồng cháu. Mẹ chỉ sơ.... không được nhìn thấy nó!
Vân Phi bàng hoàng. Chàng nghĩ thầm: Mẹ không còn sống được bao lâu nữa, mình và Vũ Phượng lại chưa ra gì, đứa cháu nội mẹ muốn bồng còn ở đâu đâu. Thật đáng thương cho mẹ, đáng thương cho giấc mơ tuy bé nhỏ nhưng lại không thể thực hiện được! Một nỗi buồn man mác tràn ngập lòng chàng.
Sang ngày thứ ba, bệnh tình bà Nhàn thuyên giảm, Vân Phi mới có thì giờ đi thăm Vũ Phượng.
Thấy chàng đến, Vũ Phượng vừa mừng vừa lo.
- Sáng sớm thế này anh đến đây làm gì? Tối qua A Siêu đến đây nói cho em biết tình hình ở bên nhà. Không dễ gì cha anh bằng lòng rút đơn kiện. Chúng em nghỉ thêm dăm ba bữa cũng không hề chị Chị Hoa đã hứa với chúng em là không trừ lương trong mấy ngày nghỉ. Mẹ bệnh, tại sao anh không ở nhà chăm nom, lại còn đến đây làm gì? Có phải bà bệnh nặng lắm không?
- Không đến đây thăm em, lòng dạ anh cứ bồn chồn. Mẹ anh cần nghỉ ngơi, đầu óc cần thảnh thơi, nếu anh ngồi mãi bên cạnh, có khi bà không được thoải mái. Vú Tề nói mặt anh âu sầu ủ rủ, sẽ làm cho mẹ bệnh thêm, nên đã đuổi anh đến đây.
Vũ Phượng lo lắng hỏi:
- Mẹ anh bệnh gì?
- Tây y nói trong bao tử có bướu ác tính. Đông y nói trong bụng có cục thịt thừa. Dù là gì đi nữa thì cũng có bệnh trong người.
- Có cách nào chữa được không?
Vân Phi lặng lẽ lắc đầu.
Cu Năm đeo cặp sách đứng ở góc sân chuyện trò với A Siêu được một lúc thì đi học, A Siêu đuổi theo nói to:
- Em đừng có nhịn chúng, nếu cứ nhịn hoài sẽ thành thói quen, người khác sẽ cho em là đồ nhát gan! Cứ đánh mạnh, không hề gì đâu.
Vũ Quyên từ trong nhà chạy ra:
- A Siêu, tại sao anh cứ dạy nó đi đánh lộn với đứa khác? Chúng tôi cho nó đi học, không phải đi gây lộn!
A Siêu bực bội nói:
- Nhưng bạn học cứ ăn hiếp nó, không đánh không được!
Vũ Quyên kinh hoàng, túm lấy người cu Năm:
- Bạn học ăn hiếp em à? Chúng ăn hiếp em như thế nào?
Cu Năm vừa cựa quậy vừa che giấu:
- Đâu có... đâu có!
Vũ Phượng cũng hỏi:
- Ăn hiếp ra làm sao? Đứa nào ăn hiếp em? Có người đánh chửi em à?
- Không... không... em nói không có là không có!
Vũ Quyên trợn tròn mắt nhìn cu Năm:
- Em thật kỳ quặc, có chuyện gì cũng nói với A Siêu, không nói với hai chị!
- Vì anh Siêu là đàn ông, hai chị đều là đàn bà!
Vũ Quyên gào to:
- Đúng là có kẻ ăn hiếp em! Em đừng làm cho các chị lo lắng, hãy nói đi!
Vân Phi hỏi A Siêu:
- Chuyện gì đó?
A Siêu nhìn cu Năm, không nói năng gì. Cu Năm biết không thể giấu được nữa, bèn giậm chân:
- Mấy đứa học cùng lớp cứ nói... cứ nói...
Vũ Quyên hỏi:
- Chúng nói gì?
