Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chương V
TRẬN ĐÁNH CÓ ĐIỂM MỜ MỊT

(Nguyên văn Latinh: Quid obseurum)

Mọi người đều biết giai đoạn đầu của trận đánh. Thật là bối rối, mơ hồ, ngập ngừng, nguy hiểm cho cả hai đạo quân, phía quân Anh còn nặng nề hơn phía quân Pháp.
Cả đêm hôm trước trời mưa rất to. Đất bị ướt sũng. Đây đó trên cánh đồng, nước mưa đọng lại các chỗ trũng như trong những chậu thau. Có nơi xe cộ của hậu cần nước ngập đến tận trục; từ những dây da quàng dưới bụng ngựa ở các cỗ xe, bùn lỏng chảy rỏ giọt. Giá không có lúa mì, lúa mạch bị xe xộ rộn rịp giày xuống lấp kín vết xe làm cái lót cho bánh lăn đi, thì bất kỳ xe pháo nào cũng không cử động được, đặc biệt ở các thung lũng mạn Papơlốt.
Trận đánh bắt đầu muộn. Như trên kia đã nói. Napoleon có thói quen muốn nắm chắc pháo binh trong tay như nắm cây súng ngắn, để cần thì lúc chĩa vào điểm này, lúc chĩa vào điểm khác trên chiến trường, nên ông có ý đợi cho mặt trời lên và đất khô đi để các khẩu pháo có ngựa kéo có thể lăn bánh chạy ngang dọc tha hồ. Nhưng mặt trời không hiện ra. Thật chẳng còn như cảnh Austelít (Trong trận chiến thắng Austeclit 1805 – mặt trời lên rực rỡ). Khi phát đại bác đầu tiên gầm lên, viên tướng Anh là Côvin nhìn đồng hồ đúng mười một giờ ba mươi lăm phút.
Cuộc tấn công của cánh trái quân Pháp vào Hugômông bắt đầu dữ dội, có lẽ quá dữ dội so với ý định của Napoleon. Cùng lúc ấy, Napoleon cho lữ đoàn Kiô xông lên He Xanh, đánh vỗ vào mặt giữa, còn Nê thì cho cánh phải tiến đánh cánh trái quân Anh đang lấy Papơlốt làm chỗ tựa.
Cuộc tấn công vào Hugômông có hàm ý nghi binh để nhử Oenlinhtơn nghiêng về phía cánh trái đó. Kế hoạch là như vậy. Ý đồ ấy có lẽ thực hiện được, nếu bốn đại đội vệ binh Anh và sư đoàn quân Bỉ dũng cảm của tướng Pécpôngse không giữ vững nổi vị trí này. Nhưng họ đã cố thủ được và vì thế Oenlinhtơn, đáng lẽ phải dồn quân về đó, chỉ cần tiếp viện có bốn đại đội vệ binh khác và một tiểu đoàn của Bơrăngguych.
Cuộc tấn công của cánh phải vào Papơlốt có tính triệt để hơn. Phải làm rối loạn cánh trái quân Anh, cắt đứt đường đi Bơruxen, chặn đường quân Phổ có thể kéo sang, đánh chiếm Mông Xanh Giăng, dồn Oenlinhtơn về Hugômông, từ đó về Bơren Lalơ và từ Lalơ đẩy luôn về Han. Kế hoạch như thế rõ như ban ngày. Trừ một vài sự biến nhỏ, cuộc tấn công này đã đạt được mục tiêu: chiếm được Papơlốt và hạ được He Xanh.
Ở đây có chi tiết cần ghi lại. Trong hàng ngũ bộ binh Anh đặc biệt trong lữ đoàn Căm, có khá nhiều tân binh. Đứng trước các chiến sĩ bộ binh đáng gờm của chúng ta, những tên lính trẻ ấy tỏ ra khá dũng cảm và lòng dũng cảm ấy đã khiến cho sự thiếu kinh nghiệm của họ trở nên được việc. Họ biến thành những xạ thủ tài tình. Binh lính mà chiến đấu theo kiểu xạ thủ thì gần như độc lập hành động, chỉ vì mình chỉ huy lấy mình; những tên lính trẻ ấy vì thế, tỏ ra có ít nhiều cái tính sáng tạo và sự hăng máu của quân Pháp. Loại bộ binh chưa có kinh nghiệm này rất là ưa bắn. Điều đó Oenlinhtơn không thích.
Sau khi He Xanh bị hạ, thì trận đánh chao đảo, thắng lợi không ở về bên nào rõ rệt.
