ưa núi tỏa đều và nặng trên đồn Pà Thạc.Những nóc lô cốt chìm trong đêm, hằn trên nền trời vần vụ một đường sóng dài, chen đôi chỗ gãy góc. Ngọn đèn điện treo giữa cổng chính soi ánh vàng ệch xuống một mảng thép gai và mấy thân cọc lổn nhổn chạy vào bóng tối. Cái khối bê tông, gỗ, đá, thép gai úp tròn trên đỉnh đồi này nằm lịm, chỉ hé lên đôi chấm đèn ngái ngủ. Từng lúc, bọn lính trong hầm nói mê lầu bầu, nghiến răng, nhai tóp tép. Tiếng động luồn qua các lỗ châu mai như một hơi thở ngột ngạt, cắt ngang tiếng dế rên ti tỉ từ trong lòng đất thấm ra, rồi lắng đi.Tên lính gác vẫn đứng dựa vào tường lô cốt, gãi, ngáp, xốc cổ áo mưa sột soạt. Lưng hắn bịt giữa lỗ châu mai. Lính gác không đứng trước lỗ châu mai bao giờ. Nhưng hắn là lính mới, hắn ngốc. Hai giờ gác dưới mưa dài hơn hai canh bạc thâu đêm. Hắn vặn người, vươn vai một cái rõ mạnh. Rồi hắn giật thót bụng, bật người sang bên: Bàn tay hắn vừa chạm phải vật gì mềm mà tròn trên miệng lỗ châu mai. Như con rắn. Hắn lóng ngóng lên đạn, lại buông súng. Hắn đánh diêm, khum tay che mưa, soi. Không có gì. Chắc con rắn đã bò ra ngoài, hay là hắn mê ngủ cũng nên. Hắn xốc lại áo mưa, chập chờn ngủ đứng.Dưới chân hắn, cách đế giày độ một gang tay, nền đất không phẳng nữa mà cồn lên lượn xuống thành những nét lạ. Những nét ấy từ từ chuyển, từ từ chuyển, không một tiếng động, như con trăn gió nửa đêm trườn lên cây bắt khỉ.Đại đội trưởng Lương nhún mình trên mười đầu ngón tay, nhích lùi ra một gang nữa, rồi nằm im, dán người dọc chân tường. Thân hình trần truồng bôi kín đất đỏ lẫn vào màu đất sân đồn. Anh nheo mắt nhìn thằng lính gác ngờ nghệch đang ghếch cùi tay lên thành lỗ châu mai. Cáu không thể tả. Y như hắn đánh bạc bịp với Lương. Vừa rồi anh sốt ruột, nhoi lên gang lại chiều dày của tường lô cốt, bị hắn chạm phải tay suýt lộ. Giờ đây, đôi giày vải rách lại cắm sừng sững trước mặt anh như trêu tức. Từng luồng hơi thối khắm phọt qua lỗ thủng chỗ ngón chân út. Cái mảnh cao su đen tròn đính ngang mắt cá giày giống như một tròng mắt lồi nhìn Lương ngạo nghễ, không chớp.Tiếng giày đinh lệt sệt đến gần. Lương lé mắt nhìn nghiêng. Mấy bóng đen dừng lại. Một tia đèn bấm lóe, tắt. Thằng lính gác lập cập bước ra, nói ấp úng, bị thộp ngực day cho lạng chúi. Chỉ trong một loáng, Lương đã nhô lên, đo vội lỗ châu mai, và uốn người bò đi. Chậm mất rồi. Tiếng chân chó lép nhép trên bùn chạy vào, to dần. Lương duỗi tay, úp mặt, nín thở, cố nén tiếng tim đập nhanh và ồn ào quá.Hơi con chó nóng rà trên chân Lương. Như một đàn ong bò vẽ đang bò lổm ngổm trên da Lương, tìm chỗ đốt. Bình tĩnh, bình tĩnh... Lương nghiến răng, cố nghĩ sang một chuyện vớ vẩn gì đấy... Bập! Nó cắn rồi! Con chó béc giê nhay mãi cái xác chết kỳ lạ, có máu mặn ấm mà không có mùi người. Nó nhả bắp chân, hít hít trên đùi, trên lưng. Bỗng nó rít khẽ, dạng chân quắp đuôi, vừa lùi vừa gừ gừ, rồi chạy biến. Từ đầu đến cuối không một tiếng sủa.Lương đưa tay vuốt trán nóng như lửa, hít dài. Thoát nạn. Cũng không uổng công anh nằm dầm sương mấy đêm cho mất mùi mồ hôi, và bôi ít mỡ cọp vào lưng dọa chó. Không khí sao ngọt và thơm lạ, Lương thở mãi không chán.Nửa giờ sau, anh ra đến rào thép gai. Hai lần rào “cũi lợn” ngồn ngộn chặn trước mặt, ống bơ và mìn nhằng nhịt. Bụng dán sát đất, hai tay xoa xoa trước mặt dò những sợi dây nhựa nhỏ muốt gài mìn, anh nhích từng tấc một, kéo theo bó cọc dài hai tấc chống dây thép gai. Mìn nhảy chôn chi chít theo hình nanh cá sấu, chỉ đợi một ngón tay chạm mạnh là tống lên trời một quả thép bằng bắp chuối, nổ ngang tầm ngực. Xâu kim băng xỏ kíp