- Nói xấu hai chị! Chúng nói mấy cô gái đi hát đều là người không đứng đắn...
Vũ Quyên nổi giận, kéo cu Năm đi:
- Đứa nào nói? Chị đi với em đến trường hỏi chúng nó xem.
A Siêu cản lại:
- Tôi đi còn được việc hơn cô!
- Anh lấy tư cách gì mà đi?
- Tôi là “đại ca” của cu Năm, là bạn bè của các cô
Cu Năm hốt hoảng gào to:
- Không cần ai đi cả. Em có thể đối phó được với chúng nó. Anh Siêu đã dạy cho em mấy chiêu rồi. Nếu đánh lộn, em sẽ đánh cho chúng nhừ tử. Nếu anh Siêu hay chị ba đi cùng, chúng nó sẽ cười em.
Vân Phi gật đầu:
- Cu Năm nói đúng! Nhà trường như một xã hội nhỏ bé, có mặt tốt cũng có mặt xấu. Bất luận tốt hay xấu, đều phải do cu Năm đương đầu với nó.
Cu Năm ưỡn ngực, kéo sợi dây đeo cái cặp sách, trông như sắp ra trận:
- Em đi đây!
Vũ Phượng và Vũ Quyên bồn chồn lo lắng, hốt hoảng chạy ra cửa. Vũ Phượng hỏi:
- Thầy cô giáo cũng mặc kệ à?
- Thưa với thầy cô giáo là đồ hèn... em không phải là hạng người đó.
Nó xong hắn ưởn ngực hùng hổ bước về phiá trước.
Chờ cu Năm đi xa rồi, A Siêu mới nói với hai chị em:
- Để tôi đi theo nó, hai cô cứ yên tâm! Tôi sẽ theo ở phía sau, nếu nó đối chọi được thì thôi, bằng không, tôi không để cho nó bị ăn hiếp đâu.
Nói xong hắn đi theo cu Năm. Vũ Quyên bực bội bước vô nhà. Vân Phi nhìn Vũ Phượng đang cúi đầu, mặt mày ủ rũ, vội vàng an ủi:
- Không nên vì dăm ba chuyện vặt đó mà hoang mang lo lắng. Mặc cho người ta muốn nói gì, phẩm chất và đạo đức của mình cao thượng là được rồi!
Vũ Phượng vẫn cúi đầu, nói khẽ:
- Cuộc sống thật là tàn nhẫn! Nhiều người đã có ấn tượng xấu về chúng em như bạn học của cu Năm!
Vân Phi bàng hoàng. Chàng biết những điều nàng nói hết sức chân thật, đành phải lặng thinh.
Chẳng bao lâu, A Siêu trở về, xua tan nỗi buồn phiền của Vũ Phượng. Vừa bước vô cửa, hắn đã tươi cười hớn hở, khua tay múa chân, khoe khoang:
- Cu Năm thật oai hùng. Một cú đấm, một cái đạp và cú húc đầu của nó đã đánh gục ba đứa bạn cùng lớp. Đứa nào cũng sưng mặt, kêu la ầm ỹ. Tất nhiên nó cũng bị đánh, nhưng không để cho ba đứa đó giành phần thắng! Nó đánh giỏi lắm! Xứng đáng là đệ tử giỏi của tôi. Đúng là không uổng công dạy nó trong mấy tháng qua. Sau này nó sẽ là nhân tài võ công!
Vân Phi, Vũ Phượng, Vũ Quyên, nhỏ Tư và nhỏ Út chăm chú nghe những lời A Siêu nói. Nhỏ Út khâm phục nói:
- Oà... anh Năm thật là ghê gớm!
Vũ Quyên tỏ vẻ hoài nghi:
- Anh có khoa trương chút nào không? Một mình nó sao đánh nổi ba đứa?
- Tôi theo sau mà để nó thua à? Nếu nó đánh không lại, nhất định tôi xông ra hộ một tay ngay.
