Tủ Sách Tuổi Hoa
Chương Hai
MỘT BUỔI SÁNG CHỦ NHẬT RẦY RÀ

Sau bữa điểm tâm, tôi thu dọn chén đĩa khỏi bàn ăn, rồi chất vào chậu rửa chén. Suốt lúc thu dọn và rửa chén, tôi cứ thắc mắc làm sao có đủ can đam xin Bố Mẹ cho phép đi chơi ở Phú Lâm với mấy cô bạn. Sắp hết một tuần rồi. Và tôi lại biết chắc thế nào Bố cũng nói: “Để thong thả, Bố Mẹ tính xem". Dĩ nhiên tôi cũng không muốn Bố Mẹ cứ thong thả như vậy mà suy tính cả tuần. Vậy mà hôm nay tôi cũng vẫn không đu can đảm để hỏi Bố Mẹ.
Hơn lúc nào hết, tôi muốn chứng tỏ cho Bố Mẹ biết rằng tôi không phải là một đứa con nít nữa nhưng đã thật sự là một thiếu nữ lớn rồi. Tôi có thể tự lo lấy cho mình mọi việc, dù là ở nhà hay đi chơi chỗ khác cũng vậy. Dĩ nhiên, đôi khi tôi cũng công nhận rằng Tuấn còn nhiều tính con nít lắm, và tuy rằng chúng tôi là chị em sanh đôi, nhưng chắc chắn là con gái chóng lớn và khôn trước con trai. Tuy vậy tôi cũng biết rằng khó mà thuyết phục được mẹ. Vì lẽ mẹ tôi đã thấy tôi làm việc gì cũng hỏng bét và vụng về, nhưng đó là lúc tôi còn nhỏ kìa, chứ bây giờ tôi phải tỏ cho mẹ thấy rằng tôi hoàn toàn đổi khác rồi.
Bố tôi đã ra khỏi phòng và bắt đầu thử máy chiếc xe cũ lọc xọc. Bố và Tuấn luôn luông sãn sàng xong trước nhất. Nhiều người cho rằng Bố tôi là một người rất kiên nhẫn, nhưng Mẹ tôi và tôi luôn nghe Bố bóp kèn inh ỏi để giục chúng tôi ra xe. Sáng Chủ nhật này cũng như vậy. Tôi phải đi chậm hơn vbi2nh thường vì muốn bước lên xe mà không bị vấp té một cách nhục nhã. Vì Tuấn chỉ cần chờ có bấy nhiêu đó. Tôi biết mà. Nó sẽ được dịp cười thỏa thích; và có cớ để từ đó về sau, tha hồ chế nhạo tôi. Tôi biết chắc như vậy.
Lúc bước xuống những bậc cửa, tôi chợt cảm thấy dễ chịu hơn với đôi giày mới. Thật ra, nếu bước chậm chậm như thế, tôi không cảm thấy ngượng ngập cho lắm. Ồ, nó hơi lỏng lẻo ở gót chân một chút, nên tôi định lấy dây thun quấn lại cho nó chặt hơn. Nhưng tôi gạt bỏ ngay ý định đó vì thấy mất thẩm mỹ quá. Ngồi vào trong xe rồi tôi cảm thấy dễ chịu hơn, tôi cứ nhìn xuống đôi giày và thỉnh thoảng rút khăn mùi xoa ra lau những hạt bụi bám vào.
Khi chúng tôi tới nhà thờ, tôi hầu như quên hẳn đôi giày mới đang mang; vì kìa tôi vừa thấy chiếc xe của ba anh Danh đang đi trước và sắp đậu gần xe của Bố tôi. Hầu hết mọi người đều biết Danh là người bạn trai đặc biệt của tôi. Có lẽ Danh không biết rõ, nhưng những cô gái ở đây đều biết tôi rất mến Danh. Mấy cô bạn này thường chọc tôi với Danh.
Bố tôi đậu xe không ngay cho lắm, nên Bố de lại để đậu cho đúng chỗ. Như vậy tôi có thêm một chút thì giờ để chuẩn bị. Lúc xe đậu hẳn rồi, thì tôi thấy anh Danh đã nhảy ra khỏi xe của ba anh ấy. Phải chi Bố tôi đậu xe kịp lúc, thì tôi đã được gặp anh Danh và rủ anh ấy vào nhà thờ luôn cho vui. Nhưng Tuấn đã chạy theo kịp và đi chung với anh Danh.