mìn cứ vơi dần, lại đầy. Không được để lại dấu vết.Thân hình dẻo như bó gân ấy luồn sâu mãi vào giữa cái mạng nhện tưởng con muỗi qua không lọt. Đây là quãng đường vất vả nhất, nhưng ít nguy hiểm hơn chỗ sườn đồi trọc bị đèn pha quét loang loáng ngoài kia. Vào đồn thì “nhà nó cũng như nhà ta”, không có gì đáng ngại. Chả là thằng địch chỉ căng mắt dòm ra ngoài mà ít ngó xuống chân. Tự nhiên Lương nảy ra một cái thèm lạ lùng: hát một bài, chửi một tiếng thật to, hay giở một trò tếu gì đấy cho cái đồn ngốc nghếch này dựng tóc gáy lên mà chơi. Người ta ra vào như đi chợ mà cứ tưởng kiên cố lắm. Anh nhoẻn cười, gạt mồ hôi cằm, lại trườn.Một giờ sau, Lương ra đến rừng.Bức tường cây dựng lù lù trước mặt. Ba mẩu lá lân tinh cài hình tam giác sáng lập lòe trên một gốc cây to. Anh vạch lá chui vào mươi bước, chúm môi huýt sáo. Cành khô gãy rắc bên cạnh. Một bóng người cao to nhô lên, cất giọng khao khao hỏi bằng tiếng Lào:- Xong rồi chứ?- Xong cả.Lương nghe tiếng mình khác hẳn đi. Suốt đêm không mở mồm, quai hàm và lưỡi cứng lại. Anh lập cập xỏ tay mặc áo. Mưa đã ngớt mà gió vẫn thổi xông xổng. Cái rét đêm vùng núi luồn qua lỗ chân lông, thấm vào buốt thịt. Đến bây giờ Lương mới thấy rét ghê gớm. Hai hàm răng gõ lách cách. Anh bực mình, tống một góc khăn vào đầy mồm, lại rút ra để hỏi anh cán bộ Lào:- Bên đồn B thế nào?- Chiếu đèn pha nhiều, nhưng không có tiếng súng. Trót lọt rồi.- Cái thằng Khiêm chúa nghịch. Cho nó đi, tôi cứ thấp thỏm.Đại đội trưởng Văn Thon buột mồm:- Thế còn tôi?- Anh bảo gì?Văn Thon im lặng. Hai con mắt lóng lánh nhìn Lương như muốn nói thêm. Lương cúi xoa xà phòng trên chân cho vắt đỡ bám. Chạm phải vệt máu chảy ấm tay, anh mới nhớ ra chỗ chó cắn đang ngứa ran. Anh rùng mình. Cả một chùm vắt rúc đầu vào vết thương, căng bụng mà hút, chồng lên nhau thành một nắm lầy nhầy. Anh đắp lên một nắm thuốc lá, xót nhói người, bắp thịt giật mạnh. Vắt co vòi rụng dần.- Lương này...- Gì thế?Văn Thon ngẫm nghĩ, rồi nói nhanh, giọng không tự nhiên:- À anh có vào nhà quan ba không?- Chỉ bò dưới cửa sổ. Lại con đĩ hôm nọ cứ ủn ỉn. Muốn đòm cho một phát đỡ ngứa tai... Ban nãy anh nói gì, tôi không nghe rõ.- Không…Phía đồn vẳng đến một tiếng nấc. Một đốm lửa vọt lên cao, đứt rời thành đường chấm lả tả gạch chéo những mảng mây mọng nước. Đèn dù bật sáng lòe, một cái ô ánh sáng úp xuống rừng và cái đồi mu rùa. Từ trong lòng đêm mưa, tất cả khối công sự chơm chởm vùng nhảy chồm ra như con thú tỉnh giấc. Một lỗ châu mai mở mắt chớp chớp tia lửa, phun mấy chùm đạn bay vu vơ. Vầng sáng xanh xuống dần, ngả sang màu vàng nẫu, tắt phụt. Lại con nhím, con cầy chạy vướng ống bơ trên đồn.Hai người vạch lá chui sâu vào rừng, đi về phía quả núi cao thắt cổ bồng. Văn Thon đi nhanh thoăn thoắt. Lương chập choạng theo sau, bấm đèn pin bọc vải xanh soi đường mà vẫn trượt ngã dúi. Một cành gai sắc vướng vào người Văn Thon, co lại như cánh cung, bật mạnh vào mặt Lương. Vừa gỡ được thì đôi vai đồ sộ đằng trước đã mất hút.- Văn Thon! Đợi tí đã. Mắt anh là mắt mèo có khác.- Tôi thuộc rừng, đi dễ. Anh mệt lắm à?- Thường thôi. Cơ sở bên làng Phi Lạt báo tin gì không?