Vũ Phượng hốt hoảng:
- Nếu nó gây thù oán với bạn bè, sau này sẽ như thế nào? Ngày nào cũng đánh nhau à?
A Siêu ca ngợi cu Năm:
- Tiêu cô nương không phải lo. Nó là đứa giỏi ứng phó trong mọi tình huống! Khi chúng nó đánh nhau xong, một thầy giáo bước ra hỏi tại sao lại đánh nhau, cu Năm nhận hết mọi tội lỗi về mình. Nó không nói bị bạn học ăn hiếp, mà nói cả bọn cùng luyện võ với nhau. Thật là dũng cảm, tình nghĩa và lanh trí khôn. Từ đó mấy đứa bị cu Năm thu phục. Tôi chắc sau này không đứa nào ăn hiếp nó nữa!
Vũ Quyên nói:
- Chắc anh cũng phục nó rồi mới thao thao bất tuyệt như vậy?
A Siêu dương dương tự đắc, vui vẻ nói:
- Cu Năm chỉ mới mười tuổi đã khiến tôi khâm phục vô cùng!
Nghe A Siêu nói vậy, Vũ Quyên xúc động trong lòng:
- Hình như anh và cu Năm có duyên phận với nhau. Tôi giao cho anh đó, hãy chăm sóc nó cẩn thận!
A Siêu nhìn Vũ Quyên cười hì hì:
- Như vậy là mọi hiềm khích giữa cô và chúng tôi đều xóa tan hết?
- Tôi không thể căm giận người săn sóc em trai của tôi!
Vân Phi lập tức tiếp lời với thái độ hết sức chân thành:
- Vậy thì cô còn giận người yêu chị cô tha thiết nữa không?
Vũ Quyên bàng hoàng. Nàng ngẩng đầu nhìn Vân Phi và chị gái:
- Em không đấu nổi với anh chị nên đã đầu hàng từ lâu rồi. - Nàng chăm chú nhìn Vân Phi nói - Em chỉ bằng lòng anh Tô Mộ Bạch chứ không bằng lòng tên Triển Vân Phi đâu! Nếu có một ngày, anh cư xử không tốt với chị Vũ Phượng, em sẽ đâm cho anh một mũi dao. Người em khỏe mạnh, mũi dao đó không như mũi dao gãi ngứa của chị Vũ Phượng đâu! Còn làm sao để anh chỉ là Tô Mộ Bạch, không phải Triển Vân Phi, đó là chuyện riêng của anh!
Vân Phi buồn rầu nhìn Vũ Phượng, nàng chỉ mỉm cười:
- Hôm qua em vừa học được một câu nói rất hay: “Đường còn dài, phải đi từ từ, đi vội sẽ vấp ngã!”
Nghe người yêu nói vậy Vân Phi cảm thấy bàng hoàng, trầm ngâm suy nghĩ.
Vũ Quyên nghe chị hai nói vậy cũng nôn nao trong lòng, cúi đầu tư lự.
Tối hôm đó, Vân Tường cùng Thiên Ngưu dẫn theo vài đứa tùy tòng đến trước cửa tiệm cao lâu Đãi Nguyệt Lâu, quát tháo ầm ỹ:
- Kim Ngân Hoạ.. Vũ Quyên... Vũ Phượng! Ta đến để giải cứu các người đây. Từ nay lệnh “niêm phong miệng” được hủy bỏ. Các người không ra mà tạ Ơn hay sao. May mà ta cầu xin ông già chọ..
Vân Tường vừa quát tháo vừa ngước mắt nhìn lên tường. Khi không thấy tờ cáo thị dán trước cửa, thì bàng hoàng ngơ ngác. Hắn lắng tai, bỗng nghe tiếng hát của chị em Vũ Phượng từ bên trong vọng ra, lại càng kinh ngạc hơn nữa, bèn đảo mắt nhìn Thiên Ngưu:
- Kẻ nào dám gỡ tờ cáo thị này thật là to gan? Ai cho phép chị em chúng nó tiếp tục hát? Chú Kỷ nói tối nay mới tuyên bố bỏ lệnh cấm cơ mà?