Như thường lệ, tôi cũng nhảy ra khỏi xe và chợt thấy đôi chân mình không thẳng một cách tự nhiên như trước. Tôi bèn nhớ rằng vì mình mang giày cao gót mới, nên tôi thấy có cảm giác khác như vậy. Cứ mỗi lần bước đi, tôi thấy đôi chân bắt đầu đau, khiến trán tôi phải cau lại. Phải chi tôi có thể đi nhanh hơn để bắt kịp Tuấn và Danh. Nhưng hình như chân tôi bị trẹo mắt cá lúc tôi nhảy nhanh ra khỏi xe, nên tôi mới không đi nhanh như mong muốn được. Tôi nhìn xuống đôi chân xem có gì khác lạ không, nhưng dường như chẳng sao hết, chân tôi vẫn như thường.
Khi tôi nhìn lên, tôi thấy Kiều đang đứng chờ. Kiều đã nhìn thấy đôi giày mới của tôi, và mấy cô bạn trong lớp cũng đã thấy rồi. Họ khen đôi giày đẹp và đủ thứ hết,  nhưng chờ hoài, tôi chẳng thấy ai khen dáng đi đẹp của tôi trong đôi giày mới đó cả.
Mấy mẹ con tôi luôn luôn ngồi chung một băng trong  nhà thờ. Đó là luật lệ của gia đình tôi. Tuấn đi lòng vòng với mấy người bạn mãi một lúc lâu, khiến Mẹ và tôi chờ hoài đến gần giờ nhóm mới thay nó ló mặt. Mẹ ra dấu cho chúng tôi đi theo mẹ tới dãy ghế quen thuộc mà chúng tôi vẫn ngồi.
Ngay giữa lối đi trong nhà thờ có một kẻ nứt trên sàn nhà. Đã nhiều lần đề nghị sửa chữa nhưng không hiểu sao Ban Tri Sự lại cho là điều này không cần thiết. Dĩ nhiên mấy ông bà đâu có ai mang giày cao gót, nên làm sao họ có thể biết được những sự sẩy chân có thể đến. Nhiều bà nhiều cô trong nhà thờ cũng đã than phiền về cái kẻ nứt đó, vì họ sợ sẽ có lần giày cao gót của họ vướng phải. Nhưng lâu nay chưa có trường hợp bi đát nào xảy ra, nên các ông bà cho rằng không cần phải sửa chữa làm chi cho tốn tiền.
Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng cái khe nứt đó có gì là nguy hiểm. Dĩ nhiên tư trước tới nay tôi toàn mang guốc dép thấp mà thôi. Nhưng hôm nay tôi muốn diện đẹp với đôi giày cao gót một chút, thì lại có chuyện không hay.
Mẹ và chị em tôi cùng đi lối giữa hai dãy ghế để đến băng thường ngồi. Tôi dẫn đầu, rồi đến Tuấn, còn mẹ đi sau chót. Tại vì Tuấn lo đi lòng vòng chơi với bạn, khiến Mẹ và tôi phải chờ lâu, nên mới vào nhà thờ sát giờ nhóm quá, vì thế chúng tôi phải đi nhanh hơn để vào chỗ ngồi. Bỗng nhiên, một gót giày của tôi bị vướng vào khe nứt trên sàn nhà, rồi dính chặt vào trong khe. Tôi cố hết sức mà nhấc chân lên, nhưng không kịp: Tuấn trờ tới trước tôi. Mẹ tôi cũng thắng lại không kịp, nên suýt chút nữa Mẹ ngã nhào, còn Tuấn và tôi đang luống cuống. Tôi bám chặt vào thành ghế để lấy sức nhấc chân lên; nhưng cũng không đi đến đâu. Chúng tôi suýt ngã nhoài xuống đất. Than ôi, cái khe nứt, đôi giày cao gót, cái quần dài phết đất, và mấy thứ báo hại này.
Rồi còn thế này mới khổ chứ. Các bạn biết sao không? Tôi gặp chuyện xui xẻo đó ở sát ngay hàng ghế của các cậu thiếu niêng đang ngồi, trong số đó có anh Danh nửa chứ. Tôi ngượng chín cả người, không dàm nhìn tới anh Danh, nhưng tôi nghe tiếng cả bọn thiếu niên cười khúc khích. Đã thế Tuấn cũng ôm bụng cười đến nỗi không đứng thẳng lên được. Tôi nhìn vào chỗ Mẹ xem Mẹ có sao không, nhưng Mẹ cảm thấy quá ngượng nên đã đi vòng qua chúng tôi và đến chỗ ngồi xuồng rồi. Tuấn giục tôi “lẹ lên đi”, nhưng cũng không sao lẹ được. Thấy tôi như vậy, nó bèn vòng ngang phía tôi để đến chỗ ngồi cạnh Mẹ. Lúc đó tôi thấy mình bị vướng vào kẽ nứt này rồi. Tôi bị kẹt thiệt mà! Gót gtày của tôi tọt tuôn vào trong khe nứt, khiến tôi không sao động đậy bàn chân được nữa. Bây giờ chỉ còn có mỗi một cách mà tôi phải làm. Tôi liền thi hành ngay. Tôi gỡ chân ra khỏi đôi giày kẹt cứng, rồi đành một chân giày một chân không, đi vội lại cho ngồi cạnh Mẹ.
Suốt trong phần nghi lễ đầu tiên của buổi thờ phượng,  tôi cứ mãi nhìn về phía kẻ nứt đó để xem chiếc giầy của tôi có còn y nguyên chỗ cũ không hay đã bị ai đá ra chỗ khác rồi. Tôi có cảm giác thật là kỳ khôi với đôi chân bên mang giày bên không như vầy, vì tôi tưởng như một chân bị cưa ngắn hơn chân kia cao năm sáu phân. Mới đầu tôi tương Mẹ và Tuấn không biết tôi đã xoay xở cách nào, nhưng bỗng nhiên Tuấn nhìn xuống chân tôi, thấy chân giày, chân không và ống quần dài của Mẹ thì quét đất, Tuấn cười như nắc nẻ làm cả dãy ghế rung lên.
- Trông chị Thảo y như con nhỏ nhà quê nhà mùa.
Vừa nói nó vừa cười khúc khích.
Mẹ bắt gặp quả tang Tuấn đang lộn xộn, nên đưa tay hích nhẹ vào người nó như thầm cảnh cáo: “Con không được phép nói chuyện hay làm mất trật tự trong nhà thờ như vậy. Con không nhớ sao?”
Nhưng có một điều khiến tôi lo lắng nhất là sắp đến phần dâng tiền. Tôi chỉ sợ mấy ông cầm túi tiền đi qua sẽ vướng chân vào chiếc giày của tôi mất. Rủi có như vậy, thỉ Mẹ cũng như mấy người đó sẽ không tha tôi đâu. Vì vậy, tôi đành phải làm một điều mà chắc sẽ khiến Bố giận lắm. Bố vẫn dạy dỗ chúng tôi phải tỏ sự kính trọng. Nhưng trong lúc mọi người trong nhà thờ cúi đầu, nhắm mắt lại để cầu nguyện, thì tôi luồn mình xuống sàn nhà bò lại chỗ kẻ nứt để giật chiếc giày lên. Lúc tôi vẫn còn bò trên sàn nhà, giữa cái kẽ nứt và sắp tới chỗ ngồi, thì đã cầu nguyện xong. Chao ơi, tôi phải chạy như bay lại chỗ ngồi.
Nhưng làm sao tôi chạy nhanh kịp vì Mẹ đã thấy tôi rồi. Cái nhìn của Mẹ như thầm bảo tôi: “Chao ôi, đợi tới lúc về nhà con sẽ biết, Thảo ạ. Cứ để lúc về nhà hãy hay”.
Tôi quen thuộc với cái nhìn như vậy của mẹ rồi, vì ngay từ lúc còn nhỏ xíu, tôi cũng thường thấy Mẹ nhìn tôi một cách cảnh cáo những lúc tôi có lỗi. Nhưng lần này, tôi thấy cái nhìn kháchơn một chút nữa. Tôi thấy mình lắm lỗi quá. Này nhé, không những tôi đã làm Mẹ phải bối rối, ngượng cả người trong nhà thờ, không những tôi đã làm ngược lại điều Bố vẫn dạy chúng tôi phải làm, mà tôi lại còn làm rách luôn cả hai ống quần sa tanh viền "ren" của mẹ. Đã thế, tôi còn bò lồm cồm ở dưới sàn nhà thờ như một đứa con nít chưa biết đi và chưa ý thức được gì.