- Có về nhà tôi báo cáo.Văn Thon nhấn hai tiếng lai ngan (báo cáo) hơi mạnh, Lương chợt nhận ra Văn Thon có cái gì khác thường đã mấy hôm nay mà không muốn nói ra. Khó khăn trong công tác, hay va chạm với anh em trong đội? Theo thói quen, Lương biết là không nên hỏi ngay..Hai người băng rừng vài cây số, lội ngược một quãng suối dài cho nước xóa sạch dấu chân, rồi trèo lên sườn núi Vượn. Một con gà rừng gáy xa eo óc, tiếng lảnh lói khác hẳn gà nhà. Sương đặc như bông quấn ngang chỏm núi đã ửng màu da cam, mà mặt đất dưới vòm cành lá vẫn đen kịt, chỉ lập lòe những mảnh lá mục như in lại một nền trời nào đầy sao. ° ° °Trên bản đồ quân sự của mặt trận Tây Nam, vùng Pà Thạc nằm kẹp giữa hai con sông chảy song song: sông Xê Ban phía bắc, sông Nậm Đăm phía nam. Một vùng núi tiếp núi trập trùng, xô bồ, chông chênh, như một luồng sóng biển đột ngột bị đông lại thành đá phủ rêu xanh.Khu căn cứ du kích từ trên mạn bắc loang xuống đến sông Xê Ban là hết. Cách đó hơn một trăm cây số, về phía nam sông Nậm Đăm, lại một khu du kích lớn nữa nằm lọt thỏm trong lòng địch. Hai mảng đỏ trên bản đồ bị phòng tuyến sông Nậm Đăm cắt lìa: một đường xích chi chít những chấm vuông đen, cắm cờ xanh trắng đỏ. Nó như con dao bầu thiến ngang bụng mặt trận Tây Nam, xén đứt những đường dây liên lạc và tiếp tế giữa hai khu du kích. Qua bảy năm chiến tranh rồi, chưa hề có viên đạn nào bắn vào mười hai cứ điểm của phân khu Pà Thạc dọcn... hùng cường...Mành không kịp hiểu vì sao mắt anh nóng và tim anh đập mạnh. Cũng cái cảm giác như hôm nào nói chuyện với đồng chí Itxala. Họ còn khổ nhiều quá... Anh chợt thấy hổ thẹn. Anh vừa quát tháo với Tuyên vì Tuyên cố đánh Pà Thạc để giải vây cho các đồng chí Itxala và du kích đang nguy khốn.Mành lội bùn lép nhép, cúi đầu theo Tuyên không nói. Tuyên vẫn để đầu trần, thỉnh thoảng ngửa mặt lên hứng mưa. Cái bóng thấp lùn bước lấp gấp, cái đầu húi carê ướt sũng trước mặt Mành là sự đau khổ hiện thành hình người. ° ° °Chính ủy Thông Phun ngồi xổm trên sạp, trùm nilông che nước dột. Râu anh đọng nước sáng chấp chới trong ánh đèn bão. Anh vừa đi kiểm tra bộ đội về, đang khom lưng trên bản đồ, tìm một cái tên. Chữ Lào in đá bị nhòe khó đọc, anh gỡ kính rồi lại đeo, lần mãi ngón tay. Bỗng anh vỗ sạp kêu:- Đây rồi, làng Xa Ming bưởi ngon có tiếng!- Sao?Thấy Tuyên đứng trước mặt, anh kéo áo Tuyên nói vội:- Ngồi xuống, ngồi đây… Làng Xa Ming bị địch chiếm cách đây một tháng, tôi đã báo tin cho anh Đặng. Cơ sở Itxala ở đấy rút vào bí mật. Họ cho một người về báo tin có anh bộ đội Việt lạc vào làng, bị địch bắt.- Phía Xa Ming các anh gây cơ sở, có bộ phận Việt nào đâu!- Thế mới lạ. Anh này người đẹp đẹp, không biết tiếng Lào, trẻ lắm. Bị tra bằng kìm sống mà không khai. Chúng nó mang về đồn, chưa biết giam ở đâu hay giết rồi.- Thôi chết, cậu Khiêm chuột nhắt!Tuyên chồm lên. Thông Phun lắc đầu:- Chả phải. Nhất định anh Đặng báo cho đội CC3 biết từ lâu, họ còn vào làng ấy làm gì.Cán bộ các đơn vị lục tục đến. Tuyên cắn môi nghĩ. Anh cố giữ bình tĩnh để không chạy một mạch về Ban tham mưu tìm Đặng, hỏi cho ra lẽ. Đường số 1 bị lộ, làng Xa Ming vào tay địch, tất cả những tin ấy có đến đội CC3 không?Thông Phun mân mê hai tờ giấy trong tập công văn, ngập ngừng không muốn trao cho Tuyên. Hai bức điện vừa gửi đến Ban chỉ huy chiến dịch. Một mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng Lào cho phép đổi hướng tấn công. Một chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện gửi cho Tuyên: “Nghiêm khắc kiểm thảo các đồng chí phụ trách chuẩn bị Pà Thạc, báo cáo ngay”. Anh biết rằng trách nhiệm và kỷ luật sẽ đổ xuống đầu Tuyên trước hết, vì Tuyên được giao việc chuẩn bị chiến trường hướng nam, lại cố đề nghị lên trên xin giữ nguyên hướng mở chiến dịch.Nghĩ thế, anh càng thương Tuyên. Anh đã viết một điện dài gửi về Bộ Quốc phòng, chia bớt sang cho mình một phần khuyết điểm và bào chữa cho Tuyên.Mành lên tiếng:- Đề nghị các đồng chí bàn luôn sang kế hoạch mới. Tình hình đủ rõ rồi đấy.Mành nhắc lại đề nghị