Thiên Ngưu cũng rất ngạc nhiên, vò đầu vò cổ:
- Hừ! Tôi cũng không hiểu chuyện này ra làm sao nữa! Có thể vì không có hai đứa chúng nó hát, Đãi Nguyệt Lâu vắng khách, chị Hoa hoảng quá, bất chấp cả lệnh của cảnh sát, cứ cho chúng ra hát bừa!
- Thật là vô lý! Sao lại có thể như vậy được? Muốn gỡ cáo thị của cảnh sát lúc nào cũng được hay sao? Bọn này to gan thật!
Hắn quay mặt vào cửa gào to
- Kim Ngân Hoa... hãy ra đây ta bảo...
Thấy Vân Tường kêu la ầm ỹ, một người làm công vội chạy vào trong báo.
Chị Hoa hối hả đi ra, theo sau là ông Trịnh. Nhìn thấy Vân Tường, chị tươi cười hớn hở nói:
- Chào cậu ba Triển! Tôi cứ tưởng Đãi Nguyệt Lâu đắc tội với cậu, cậu sẽ không đến đây nữa! Nay cậu lại đến thì thật là hay quá. Chúng ta hãy bỏ qua những chuyện không vui vẻ trước đây. Hai cô đó cũng nếm đủ mùi cay đắng rồi, không còn dám xúc phạm nữa đâu! Mời... mời... mời cậu vào trong thính phòng.
Vân Tường hỏi giọng oai vệ:
- Chị Hoa, kẻ nào dám gỡ tờ cáo thị Ở trước cửa?
Chị Hoa chưa kịp trả lời, ông Trịnh đã nghiêm nghị nói:
- Ba hôm trước, ông Lý, Giám đốc sở cảnh sát, đã gỡ cái cáo thị đó đi rồi. Tại sao cậu ba Triển vẫn chưa biết chuyện này?
Vân Tường ngơ ngác, trợn mắt nhìn ông Trịnh, có vẻ không tin:
- Chính tay Giám đốc Lý gỡ à?
Chị Hoa cười hì hì:
- Vâng! Tối qua Đãi Nguyệt Lâu còn ồn ào nhộn nhịp lắm, ông Giám đốc Lý và quan huyện Tôn đều đến nghe hai cô đó hát. Thầy Đội Hoàng và Cục trưởng Lư cũng có mặt. Hầu như họ bao hết Đãi Nguyệt Lâu này. Rất tiếc ông chủ Triển và các cậu không đến tham dự cho vui!
Vân Tường càng đực người ra. Hắn quay đầu lại nhìn Thiên Ngưu. Thiên Ngưu suy nghĩ một lúc, mỉm cười nói với ông Trịnh:
- Ồ, thì ra vậy! Ông chủ Trịnh thật là oai, xứng đáng là “Trịnh Bắc”!
- Ha ha! Cậu nói nghe hay quá!
Thấy sắc mặt Vân Tường lúc này thật khó coi, chị Hoa vội lên tiếng mời:
- Mời quý vị vô trong nhà ngồi còn hơn đứng ngoài cửa nói chuyện.
Ông chủ Trịnh nói với Vân Tường:
- Cô Phượng và cô Quyên vừa trình diễn xong, tôi thì đang đánh bài với ông chủ Cao, cậu có muốn vô chơi với chúng tôi không? Còn chuyện hai cô đắc tội với nhà cậu, cũng đã bị phạt rồi, nên tha thứ cho họ, cậu thấy có đúng không?
Chị Hoa vui vẻ cười nói:
- Đúng! Đúng! May các vị đều là đàn ông, không thèm đếm xỉa gì hai cô đó. Những chuyện lặt vặt như vậy để ý làm gì!
Ông chủ Trịnh nói:
- Canh bạc tối nay to lắm!
Thiên Ngưu ngầm kéo vạt áo của Vân Tường nói khẽ:
- Tối nay chúng ta không mang theo tiền!
Vân Tường cười to:
- Không mang theo tiền có hề gì, miễn có tiền mang về là được rồi!
Chị Hoa nói khích:
- Cậu ba ơi, ông chủ Trịnh đang hên lắm, cậu đừng có đánh với ông ấy! Ông chủ Cao đã thua toát mồ hôi hột rồi.
Nghe chị Hoa nói vậy, Vân Tường chỉ cắm cúi đi vô tiệm cao lâu. Trong sảnh đường của Đãi Nguyệt Lâu vẫn ồn ào tấp nập như xưa. Họ vừa ngồi xuống, Trân Châu, Nguyệt Nga và chú Phạm vội bưng trà và rượu lên tiếp đãi.
Chị Hoa đi vô phiá sau sân khấu gọi chị em Vũ Phượng. Hai nàng thay quần áo, suy nghĩ một lúc, vui vẻ đến chỗ Vân Tường ngồi.
Ông Trịnh vừa xoa bài vừa hỏi Vân Tường:
- Chúng ta chơi “Đại bài cẩu” hay “Tiểu bài cẩu”?
- “Tiểu bài cẩu” cũng được rồi, vừa đơn giản vừa mau lẹ. “Đại bài cẩu” rườm rà phức tạp lắm.
- Hay lắm! Tôi cũng thích chơi loại bài đơn giản. Chúng ta chỉ đánh tay đôi, hay gọi thêm người?
Ông chủ Cao nói xen vô:
- Mọi người cùng đánh cho vui!
Ông chủ Hứa cũng hùa vô:
- Đúng đó! Có thế mới khoái!
Ông Trịnh lại hỏi Vân Tường:
- Cậu ba làm cái hay tôi làm cái?
Vân Tường tươi cười hớn hở:
- Tôi làm cái! Xin quý vị cứ đánh, càng to càng tốt!
- Cậu muốn làm cái thì tôi làm con vậy! Cô Quyên hãy đi lấy đồng xèng!
Ông Trịnh vừa nói vừa đẩy cỗ bài sang cho Vân Tường.
Vũ Quyên cầm cái hộp đựng đồng xèng đi đổi cho mọi người. Khi đến trước mặt Vân Tường, nàng cười khúc khích:
- Cậu ba Triển cần bao nhiêu đồng xèng?
Vân Tường ngước mặt lên nhìn nàng:
- Ủa! Hôm nay lại gọi tôi là cậu ba à? Sao mà lễ độ vậy? Tối nay có định soạn bài hát để chửi chúng tôi không đó?
Vũ Quyên cười nũng nịu:
- Bị cậu ba cho một trận sợ hết hồn, lần sau không dám nữa! Người rộng lượng như cậu ba không chấp bọn tiểu nhân này là may lắm rồi!
- Cô xin lỗi thật hay nói diễu đó? - Vân Tường liếc nhìn nàng - Tôi nghĩ cô chưa sợ hết hồn đâu. Đã có ông chủ Trịnh đây đỡ đầu, việc gì mà phải sợ. Có đúng vậy không?
- Không! Không! Quả thật cậu là người đáng sợ vô cùng. Dù được ông chủ Trịnh đỡ đầu, cậu vẫn là người “độc ác” nhất. Xin lỗi, tôi nói lầm, cậu vẫn là người “đáng sợ” nhất. Này cậu ba, các vị đang chờ cậu đó. Cậu cần hai trăm hay năm trăm đồng xèng?
Thiên Ngưu hốt hoảng nói khẽ:
- Vân Tường! Đừng đánh to như vậy!