Chắc các bạn đoán được ý nghĩ của tôi đó là ước gì mình sinh ra làm con trai, để cho Tuấn làm con gái, ít ra trong những trường hợp như thế này nó cũng không phải mang giày cao gót và quần dài phết đất như tôi.
Buổi sáng ở nhà thờ vừa xong, tôi liền đi nhanh ra ngoài. Tôi cảm thấy có mấy chỗ phòng giộp ở gót chân tôi, nhưng lúc đó tôi không biết làm sao cho bớt đau được. 
Tôi đứng yên một lúc lâu, nghĩ những câu gì đê phân trần mọi chuyện cho Mẹ hiểu.  Thế nào câu đầu tiên Mẹ sẽ hỏi là tại sao tôi bò lồm cồm ở dưới sàn trong nhà thờ, lúc đang nhóm lại như vậy. Xong câu đó tôi lại phải giải thích tại sao đôi ống quan viền ren của Mẹ lại bị rách bươm ra nữa.
Trong phút chốc, tôi thấy phát sùng vời đôi giày cao gót quái quỉ này. Ai còn muốn mang giày cao gót làm gì nữa cho khổ. Mà tại sao mấy cô gái trong lớp học không chịu giữ mốt mang giày thấp cơ chứ! Tôi muốn nổi sùng với cả họ luôn. Nếu họ không xướng ra cái mốt đi giày cao gót trước, thì tôi đâu có muốn bắt chước làm chi.
Lúc mở cửa sau của nhà thờ, tôi lại nhìn xuống đôi chân mình. Cứ mỗi lần bước đi, chân của tôi lại muốn rên rỉ vì vết phòng sưng gây ra đau nhức. Tôi không biết lúc vào trong xe, tôi có thể làm gì để dịu bớt nhức nhối không. Có lẽ tôi không biết làm sao được. Tôi nhìn nhanh khắp bốn phía. Chắc không ai để ý đến tôi đâu. Không nghĩ ngợi gì thêm nữa, tôi liền cúi xuống, cởi nhanh đôi giày ra khỏi chân và chạy vội ra xe với đôi chân không. Ồ, tôi cảm thấy sung sướng biết bao khi được đặt lại đôi chân bằng thẳng trên mặt đất vững chắc như vậy.
Tôi cứ tưởng sẽ không có người nào trông  thấy mình, nhưng tôi đã lầm.
Đằng sau tôi có một tiếng gọi giật giọng:
- Ê kìa, con nhà nặc nô. Lại đi chân đất rồi nhỉ.
Tiếp theo là một tràng cười dòn dã. Tôi nhận ngay ra tiếng của bọn con trai, mấy đứa đã thấy "tai nạn" tôi bị kẹt gót giày cao ở kẽ nứt trong nhà thờ. Mắt tôi tóe giận. Lại lũ nhóc này gây chuyện. Tôi cảm thấy muốn cầm giày  ném vào mặt chúng. Nhưng ngay lúc đó có tiếng Mẹ kêu tôi với một giọng khác lạ:
- Thảo! Dơ hết quần rồi kìa! Con đi làm sao mà để ống quần quết đất như vậy, hả?
Giọng nói của Mẹ không đượm vẻ êm dịu chút nào.
Tôi thấy không thể nào giảng giải dài dòng về đôi giày cao gót lúc này, nên tôi cứ làm ngơ như không nghe tiếng Mẹ.
Tôi biết Mẹ sẽ buồn lòng về tôi lắm, nhưng bây giờ tôi chỉ có cách duy nhất đó mà theo thôi. Tôi tưởng tượng thây rõ chuyện sẽ xảy ra trên chuyến đi về nhà. Tôi sẽ phải cố gắng giải thích mọi sự, và chắc lúc kết cuộc, tôi sẽ phải chịu đền lại Mẹ chiếc quần lành lặn.