tiến quân về phía tây bằng mấy câu gọn. Kế hoạch được thông qua rất nhanh. Mành cười rạng rỡ. Anh hết sốt rồi. Chậm lắm chỉ ba ngày nữa thôi, súng sẽ nổ. Cả một đội kèn đang thổi bài xuất quân bên tai Mành.Thông Phun đưa cho Tuyên và Mành hai bức điện. Mành đọc xong, trầm ngâm gãi gáy. Anh nói một câu khiến Thông Phun và Tuyên cùng ngạc nhiên:- Nên kiểm thảo cách làm việc của Đặng, chứ đồng chí Tuyên chả có khuyết điểm gì trong chuyện này.Thông Phun buột mồm: “Đúng thế”.Tuyên ngẩng đầu, phân vân. Mành thật bụng hay lại mai mỉa châm chọc?Mành không để ý, vẫn nói rành mạch:- Chủ trương đánh Pà Thạc hoàn toàn đúng. Trước đây tôi đấu tranh để đổi hướng chiến dịch là tôi sai. Nhưng bây giờ không còn hy vọng tìm ra đội CC3 nữa, thì bất đắc dĩ phải tấn công hướng tây thôi.Rồi Mành cau mặt nói nhanh hơn, lại đấm nắm tay phải vào lòng bàn tay trái để chấm câu, như diễn thuyết với Tuyên:- Cậu Đặng chỉ biết vùi đầu vào giấy tờ, giấy tờ, giấy tờ. Công tác tham mưu không phải công tác bàn giấy đâu nhé. Tôi mới gặp nó chưa bao lâu mà đã ngấy cái lý thuyết sách vở của nó rồi. Nó thấy anh ở địch hậu ít được đọc tài liệu mới, không quen công tác tham mưu, nó vác lý thuyết ra lòe anh. Ừ mà như thế anh cũng có khuyết điểm. Anh tin nó quá, không kiểm tra đôn đốc gì cả... Thôi tôi về trước xem bộ đội ra sao cái đã.Mành rút áo mưa, vơ cây gậy, còn quay lại:- Không chừng đội CC3 cũng một duộc với Đặng đấy. Gì chứ bệnh quan liêu là chúa hay lây từ trên xuống dưới.Thông Phun và Tuyên ngồi đối mặt nhau một lúc nữa. Tự nhiên Thông Phun nhớ rõ mồn một đến cuộc họp cách đây hai mươi hôm, anh và Tuyên bàn kế hoạch đánh Pà Thạc mà rộn rực, mà phơi phới như chắp cánh. Những người chỉ huy bộ đội thường rất giàu tưởng tượng và mơ ước. Trong khi lo từng củ gừng cho bộ đội chống ho, từng sợi dây mìn cho du kích, họ đã vẽ nên trong trí cuộc chiến đấu sắp đến với bao nhiêu là tình huống trắc trở, đã thấy trước cảnh chiến thắng vàng son. Chỉ qua có hai mươi hôm, tất cả vùng sụp đổ, tan thành bụi.Không khí như ám khói, khó thở. Hai người cùng lặng im trong phút hiểu nhau. Tuyên đứng lên, cười gượng:- Tôi thua cuộc rồi nhé.Thông Phun đáp giản dị:- Tôi cũng chưa viết thêm được chữ nào, thế là hòa.- Chúng mình đều thua cuộc thì đúng hơn.- Tạm thua một keo. Tôi đang rút người về tổ chức đội chuẩn chiến 4, lại ném xuống Pà Thạc. Tiếc rằng không có…Anh ngừng giữa câu. Nhắc đến Văn Thon, người bạn Việt sẽ hiểu ra ý trách móc. Tuyên gõ tay xuống bàn, hỏi- Trinh sát Itxala mất nhiều người, liệu tổ chức thêm một đội đủ không?- Itxala chưa hết người. Không bao giờ hết người anh ạ.Thông Phun cười, rút hộp sữa trong cái làn mây nhét vào túi dết Tuyên, trong khi Tuyên quay lưng giũ áo mưa. Quà của bạn cũ ở Viêng Chăn gửi ra cho anh, quý nhất chỉ có hộp sữa ấy. Một bóng đen nhô ra khỏi bụi vầu cạnh lán, đi theo Tuyên một quãng mới gọi bằng tiếng Lào.- Đồng chí Tuyên!Tuyên giật mình, bấm đèn pin. Đôi mắt xếch của trung đội trưởng Pheng nhìn anh trừng trừng, mái tóc ướt dán vào mang tai.- Ta không đánh Pà Thạc nữa hở đồng chí?Tuyên cắn môi.- Tôi nấp cạnh lán nghe trộm. Xin lỗi đồng chí, tôi phạm kỷ luật. Đồng chí biết hơn, nói hộ tôi sao không đánh Pà Thạc?Tuyên vẫn im. Một sợi tóc cứa vào tim anh khi nghe câu hỏi vừa uất vừa khẩn khoản ấy. Anh không dám nhìn vào hai chấm mắt trắng của Pheng. Người chiến sĩ Lào đứng trước mặt anh như ông quan tòa buộc tội, gay gắt hỏi anh đã làm hỏng kế hoạch như thế nào. Anh muốn nói một câu an ủi, xin lỗi, mà bối rối không thốt ra lời.Pheng thở phào, nói ngút hơi:- Tôi hiểu rồi. Phải giữ bí mật.Pheng biến vào bóng tối. Tuyên đưa tay vuốt trán, gạt mồ hôi lạnh lấm tấm. Suốt dọc đường về cơ quan, anh thấy đôi mắt xếch nhìn chọc vào mình, nghe cái giọng ứ đau khổ: “Sao không đánh Pà Thạc?”