Vân Tường không chịu lép vế, nói to:
- Một ngàn đồng xèng!
Ông chủ Trịnh mỉm cười, không nói năng gì.
Mọi người vui vẻ đặt đồng xèng ở trước mặt. Cuộc thử vận đỏ đen bắt đầu, cảnh tượng thật là ồn ào náo nhiệt.
Ván đầu Vân Tường vơ sạch những đồng xèng đặt trên bàn về trước mặt mình, rồi hé nụ cười đắc chí. Ván thứ hai vẫn được, hắn cười tít mắt lại. Khi ngẩng đầu nhìn thấy Vũ Phượng, hắn thú vị vô cùng:
- Cô Phượng! Hãy đến ngồi cạnh tôi, nếu được tôi chia cho một phần.
Vũ Phượng cau có. Chị Hoa liếc mắt một cái, nàng đành phải đến ngồi cạnh, hắn nói khẽ với nàng:
- Xin nói thật, xưa nay tôi vẫn cảm thấy cô là người khó hiểu. Có thật cô thương anh hai tôi hay chỉ đùa giỡn chút chơi?
Vũ Phượng cũng nói khẽ:
- Tôi mới là người không hiểu được anh! Có phải khi còn nhỏ anh đã uống rất nhiều mực đen phải không?
Vân Tường nghe không hiểu:
- Ủa! Cô cho tôi là người học rộng tài cao à?
- Tôi cảm thấy lòng dạ ruột gan của anh đen sì!
Vân Tường khó chịu:
- Lại chửi nữa rồi! Ca hát chửi, nói chuyện chửi, chửi bóng chửi gió, thật là ghê gớm... thật là ghê gớm.
Trong khi vừa cười vừa nói chuyện với Vũ Phượng, Vân Tường lại được thêm một ván nữa, hắn vui sướng vô cùng, bèn cười rống lên và nói với con bạc:
- Mời quý vị đặt thêm, đặt thật nhiều vào, đừng có khách khí!
Ông Trịnh đặt một món to, ông Cao và ông Hứa cũng đặt theo.
Vân Tường lại hốt bạc, hắn sung sướng vô cùng. Khi chia bài hay vơ đồng xèng, mặt hắn lúc nào cũng vênh váo. Cả ba con bạc đều xui xẻo. Ông Cao thở dài, ông Hứa cáu kỉnh, ông Trịnh ngồi im. Vân Tường tươi cười hớn hở, mở cờ trong bụng:
- Tối nay nhà cái hốt bạc to! Tại sao chị Hoa, Vũ Phượng, Vũ Quyên, Thiên Ngưu, lại không đánh ké vào? Có cơ hội kiếm tiền mà cũng bỏ qua, thật là uổng!
Vân Tường rút con bài thứ nhất được bốn điểm, khi rút con thứ hai ông Cao và ông Hứa đều kêu to:
- Sáu... sáu điểm này!
Vân Tường vui vẻ gào to:
- Cái... ghế này! Cái... ghế này...
Hắn lấy tay miết con bài, vừa được một nửa, lộ ra hai chấm đỏ. Nhìn con bài, có thể đoán là cái ghế, cũng có thể đoán là sáu điểm. Nếu là cái ghế, nhà cái sẽ vơ hết đồng xèng con bạc đặt ở trước mặt, nếu là sáu điểm, hai con cộng lại thành mười điểm, gọi là “mười thối”, thế là nhà cái thuạ Mọi người hồi hộp vô cùng. Cặp mắt của Thiên Ngưu dán chặt vào con bài của Vân Tường, hắn gào thét ầm ỹ. Hắn miết thêm một tí nửa, quả thật con bài đó sáu điểm, đúng là “mười thối”, hắn phải đền tiền cho con bạc.
Người đánh và những người chầu rìa ở xung quanh reo hò ầm lên, Vân Tường thì chửi bới:
- ĐM! Sao lại như vậy được! Ai cầu cho tôi con “mười thối” này. Coi chừng, tôi có xui cũng chỉ một lần thôi! Mời các vị lại đánh tiếp, đánh thật to vào.
Từ ván bài đó trở đi, Vân Tường cứ thế thua hoài. Những đồng xèng trên bàn cứ đẩy qua đẩy lại, nhưng chỉ đến trước mặt con bạc mà thôi. Ông Trịnh chăm chú đánh bài, chị Hoa tươi cười vui vẻ xem họ sát phạt nhau. Vũ Quyên lúc nào cũng cầu cho ông Trịnh thắng, Vũ Phượng ngồi yên không nói năng gì. Thiên Ngưu lo cho Vân Tường, cứ thở dài thườn thượt.
Khách thưa dần, cuối cùng chỉ còn lại một bàn. Bên ngoài, đèn đóm ở các nhà xung quanh cũng tắt dần, Vân Tường thua đỏ mặt tía tai, những đồng xèng ở trước mặt hắn đều sang trước mặt ông Trịnh.
Ông Cao ra về, ông Hứa cũng đứng dậy. Trên bàn, chỉ còn lại Vân Tường và ông Trịnh sát phạt nhau. Ông Trịnh liên tục vơ vét hết những đồng xèng ở trước mặt Vân Tường, Thiên Ngưu toát mồ hôi. Chị em Vũ Phượng nhìn nhau, vui mừng hết sẩy. Trân Châu và Nguyệt Nga đứng cạnh ngủ gật.
Ván bài cuối cùng, Vân Tường lại được “mười thối”, hắn quăng bài xuống, đứng dậy, chưi û thề:
- ĐM, đúng là ra đường gặp đàn bà! Tại sao lại đen đủi như vậy? Tại sao đang hên lại xui như vậy?
Thiên Ngưu mặt xanh như tàu lá.
Vũ Phượng ngáp dài.
Ông Trịnh hất mấy con bài ra phiá trước, đứng dậy:
- Cậu ba Triển, nếu còn muốn chơi, tối mai trở lại. Khuya lắm rồi, còn phải để cho họ dọn dẹp!
- Vâng, tối mai nhất định đến - Vân Tường nhìn đống đồng xèng hỏi - Tôi thua tất cả là bao nhiêu?
Chị Hoa đếm đồng xèng:
- Mới có tám trăm hai, chưa đến một ngàn!
Vân Tường nói:
- Ông chủ Trịnh cho tôi nợ số tiền đó. Sổ nợ đâu, mang ra tôi ký tên!
- Việc gì phải gấp thế cậu ba! Cậu cứ về nhà đi, chúng ta chưa kết thúc cơ mà. Tối mai đến chơi lại!
Chị Hoa mang quyển sổ ghi nợ và bút mực, Vân Tường nguệch ngoạc ký tên mình như gà bới, rồi quăng mạnh quyển sổ xuống bàn.
oOo
Từ đó, Vân Tường trở thành khách quen của Đãi Nguyệt Lâu. Hắn đến đó để thử vận đỏ đen với ông Trịnh, không phải đấu đá với chị em Vũ Phượng. Cờ bạc cũng là cái hết sức kỳ lạ. Nó có thể làm cho con người say mê hơn những thú vui khác, khiến cho con người mỗi lúc một hứng phấn, càng sa vào càng lún sâu, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.
Vân Tường ngày càng sa vào thú vui khiến cho con người hứng phấn không bao giờ biết mệt mỏi đó.
Ngược lại, Vân Phi ngày càng ít đến nghe hát ở Đãi Nguyệt Lâu. Chàng thích đến căn phòng nhỏ bé thăm Vũ Phượng, hay đưa nàng đi ngắm phong cảnh núi non, để tránh những cuộc chạm trán không thú vị với Vân Tường.
Hai anh em Vân Phi và hai chị em Vũ Phượng sống trong những ngày sóng yên gió lặng.