Lúc vào đến xe, vừa đóng cửa lại, thì tôi thấy anh Danh và Tuấn đang đi lại phía xe. Nhanh như chớp, tôi cúi xuống, lượm đôi giày, xỏ lẹ vào chân. Tôi lại cảm thấy đau buốt, nhưng kệ nó, tôi không thể để cho Danh thấy mình mang chân không luộm thuộm như thế này được. Tôi có cảm tưởng như tử lúc ở nhà thờ đến bây giờ, chân tôi đã mọc dài ra thêm cả chục phân nữa rồi.
Danh bước đến cửa xe, mỉm cười thật tươi với tôi:
- A, chào Thảo. Đôi giày mới của Thảo đẹp quá nhỉ!
Tôi có cảm giác thật kỳ lạ chạy khắp người. Khi tôi cố mỉm cười lại với Danh, thì môi tôi khô cứng. Tôi cố lấy lưỡi thấm môi, nhưng nó cứ run lên. Cả hàng bao nhiêu tuần nay, tôi đã mong làm sao cho Danh chú ý đến mình nhưng hình như anh ấy chẳng màng nhìn về phía tôi.  Vậy mà bây giờ, đúng vào ngày đầu tiên tôi mang đôi giày mới này, thì Danh lại để ý đến tôi. Nội bấy nhiêu đó, cũng đủ bõ công tôi đã phải chịu đựng các vết phồng đau nhức. Tôi chỉ mong Danh không nhìn thấy gấu quần bị sờn rách của tôi thôi. Anh ấy mở cưa xe ra và nói:
- Tôi muốn rủ Thảo đi dạo quanh nhà thờ một lát. Chắc chút nữa Bố của Thảo mới ra xe cơ.
Tôi cảm thấy vừa choáng váng vừa xúc động. Tôi đưa mắt nhìn quanh xem Mẹ và Tuấn ở đâu. Mẹ đang đứng nói chuyện với mấy người ở nhà thờ, còn Tuấn đang xúm lại chuyện trò với đám thiếu niên đàng kia. Tôi thấy hơi lạ vì đám con trai ở đàng kia cứ nhìn về phía chúng tôi. Nhưng tôi bỏ luôn ý nghĩ thắc mắc về họ khi tôi nhìn Danh.
Tôi nói với Danh:
- Dạ được, đi một chút thôi nghe.
Tôi như quên cả đôi giày khó chịu, những vết phồng đau nhức, cùng gấu quần sờn rách.
Tôi cứ không thể đoán rõ được tại sao anh Danh lại quan tâm đến tôi nhiều như vậy, trừ phi là vì anh chú ý đến đôi giày mới của tôi. Cũng có thể là vì anh ấy thấy tội nghiệp tôi lúc tôi kẹt chân vào kẽ nứt ở sàn nhà thờ. Dù là nguyên cờ nào đi chăng nữa, tôi cũng không thể nào bỏ lỡ mất dịp quí báu này.
Lúc anh Danh và tôi đi dạo quanh khuôn viên nhà thờ, chúng tôi nói chuyện với nhau về việc học trong trường, về nhà thờ, về thể thao, nghệ thuật và những chuyện lặt vặt khác. Cứ mỗi lần bước một bước, tôi có cảm tưởng như chân mình mọc thêm một vết phồng nữa. Mỗi lần di chuyển, đôi chân tôi lại muốn kêu lên, nhưng tôi biết không thể làm như vậy trước mặt anh Danh. Hình như tôi bước chậm hơn và vụng về hơn bao giờ hết. Trong khi đó tôi lại thấy hình như anh Danh đi nhanh hơn và xa hơn. Chẳng bao lâu hai đứa tôi đã đi hết một vòng rộng của khuôn viên nhà thờ. Tới đây tôi nhất định phải dừng lại.
Tôi nói:
- Thôi bây giờ để Thảo trở lại xe. Chắc cả nhà đang chờ Thảo đó.
Danh hỏi:
- Sao Theo vội quá vậy? Ông bà còn nói chuyện với người này người kia ở nhà thờ mà.
Mẹ tôi không tán thành việc các cô gái đi cặp bồ, nhưng Mẹ chưa bao giờ nói rằng tôi không được phép đi dạo với bất cứ một người bạn trai nào trong đám bạn. Tuy nhiên, đi dạo với anh Danh một hồi rồi, chân tôi đau quá, chịu không nổi nữa, tôi mới nói một câu cụt ngủn:
- Tại chân của Thảo.