.Lán tham mưu chật ních những cáng và ba lô xếp đống. Thương binh nặng nằm trên sạp cao quá đầu, nhìn lên chỉ thấy một dãy bàn chân trùm chăn. Thương binh nhẹ trải áo mưa nằm trên đất nhão. Tiếng rên, tiếng thở khò khè. Mùi cồn không át được mùi tanh. Tuyên tạt vào định hỏi thăm thương binh và xem Đặng đưa cơ quan đi đâu. Chợt anh trông thấy Soan, vội dừng lại, né sang một góc tối.Soan đang nằn nì một anh quấn băng kín đầu lên nằm sạp. Anh này gắt:- Tôi khỏe như vâm, yếu đau gì. Đồng chí lên ngủ đi. Thức phờ người rồi còn…Soan bắt chước vẻ làm nghiêm của chị y tá trưởng có râu mép, cố nhíu mày và đổi giọng ồm ồm:- Yêu cầu đồng chí đừng gây khó khăn cho chuyên môn!- Có yêu cũng chả cầu!Thấy Soan xịu mặt, anh kia cười khì, trèo lên sạp.Chung quanh khúc khích, đế vào:- Nũng tí thôi.- Ý chừng còn thích cô y tá cõng chạy bom lần nữa.Soan chợt thấy Tuyên đi qua chỗ sáng. Soan chạy ào theo. Tuyên hỏi ngay:- Ban tham mưu đi đâu?- Anh Đặng bảo ra làng Na Phô ạ.Tuyên bước thẳng. Anh sợ phải nói cái tin Khiêm bị bắt. Soan gọi giật:- Anh ạ...- Anh vội tí. Chưa có tin gì mới... Không sao, họ về cả thôi.Soan nhoẻn cười, tay gỡ mái tóc rối:- Anh bí mật thì em nói. Chuyện hay quá.- Chuyện gì thế?- Chị y tá trưởng ấy mà..., chị tâm sự với em, bảo ai lấy anh thì hạnh phúc lắm. Nom chị buồn buồn là. Bí mật anh nhé.Soan bưng miệng cười, chạy ù vào lán. Tuyên thở mạnh, bỏ đi. May quá, Soan không hỏi tin Khiêm. Phải nhẹ nhẹ, từ từ, cho Soan biết từng tí một. Giờ đây nếu Khiêm sống sót trở về, anh còn mừng hơn là Soan yêu anh. Cái đêm thức bên Soan đã lùi xa, như cách hàng mấy năm. Anh chỉ là ông chú, phải là ông chú.Soan cầm lọ thuốc đau mắt đi rỏ khắp vòng, rồi về ngồi trên ba lô mình, gỡ tóc. áo quần ướt và vấy máu tanh quá, làm thế nào thay được nhỉ. Lại đói ngấu nữa... Cái lược rơi khỏi tay. Soan ngáp dồn, dựa vào cột ngủ luôn. Một anh liên lạc đi qua lán, dòm vào:- Đồng chí Soan!Soan dụi mắt nhìn hộp sữa anh ta dúi vào tay, của anh Tuyên gửi cho riêng Soan. Úi chết, sao lại được cả một hộp “Con chim” vào giữa lúc túng quẫn này! Soan cuống quýt xách đèn xuống bếp đun nước sôi pha sữa ngay. Các anh bị bỏng nặng không ăn được cháo... ° ° °Các nhóm giã gạo bị máy bay xua ra rừng một lúc, lại kéo vào làng, hát ghẹo, thổi khèn ù ú u, đuổi nhau, cười ngặt nghẽo, hú những tiếng dài khen câu đùa đậm. Cánh thanh niên vốn ham chơi, hò nhau:- Âu! Âu me! Nào ta múa một vòng anh em ơi!- Các cô ở lại đằng này. Nghỉ một giờ!Các cô bấm nhau rúc rích. Anh xã đội trưởng nhảy lên một cái cối giã úp sấp:- Giới phụ nữ khuyên các anh đứng trên cần cối mà múa!Cười. Xô đẩy nhau tranh chỗ giã. Bốc trấu bỏ vào cổ nhau, kêu í ới.Rình rình rịch rịch.Khít... xình! Khít... xình!Trời giội mưa, tối sầm, thì đèn chai bật sáng giăng giăng khắp làng Na Phô, dưới sàn nhà, dưới những chái che bằng cót bằng nong. Tiếng voi tập đi đều vẫn găng với tiếng mưa, không đứt đoạn.Đặng dẫn cơ quan tham mưu ra làng trú mưa, khi có lệnh nhường lán cho thương binh. Các ban khác làm lán lợp lá chuối ở cạnh bộ đội. Đặng thấy họ máy móc. Xa bộ đội năm cây số, anh vẫn nắm được tình hình cụ thể qua báo cáo, cứ gì phải bám theo đơn vị nhũng nhẵng. Vấn đề chính là làm việc khoa học hay không.Thấy mấy anh bộ đội Việt đi giữa mưa, bà con ùa ra hỏi thăm, chèo kéo, lôi về nhà mình. Đặng từ chối khéo. Vào chỗ giã gạo ồn quá, mà anh định xem lại công văn, đọc mấy văn kiện quan trọng. Đi rảo một vòng, anh xoay xoay cây ba toong trỏ vào ngôi nhà to nhất, vừa tĩnh vừa sạch. Đồng chí văn thư nói nhỏ:- Báo cáo anh nhà này không được tốt. Buôn ngoại hóa bán cắt cổ, thì thụt vào thành luôn.- Sao đồng chí biết?- Chúng tôi ra làng làm ruộng giúp dân, họ kể cho nghe.Đặng lưỡng lự, rồi gạt:- Không sao, nghỉ tạm một đêm thôi mà. Tôi cần chỗ vắng làm việc.Lão chủ nhà đang ngồi uống rượu khật khưỡng một mình. Nhận ra bộ đội, lão hơi cuống, sau lại mừng quýnh. Lão quát vợ quét một đầu nhà, trải chiếu, thắp đèn hoa kỳ to ngọn cho bộ đội nghỉ. Rồi lão vào buồng xách ra thêm chai rượu và xâu thịt nai nướng, bày mâm mời bộ đội. Anh em xin kiếu, chuồn ra giã gạo với dân làng cho vui.Chỉ còn Đặng ngồi lại với tập công văn, bên ngọn đèn cháy ri ri, sáng và ấm. Lão chủ nhà ấn chén rượu vào tay anh:- Ông uống một chén. Thằng rể mua được cái đùi nai, bố vợ đánh chén, chứ chả dám rượu chè mang tội với chính phủ. Ông uống...Đặng chỉ hiểu có tiếng kin. Anh làm hai hớp cạn chén. Luồng máu nóng từ bụng dào lên, sưởi chân tay lạnh cóng. Anh cười, xua tay. Lão chủ lại rót đầy chén nữa, cười sặc mùi ngậy:- Bộ đội ăn khỏe như anh chàng Bảy Chum, cơ man là gạo. Tôi cũng giã đấy chứ, chỉ phải cái không quen, đau tay quá. Thằng rể lo kiếm ăn kiếm ở, bận luôn. Kìa, ông uống nữa.Đặng lại uống. Mũi cay nồng, khó thở. Tiếng ồn ào chung quanh ngạt dần, như bị cái chăn chùm kín. Chân tay nhẹ bỗng. Rồi cả thân thể anh tan đâu mất, chỉ còn cái đầu lơ lửng và chén rượu chạm môi lành lạnh. Anh lại uống.Rượu đánh thức cái buồn sâu kín nhất của anh. Chưa uống thì buồn thầm lặng. Càng uống càng buồn nhức nhối, giống như bàn tay bàn chân tê dại hồi lâu nổi lên buốt nhói ngàn mũi kim châm. Chờn vờn trước mắt anh cái cảnh Ban tham mưu kiểm thảo. Cũng có nêu vài cái ưu điểm gọi là. Khuyết điểm khối. Quan liêu. Mệnh lệnh. Giấy tờ. Thiếu trách nhiệm... Anh cười chua chát: “Hừ, hàng ngày không vạch nổi cái kế hoạch huấn luyện đại đội, vào hội nghị lại lớn tiếng phê phán công tác của tham mưu trưởng trung đoàn!” Cũng may họ chưa biết vụ CC3... Cũng như mọi lần nghĩ đến đội chuẩn chiến, anh thấy nhói mạnh một cái ở đâu trong người không rõ. Anh lắc đầu, đưa mu bàn tay gạt cái trán hói: “Xếp nó lại. Quên đi. Pháo binh bắn sai, đấm lưng bộ đội thì sao, đem giết cả đi à!”.Như cái máy, anh tợp hết chén này sang chén khác. Ngọn đèn nảy làm hai, làm bốn, thành một quầng lửa trong đó khuôn mặt bóng đỏ của lão chủ cứ biến rồi hiện như chơi ú tim. Lão muốn đùa với Đặng. Thôi, người ta đang buồn đây. Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thế mà tài Đặng hết chỗ dùng rồi, hết chỗ dùng... Họ không hiểu được con người đã đứng đầu Ban tác huấn của một Liên khu, đã giảng chiến thuật trong các lớp cán bộ trung cao cấp (đề nghị đồng chí đại đoàn phó tóm tắt cho tôi các đặc điểm của chiến thuật công kiên... Vâng, tốt lắm!), đã soạn sách giáo khoa cho trường sĩ quan tham mưu, đã viết nhiều bài trong “Quân chính tập san” phân tích lối hành binh của Tôn Tử và đại đế Alécxăng, khiến cho một đồng chí thiếu tướng phải khen: “Tiểu đoàn trưởng mà hiểu rộng thế này à?”Chao ôi buồn...Bạn cũ và cả cấp dưới của Đặng nữa, khối người lên đến trung đoàn đại đoàn. Ở trường Thanh niên tiền tuyến ra, theo Cách mạng, anh vút lên cấp nhanh hơn họ, rồi dừng lại chết gí một chỗ ở cấp tiểu đoàn liền năm năm. Người ta đánh giá anh ngày một khác đi, đẩy anh từ nghiên cứu sang tác chiến, từ tác chiến về giảng dạy, để cuối cùng ném anh vào cái xó núi này, làm một chân tham mưu trưởng quyền rơm vạ đá. Công tác rối bòng bong, nề nếp du kích. Có quẫy thì cái lưới thành kiến càng thít chặt, bó giò chân tay. Anh sinh bất phùng thời mất rồi...Ai đập vào chân Đặng, cắt dòng suy nghĩ đen và nặng. Ai ấn vào tay Đặng một gói vuông, dày. Anh căng mắt nhìn đờ đẫn.Lão con buôn ngồi tựa lưng, ngoẹo đầu, ngáy pho pho. Vợ lão dọn mâm bát. Cái gói nilông đựng một tập giấy. Ánh đèn và dòng chữ múa tròn, nhảy như chim sẻ, không đọc được. Đồng chí văn thư báo cáo, tiếng âm u đứt đoạn như ngồi trong chum nói ra:- Anh du kích… một người lạc rừng bị ngất trên bờ sông... trong túi... bắn lên trời hai phát.. hình như quan trọng.- Xem chưa?- Chưa ạ. Có ghi chữ “tối mật” bên ngoài. Anh đã dặn…- Được. Tôi... sẽ nghiên cứu.Hơi rượu bốc ngùn ngụt. Lưỡi Đặng vướng mồm khó nói. Những chữ đỏ vẫn đuổi nhau, không kịp xếp hàng ngang cho anh đọc.- Báo cáo anh, có lẽ tài liệu thượng khẩn hay hỏa tốc.- Để tôi nghiên cứu.Đó là câu của miệng của Đặng để giữ thế chủ động. “Tôi sẽ nghiên cứu”, rồi công văn chui vào kẹp giấy, người có việc ra nằm đợi ngoài trạm liên lạc. Vài hôm sau, anh giở ra đọc lướt qua, giải quyết ba phút là xong. Không ai trách anh chậm trễ được. Phải nghiên cứu mà. Đặng ngả lưng trên đệm. Êm quá. Lão chủ thế mà chu đáo. Xấu với ai thì xấu, đối với bộ đội vẫn tốt đấy chứ... Cái gói rơi xuống bên gối. Anh ngủ trong cái nhà vắng, tập công văn lật ngửa cạnh mình. Rồi Đặng nghe tiếng lao xao chung quanh, lơ mơ phát cáu. Không có giờ nào được yên. Anh cố ngủ say được một giấc dài nữa. Có tiếng gọi anh mấy lần. Một bàn tay lật ngửa anh ra, lôi dậy, không kiêng nể.Người ngồi chật nhà. Trung đoàn trưởng Tuyên chúi đầu vào tập công văn, thỉnh thoảng dòm sang bên, đọc cuốn sổ điện báo. Lố nhố các chủ nhiệm chính trị, cung cấp, các đảng ủy viên. Họ kéo ra làm gì giữa lúc khuya khoắt này?Đặng cười ngượng nghịu với Tuyên:- Mệt quá, các đồng chí đến chả biết gì cả.- Đồng chí hết say chưa?- Say gì... làm một hớp cho ấm. Gia đình này quý bộ đội lắm.Đặng đã bình tĩnh. Trước một người nóng tính như Tuyên, bình tĩnh là đã thắng một nửa. Anh không mấy khi bối rối khi thủ trưởng hét ra lửa. Một thói quen có lợi. Anh lạnh giọng:- Đồng chí cho biết đây là kiểm thảo hay lấy khẩu cung?- Kiểm thảo.Hỏng rồi. Tuyên không nổi nóng thêm, nghĩa là không bị dồn vào thế bí. Đặng bắt đầu trình bày lúng túng. Cán bộ tác huấn và quân báo đều đi công tác hết, còn mỗi mình anh ở nhà, công việc rối mù, tất nhiên bị chậm trễ.Một đảng ủy viên hỏi về vụ làng Xa Ming bị địch chiếm mà đội CC3 không biết. Đặng cười khẩy, bật hai ngón tay đánh tách:- Chức trách của tham mưu trưởng đã được quy định từ lâu, đồng chí nên nghiên cứu lại. Cơ sở còn hay mất là do Ban chính trị theo dõi...Tuyên nhổm người như sắp nhảy xổ lên trước. Đường gân chữ y bò lên trán, chạm chân tóc húi ngắn.- Khốn nhưng làng Xa Ming nằm trên đường về của đội chuẩn chiến, là cái nút liên lạc với phía nam! Cậu Khiêm vừa bị bắt ở Xa Ming. Anh Thông Phun báo cho đồng chí biết, đồng chí vất tin vào xó. Rõ ràng trước mắt đấy, đồng chí có hiểu không? Có chịu hiểu không?- Yêu cầu đồng chí xem lại thái độ...- Đồng ý, tôi đang nóng. Tôi chỉ ngạc nhiên tại sao Đảng ủy, Chi bộ, chính quyền giúp đỡ đồng chí bao nhiêu lần, mà đồng chí không bớt quan liêu đi mộ;c con, buông ra không?- Anh em tập hợp cả rồi kìa.- Tao... đau bụng.Khiêm cười khúc khích, thả tay Chánh:- Đau mắt chứ. Mày định tập nốt mấy ngón quyền cho đội cơ mà.Chánh mở mắt, ngơ ngác một loáng rồi vọt dậy:- Bỏ mẹ, suýt quên.- Hết đau bụng rồi hở?Chánh lườm Khiêm, phóng luôn ra cửa hang. Đội chuẩn chiến tám người đã ra bãi cỏ mé sau hang, nhảy nhảy cho đỡ cóng chân. Bác Cống già khoác súng vào vai xuống gác dưới dốc, hai tay còn búi núm tóc củ tỏi trên đầu. Chánh biểu diễn cái thế võ tay không đoạt côn của địch thủ, miệng giảng tay vung, bắp thịt nổi cuồn cuộn.- Thấy nó hoa côn lên đừng có lùi, hiểu chưa? Hai tay chắp đứng, cây côn trượt dọc tay xuống đến nách thì quắp lấy, hiểu chưa? Giật côn, đạp luôn một cái vào dái nó, hiểu chưa?Chánh túm luôn Văn Thon đứng cạnh, ấn cây gậy vào tay anh:- Anh cứ phang cho tôi một hèo, khỏe vào!Sử nhắc lại bằng tiếng Lào. Văn Thon cười, gật gật, vụt luôn một gậy. Chánh chộp được đầu gậy, đạp mạnh, nhưng bị Văn Thon túm chân xốc ngược lên, ngã đánh hự. Văn Thon cười ha hả, đè ngửa Chánh ra cù luôn vào rốn một cái mới chịu dậy. Cả đội cười ầm, trêu Chánh vuốt mặt không kịp. Chánh cũng cười theo, không bực mình.Vừa lúc ấy Lương đi đến. Mặt và tay anh còn trát kín đất đỏ tối qua vào đồn chưa rửa, hai ống quần ướt sũng. Anh vừa đi rảo một vòng soát lại những chỗ gài mìn muỗi phòng địch đánh úp. Anh mỉm cười nhìn Chánh đang phân trần: “Cái lúc tớ đi ét ô tô phải tranh khách, cũng mỗi ngón ấy…”. Anh bước ra trước đội, xua tay:- Theo kế hoạch, sáng nay tập vượt rào cũi lợn có gài mìn. Các đồng chí chuẩn bị kim băng và cọc chống.Khiêm ớ ra:- Điều tra xong cả rồi mà?- Mới tạm xong. Mà xong lần này còn lần khác chứ.Cả đội tạnh cười. Anh em vốn không thích tập bò qua rào, vừa nhọc vừa bẩn. Khiêm và Sử tiu nghỉu đi vào hang. Chánh đi sau lầu ầu: “Hừ, máy móc bỏ mẹ!” Sử cau mặt:- Đừng có phát ngôn thế nhé!- Phát ngôn cái phải gió!- Đồng chí muốn phê bình thì…- Vâââng, tôi biết ông tiến bộ.Khiêm cười, can đôi bên:- Thôi im, chúng mày chỉ khỏe vặc nhau. Tối qua tao lấy được hộp kẹo trong đồn, chốc nữa chia. Bem đấy nhớ, anh Lương biết thì chết.Lương và Văn Thon ra góc bãi, chỗ cắm cọc căng dây tre giả làm rào thép gai, có đủ cả ống bơ treo lủng lẳng và mìn giả chôn ngầm chỉ thò lên ba cái mấu bằng que tăm, giăng sợi chỉ đen lẫn vào cỏ.- Hôm nay anh làm luôn động tác dò mìn.Văn Thon bò dán bụng xuống đất, xoa tay tìm mìn, chống cọc nâng từng sợi thép gai. Người anh to và nặng, hết chạm mông lại chạm vai, các ống bơ trên dây cứ đung đưa. Lương ngồi xổm, nheo con mắt lành, lắc đầu:- Anh chết bốn lần.Văn Thon bò chuyến nữa. Lại chết những sáu lần!Vừa lúc ấy anh em xách mìn giả và cọc chống đến, Sử nói hậm hực:- Báo cáo anh, Chánh nó kêu đau bụng. Có lẽ...Khiêm khẽ huých Sử, nháy. Sử im. Lương không để ý, quay lại:- Khiêm vượt cho anh Văn Thon xem.Khiêm cởi áo, quần dài. Cả người Khiêm cũng xoa bùn đỏ chưa kịp tắm, dưới bụng bết từng mảng đất.Khiêm nhìn lớp rào một loáng như lượng sức, rồi thoăn thoắt mở đường chui qua quãng rào rộng bốn thước chỉ mất có ba phút. Các ống bơ vẫn nằm yên.Nhưng Lương cau mày:- Động tác khá, phải cái chủ quan. Cậu vấp ở đây. Ban ngày mà còn thế, hỏng!Lương luồn tay chỉ một cái mấu mìn bị ngón chân út của Khiêm chạm phải. Rồi anh cởi áo quần, vơ bó cọc, làm động tác mẫu. Sử đứng trố mắt nhìn. Tài quá, nhanh và chắc đến thế là cùng!Lương vượt rào mất năm phút. Rồi anh bò ngược lại để Văn Thon thấy rõ hơn. Vừa đứng lên anh lại ngã ngồi, chân phải rung bần bật. Văn Thon chồm đến đỡ Lương, hỏi dồn. Lương nhăn trán nói khẽ:- Chỗ chó cắn hôm qua.Suốt một giờ Văn Thon bò qua bò lại dưới mạng dây tre. Đến lần cuối cùng anh không chạm mìn, các ống bơ cũng không động. Anh đứng lên, co tay ngắm hai vết tuột da đỏ hỏn ở cùi, cười thích chí. Lương chỉ gật đầu, buông một câu dè dặt:- Tạm ổn đấy. Hôm sau chuyển sang tập tránh đèn pha và pháo sáng được rồi.