Chương 5 (tt)

     hi Nga nói:
- Ở mãi một chỗ cũng buồn, đi đây đi đó để thay đổi không khí cũng hay. Chỉ bực mình là lúc này chị đang có thai gần ngày sinh, không dọn dẹp nhà cửa gì được.
Phi Yến nói:
- Vài tháng nữa chị hãy nghĩ đến chuyện ấy, bây giờ chị nặng nề như thế kia đừng làm lụng nhiều. Hãy để anh ấy lo cho biết chừng.
Ba chị em cùng cười. Phi Yến nói:
- Anh Dũng đổi đi chắc ông Châu tiếc anh ấy lắm.
Phi Anh cãi lại:
- Tiếc chị Phi Nga thì có... À, ông ấy không nói gì cả sao, hay là ông ấy cũng thích vì anh chị đi thì trả ngôi nhà này lại cho ông ta?
Phi Nga nói:
- Hôm nọ ông Châu có đến đây, lúc anh Dũng dạy ở trường. Ông không muốn cho anh Dũng đổi đi nhưng chị không thể làm như thế. Kể ra cũng tội nghiệp cho anh Dũng. Thì cứ thử chiều anh ấy một lần xem sao? Người đàn bà một khi có chồng mong mỏi cái gì? Sự hòa thuận, êm ấm ở gia đình. Ngoài ra cái gì cũng chỉ là ảo ảnh cả. Khi nào các em có gia đình rồi, các em mới hiểu điều này.
Phi Nga nói như thế vì nàng nhớ lại cái đêm Dũng đang ngủ bỗng thức dậy ra đứng ở cửa sổ mà nước mắt chạy quanh. Phi Nga không nói cho hai em biết điều này và cũng không nói lại những lời ông Châu đã nói với mình:
- Cô Phi Nga à, tại sao cô lại để cho thầy Dũng hoán đổi về Biên Hòa? Chúng tôi có lấy lại nhà cửa đâu? Thầy Dũng và tôi cũng không có sự gì bất bình nhau.
- Nhà tôi muốn thế, biết sao bây giờ?
- Cô còn nhỏ, cô cùng như em gái của tôi, cô cho phép tôi lấy tình thân hỏi cô việc này.
- Xin ông cứ hỏi.
- Hình như thầy Dũng không vui khi hay tin cô được giải thưởng gì đó bên Pháp.
- Nhà tôi vui lắm chớ.
- Không, cô đừng che đậy như thế. Liền sau cái tin mừng kia, ai cũng thấy thầy Dũng có vẻ nghĩ ngợi. Và thầy bỗng có ý muốn đổi đi. Tôi có khuyên thầy Dũng khi thầy nộp đơn nhưng thầy không chịu nghe. Nếu cô tỏ ra nể chồng thái quá thì tôi e từ đây cô chỉ biết sống cho gia đình.
- Sống cho gia đình, cho chồng con là nguyện vọng của tôi.
Ông Châu lắc đầu:
- Không đâu. Tôi không hiểu tại sao cô lại chịu kết hôn với một người như thầy Dũng. Lẽ ra cô phải có một người chồng hiểu cô hơn. Dũng không hiểu cô, không biết tài của cô. Cô không chịu nghe lời khuyên của ông Malê, của bà Quỳnh và bây giờ của cả tôi nữa. Cô đành để cho tài của cô mai một trong bổn phận làm vợ, làm mẹ thì thật là điều đáng tiếc.
Ông Châu nói nhiều lắm, Phi Nga ngồi nghe, đôi mắt nhìn ra vườn, tâm trí để tận đâu đâu. ông Châu kể chuyện bà Châu đang học vẽ ở Sài Gòn, coi bộ ham thích lắm.
- Tôi tưởng bà ấy nói đùa cho vui, ai ngờ bà ấy chịu khó học thật sự. Mấy hôm trước bà ấy mang về mấy bức tranh phong cảnh, xem cũng đỡ đỡ. Nay mai gì thì bà đi học với ông Trần Phong. Cô thấy đó, tôi không hề ngăn cản nhà tôi, tôi còn khuyến khích là khác.
- Cảnh của tôi khác của bà xa lắm. Tôi còn trẻ, đang lúc cần sống cho chồng, cho con, đang lúc chỉ thấy tình thương là lẽ sống, sự nghiệp, công danh là chuyện chưa phải lúc nghĩ đến. Không hiểu trước đây tôi chưa lập gia đình mà tôi gặp ông Malê, gặp ông với những lời khuyên của ông, tôi có nghe hay không, có đem hết tâm trí vào việc tạo cho đời tôi một sự nghiệp không? Chớ còn bây giờ, con tim có những lý lẽ mà lý trí không sao hiểu được, ông ạ. Tôi không hiểu nếu tôi phụng sự cho nghệ thuật, những bức tranh của tôi đem lại cho đời những lợi ích thiết thực gì, và nếu tên tôi được đời nhắc nhở đến, có lợi ích gì cho tôi không? Chớ còn bây giờ sống cho chồng con, tôi thấy lòng tôi lúc nào cũng ngập tràn một niềm vui. Chồng tôi có tôi, con tôi có tôi, tôi nhận thấy tôi có ích cho những người thân và rồi đây con tôi lớn lên, tôi dạy dỗ chúng nó nên người. Như thế ít ra tôi thấy rõ ràng trước mắt cuộc sống của tôi cần thiết đối với gia đình và với cả xã hội nữa.
Phi Nga còn nói nhiều lắm và ông Châu ngồi im nghe. Khi ra về ông tiếc rẻ là chưa thuyết phục được Phi Nga. Ông đành nói:
- Cô đi xa thỉnh thoảng về thăm nhà, nhớ ghé qua thăm vợ chồng chúng tôi.
Sau khi Dũng đi Biên Hòa xem qua ngôi nhà mà Phong nói với Dũng, Dũng rất hài lòng là Phong hứa giúp Dũng việc chuyên chở đồ đạc, kêu thợ sơn quét nhà cửa. Đâu đó yên xong rồi Dũng sẽ rước vợ con lên. Phong còn giới thiệu cho Dũng một người bạn làm cô đỡ ở bệnh viện để khi nào Phi Nga sanh đẻ thì nhờ đến cô ấy.
Phong còn nói:
- Ở đây phong cảnh đẹp, chị ấy tha hồ vẽ. Nếu anh chị có tiền thì mua luôn ngôi nhà này.
Từ hôm Dũng đi Biên Hòa về thì chàng và Phi Nga vẫn vui vẻ như thường, cả hai cùng tính chuyện dọn dẹp đồ đạc, chờ ngày Phong cho người xuống chở. Dũng nói:
- Em cứ ngồi nghỉ đi, để anh làm cho.
Phi Nga vẫn dọn dẹp đồ đạc vào rương, vào thùng. Những bức tranh và dụng cụ để vẽ, nàng bỏ hết vào một thùng lớn. Đôi khi vừa làm, Phi Nga vừa nói đùa:
- Em muốn để anh dọn một mình cho đáng kiếp, ai bảo xin đổi đi làm gì, nhưng rồi thấy anh hì hục, em không nỡ.
Dũng mừng rỡ:
- Em hết giận anh rồi chớ?
- Giận mà làm gì? ên đây để cắt đứt liên lạc giữa chị và những người ấy. Nào ngờ những người ấy vẫn tìm lên đây, lại thêm ông Trần Phong nữa... Hết ông Malê đến ông Trần Phong, chắc anh ấy buồn thúi ruột!
Phi Anh đứng lên đi xem khắp nhà, rồi quay vào nói tiếp:
- Nhà này chị đã mua, sao chị không trang hoàng kỹ lưỡng như ngôi nhà trước?
- Chị dọn về đây lúc có thai gần ngày, vì thế cũng hơi lười. Ngôi nhà trước tuy không phải nhà của mình, nhưng là tổ ấm đầu tiên. Nay thời kỳ trăng mật qua rồi.
- Chớ không phải chị giận anh Dũng xin đổi đi đột ngột nên không thèm trang hoàng nhà cửa?
- Đâu phải. Em chưa thấy phòng vẽ của chị và phòng ngủ của bé Hoàng. Chị trang hoàng hai càn phòng ấy đẹp lắm.
Rồi Phi Nga đứng lên đưa em qua phòng vẽ. Phi Anh ngồi bên giá vẽ và hỏi:
- Chị vẽ thêm được những gì nào?
- Vẽ được nhiều lắm, em ạ. Lúc này anh Dũng khuyến khích chị làm việc vì anh thấy bà Châu nổi tiếng.
- Lòng tự ái của người chồng! Nhưng chính vì thế mà anh buồn đó. Anh đâu ngờ dọn về đây, anh không tránh được gì hết. Chị ráng vẽ nghe chị Phi Nga, hội họa mới là người chồng vĩnh viễn của chị. Chớ còn anh Dũng hay ai khác nữa cũng chỉ là người chồng giai đoạn mà thôi.
- Người chồng giai đoạn? Em nói nghe lạ tai thật. Chị luôn yêu anh Dũng.
Phi Anh cười:
- Chị chưa biết yêu là gì. Chị chỉ mến anh Dũng thôi. Một ngày nào đó, chị sẽ yêu đúng với cái nghĩa của nó, nhưng đến khi đó thì chị sẽ thất vọng.
Phi Nga cũng cười:
- Em làm như em thạo đời lắm vậy.
Phi Anh nằm duỗi chân trên ghê dài, đầu gác lên đùi của chị đầy vẻ thân mật:
- Người như chị chỉ nên lựa một người chồng, là hội họa, là nghệ thuật. Với người chồng ấy chị có thể hy sinh tất cả cuộc đời của chị cũng không sao. Chớ còn anh Dũng...
Phi Nga lấy tay bụm miệng em:
- Em hay nói nhảm quá.
Phi Anh gỡ tay chị ra:
- Em dám nói sự thật chớ không phải nói nhảm. À chị nè, cậu Paul con bà Quỳnh, bao nhiêu tuổi sao ăn nói khôn quá. Lại còn đứng cao hơn em một cái đầu nữa.
- Nó nhỏ tuổi hơn Phi Yến, nhưng khôn đáo để. Người Âu Mỹ cao lớn, chớ tuổi tác Paul chưa được bao nhiêu.
Phi Anh tâm sự:
- Paul rủ em đi chơi, nhưng em không nhận lời. Nó còn nhỏ lại là người ngoại quốc, đi với nó cũng ngượng. Nó hứa khi nào lên đây nó sẽ lại rủ em cùng đi.
- Lâu quá không gặp Paul, chị cũng thấy nhớ nó. Nó có tài lắm, thế nào cũng thành một họa sĩ.
- Nó bảo chị có tài hơn cả anh của nó. Ông Malê cũng bảo thế.
Hôm ấy Phi Anh chuyện trò với chị rất lâu và đợi Dũng ngủ dậy mới cáo từ trở về Sài Gòn. Phi Anh đi rồi, Dũng nói:
- Phi Anh thật lắm chuyện. Độ rày nó thay đổi ghê quá. Ăn mặc cũng khác nữa.
- Còn con gái thì để nó chưng diện chút ít. Khi có chồng rồi thì đâu sẽ vào đó.
Dũng phân bua:
- Anh khuyên mãi mà em không chịu nghe, để bây giờ Phi Anh trách anh.
- Phi Anh đâu có trách anh, nó nói chuyện cho vui vậy thôi.
- Anh thấy sao hai cô em của em có nhiều ác cảm với anh quá, lần nào các cô đến thăm cũng đều trách móc, chê bai anh.
Nói xong, Dũng buồn bã sửa soạn đi dạy.

*

Phi Nga đang vẽ thì chị Tâm đi vào:
- Có một thanh niên người nước ngoài nhưng nói tiếng Việt rất thạo hỏi cô. Cậu ấy có vẻ vô lễ quá, vừa bước vào cổng đã hỏi om sòm: Cô Phi Nga có ở nhà không? Sao lại chạy trốn tận trên này?
Phi Nga mỉm cười:
- Cậu Paul đó. Cậu ấy có mẹ người Việt.
Rồi nàng đứng dậy, mặc nguyên chiếc áo blouse trắng đi ra ngoài. Vừa thấy Phi Nga, Paul đã reo lên:
- A, em đến gặp lúc chị vẽ. Khen chị đấy.
Paul chạy lại bắt tay Phi Nga và hôn lên má nàng. Cử chỉ thân mật kiểu Tây phương ấy của Paul làm chị Tâm khó chịu, ngó Phi Nga sửng sốt. Phi Nga hiểu ý chị nên hói:
- Cậu Paul còn nhỏ lắm, mới mười sáu tuổi.
Paul đính chánh:
- Chưa tới mười sáu tuổi, còn ba tháng nữa.
Rồi Paul chạy lăng xăng hỏi:
- Phòng vẽ của chị đâu? Chị vẽ được gì cho em xem với?
Phi Nga đưa Paul vào phòng vẽ. Xem xong các bức tranh, Paul nói:
- Em không biết gì nên không dám phê bình, nhưng em phải khen chị chịu khó làm việc. À, có phải chị sắp lên Sài Gòn học với ông Trần Phong không?
Phi Nga gật đầu:
- Chị tính thế.
- Tốt lắm, chị nên học với ông ấy. Cha em bảo ông ấy có tài lắm, lại có tinh thần nâng đỡ những họa sĩ mới. Như bà Châu chị thấy không, bà ấy đâu biết gì vậy mà ông Trần Phong đã dạy bà vẽ được, còn giúp bà triển lãm... À, em vừa nhận được thư của cha em ông bảo sắp qua Sài Gòn vì chuyện của chị.
- Tại sao ông phải mất công như vậy?
- Tìm thêm cho ngành hội họa một nhân tài đâu phải dễ. Những họa sĩ có thể vì ganh tài mà dìm chị, còn một người sưu tầm tranh thì đời càng có nhiều họa sĩ, họ càng kiếm được nhiều tranh chớ có sao đâu. Cha em bảo lần này qua thế nào cũng rầy chị.
Phi Nga cười:
- Nhưng chị đang vẽ, sắp sửa đi học với ông Trần Phong thì rầy cái gì nữa?
- Nếu như vậy thì thôi. Để em viết thư nói cho cha em biết.
Rồi Paul ngắm lại tấm ảnh của Dũng và hỏi:
- Anh ấy độ này làm gì?
- Thì vẫn đi dạy.
- Thế anh ấy nghĩ thế nào về chuyện chị đi học vẽ với ông Trần Phong?
- Anh ấy khuyên chị nên đi học.
Thấy bé Hoàng chạy ra đứng bên mẹ, Paul lại hỏi:
- Con chị đấy à? Sao chóng lớn quá vậy?
Phi Nga đi ẵm bé Hồng ra:
- Còn một em gái nữa.
Paul lắc đầu:
- Như vậy chị còn thì giờ đâu mà vẽ?
- Chị có thuê một người giúp việc.
Paul ngồi xuống ghế và nói:
- Em thấy chị quyết tâm vẽ rồi đó. Em mừng cho chị. Em sẽ viết thư cho cha em biết.
- Bà có thường đi Sài Gòn không?
- Mẹ em hiện ở Sài Gòn. Mẹ có đi xem triển lãm tranh của bà Châu. Hôm ấy em thấy mẹ buồn lắm.
- Tại sao vậy?
- Mẹ em tiếc cho chị.
Phi Nga cười:
- Em thật khéo bày chuyện.
- Em nói thật, chớ sao lại bày chuyện? Hôm nào mẹ em lên đây, chị sẽ nghe mẹ em nói. À, tại sao chị không dọn về Sài Gòn, em sẽ đến học vẽ với chị.
Phi Nga làm thinh không nói gì, thì Paul nói:
- Có người bảo là chồng chị đem chị giấu lên đây để mọi người không đến thăm chị được. Nhưng anh ấy lầm phải không chị? Bà Châu, rồi em và cả ông Trần Phong lên thăm chị nữa, mới buồn cười chớ.
Paul nói xong, đứng dậy:
- Em thăm chị một chút rồi em về Sài Gòn. Chị có đi Sài Gòn, ghé thăm em chị nhé.
Đi dạy về và nghe Phi Nga nói có Paul đến thăm, Dũng hỏi:
- Đến bao giờ em mới chịu lên Sài Gòn học vẽ với ông Trần Phong? Nếu em chưa đi học vẽ thì rồi đây bà Quỳnh, bà Châu rồi ông Trần Phong sẽ lại lên đây tìm em, và biết đâu họ không nghĩ là tại anh không muốn cho em đi học. Anh bực mình về chuyện này nhiều rồi.
Phi Nga nói:
- Việc gì mà anh phải bực mình? Chuyện của em để em thu xếp.
- Ngày mai em lên Sài Gòn tìm ông Trần Phong đi.
- Thì ngày mai em đi.
Sáng hôm sau, Dũng dậy sớm đưa Phi Nga ra tận bên xe. Chàng có vẻ săn sóc và lo lắng cho nàng nhiều lắm. Ngồi trên xe đò, Phi Nga nghĩ nhiều về chuyện học vẽ này. Nàng không biết Dũng có buồn phiền gì không, và theo lời Phi Anh thì Dũng không được khỏe cũng vì chuyện Phi Nga với những hy vọng trở thành họa sĩ. Phi Nga nghĩ:
- Bây giờ thì không thể lùi bước được nữa. Ta phải học thêm với ông Trần Phong.
Không khí ban mai đã giúp Phi Nga tỉnh táo, vui vẻ. Khi xe ngừng trước nhà ông Trần Phong, Phi Nga bước xuống, đứng nhìn một lúc lâu rồi mới bước vào. Mấy người học trò đang ngồi vẽ ở phòng ngoài nhìn thấy nàng, không khỏi ngạc nhiên. Một thanh niên ngồi ngoài hỏi nàng:
- Cô tìm ai?
- Tôi tìm ông Trần Phong.
- Cô tìm có việc gì?
- Tôi muốn gặp ông ấy.
Thanh niên ấy quay lại nhìn một thiếu nữ ngồi ở trong cùng:
- Chị Dục Tú, chị vào thưa cho thầy biết đi.
Dục Tú nhún vai và hỏi Phi Nga:
- Cô muốn gặp thầy có việc gì hãy cho tôi biết để tôi vào thưa lại với thầy.
- Ông Trần Phong mời tôi đến đây.
Dục Tú nhìn Phi Nga từ đầu đến chân:
- Thầy tôi nhờ cô làm người mẫu phải không?
Phi Nga bực dọc nói:
- Không.
Vừa lúc ấy ông Trần Phong từ trong nhà bước ra. Nheo mắt và sửa lại cặp kính trắng, ông kêu lên:
- Cô Phi Nga! Cô đã quyết định rồi à? Hôm nay đến học phải không?
Phi Nga bối rối cúi đầu chào ông Trần Phong. Những người học trò của ông nhìn nàng không nháy mắt. Ông Trần Phong giới thiệu:
- Đây là cô Phi Nga mà thầy đã nói với các con. Cô ấy tài lắm.
Rồi ông quay qua Phi Nga:
- Mấy hôm nay cô vẽ thêm được gì chưa?
Phi Nga lùi lại mấy bước:
- Tôi đến xin học với thầy.
Ông Trần Phong cười lớn:
- Tốt lắm! Vào đây! Tôi đang có đề tài cần thực hiện gấp. Cô vẽ thử đi. Tôi đã phác họa được một phần rồi.
- Tôi đem giá vẽ ra làm việc chung với mấy anh chị này, thầy cho phép chớ?
- Cũng được. Nhưng tại sao không vẽ trong này yên tĩnh hơn? Cô hãy vào đây xem qua đề tài của tôi. Mặt trời lặn ở thôn quê. Cô vẽ được không?
Phi Nga cười tự tin:
- Tôi sống nhiều ở thôn quê nhưng đề tài này tôi chưa vẽ. Ông cho tôi mượn cái giá và dụng cụ. Hôm nay tôi không mang những thứ ấy theo.
Ông Trần Phong đưa Phi Nga vào phòng trong, chỉ bức vẽ ông đang phác họa. Phi Nga đứng ngắm một lúc rồi nói:
- Cùng một đề tài nhưng tôi sẽ vẽ khác thầy.
- Được, hãy ngồi đây mà vẽ.
- Ngồi vẽ trước mắt thầy à? Không, tôi thích ngồi vẽ một mình. Tôi không muốn nghe một tiếng động nào quanh tôi, tôi cũng không muốn ai để ý đến trong lúc tôi vẽ.
- Vậy thì cô hãy ngồi đây, tôi đi ra ngoài.
Phi Nga ngồi trước giá vẽ, đôi mắt đăm đăm nhìn lên tấm giấy căng trước mặt, tập trung tư tưởng một lúc lâu rồi cầm bút vẽ. Nàng phác họa một cây dừa nghiêng thân trên sông, một chiếc đò dọc thả xuôi theo dòng nước. Một cặp vợ chồng ngồi trên đò, vợ thổi cơm, chồng ngắm nhìn trời. Nàng vẽ nhanh lắm, không còn biết gì nữa cả. Cho đến khi nghe có tiếng xì xào sau lưng, Phi Nga buông cọ quay lại thì thấy ông thầy và mấy người học trò đang đứng sau lưng, ông Trần Phong sửng sốt nhìn vào bức vẽ, nét mặt đăm chiêu. Mấy người học trò thì khen:
- Giỏi thật! Vẽ nhanh thật!
Và nhìn nhau tỏ vẻ khâm phục Phi Nga. Họ cũng nhìn ông Trần Phong vì thấy ông đứng sững sờ, chưa thốt lời nào, chỉ thở dài, lắc đầu. Một lúc lâu, ông mới hỏi:
- Cô biết mấy giờ rồi không?
Phi Nga lắc đầu thì Dục Tú cười:
- Hai giờ chiều rồi.
Ông Trần Phong nói:
- Thượng đế không lựa người mà vung rải tài...
Phi Nga vội vàng đứng dậy:
- Chết rồi, tôi phải về Biên Hòa. Tôi tưởng còn sớm.
Ông Trần Phong nói:
- Mấy người này đi ăn trưa cả rồi. Cô không nghe đói à?
Phi Nga cười:
- Bây giờ nghe thầy nhắc đến chuyện ăn, tôi mới thấy đói. Nhưng không sao, tôi sẽ ăn trên xe. Một khúc bánh mì đủ rồi. Chồng và con tôi đang chờ.
- Lại nhắc đến chuyện chồng con!
Vừa nói ông Trần Phong vừa nhìn các môn đệ, lắc đầu. Lê Thanh ngạc nhiên:
- Cô ấy có chồng rồi à?
- Có chồng và làm mẹ hai con nữa!
Trong phòng có ba nam môn đệ là Lê Thanh, Hà Nam và Vũ Minh. Cả ba đều cau mày. Dục Tú nói:
- Chị đợi tôi chạy sang tiệm gần đây mua bánh cho chị ăn.
- Để tôi ghé mua rồi ra đón xe luôn thể.
Ông Trần Phong hỏi:
- Bao giờ cô trở lại học?
- Thứ sáu. Mỗi tuần tôi học hai ngày như lời thầy dặn. Lần sau tôi sẽ đem đủ dụng cụ.
Ông Trần Phong đưa Phi Nga ra cửa:
- Cô ráng đi học đều đặn nhé. Với một người học trò như cô, ông thầy nào mà không nể.
Khi trở vào phòng vẽ, thấy Lê Thanh còn đứng tần ngần trước bức vẽ của Phi Nga, ông Trần Phong vô nhẹ lên vai Lê Thanh:
- Phải chi con hay Hà Nam, Vũ Minh có được cái tài ấy.
Đôi mắt của ông Trần Phong đượm một nét buồn kín đáo. Lê Thanh hỏi:
- Cô ấy đã học với ai rồi?
- Chỉ học lúc còn ở chương trình phố thông.
Lê Thanh ngạc nhiên:
- Lạ thật. Cô ta có chồng thật rồi sao thầy?
Hà Nam chọc:
- Nãy giờ tôi thấy anh chỉ thắc mắc có chừng ấy.
Dục Tú nói:
- Có chồng vẫn học được. Nhưng vẽ như thế đã lấy gì làm tài. Cũng đề tài ấy, thầy vẽ đẹp hơn nhiều.
- Cô không thích thấy một phụ nữ giỏi hơn cô. Cô học mười năm nữa chưa chắc đã vẽ được như vậy. Ngay tôi đây mà tôi cũng không thể không mến phục cô ấy được. - Ông Trần Phong đáp lời Dục Tú.
Hà Nam nói:
- Người có tài có khác, không cần đến cách phục sức. Đẹp như vậy mà không để ý là mình đẹp.
Ông Trần Phong nói:
- Có vậy mới phụng sự nghệ thuật được.
Ông Trần Phong ngồi xuống ghế nhìn bức vẽ của Phi Nga, tâm trí để tận đâu đâu, không còn nghe câu chuyện giữa mấy môn đệ của ông nữa. Rồi ông đứng lên như một người mê ngủ, đi lại giá vẽ của mình, ngắm một hồi lâu. Lê Thanh ra dấu cho mấy bạn cùng nhìn về phía ông Trần Phong. Dục Tú nói nhỏ vào tai Hà Nam:
- Thầy tức mình vì thấy Phi Nga có tài quá.
Nhưng họ càng ngạc nhiên hơn khi thấy ông Trần Phong rút tấm giấy trên giá rồi xé mạnh làm hai, liệng lên cái bàn gần đó...
Hà Nam kéo các bạn ra phòng ngoài:
- Hãy để yên cho thầy nghĩ ngợi.
Ra bên ngoài, Dục Tú nói với các bạn:
- Cô Phi Nga vẽ ra sao mà thầy giận xé tấm vẽ của thầy, các anh nhỉ?
Hà Nam bực mình nói:
- Vẽ làm sao cô không thấy à? Sao hồi nãy cô lại khen là đẹp?
- Tại các anh khen nên tôi cũng khen theo.
Mọi người nghe thế cười rộ lên, rồi Lê Thanh nói:
- Vậy mà sáng nay khi thấy cô Phi Nga đến, chị Tú dám hỏi cô Phi Nga có phải đến để làm người mẫu cho thầy không.
Dục Tú nói:
- Trông chị ấy không có vẻ gì là một họa sĩ cả.
Vũ Minh hỏi:
- Thế cô ấy có vẻ gì là một người mẫu không? Cô ấy không chưng diện như chị.
Ngẫm nghĩ một lát, Vũ Minh nói tiếp:
- Nhưng trông cô ấy đẹp lắm. Người nào không quan tâm nhiều đến nhan sắc của mình thì người đó lại có một vẻ đẹp tự nhiên.
Dục Tú thở dài:
- Mấy anh kỳ quá, cả thầy lẫn trò đều hết hồn hết vía vì một cô Phi Nga.
Lê Thanh nói:
- Tôi phục tài là một việc khác.
Hà Nam cũng nói:
- Cùng một đề tài mà bức tranh của Phi Nga linh hoạt làm sao ấy. Cảnh chiều là cảnh tàn tạ mà Phi Nga làm cho nó sống động như vậy. Cuộc đời của Phi Nga chắc sẽ rực rỡ, tương lai sáng lạng lắm.
Dục Tú bĩu môi:
- Anh này còn làm nghề thầy bói nữa mà mình không hay. Thế còn tương lai anh thế nào, anh có biết không?
Hà Nam tức giận nói:
- Sao lại không? Tôi cũng trở thành một họa sĩ, nhưng chắc chắn không phải là một thiên tài như chị Phi Nga. Với sự cố gắng, mọi người đều có thể thành công, nhưng không phải họa sĩ nào cũng là một thiên tài. Thầy Trần Phong còn phải phục chị ấy.
Không còn biết bắt bẻ gì các bạn được, Dục Tú liền nói:
- Các anh buồn cười quá. Với Phi Nga, các anh khi thì gọi bằng cô, khi thì gọi bằng chị.
Vũ Minh cãi lại:
- Vì chị ấy chưa có dịp để chuyện trò với chúng ta, nên chúng ta chưa biết phải xưng hô như thế nào. Cùng học một thầy tức là bạn đồng môn thì gọi bằng chị là phải. Nhưng vì chưa quen thì cũng có thể gọi bằng cô, như thế có gì lạ đâu mà chị lại thắc mắc, cái điều đáng thắc mắc là tại sao chị lại không thấy vui mừng khi gặp một thiên tài như chị Phi Nga. Lẽ ra chị phải hãnh diện vì có một người bạn gái có tài như thế.
Dục Túđược ý chồng, Phi Nga dọ dẫm:
- Hay là để em vẽ bức khác?
Dũng buồn rầu nói:
- Vẽ bức khác làm gì? Cứ để vậy đi.
Tối hôm ấy trước khi đi ngủ, Phi Nga còn nói:
- Vài hôm nữa, em sẽ vẽ bức tranh khác. Anh muốn em nhìn về phía anh hay nhìn con?
Dũng chua chát nói:
- Em nhìn anh hay nhìn con là tự ý em, anh muốn mà làm gì? Anh muốn thì còn có ý nghĩa gì nữa?
Phi Nga làm thinh, nàng cũng không được vui vì chuyện này và từ hôm ấy Phi Nga không còn muốn bước vào phòng vẽ nữa.
Chị Tâm thấy cả tuần Phi Nga không mó đến cây cọ thì hỏi:
- Sao cô không vẽ nữa? Tôi không biết vẽ nhưng thấy cô làm việc tôi thích quá. Đàn bà có tài là chuyện quý.
Phi Nga nghe thế liền kéo chị Tâm vào phòng vẽ, chỉ bức tranh gia đình của mình rồi hỏi:
- Chị xem thử nó có đẹp không?
Chị Tâm đứng ngắm một lúc lâu rồi nói:
- Đẹp lắm. Hai em giống lắm. Hình thầy cũng giống. Thầy có vẻ không được linh hoạt, nét mặt lúc nào cũng bơ phờ như thế đó. Dường như là người bất mãn. Hình cô thì giống lắm rồi, những lúc cô nghĩ ngợi nét mặt cô như thế đó.
- Vậy mà nhà tôi không thích bức tranh này. Chị biết tại sao không?
Chị Tâm nói vì chị nghĩ quá giản dị:
- Tại thầy không được đẹp.
- Không phải vậy. Thầy hỏi tại sao tôi lại không nhìn về phía thầy?
- Như thế thì đã sao?
Rồi chị Tâm gật đầu:
- Hèn gì mấy hôm nay tôi thấy thầy không vui, thì ra là tại bức tranh này.
Phi Nga chỉ muốn biết qua ý kiến một người ít học như chị Tâm. Chị ấy đành là không hiểu gì về hội họa, nhưng nghe chị nói thế, Phi Nga hơi yên lòng. Chị Tâm nói tiếp:
- Có lẽ thầy nghĩ cô không nhìn về phía thầy là không để ý đến thầy, bận tâm cho chuyện gì khác.
- Để tôi vẽ lại bức tranh khác.
Nhưng Phi Nga không vẽ gì hết, nàng chán nản vì thấy Dũng lúc nào cũng đăm chiêu, nghĩ ngợi. Riêng về phần Dũng, Dũng thấy mỗi ngày mỗi mệt mỏi thêm, dường như từng ngày qua đã mang đi một phần sinh lực của chàng. Chàng không sao quên được bức tranh gia đình của Phi Nga và ý nghĩ này luôn có trong đầu Dũng:
- Tại sao Phi Nga lại nhìn về phía khác? Không nhìn ta hay nhìn con? Tại sao Phi Nga lại vẽ ta với nét mặt mệt mỏi ấy?
Phi Nga không biết phải làm sao để Dũng vui lại như trước. Những món ăn do tay Phi Nga làm trước kia Dũng thích và ăn ngon lành, bây giờ Dũng không còn muốn đụng đũa đến. Dũng ăn rất ít, người gầy thấy rõ. Phi Nga buồn lắm.
Trong lúc gia đình Phi Nga đang trải qua một cơn xáo trộn ngấm ngầm thì một hôm bà Châu tìm đến thăm. Bà Châu như trẻ ra, phục sức trang nhã hơn trước. Vừa thấy mặt Phi Nga, bà reo lên:
- Tại sao cô lại nghe lời thầy Dũng dọn về đây?
Nói xong câu ấy, bà khựng lại vì thấy Dũng đang ở nhà. Bà giả lả nói tiếp:
- Tôi tìm nhà thầy cô mất cả buổi... Mệt quá! Ô kìa, sao thầy Dũng gầy sút hẳn đi như thế, không hạp khí hậu ở đây à?
- Từ hôm đi trại hè về đến nay, anh Dũng của tôi bệnh luôn.
- Chắc thầy bị sốt rét rồi. Khí hậu miền Tây hiền lành hơn. Lúc ở dưới, thầy khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
Dũng hỏi thăm sức khỏe của ông Châu và công việc ở trường thì bà Châu nói:
- Nhà tôi vẫn mạnh, công việc vẫn như trước. Không có thầy và cô Phi Nga nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, lễ phát phần thưởng mất cả hào hứng.
Dũng hỏi:
- Bà không giúp ông hiệu trưởng sao?
- Tôi đâu có thì giờ. Tôi học vẽ ở Sài Gòn mà.
Phi Nga nói:
- Xa xôi mà bà cũng chịu khó đến thăm chúng tôi, chúng tôi cảm động quá.
- Tôi lên đây thăm người bà con, nhân thế ghé thăm thầy cô. À, tôi sắp cho triển lãm tranh của tôi tại phòng triển lãm Đô thảnh. Hôm ấy tôi sẽ rước cô đi dự lễ khai mạc vởi tôi. Tôi sở dĩ đưực như ngày nay là nhờ cô. Vì thế mà tôi lên đây cảm ơn cô.
Phi Nga đưa mắt nhìn Dũng. Dũng cúi đầu làm thinh. Bà Châu nói tiếp:
- Tôi lên Sài Gòn, lúc đầu học với ông Nam, một họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định. Ông Nam không phải là một họa sĩ có tài, chỉ chuyên vẽ những tấm quảng cáo, bìa tiểu thuyết, truyện tranh... Ông ta dạy tôi được ba tháng. Nhờ ông Nam dẫn dắt tôi vẽ được tất cả mười bức tranh phong cảnh, tranh người. Rồi ông Nam đưa tôi đến giới thiệu với ông Trần Phong. Lần này thì ông Trần Phong nhận cho tôi học. Ông Trần Phong xem những bức tranh của tôi, khen vẽ được, nhưng chưa phải là họa sĩ vì tôi chỉ chép lại tranh của người khác. Bây giờ thọ giáo với ông Trần Phong, tôi tiến bộ nhiều rồi, chính ông đã khuyến khích tôi triển lãm những bức tranh vẽ được trong thời gian học với ông. Ông Trần Phong lo tất cả về cuộc triển lãm này chứ tôi có biết gì đâu.
Bà Châu càng nói, Phi Nga càng cảm thấy buồn, nhưng cô làm vui để bà khỏi hiểu lầm nàng ganh tị với bà. Dũng đang ngồi nghe bà Châu nói chuyện, bỗng đứng lên:
- Anh có hẹn với một người bạn, em ở nhà tiếp bà hiệu trưởng và mời bà ấy ở lại đây dùng cơm nhé.
Quay lại bà Châu, Dũng nói:
- Xin lỗi bà, tôi có hẹn với một người bạn. Bà cứ ở chơi...
Không để Dũng nói hết câu, bà Châu vội nói:
- Thầy có việc cứ đi. Để tôi ở nhà nói chuyện với cô cũng được. Lâu ngày không gặp nhau, chị em chúng tôi còn nhiều chuyện nói với nhau.
Đợi Dũng đi rồi, bà Châu nói:
- Cô không vẽ gì hết sao cô Phi Nga?
- Gần đây tôi có ý định vẽ lại, nhưng rồi lại phải dẹp một chỗ vì anh Dũng bị bệnh. Không phải mắc bệnh nặng nhưng anh ấy ăn ít, ngủ ít và gầy thấy rõ. Bác sĩ bảo anh ấy bị suy nhược, tẩm bổ một thời gian sẽ khỏe lại.
- Họa sĩ nào quen với cô ở Rome về chưa?
- Dạ chưa.
- Thế cô có định đi học với ai không?
- Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó.
- Cô nên nghĩ gấp đi. Tôi vẽ thua cô nhiều mà bây giờ nhờ học có thầy, tôi tiến bộ nhiều lắm.
Phi Nga nghĩ thầm:
- Bà ấy vẽ như thế nào mà dám bảo là tiến bộ?
Bà Châu nói:
- Ông Trần Phong phục tôi. Tôi có nói với ông về cô, và ông tỏ ý muốn gặp cô. Hôm nào cô đi Sài Gòn dự triển lãm tranh của tôi, tôi sẽ đưa cô đến thăm ông Trần Phong. Cô nhớ kỹ, tuần sau tôi đem xe lên rước cô.
Phi Nga do dự:
- Anh Dũng đang bệnh, tôi đi sao tiện? Lại còn hai đứa bé...
- Thầy Dũng chỉ mất sức, đâu phải đau nặng. Còn hai cháu thì đã có chị vú. Tôi thấy cô có mướn người, tôi mừng quá.
Lúc đứng dậy ra về, bà Châu còn dặn:
- Nhớ đấy nhé, tuần sau, đúng thứ tư, tôi lên rước cô. Cô sửa soạn sẵn, bảy giờ tôi lên tới. Có cần mời thầy Dũng cùng đi không?
Nghĩ một giây, bà nói tiếp:
- Phải mời cả thầy Dũng, còn đi hay không là tùy ở thầy.
Bà Châu về rồi, Phi Nga ngồi nhìn ra vườn, đôi mắt buồn rười rượi. Bé Hoàng chạy lại gọi nàng mấy lần mà nàng cũng không nghe. Chị Tâm thấy vậy phải lên bồng bé Hoàng xuống bếp. Một sự chán nản từ đâu kéo đến xâm chiếm tâm hồn nàng, nàng nhớ lại những lời của bà Quỳnh, những lời khuyên của ông Malê, rồi thở dài.
Giữa lúc ấy thì Dũng về. Dũng đi lại gần bên mà Phi Nga vẫn không hay biết. Dũng đứng nhìn vợ rồi lên tiếng:
- Bà Châu về rồi à? Em nghĩ gì mà thừ người ra vậy?
- Nghĩ vẩn vơ vậy mà.
- Em nhớ đi dự cuộc triển lãm tranh của bà Châu nhé. Em nên đi cho biết.
Nói xong Dũng ngồi xuống bên Phi Nga rồi nói tiếp:
- Bà Châu đâu có tài gì, vậy mà bây giờ người ta gọi bà là nữ họa sĩ Huỳnh Ngọc Diệp. Rồi đây các báo sẽ nói đến tên bà, trong khi đó, một người có tài như em lại ngồi nhà ẵm con. Vô lý thật!
- Bà Châu tên thật là Huỳnh Ngọc Diệp à? Sao anh biết?
- Lúc nãy anh đến thăm anh Trinh, anh ấy có nói về bà Châu vì bà này có họ hàng với vợ anh Trinh.
- Thế anh có cùng đi xem triển lãm với em không? Từ ngày cưới nhau đến giờ, chúng ta chưa có dịp đi Sài Gòn. Bà Châu mời cả anh nữa.
- Nếu đến hôm đó mà khỏe thì anh sẽ đi với em, chúng ta sẽ gặp ông Châu.
- Chắc gì ông Châu đến dự.
- Sao lại không? Có vợ là một nữ họa sĩ cũng thích chớ.
Phi Nga buột miệng:
- Vậy mà có người không thích thì sao?
Dũng hiểu ý Phi Nga muốn ám chỉ mình liền nói:
- Anh cũng thích thấy em nổi tiếng lắm. Từ nay em nên sắp đặt thì giờ để đi học vẽ. Độ rày đã có chị Tâm chăm nom các con.
Phi Nga nhìn Dũng, vẻ mặt của Dũng thản nhiên, đầy vẻ thành thật. Dũng hiểu cái nhìn ấy nên nói:
- Anh đã nghĩ lại rồi. Em có tài, em nên nghĩ đến sự nghiệp của em. Bao nhiêu người đã khuyên em như thế, lẽ nào anh lại ích kỷ cứ bắt em phải sống bên anh, phải lo cho anh, cho các con?
Dũng nói đến đây ngừng một chút để suy nghĩ, rồi hỏi tiếp:
- Anh Giang về chưa? Em có định học với anh Giang không?
- Anh Giang chưa về. Nhưng lúc này em cần vẽ hơn là học. Em có sẵn nhiều đề tài nhưng chưa vẽ được.
- Thế thì bắt đầu từ ngày mai, em vẽ đi.
Phi Nga hỏi:
- Anh có muốn em sửa lại bức tranh gia đình của chúng ta không?
- Không cần. Em đã vẽ như vậy thì cứ để vậy.
- Anh không muốn em sửa thì thôi, chuyện ấy sẽ nghiên cứu lại.
Dũng cầm tay Phi Nga rồi nói:
- Mấy năm nay, em mất thì giờ nhiều cho anh, cho con rồi. Lúc này anh lại không được khỏe. Không hiểu tại sao từ ngày dọn về đây, anh nghe trong người suy yếu nhiều. Anh cảm thấy anh yếu dần.
Phi Nga nhìn Dũng. Quả thật nét mặt Dũng đầy vẻ mệt mỏi. Nàng liền nói:
- Bác sĩ dặn anh phải tĩnh dưỡng, uống thuốc bổ thật nhiều, vậy mà anh lại không chịu uống thuốc.
Dũng làm bộ vui vẻ:
- Anh sẽ uống để em vui lòng.
Từ hôm ấy, mỗi khi ở trường về, Dũng thường hỏi vợ:
- Ở nhà em đã vẽ được gì chưa?
Phi Nga vui vẻ:
- Em đã vẽ được rồi.
Thế là Dũng đi nhanh vào phòng vẽ của Phi Nga để xem nàng đã làm được những gì. Phi Nga không ngờ sự thăm viếng thình lình của bà Châu đã làm Dũng thay đổi như vậy.
Một hôm Trinh đến thăm Dũng khi Phi Nga đi vắng. Khi Phi Nga về thì chị Tâm nói nhỏ với nàng:
- Thầy mời ông khách vào phòng vẽ. Cả hai nói chuyện trong ấy cả giờ rồi.
Phi Nga đến đứng ngoài cửa thì nghe hai người đang nhận xét về những bức vẽ của nàng. Trinh nói:
- Tôi đâu ngờ chị ở nhà có tài như thế. Ồ, những bức tranh của chị còn đẹp hơn những bức tranh của bà Châu. Vậy tại sao chị không đem ra triển lãm?
- Nhà tôi không có học với ai, vì thế không có người đỡ đầu. Đâu phải ai có tranh cũng đem ra triển lâm được. Phải có vây cánh nữa chớ.
- Thì hãy để chị ấy đến học với ông Trần Phong như bà Châu. Rồi tự nhiên ông ấy đứng ra lo việc ấy cho. Bà Châu cũng nhờ ông Trần Phong lo cho đấy chớ.
Phi Nga nghe Dũng kể Trinh nghe về sự giúp đỡ và khuyến khích của ông Malê thì Trinh liền nói:
- Nếu vậy thì chị đã bỏ trôi qua một dịp? Hay là anh không muốn cho chị có sự nghiệp nào khác ngoài sự nghiệp sanh con đẻ cái cho anh?
- Tôi cũng có khuyên mà nhà tôi bảo đang bận cháu. Có lẽ từ nay nhà tôi sẽ nghĩ đến con đường sự nghiệp.
- Không có lẽ gì hết. Chị phải nghĩ đến con đường sự nghiệp và anh phải vui vẻ giúp chị, có thế gia đình mới có hạnh phúc. Nếu anh vì ích kỷ mà tìm cách ngăn cản không cho chị vẽ thì rồi chị sẽ chán anh.
Dũng phàn nàn:
- Tôi đâu có ngăn cản. Tại sao ai cũng nghĩ vậy? Ông Châu, bà Châu đều nói như thế. Và giờ lại đến phiên anh.
Trinh nhận định:
- Anh không ngàn cản nhưng anh lại muốn chị lo cho anh từng ly từng tí thế kia, thì khác nào anh ngăn cản. Lúc mới yêu nhau, chị ấy có thể hy sinh tất cả cho tình yêu, nhưng anh cũng thừa biết với hạng đàn bà có tài phải đối xử với họ một cách khác. Không thể xem họ là một cái máy đẻ, là chị bếp, chị vú được. Đã lỡ cưới họ rồi thì nếu họ có tài hơn mình, mình hãy nhượng bộ, đừng lên mặt chủ nhân ông với họ mà hạnh phúc gia đình tan vỡ. Nếu anh không phải là hạng người cúi đầu trước một thiên tài thì đừng cưới vợ giỏi hơn mình.
Trinh nói đến đây thì Dũng đứng lên:
- Thôi, chúng ta hãy ra ngoài nói chuyện. Anh hiểu lầm đấy, Phi Nga hiền lành lắm, không cậy mình có tài, không nghĩ mình hơn chồng. Phi Nga bảo đã là vợ chồng thì phải xem nhau như một.
Phi Nga vội vã tránh vào phòng bé Hoàng. Nhưng cũng nhờ nghe câu chuyện giữa Trinh và Dũng mà Phi Nga hiểu vì lẽ gì Dũng thay đổi ý kiến, chịu để cho Phi Nga đi học vẽ, đi xem triển lãm.
Đưa Trinh ra về, Dũng trở vào thấy Phi Nga ngồi bồng con thì ngạc nhiên:
- Em về từ hồi nào?
Phi Nga cười:
- Đố anh biết?
- Em về lúc anh và anh Trinh nói chuyện trong phòng vẽ phải không?
- Đúng rồi! Em tránh mặt, để yên cho anh trò chuyện với bạn. Anh thích anh Trinh lắm phải không?
- Ở đây anh chỉ có Trinh là bạn, không thân thì rồi cũng phải thân.
Để Phi Nga khỏi hỏi lôi thôi về sự thăm viếng của Trinh, Dũng hỏi:
- Bé Hoàng đâu rồi?
- Nó đang đuổi bướm ngoài vườn.
Trong lúc ấy, Dũng nghe có tiếng gọi:
- Mình ơi! Ra đây Hoàng nói cái này.
Dũng ngạc nhiên:
- Nó gọi ai vậy?
- Đố anh biết nó gọi anh hay gọi em?
Dũng cười một cách đầy thú vị:
- Chắc là nó gọi anh.
Bé Hoàng gọi lớn hơn:
- Mình ơi ra bắt dùm em con bướm.
Phi Nga giải thích:
- Mọi ngày chúng ta gọi nhau bằng “mình” nên nó tưởng đâu chúng ta tên Mình.
Thấy gọi mãi mà Dũng không ra, bé Hoàng gọi lại:
- Anh ơi ra bắt con bướm cho em.
Dũng cười và nói với vợ:
- Đúng là nó gọi anh rồi!
Dũng vội vàng chạy ra vườn. Nét mặt Dũng vui hẳn lên và Phi Nga nhìn theo chồng, lòng rộn lên niềm vui khó tả. Trong lúc ấy, Phi Nga cảm thấy mình và Dũng gần nhau vì cả hai đều hướng về bé Hoàng. Phi Nga biết Dũng yêu Hoàng lắm, nhất là từ khi thằng bé bắt đầu tập nói. Dũng cũng rất yêu bé Phi Hồng, nhưng vì nó còn bé quá nên tình cảm ấy chưa thể hiện nhiều được.
Phi Nga bồng bé Hồng đi ra vườn. Dũng đuổi theo con bướm trong khi bé Hoàng đưa hai tay ra chờ đón con vật nhiều màu sắc ấy. Thấy mẹ ra, bé Hoàng nói:
- Mẹ bắt bướm, nó bay mất rồi.
- Cha đang bắt cho con kìa.
Phi Nga kêu Dũng:
- Anh ráng bắt cho con, con bướm nhỏ ấy.
Hoàng nói theo:
- Ba ráng bắt cho con, con bướm nhỏ ấy.
Dũng đã chụp được con bướm trong hai bàn tay úp lại, chàng cười lớn, vang lên cả một góc vườn. Tiếng Hoàng hò reo hòa với giọng cười vô tư của Dũng khiến Phi Nga càng quên tất cả. Câu chuyện của Dũng và Trinh lúc nãy gây cho Phi Nga bao bâng khuâng, xúc cảm thì bây giờ đã tiêu tan theo nhịp cười của cha con Dũng.
Nhưng tôi lại, sau bữa cơm, Dũng nhắc vợ:
- Em phải thu xếp thì giờ để vẽ và nhớ đi xem cuộc triển lãm tranh của bà Châu, em nhé. Em hãy quên đi những gì xảy ra trong đêm nọ và tha thứ cho anh về những gì mà anh đã làm em buồn phiền, nếu có.
- Anh không có lỗi gì hết. Chính em mới là người có lỗi. Nếu em không muốn hay chưa muốn nghĩ đến nghệ thuật, là vì em đang thích sống cho tình yêu. Chỉ có thế, thiên hạ làm sao hiểu em được. Nhưng anh đã muốn cho em học vẽ thì em sẽ nghĩ đến chuyện đó.
Từ hôm ấy Phi Nga thấy Dũng có vẻ cởi mở hơn bao giờ hết.
Nhưng rồi đến ngày bà Châu lên mời Dũng và Phi Nga đi xem triển lãm thì Dũng lại viện cớ chưa được khỏe, không đi dự, để vợ đi một mình. Dũng nói với vợ:
- Em cứ yên lòng mà đi chơi. Ở nhà đã có chị Tâm và anh, em đừng ngại.
Hôm ấy bà Châu chưng diện thật đẹp, nhưng Phi Nga lại rất giản dị trong chiếc áo dài màu xanh nhạt mặt không chút son phấn. Lúc ngồi vào chiếc xe hơi của bà Châu, Phi Nga nói:
- Đây là lần đầu tiên em đi xem một cuộc triển lãm, chắc em quê mùa lắm.
Bà Châu khuyên:
- Cô nên thoa một chút son cho tươi.
Phi Nga lắc đầu. Nàng đang nghĩ về sự thành công của bà Châu. Bà Châu thì khoe khoang luôn miệng:
- Tôi mới mua chiếc xe này để làm phương tiện đi lại. Từ rày về sau chắc tôi phải đi nhiều. Buồn cười lắm, cô Phi Nga ạ. Lúc mình còn ở dưới tỉnh, đội cái chức hiệu trưởng của ông chồng thì không ai thèm biết mình là ai, vậy mà từ khi mình vẽ được vài bức tranh và nàng nghệ thuật cho phép mình mang lại cái tên hồi con gái Huỳnh Ngọc Diệp thì không biết bao nhiêu người tìm đến làm quen với mình. Rồi các báo nói đến tác phẩm của mình, đến phỏng vấn, đăng hình mình lên báo. Có nhiều người lầm tưởng mình chưa lập gia đình nữa! Vì họ nghĩ một người đàn bà đã có chồng, có con và lớn tuổi như mình thì làm sao vẽ vời được... Có vậy ông Châu nhà tôi mới không còn khinh rẻ tôi chỉ biết vẽ bài tứ sắc...
Bà Châu như người say hơi men đắc thắng không có một chút gì gọi là khiêm tốn, quên phắt là mình đang ngồi bên một người có tài hơn bà nhưng người ấy lại vui lòng chịu sống trong bóng gia đình.
Bà nói một hơi, không nghe Phi Nga nói gì thì quay qua nhìn nàng. Nàng cúi đầu nhìn bàn tay, nhìn mà không để ý đến vật mình đang nhìn, tâm trí để tận đâu đâu. Phi Nga đang nghĩ lại sự gặp gỡ của nàng và ông Malê trước đây, về những lời khuyên nhủ của ông, của bà Quỳnh... Bà Châu hỏi:
- Cô nghĩ gì thế?
Phi Nga lim dim đôi mắt:
- Tôi không quen đi xe hơi nên nghe mệt, chớ không nghĩ gì hết.
- Nãy giờ cô nghe tôi nói chớ?
Sự xã giao bắt buộc Phi Nga phải nói dối:
- Tôi nghe.
Thế là bà Châu nói tiếp:
- Ông Trần Phong trước đây làm tôi thất vọng bao nhiêu thì giờ đây lại tử tế với tôi bấy nhiêu. Ông ta thật là người có tinh thần nâng đỡ những người mới chập chững bước vào con đường nghệ thuật. Để tôi giới thiệu cô với ông Trần Phong. Người có tài như cô, chắc thế nào cũng được ông ta mến nể. Trong thời gian người bạn của cô ở Rome chưa về, cô hãy nghe lời tôi, đến học với ông Trần Phong.
- Cám ơn những lời khuyên của bà, tôi sẽ nghĩ lại.
Chiếc xe hơi chạy bon bon trên đường, nuốt bảy chục cây số giờ, thì bà Châu cũng nói không ngừng. Phi Nga ngồi nghe, thỉnh thoảng mới trả lời vài câu hỏi của bà.
Xe ngừng trước một biệt thự lớn ở đường Vĩnh Viễn. Bà Châu nói:
- Chúng ta ghé lại đây để rước họa sĩ Trần Phong.
Bà Châu mở cửa xe và rủ Phi Nga cùng vào nhà ông Trần Phong. Phi Nga đi theo bà như một cái máy. Trong khi bà Châu đi thẳng vào phòng trong thì Phi Nga ngừng lại xem những bức tranh treo đầy phòng lớn bên ngoài. Tranh các môn đệ của ông Trần Phong treo về một phía, một phía là tranh của ông. Những bức tranh của các môn đệ không có gì là đặc sắc, trong khi tranh của ông Trần Phong thật là tài tình.
Phi Nga ngắm say sưa một bức tranh lụa, màu sắc thanh nhã không sao tả được. Phi Nga cảm thấy một cái gì cao khiết, thần diệu len lỏi vào tâm tư mình. Lúc nãy ngồi trên xe, Phi Nga bực mình bao nhiêu vì chuyện khoe khoang của bà Châu thì bây giờ lại thấy khoan khoái, nhẹ nhàng bấy nhiêu khi được xem bức tranh thủy mạc ấy.
Phi Nga không còn biết mình đang đứng ở đâu, quên cả thời gian, không gian. Nàng không ngờ nghệ thuật đi đến một chỗ tuyệt mỹ như thế.
Một bàn tay đặt nhẹ lên vai Phi Nga, lúc bấy giờ Phi Nga mới giật mình quay lại. Bà Châu giới thiệu nàng với ông Trần Phong trong khi nét mặt của nàng còn chìm đắm trong một cảm giác mới lạ. Nàng cũng không để ý là ông Trần Phong đang nhìn mình với đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa mến phục:
- Cô Phi Nga mà bà thường nói với tôi đây phải không?
- Dạ phải.
Ông Trần Phong hỏi Phi Nga:
- Cô ngắm gì mà thẫn thờ vậy?
Phi Nga nói:
- Bức tranh này đẹp quá.
Ông Trần Phong chỉ một bức tranh gần đó và hỏi:
- Thế còn bức tranh kia?
- Tôi không thích nó lắm.
- Tại sao vậy?
- Tại vì nếu tôi vẽ, tôi sẽ vẽ thế này.
Vừa nói, Phi Nga vừa đưa tay phác họa một cử chỉ. Nàng nói về con đường dài trải ra trước mắt trong bức tranh:
- Một túp lều bên một con đường hoang vắng phải nằm về hướng này thì bức họa mới nói lên được sự hoang vắng của cảnh vật mà ông muốn diễn tả.
Phi Nga vừa nói vừa đi lại một tấm bảng đen gần đó, lấy viên phấn phác họa những nét chính trước mặt ông Trần Phong.
- Cô không thích tôi vẽ như thế à? Vậy mà có người trả bức tranh ấy đến hai vạn đồng đó.
Ông Trần Phong chắp hai tay sau lưng đi lại trong phòng mà đôi mắt không rời khỏi bức tranh, vẻ mặt ông thay đổi từ tức giận đến suy tư. Bà Châu thấy thế liền nói:
- Xin mời thầy ra xe kẻo trễ.
Ông Trần Phong liếc nhanh Phi Nga, rồi đi theo bà Châu. Bà này lôi Phi Nga đi và nói:
- Chiều nay cô trở lại xem những bức tranh của thầy. Mới xem qua không thể phê bình được.
Lúc ngồi vào xe, ông Trần Phong nói:
- Bà Châu nói phải đó, chiều nay mời cô trở lại xem nốt những bức tranh khác.
- Vâng, chiều nay tôi sẽ trở lại. Mong họa sĩ không giận tôi về những ý kiến mạo muội lúc nãy.
Ông Trần Phong cười lớn:
- Không sao, biết đâu cô không có lý.

*

Phi Nga bước vào xưởng vẽ của ông Trần Phong, định xem tiếp những bức tranh treo trong phòng. Phi Nga đã dự lễ khai mạc cuộc triển lãm tranh của bà Châu. Không dám nói ra nhưng nàng thấy không có bức nào đặc sắc cả, đó chỉ là một sự sao chép tranh của các họa sĩ khác. Tuy vậy, cũng có vài bức khá đẹp mà Phi Nga đoán chắc đã có ông Trần Phong nhúng tay vào. Ai tinh mắt sẽ thấy rõ ngay.
Trong lúc người đi xem tranh tấp nập trong phòng, nhiều người tụ lại bên bà Châu, thì Phi Nga thấy ông Trần Phong ra về trước. Phi Nga không ganh tị với sự thành công của bà Châu ngày hôm nay, nhưng nàng không sao chịu được cái không khí ồn ào, náo nhiệt ấy. Vì thế Phi Nga đã lặng lẽ ra khỏi phòng triển lãm và kêu xe đi thẳng lại nhà ông Trần Phong.
Phi Nga xem kỹ từng bức tranh, rồi đến ngắm lại bức tranh túp lều giữa cảnh hoang vu thật lâu. Tâm trí nàng để hết vào sự phê bình bức tranh ấy thì sau lưng nàng có tiếng chân đi nhè nhẹ.
- Tôi biết thế nào cô cũng trở lại đây. Cô vẫn giữ ý kiến của cô về bức tranh này?
Phi Nga quay lại và nói:
- Vâng, tôi vẫn thấy nó không được đẹp.
Rồi nàng nhìn lại tấm bảng đen mà sáng nay mình đã phác họa những nét đơn sơ, thấy nó vẫn còn nguyên, chưa được lau chùi. Đôi mắt sáng lên, nàng nói:
- Tôi là một người vô danh tiểu tốt mà lại dám phê bình tranh của một họa sĩ bậc thầy của thiên hạ thì thật là một điều đáng trách, xin ông tha thứ cho tôi.
Ông Trần Phong nhìn thẳng vào đôi mắt của Phi Nga:
- Tôi đã nghĩ kỹ trước khi cô đến đây. Bức tranh này đúng là phải sửa lại.
Rồi với một cử chỉ thân mến, quên rằng ông ta là đàn ông còn Phi Nga là người của phái đẹp, ông lấy hai tay ôm lấy đôi vai nhỏ bé của Phi Nga, y như đối với một người bạn cùng phái:
- Tại sao cô không đến học với tôi? Tôi sẵn sàng chỉ vẻ cho cô. Tôi cũng sẵn sàng xem cô như một người bạn. Cô thấy đó, tôi vẫn nghe theo lời phê bình của cô.
Phi Nga gỡ nhẹ đôi tay của ông Trần Phong ra:
- Tôi hiện đang làm mẹ hai đứa con. Tôi nghĩ đó cũng là một sự nghiệp đáng kể.
Ông Trần Phong la lên:
- Làm mẹ... Chuyện ấy tầm thường quá! Bất cứ người con gái nào có chồng cũng có thể làm mẹ được hết. Nhưng trên đời này có mấy người con gái vẽ được một bức tranh?
Rồi ông chỉ tay ra ngoài đường:
- Kìa, cái bọn đàn ông chạy qua chạy lại đó, có đứa nào không làm cha được đâu, nhưng thử hỏi mấy đứa vẽ được một bức tranh?
Phi Nga phì cười trước lời nói đầy tự đắc của ông Trần Phong. Thấy thế ông Trần Phong hét lên:
- Cô cười à? Tôi nói không phải sao?
Rồi kéo Phi Nga lại một chiếc ghế, ông ra dấu bảo nàng ngồi xuống. Ông đến ngồi trên một góc bàn thấp đối diện và nói:
- Tôi nghe bà Châu nói về cô rất nhiều. Tôi chưa được xem một bức tranh nào của cô. Tôi phải tìm lên chỗ cô ở để xem qua cho biết. Nhưng cô hãy hứa với tôi đi.
- Hứa cái gì thưa ông?
- Hứa sẽ đến đây để tôi chỉ vẻ thêm cho cô. Tôi không lấy tiền đâu mà cô ngại.
Phi Nga lắc đầu:
- Nhưng tôi chưa học được thì làm sao dám hứa? Xin ông đừng đi Biên Hòa mất công, tôi chưa vẽ được bao nhiêu đâu. Mấy lúc nay tôi bận lo cho chồng con. Những bức vẽ được lúc còn con gái thì tôi đã bán hết rồi.
Ông Trần Phong nhìn thẳng vào đôi mắt Phi Nga:
- Vậy cô muốn gì?
- Tôi không hiểu câu nói của ông? Tôi có muốn gì đâu?
- Thế cô đến đây làm gì? Tự nhiên ở đâu đến đây chê tranh của tôi?
Phi Nga nói một cách tự nhiên:
- Tôi được bà Châu mời đi xem cuộc triển lãm tranh của bà. Bà ghé lại đây rước ông nên tôi có dịp ngắm những bức tranh của ông. Chỉ thế thôi. Đâu phải tôi đến đây với ý định xin học vẽ với ông.
Ông Trần Phong nói, giọng bực dọc:
- Tôi muốn giúp cô.
- Tôi thành thật cám ơn ông. Hôm nào rảnh, tôi sẽ đem vài bức tranh của tôi đến đây cho ông xem.
- Cô thích vẽ loại tranh gì?
- Tôi thích vẽ phong cảnh, nhưng trong phong cảnh phải có người. Tôi không thích cảnh chết như bức tranh túp lều bên đường vắng của ông.
Ông Trần Phong mỉm cười:
- Đàn bà thường không thích cảnh chết.
Chỉ một bức tranh treo trên vách, ông Trần Phong hỏi:
- Bức này có đẹp không?
Đó là một bức tranh vẽ một người mẹ đang âu yếm nhìn đứa con nhỏ ngồi chơi dưới đất. Phi Nga nhìn một lúc rồi nói:
- Chưa diễn tả được một cách đầy đủ. Cái đầu người mẹ nghiêng xuống quá, nên đôi mi nhắm lại. Tình mẫu tử chỉ bộc lộ ở nét mặt hiền từ, mà nét mặt người mẹ, họa sĩ nào đây diễn tả không nổi. Bức tranh này không phải của ông.
Ông Trần Phong gật đầu thì Phi Nga nói tiếp:
- Muốn vẽ được bức tranh này phải là một họa sĩ tài hoa, là thợ thì không nên chọn đề tài này.
Ngừng một lát như để suy nghĩ kỹ thêm, Phi Nga nói:
- Một tay thợ mà chọn đề tài này thì càng dễ cho thiên hạ thấy sự bất tài của mình. Một tay thợ có thể vẽ vầng thái dương đang nhô ở chân trời, trải trên mặt biển một rừng hào quang lóng lánh, lung linh năm màu mười sắc; hoặc vẽ những cành hoa tươi thắm giữa trời xuân huy hoàng, với màu sắc óng ánh. Một tay thợ cũng có thể vẽ những đề tài sau đây: một bà cụ già đầu tóc bạc phơ ngồi trên chiếc ghế đá trong một ngôi vườn mát mẻ, giữa cảnh hoàng hôn, chung quanh là năm ba đứa trẻ đang xúm xít để nghe kể chuyện cổ tích; hoặc một thiếu phụ đang làm bếp, đang trang điểm, đang thêu may... Những đề tài ấy ai vẽ không được, vì nó thuộc thể loại chép y một cảnh mắt thấy, màu sắc có sẵn. Nhưng vẽ bức tranh tình mẫu tử thì phải diễn đạt hết tinh thần.
Ông Trần Phong ngồi im nghe Phi Nga nói, đôi mắt dán lên đôi môi nàng. Nhưng Phi Nga không để ý cái nhìn chăm chú của ông, nàng đang bận rộn suy nghĩ như chính mình đang tìm cách thực hiện bức tranh về tình mẫu tử:
- Vẽ một người mẹ đang nghiêng mình bên chiếc nôi của con là cả một công trình vĩ đại. Người mẹ ấy không cần đẹp, ăn mặc không cần sang, nhưng phải vẽ sao cho nét mặt bà thật dịu hiền, đôi mắt trong sáng trong tình yêu thương tha thiết... Phải vẽ đôi tay bà thật mềm mại, để khi ngắm đôi bàn tay mềm mại ấy, người ta hình dung ngay được những cái vuốt ve êm ái.
Đứa bé thì phải vẽ thật mũm mĩm, đôi mắt đen lánh với những cái núm đồng tiền xinh xinh, hai cườm tay no tròn, có ngấn. Phải vẽ như thế để thấy rõ sự khéo nuôi, khéo săn sóc của người mẹ. Đứa bé nhìn mẹ cũng như bà mẹ nhìn đứa bé. Phải vẽ thế nào cho Vũ trụ thu hẹp lại bên chiếc nôi, đôi mắt đứa bé chưa nhận định được gì xung quanh nó, nhưng nó đã nhận ra được nét mặt thân yêu, quen thuộc lúc nào cũng nghiêng mình bên nó. Nếu người vẽ có tài thì qua nét bút, người ta sẽ cảm thấy lúc nó khóc, lúc nó cười, lúc nó vòi vĩnh... nó chỉ thấy có mẹ nó mà thôi.
Vẽ được như vậy sẽ là một bức tranh tuyệt bút. Bức tranh ấy sẽ đẹp hơn tất cả những kỳ quan của vũ trụ, đẹp hơn tất cả những sáng tạo của khoa học. Không một bài hùng ca nào, không một lời triết lý nào và cũng không một vẻ kiều diễm của bậc quốc sắc nào có thể so sánh với bức tranh mẫu tử này của nhân loại.
Đôi mắt sáng lên một cách kỳ quặc, đôi môi đỏ hồng như bị nung đốt bởi một ham muốn say mê phụng sự cho nghệ thuật, Phi Nga nói tiếp:
- Loài người chỉ có bức tranh ấy là đẹp nhất và có vẽ được như thế, nét bút của họa sĩ mới lột được cái ý: Tình mẫu tử còn thì nhân loại còn.
Ông Trần Phong nghe Phi Nga nói đến đây liền đứng ngay dậy:
- Ồ, cô nói phải lắm. Mặc dù chưa thấy bức họa nào của cô, nhưng tôi tin chắc cô là một họa sĩ có tài. Cô đã học với ông thầy nào chưa?
- Có học lúc còn đi học ở trường.
- Lúc ấy cô đi học chữ kia mà! Mỗi tuần được mấy giờ vẽ?
- Vài giờ. Nhưng tôi thích vẽ, nên học thêm, phần nhiều là tự học.
- Bây giờ cô chưa học được à?
- Tôi phải sống cho chồng con tôi.
Ông Trần Phong thở dài:
- Lại trở lại vấn đề này. Sống cho chồng con! Sao cô nghĩ tầm thường quá vậy?
- Sao lại tầm thường?
- Tôi không cãi với cô đâu. Tôi chỉ khuyên cô ráng thu xếp thì giờ để học vẽ, còn không học thì cũng vẽ. Cô đã xem xong những tấm tranh này chưa?
- Xem xong tất cả rồi.
- Cô thích nhất bức nào? Cứ nói đi, tôi tặng cô bức ấy.
Phi Nga từ chối:
- Cám ơn ông. Nhưng tôi đâu dám nhận như thế.
Ông Trần Phong như nhớ ra, chỉ bức tranh lụa mà lúc sáng Phi Nga đã khen:
- Cô thích bức tranh này. Tôi sẽ tặng cho cô.
Phi Nga do dự thì ông Trần Phong nói:
- Đây chỉ là một món quà của một họa sĩ hiểu tài của một họa sĩ khác nên đề tặng. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, không nên phân biệt nam hay nữ, đã là nghệ sĩ thì ai cũng như ai. Tôi có tặng bức tranh này cho cô Phi Nga đâu, mà tôi tặng cho một nhân tài. Thượng đế khi phân phát cho loài người cái thiên tài, đâu có phân biệt người này là đàn ông, người kia là đàn bà. Chỉ tại cô phân biệt như thế, nên cô mới khư khư nghĩ rằng cô phải sống cho chồng con, sự nghiệp của người đàn bà là làm vợ, làm mẹ, và cô tàn nhẫn chôn mất cái tài mà Thượng đế đã ban cho cô. Như vậy Thượng đế một là mù quáng, hai là quá rộng rãi, vung vãi tài hoa mà không cần lựa người, không cần biết người nhận lãnh cái kho thiên tài ấy có chịu đem ra phụng sự cho đời không?
Bây giờ đến Phi Nga ngồi im nghe ông Trần Phong nói. Ông nói một hồi, cũng hùng biện, thiết tha như Phi Nga nói về bức tranh tả tình mẫu tử lúc nãy. Nói xong, ông Trần Phong hạ bức tranh thủy mạc xuống, đề vào những dòng chữ này với cây bút lông:
“Thân tặng một người có tài, nhưng chưa nổi tiếng. Khi nổi tiếng hãy nhớ đến Trần Phong”.
Ông Trần Phong viết xong, cuốn bức tranh lại, lấy giấy hoa gói cẩn thận, bỏ vào một cái hộp giấy, trao cho Phi Nga. Phi Nga nhận và nói:
- Cảm ơn ông. Bây giờ thì tôi phải trở ra phòng triển lãm của bà Châu để còn về Biên Hòa.
Đưa Phi Nga ra tận đường, ông Trần Phong hỏi:
- Cô thấy thế nào về cuộc triển lãm này?
- Tôi cũng nghĩ như ông.
Ông Trần Phong ngạc nhiên:
- Cô biết tôi nghĩ thế nào mà dám bảo rằng nghĩ như tôi?
Phi Nga cười:
- Ông muốn khuyến khích phái nữ.
Ông Trần Phong nhìn sững Phi Nga, không ngờ Phi Nga tế nhị và thông minh như thế:
- Tôi khuyến khích bà Châu là để mở đường cho cô đó, cô có tin vậy không?
- Lúc ấy ông đã biết tôi là ai?
- Mới nghe nói. Nhưng bà Châu nói về cô tỉ mỉ quá khiến tôi biết là cô có tài.
Lúc Phi Nga ngồi trên xe rồi, còn thấy ông Trần Phong đứng trước cửa nhìn theo chiếc xe của nàng, đôi mắt đăm chiêu, nghĩ ngợi...