Danh hỏi vội:
- Sao thế? Chân của Thảo làm sao?
Nhưng tôi chưa kịp trả lời đã thấy Tuấn và một bạn đi tới đón đầu chúng tôi. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng mình đã rơi vào bẫy của Tuấn. Những tràng cười thích thú vang lên khiến tôi càng biết chắc mình đã đoán đúng. Tôi quên khoáy rằng mang giày cao gót thì không được chạy nhanh, tôi đã quay lưng khỏi bọn con trai và chạy vội về phía xe. Dường như gót giày lỏng lẻo hơn và tôi thấy chưa bao giờ bước chân mình lại lung lay như vậy. Thật ra tôi cảm thấy như có tới bốn gót giày nhọn cao lên chứ không phải chỉ có hai gót.
Khi tôi chạy tới thì đã thấy có Mẹ ngồi ở đó, còn Bố thì vừa bước ra khỏi cửa nhà thờ.
Tôi òa lên khóc nức nở, vừa khóc vừa nói:
- Mẹ ơi, nó chơi xấu kinh khủng.
Mẹ kinh ngạc, vội hỏi lại:
- Đứa nào? Làm sao? Thằng Danh hở?
Tôi nói qua làn nước mắt:
- Không phải, Tuấn đó Mẹ. Nó làm con mắc cỡ trước mặt bao nhiêu người.
Tôi quên bẵng tội mình làm rách ống quần viền ren của Mẹ và làm Mẹ ngượng cả người ở trong nhà thờ. Mãi lúc thấy Mẹ im lặng tôi mới chợt nhớ.
Cuối cùng Mẹ hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Vừa lúc đó, Tuấn vào tới trong xe. Nó lấy tay cứ ôm bụng mà cười ngất ngư. Bố cũng bước vào xe và quay lại nhìn hàng ghế sau. Bố nói:
- Có chuyện gì vậy? Đứa thì khóc, đứa lại cười.
Tôi nói:
- Em gì mà chơi xấu kinh khủng, nghịch như quỉ.
Tuấn cố gắng biện hộ cho mình:
- Đâu có ai làm gì đâu nào.
- Thôi về nhà hãy hay. Chúng ta sẽ nói chuyện đầu đuôi.
Bố nói xong, thì trong xe mọi người hoàn toàn im lặng.
Về tới nhà, Mẹ đi thẳng vào nhà bếp. Bố dẫn Tuấn và tôi lên phòng khách, rồi nói:
- Được rồi, chúng ta bắt đầu câu chuyện.
Tôi mở đầu, định phân trần, nhưng không biết phải nói gì trước, nên Bố quay sang phía Tuấn.
Nó nói:
- Dạ chắc cũng tại lỗi của con một phần. Con nhờ Danh làm một chuyện. Con cho Danh biết là chị Thảo mới mua đôi giày có gót cao như đôi cà kheo, nên con bảo Danh hãy đến rủ chị Thảo đi dạo một vòng, càng đi lâu và càng xa càng tốt.
Vừa kể lại câu chuyện, nó vừa cười khúc khích.
Tôi giận tím mặt khi Tuấn cho biết sự thật như vầy. Tôi giận đến không nói được lời nào. Bố phải cố giữ lắm mới khỏi bật cười; nhưng thật ra Bố cũng thấy không có gì đáng cười.
Không để cho Tuấn cười dứt, Bố đã nói:
- Con phải xin lỗi chị Thảo con đi.
Tuấn sắp sửa mở lời xin lỗi tôi thì bỗng có tiếng Mẹ kêu to lên:
- Thảo, cái ống quần của Mẹ bị làm sao thế kia?
Cảm giác ơn ớn vì lo sợ từ sáng tới giờ ở trong lòng tôi bỗng nhiên trở lại. Nó hiện cả lên nét mặt tôi nữa. Tôi đi thay đồ và đem ra trả Mẹ chiếc quần sa tanh viền ren của mẹ bây giờ hai cái ống quần đã bị rách bươm. Thật ngoài sức tưởng tượng của Mẹ.
Mẹ tôi than thở:
-  Chao ơi, khổ quá đi mất. Làm sao mà rách tươm hết thế này.
Rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế cạnh bàn của Bố.