Trong ngày hôm ấy, từ trưa đến bốn giờ chiều, có chỗ không rõ. Trận đánh có một quãng ở giữa gần như mờ mờ, hình như là cảnh hỗn chiến mù mịt. Trời đất như tối sầm lại lúc này. Trong đám sương mù ấy, nhiều đợt sóng dài chao qua đảo lại, một vùng màu sắc loạn xạ, vun vút, nhìn phát choáng váng. Đó là tất cả mớ quần áo, mũ mãng, giày dép, trong quân trang thời bấy giờ mà ngày nay không còn biết đến nữa: những mũ ống có chòm tua như ngọn lửa, những túi da lòng thòng, những dây da mang chéo, những bọc lựu đạn, những áo thêu của kỵ binh, những đôi ủng đỏ đầy nếp, những chiếc mũ kỵ binh viền tua xoắn ốc; rồi bộ binh của Bơrăngguych quân phục xám đen chen lẫn với bộ binh Anh quân phục đỏ tươi, cầu vai trắng thêu nổi trên áo lính Anh, cái mũ da tròn và dài quấn dây đồng, có bờm bằng lông màu đỏ của khinh kỵ Đức, rồi lính Êcốt để gối trần và mặc áo khoác ca-rô, lính cận vệ ta mang ghệt trắng. Tất cả những cái đó hình như những bức tranh, những sắc màu, hình khối cần cho một họa sĩ, hơn là những trận tuyến chiến lược, những vị trí, những người cần cho một tướng pháo binh.
Trong một trận đánh thường xen vào một lượng bão táp nhất định. Cái gì mù mờ, thì chỉ có đoán mới biết. Cho nên người chép sử tùy mình mà ghi thành một nét phang phác nào đó về những chỗ lộn xộn ấy. Bởi vì, dù các tướng cầm quân có tính toán như thế nào đi nữa, khi hai đạo quân chạm nhau nhất định sinh ra vô số những điều bất ngờ. Trong quá trình hai bên đánh nhau, hai kế hoạch tác chiến cài vào nhau, làm biến dạng lẫn nhau. Chỗ nào trên chiến trường tiêu hao nhiều chiến sĩ hơn chỗ khác, cũng như đổ nước lên đất thì có nơi đất hút nhanh, có nơi đất hút chậm, cho nên phải đổ bù quân vào đó quá mức mong muốn. Đó là những khoản chi không dự kiến! Chiến tuyến bềnh bồng quanh co – như một sợi chỉ, máu chảy thành dòng một cách không hợp lý, phòng tuyến các đạo quân nhấp nhô, các trung đoàn nơi thì lồi ra nơi thì lõm vào thành những mũi, những vịnh, tất cả những dãy đá ngầm trên mặt bể kia cử động liên tục trước mặt nhau. Chỗ nào là bộ binh trước kia thì pháo binh lúc này kéo đến; chỗ nào là pháo binh thì kỵ binh ùa lại; cá tiểu đoàn trưởng như những đám khói. Hình như trong đó đang xảy ra chuyện gì, người đang tìm, thì cái đó lại biến mất rồi. Mới thấy hé sáng chỗ này thì lại đã sáng sang chỗ khác. Bóng tối tiến lên, lùi xuống. Hình như có một ngọn gió của cõi âm đang nổi lên, xô đẩy, thổi căng, thổi giạt đi tất cả những đám đông bi hùng này. Hỗn chiến là gì? Là một sự chao đảo. Một kế hoạch dù chính xác như toán học đi nữa, đem ra thực hiện, có giã nguyên không sai chạy tí nào là trong một hai phút chứ không thể trong một ngày được. Cho nên chỉ có những nhà danh họa biết tung hoành ngọn bút mới mô tả được một trận đánh. Và như thế Răngbơrăng hợp hơn Vănđe Mơlăng. Vănđe Mơlăng, họa cảnh chiến trường rất đúng vào giờ ngọ, nhưng người mục kích cùng chiến trường ấy vào giờ thân thì cho là vẽ láo. Ở lĩnh vực này cái gì chân phương hình học lại khiến người ta lầm lạc; trái lại phải linh hoạt, dữ dội như bão tố thì mới nắm được sự thật. Có lẽ vì vậy mà nhà chiến thuật ngày nay mới nói ngược lại nhà sử học ngày xưa được. Cũng xin nói thêm rằng có lúc nào đó, trận đánh chỉ còn là những cuộc xung đột nho nhỏ, riêng biệt ở từng nơi và phân tán ra vô vàn những sự biến vụn vặt, những cái này, theo cách nói của chính bản thân Napoleon “thuộc tiểu sử của các trung đoàn nhiều hơn là lịch sử của đạo quân”. Trong trường hợp này, người viết sử rõ ràng là có quyền tóm tắt. Bởi vì chỉ có thể nắm được những nét bao quát và chính yếu của trận đánh, chứ dù có cần cù đến đâu cũng không tài nào ghi dứt khoát và cố định hình dáng của một trận đánh, nó như một đám mây rùng rợn luôn luôn biến đổi.
Đối với tất cả các cuộc giao tranh giữa hai đạo quân xưa nay, điều đó đã đúng, thì đặc biệt đối với trận Oateclô nói điều đó càng đúng hơn.
Tuy vậy, buổi chiều, đến lúc nào đó, trận đánh vỡ ra.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết