CHƯƠNG 27

     ọi người nghiêm chỉnh nghe ông Gia-cốp Oen-sơ phát biểu trước phiên tòa của những thợ mỏ. Theo lời ông, những phiên tòa như thế này trước đây được coi là có tác dụng khi đất nước còn sống ngoài vòng pháp luật, nhưng ngày nay pháp luật đã được thực thi một cách công bằng trên khắp đất nước và chính phủ đã tỏ ra có đủ khả năng để quy định những luật lệ thì việc tiếm đoạt quyền lực của chính phủ nghĩa là muốn trở lại thời kỳ man rợ đen tối mà ánh sáng văn minh đã dọi chiếu vào. Ông coi việc làm phiến loạn nầy là " có tội " với nhà nước và nếu như có xảy ra một hành động đáng tiếc nào đó thì chính ông nữa cũng sẽ bị trừng phạt như mọi người có mặt ở đây. Để kết thúc ý kiến của mình, ông đề nghị hoãn lại việc xét xử để chờ những viên chức của tòa án đến nhưng đề nghị của ông bị cả phòng họp bác bỏ.
- Em thấy chưa. Không còn hy vọng gì nữa. Xanh Vàng-xăng nói với Phrôna.
- Còn chứ! Nghe em nói đây.
- Cô nói vắn tắt cho gã biết kế hoạch mà hôm trước mọi người đã đặt ra.
Gã đành phải lắng nghe cô nói vì lúc này gã quá suy sụp tinh thần nên không thể lạc quan như cô được.
- Thật là chuyện hết sức điên rồ! Gã phản đối khi cô nói xong.
- Vậy anh thích bị treo cổ ư? Nhất thiết phải hành động đã.
- Phải, lẽ tất nhiên. Gã đành đáp lại cho qua chuyện.
- Hai người Thụy Điển được gọi ra trước tòa trước tiên với tư cách là nhân chứng. họ đã kể lại câu chuyện đánh đổ chậu nước giặt mà vì thế Boóc đã nổi trận lôi đình. Do ảnh hưởng của tấn bi kịch vừa xảy ra cho nên cái Chi tiết nhỏ nhặt ấy lại gây ra một tâm lý khẳng định, mở đường cho mọi điều phỏng đoán và dị nghị. Những người đang tụ họp trong nhà này vì quá đơn giản và mộc mạc nên đã tự cho rằng họ đã hiểu việc đời đố gán cho hành động của Xanh Vanh-xăng là chí có một động cơ duy nhất và thế là họ xì xào và gật gù với nhau.
Độ nửa tá nhân chứng nữa nối tiếp nhau ra khai trước toà: Tất ca đều đã xem xét hiện trường và đã lục soát kỹ lưỡng khắp đảo mà không hề thấy một dấu vết nào của hai kẻ lạ mà Xanh Vanh-xăng đã khai.
Phrôna rất ngạc nhiên khi thấy cũng đến lượt Đen Bi-xốp ra khai trước tòa! Cô biết Đen không ưa gì Xanh Vanh-xăng nên nghĩ bụng không hiểu anh ta sẽ đưa ra chứng cớ gì để chống lại gã. Sau khi đã tuyên thệ trước tòa và khai tên, tuổi, nghề nghiệp. Đen nhoẻn miệng cười:
- Ông Bi-xốp, hình như ông biết rất rõ bị cáo. Xin ông nói trước tòa về tính tình của anh ta. Luật sư Bin-Brao bảo anh.
- Trước hết, con người này tính tình rất hung hãn....
- Xin lỗi quý tòa! Tôi không chấp nhận nhân chứng này buộc tội tôi! Bị cáo giận run lên, phản đối. Hắn Chỉ biết tôi có một lần... họa chăng có điên, làm sao hắn nói được về tính tình tôi?
Anh chàng thợ mỏ quay về phía gã:
- Này, Grê-gô-ri Xanh Vanh-xăng, vậy anh không nhận ra tôi nữa sao?
- Không. Gã khinh khỉnh đáp lại. Tôi chỉ gặp anh có một lần và thoáng qua vài lần nữa ở Đao-sơn.
- Khoan, tôi sẽ giúp anh nhớ lại. Đen cười mỉa mai. Anh nên biết rằng tôi đã sống ở xứ này từ năm 1884.
- Hoàn toàn đúng như thế đấy. Thưa ông Grê-gô-ri Xanh Vanh-xăng. Tôi nhận thấy ông đã nhớ lại dần dần rồi đó. Hồi đó, tôi để ria mép và tên tôi là Braocơ, hay nói cho chính xác là Giô Brao.
Anh ta nhếch mép cười, tỏ ra hả hê vì được trả thù, còn gã nhà báo thì làm ra bộ như không coi anh ra gì.
- Có đúng thế không, Grê-gô-ri? Phrôna hỏi nhỏ gã.
- Thực tình... anh mới chỉ hơi nhận ra hắn .... Anh không biết nữa. Nhưng không... không thể nào như thế được! Giô Brao.... xem nào.... Giô Brao đã chết lâu rồi cơ mà!
- Ông vừa nói đến năm 1884, ông Bi-xốp. Luật sư Bin Brao hỏi:
- Vậy, đúng thế: năm 1884. Anh ta là phái viên của một tờ báo nên đã đi vòng quanh trái đất, đi qua cả Alatka và Sibêri. Còn tôi hồi đó thì vừa trốn đi khỏi một thuyền đánh cá voi và vì thế tôi đã giúp việc cho anh ta dưới cái tên là Brao với 40 đô-la mỗi tháng. Thế mà anh ta cũng định bớt xén của tôi...
Nghe nói thế mọi người phá lên cười. Chính Phrôna cũng bị lôi cuốn và cười theo. Chỉ riêng gã nhà báo là vẫn giữ nét mặt sa sầm.
- Anh ta còn hay sinh sự với ông già Ăng-đi ở Đi-ê, rồi lại sự sinh với thủ lĩnh Giooc của bộ lạc Chin-kút, với lão quản lý Pen-ly và với nhiều người khác nữa. Anh ta luôn luôn gây cho chúng tôi biết bao chuyện phiền phức, nhất là những chuyện về phụ nữ.... bởi vì vị này lúc nào cũng chỉ thích đuổi theo gái.
- Thưa ông Chủ tịch, tôi cương quyết phản đối, Phrôna đứng dậy bình tĩnh nói, thật là vô ích khi kể về đời riêng của ông Xanh Vanh-xăng, nó chẳng soi sáng gì cho vụ án cả, tôi đề nghị nhân chứng giới hạn ở vụ án mà chúng ta đang quan tâm.
Luật sư Bin Brao của bên nguyên, đứng dậy, nụ cười trên môi:
- Thưa ông Chủ tịch, chúng tôi hoàn toàn tán thành yêu cầu của luật sư bên bị cáo, nhưng chúng tôi xin nhấn mạnh về điểm này: cho đến lúc này mọi lời khai đều liên quan trực tiếp đến vụ án. Quả thực là chúng ta không thể đưa ra được một nhân chứng nào chứng kiến tận mắt vụ giết Giôn Boóc mà Chỉ có thể xem xét những hoàn cảnh và nguyên nhân đã thúc đẩy bị cáo phạm tội ác này. Bởi vậy, có lẽ rất cần thiết phải trình bày công khai trước quần chúng về tính nết và hành vi xấu xa của con người này. Chúng tôi muốn chứng minh rằng anh ta là một kẻ hèn nhát và dối trá để quý tòa khỏi bị dao động vì những lời phản bác của anh ta. Chúng tôi muốn góp nhặt từng sợi gai để kết thành một dây thừng dài và đủ chắc để treo cổ anh ta chiều nay. Vì thế, thưa ông Chủ tịch tôi đề nghị cho phép nhân chứng được tiếp tục trình bày.
Ông Chủ tịch không tán thành đề nghị của Phrôna, tòa bác bỏ. Bin Brao ra hiệu cho Đen nói tiếp.
- Như tôi vừa nói, Xanh Vanh-xăng gây cho chúng tôi đủ thứ chuyện phiền phức. Bây giờ, tôi xin kể với quý tòa một Chi tiết riêng liên quan đến cá nhân tôi: đó là việc tôi không bao giờ quen được với chuyện sông nước. Vâng, đúng thế! càng tiếp xúc với sông nước nhiều tôi càng ngại, Xanh Vanh-xăng biết diều đó. Tuy anh ta là một người giỏi chèo thuyền, thế mà có lần anh ta đã để tôi phải một thân một mình vượt qua Bốc Caniông trong khi anh ta thong dong quay lại bằng đường bộ. Kết quả là thuyền bị chao đảo, mất đến nửa số lương thực và thuốc lá và Xanh Vanh-xăng đã mắng tôi thậm tệ. Sau đó ít lâu, anh ta lại gây chuyện với những người Anh-điêng bộ lạc Stic ở vùng hồ Lơ Bác-giơ làm cho chúng tôi suýt bị chết đói.
- Vì lý do gì? Luật sư Bin Brao hỏi.
- Chỉ vì một cô gái Anh-điêng xinh đẹp đã để ý đến anh ta. Khi chúng tôi thoát được chuyện đó, tôi đã định lên lớp cho anh ta một bài về phụ nữ nói chung và phụ nữ Anh-điêng nói riêng, anh ta đã thề là sẽ chừa, nhưng chẳng được bao lâu anh ta lại đẩy chúng tôi vào một chuyện tồi tệ khác dính dáng đến cá hồi. Lần đó, anh ta giở trò láu cá nhưng tôi đã đoán được ngay và hiểu ý đồ của anh ta định làm gì. Tôi đã bảo ban anh ta như một người cha vì thế anh ta phát khùng đến nỗi tôi phải đưa anh ta lên bờ và dần cho một trận. Từ đó, anh ta tiu nghỉu, lì lợm nhưng khi thuyền chúng tôi vừa trông thấy bờ của cửa sông Ren thì anh ta lại trở nên hoạt bát, hót như khiếu ngay vì trên bờ có một nhóm phụ nữ Si-Oát đang câu cá hồi. Suốt thời gian đó anh ta luôn luôn tìm cách đánh lừa tôi. Mà quái lạ! Không hiểu sao anh ta lại giỏi xoay xở với đám phụ nữ đến thế. Chỉ cần huýt sáo là đám phụ nữ đã chạy theo anh ta như đàn chó. Không phải ai cũng làm được như vậy. Trong số những cư dân sống bên bờ sông Ren có một cô gái Anh-điêng lẳng lơ và xinh đẹp nhất mà cả đời tôi chưa từng thấy, không kể Ben-la. Chắc thế nào anh ta cũng phải cuỗm cô gái này vì anh ta lưu lại đây lâu hơn dự định.
- Bi-xốp, anh nói thế đủ rồi. Vị Chủ tịch ngắt lời, sau khi đã thăm dò nét mặt của Phrôna mà không thấy biểu lộ thái độ gì cả, chỉ thấy cô bóp tay tỏ ý sốt ruột. Chúng tôi đã ngán nghe những chuyện về các cô gái đó rồi.
- Xin phép ông Chủ tịch cứ để cho nhân chứng trình bày tiếp. Phrôna đề nghị. Lời khai của nhân chứng xem ra rất lý thú.
- Ông có biết tôi sắp nói gì bây giờ không? Đen hỏi lại vị Chủ tịch. Không hả? Vậy thì ông im đi để tôi nói tiếp.
- Luật sư Bin Brao vội đứng dậy để đề phòng một cuộc cãi lộn nhưng vị Chủ tịch đã khéo nhịn.
- Có lẽ tôi đã nói hết từ lâu rồi nếu như đừng có luôn luôn ngắt lời tôi. Đen phàn nàn. Để bỏ rơi tôi, một hôm Xanh Vanh-xăng đã nện vào đầu tôi một báng súng làm cho tôi té xỉu rồi trói cô gái vào sàn thuyền và chèo thuyền đi bỏ tôi lại trơ trọi một mình, không có chút trang bị gì cách xa ngàn cây số ở một làng nhỏ bé nhất. Quý vị đều biết miền I.U-Kông này vào thời kỳ đó là như thế nào rồi. Thế mà cuối cùng tôi cũng đã thoát được, cả anh ta nữa. Quý vị đã nghe anh ta kể những chuyện phiêu lưu của anh ta ở Si-bê-ri rồi đó. Được (Đen cố tình dừng lại để mọi người chú ý). Tôi biết khối chuyện về việc này.
Đen thục tay vào túi áo vét và rút ra một cuốn sách nhỏ gáy da, có vẻ là một cuốn sách rất quý. - Cuốn sách này do vợ của Pi-tư úyp-pơn tặng tôi, đã lưu truyền từ thời chú bác gì đó của chị ta mà tôi không nhớ được tên của cả hai. vắn tắt là trong số quý vị đây nếu có ai đọc được tiếng Nga thì chúng ta sẽ biết nhiều Chi tiết về cuộc hành trình của anh ta qua Si-bê-ri. Rất tiếc là chẳng có ai cả...
- Cu-béc-tanh, Nam tước Cu-béc-tanh đọc thạo tiếng Nga. Một người trong phòng họp lên tiếng.
Mọi người nhường lối đi cho ông nam tước người Pháp đang bị đẩy lên hàng ghế đầu mặc dù ông khước từ.
- ông có biết cái thứ tiếng này không? Đen hỏi.
- Ít thôi... Đã lâu tôi không dùng đến nó.
- Đọc đại đi. ở đây chẳng ai biết mà chê ông đâu.
- Không được... nhưng...
- Bắt đầu đi ông! Vị Chủ tịch ra lệnh.
Đen dí vào tay ông nam tước cuốn sách đã mở ngay ở trang đầu.
- Biết bao tháng nay tôi đi tìm một nhà thông thái như ông! Đen reo lên rất hồ hởi. Ông nên hiểu là tôi không buông tha ông nữa đâu, nào đọc đi ông, chúng tôi xin nghe.
Ông Cu-béc-tành ngập ngừng dịch:
- Nhật ký của cha I-a-Kôns một phần kể vắn tắt về cuộc đời của cha ở tu viện thánh Bơ-noa ở Ô-Bi-đoóc-ski và những Chi tiết về những cuộc phiêu lưu kỳ thú của cha ở Si-bê-ri phương đông giữa những người săn hươu.
Ông nam tước ngẩng lên hỏi Đen.
- Cuốn sách này xuất bản từ năm nào?
- Năm 1807 ở Vốc-sồ-vi.
Anh chàng thợ mỏ nhìn cử tọa một cách đắc thắng.
- Quý vị vừa nghe đó? Xin nhớ là từ năm 1807.
Ông nam tước đọc tiếp dòng đầu.
- Chính do sai lầm của Ta-méc-lăng. Vô tình ông nam tước đã dịch đoạn đó bằng một cách hành văn mà ông đã nghe quen tai.
Ngay từ mấy câu đầu. Phrôna đã tái mặt rồi từ đó trong lúc nghe, mặt cô cứ biến sắc. Có một lúc cô liếc mắt nhìn bố và yên tâm khi thấy ông vẫn nhìn thẳng về phía trước, bởi vì cô cảm thấy không thể nào chịu nổi ánh mắt của ông. Và mặc dù cô biết Xanh Vanh-xăng không lúc nào rời mắt khỏi cô nhưng cô giả tảng như không nhận thấy.
-.... Khi Ta-méc-lăng gieo rắc tang tóc, điêu tàn ở khu vục Đông Á thì hàng loạt quốc gia bị lật đổ, nhiều thành phố bị phá hủy và nhiều bộ lạc phải tan tác. Vì thế mà có những dân tộc đã bị phân tán rải rác trên khắp quả đất này. Để tránh lòng tham không đáy của những kẻ xâm lược, một bộ phận của đám dân lưu lạc đó đã phải tìm cách tị nạn ở những vùng heo hút của Si-bê-ri và quanh Bắc Cực.
- Ông hãy bỏ đi một vài đoạn và dịch tóm tắt phần còn lại thôi. Chúng tôi không muốn ngồi ở đây suốt đêm nay. Luật sư Bin Brao góp ý.
Nam tước Cu-béc-tanh đọc và dịch tiếp cho đến đoạn nhân vật anh hùng trở nên có quyền thế ở bộ lạc Chao Chuên và được kết hôn với con gái của vị thủ lĩnh già là ln-Sung-ga.
- Tôi dịch tiếp nữa không? Ông Cu-béc-tanh hỏi.
- Thôi, đủ rồi.! Luật sư Bin Brao đáp. Xin ông nhắc lại cho ngày xuất bản cuốn sách này.
- Năm 1807, ở Vác-sô-vi.
- Khoan đã, thưa ông nam tước. Tôi xin hỏi ông một đôi câu. (Đen Bi-xốp hướng về phía những người xử án). Thưa quý vị, quý vị đều đã nghe bị cáo kể câu chuyện phiêu lưu của anh ta qua miền Si-bê-ri giống lạ lùng với câu chuyện của cha I-a-Kôngs đã được xuất bản từ cách đây 100 năm. Tôi muốn để quý vị thấy rằng con người này không thích đưa chuyện của mình vào trong sách đâu. Anh ta đã bỏ rơi tôi và ra đi trên sông Ren vào mùa thu năm 1888 ở Xanh Mi-xen và theo lời anh kể thì anh ta đến Si-bê-ri rồi ở lại đó một thời gian vào năm 1889 và 1890, trở về Mỹ giữa năm 1891 và ở Xăng Phăng-xít-cô, anh ta sắm vai một nhà thám hiểm nổi tiếng. Bây giờ ta hãy xem ông nam tước người Pháp đây có bổ sung được gì thêm cho những dẫn chứng của tôi không. Thưa ông Cu-béc-tanh, có phải ông đã từng ở Nhật bản không?
- Có, ông nam tước vẫn chú ý theo dõi bài diễn thuyết của Đen, sau khi tính nhẩm rất nhanh, đã không dấu nổi vẻ ngạc nhiên.
- Và ông đã quan biết bị cáo ở đó.
- Hoàn toàn đúng.
- Vào năm nào?
Mọi người nghển cổ lên mà nhìn.
- Năm 1889.
- Vậy thì, thưa ông nam tước, điều đó rõ ràng là không thể có được, bởi vì cùng năm đó Xanh Vanh-xăng đang đi qua miền Si-bê-ri. Đen bác lại bằng một giọng ngọt sớt.
Ông Cu béc-tanh nhún vai, ra ý rằng mọi chuyện đó chẳng liên quan gì đến ông rồi ông lẩn vào đám đông. Trong khoảng vài phút, mọi người lại xì xào với nhau và lại lắc đầu.
- Hoàn toàn sai! Xanh Vanh-xăng nói nhỏ vào tai Phrôna.
Cô làm như không nghe thấy.
- Mọi chuyện có vẻ như phản lại anh, nhưng anh có thể làm sáng tỏ.
Phrôna vẫn ngồi im. Vị Chủ tịch gọi đến tên Xanh Vanh-xăng, lúc đó cô mới quay lại nhìn bố và cô bỗng dưng nước mắt bỗng trào ra khi ông Gia-cốp Oen-sơ nắm lấy tay cô.
- Con có muốn ra khỏi đây không? Ông hỏi cô.
Cô lắc đầu. Xanh Vanh-xăng bắt đầu nói. Gã vẫn nhắc lại câu chuyện như gã đã từng kể với Phrôna, nhưng thêm một ít Chi tiết nữa, tuy nhiên gã không hề phản bác lại những lời khai của Giôn và La Phơ-lít. Gã nhắc lại câu chuyện chậu nước giặt: Chỉ vì một cử chỉ lịch sự, giúp đỡ phụ nữ của gã mà đã làm cho Boóc nổi giận một cách điên khùng, Ben-la bị giết bằng khẩu súng lục của gã, gã không chối cãi điều đó nhưng đó là khẩu súng mà Boóc đã mượn của gã từ nhiều ngày trước và chưa trả lại. Gã bất ngờ về lời buộc tội của Ben-la. Tại sao chị ta đã nói dối khi trút hơi thở cuối cùng. Thật là bí ẩn. Còn về những lời tố cáo của Đen Bi-xốp, gã không thèm bác bỏ, những lời bịa đặt có pha phách khéo léo đôi chút sự thật. Quả thật là Đen đã từng đi theo gã ở Alatka vào quãng năm 1888 nhưng anh ta đã cố tình xuyên tạc với dụng ý độc ác những sự kiện đã xảy ra vào thời kỳ đó. Còn về câu chuyện của ông nam tước thì đó chỉ là một sự lầm lẫn nhỏ về ngày tháng, có thế thôi. Trong lúc hỏi bị cáo, luật sư Bin Brao đã lôi ra được một Chi tiết bất ngờ. Theo lời bị cáo thì cuộc vật lộn giữa gã và hai đối thủ bí mật kia rất gay go.
- Anh hay giải thích vì sao anh không hề bị thương tích gì trong lúc xác của Boóc lại mang nhiều vết bầm tím, xây xát? Xem ra khó mà có thể chấp nhận được việc anh phải vật lộn kịch liệt đến thế mà lại không hề bị một vết xây xát nhỏ nào?
Chính Xanh Vanh-xăng cũng không thế giải thích được điều đó, thế nhưng gã cũng cảm thấy toàn thân đau đớn và chân tay tê dại, cứng đờ. Vả lại những Chi tiết ấy cũng chẳng quan trọng mấy, miễn là gã không giết Booc và vợ anh ta, đó là điều gã có thể tin chắc.
Đến lượt Phrôna lên phát biểu để bảo vệ cho Xanh Vanh-xăng, cô mở đầu bằng việc chứng minh đặc trưng thiêng liêng của cuộc sống con người, tiếp đó cô nêu lên những điều mạo hiểm liều lĩnh khi kết tội một con người mà không có bằng chứng đày đủ, rồi những quyền của bị cáo trong trường hợp còn nghi vấn. Cô cương quyết gạt bỏ những lý lẽ rườm rà mà Chỉ giới hạn ở những sự việc cụ thể và tuyên bố rằng cho tới lúc này tòa chưa đủ chứng cớ để xác lập được động lực nào đã dẫn đến vụ án; mối quan hệ giữa Ben-la và Xanh Vanh-xăng có hay không cũng chưa được chứng minh, còn về sự việc chậu nước giặt, chứng cứ nghiêm trọng duy nhất do nhân chứng cung cấp thì Chỉ thể hiện sự ngu xuẩn của một anh chồng ghen tuông đã nhìn sai lạc đi cử chỉ lịch thiệp của một người đàn ông có văn hóa. Cô xin để sự việc này cho tòa xem xét và đánh giá.
Người ta đã cố tình mô tả bị cáo như một con người thoái hóa và thô bạo. Cô thấy không cần phải nêu lên tính cách dữ dội của Boóc. Ai cũng đều biết những cơn điên giận khủng khiếp của lão, làm cho lão mất hết cả số ít bạn bè còn lại. Ngược lại, lão có vô số kẻ thù, trong số đó chắc phải có hai người lạ bịt mặt kia. Vì lý do gì mà hai người đó đã giết Boóc? Cô không biết gì hết. Phần này thuộc về tòa phải khám phá xem có phải Boóc đã gây ra điều gì đó khiến cho hai người kia phải giết lão không.
Theo lời khai của các nhân chứng, người ta không tìm thấy một dấu vết nào của hai người lạ kia. Vậy người ta có phát hiện được dấu vết gì hơn nữa của Xanh Vanh-xăng, của Giôn hay của Pie La Phơ-lít không? Không chứ gì? Ai cũng biết là đêm đó con đường mòn đóng băng rất cứng đến mức vết giầy da mềm không hề để lại một dấu vết gì trên mặt băng, hơn nữa những kẻ giết người rất có thể đã đến và ra đi trên mặt băng của dòng sông, trước khi băng tan.
La Phơ-lít gật đầu đồng ý.
- Chúng ta lại quá coi trọng sự việc hai bàn tay của XAnh vanh-xăng có dính máu. Nếu ta nhìn kỹ đôi giầy mà lúc này đây ông La Phơ-lít đang đi thì ta cũng sẽ thấy những vết máu nhưng điều đó hoàn toàn không thể nói được rằng kẻ giết người là ông La Phơ-lít.
Ngoài ra, luật sư Brao có lưu ý tòa rằng bị cáo không hề có một thương tích gì trên người. Cô xin ngỏ lời biết ơn ông về điều đó. Giôn Búoc, dẫu rằng to béo và vạm vỡ hơn Xanh Vanh-xăng, mà lại mang nhiều thương tích. Theo những lời buộc tội, nếu quả thật Xanh Vanh-xăng là kẻ giết người thì chắc chắn anh ta đã phải tấn công Boúc rất dữ dội, căn cứ vào những thương tích đáng sợ thấy trên cơ thể nạn nhân, từ sự việc đó, làm thế nào giải thích được chính bản thân Xanh Vanh-xăng lại không hề bị xây xát gì. Điều này cần phải được làm cho sáng tỏ hơn nữa. Một sự việc khác: tại sao Xanh Vanh-xăng lại chạy ra đường mòn? Quý vị có tin rằng, một kẻ sát nhân chưa kịp mặc đủ quần áo, cũng chẳng chuẩn bị để trốn lại định tìm nơi ẩn náu ở những nhà khác không? Không Xanh Vanh-xăng chạy ra đường mòn Chỉ là vì hy vọng đuổi bắt kịp những thủ phạm thật sự.
Khi Phrôna nói xong, tiếng vỗ tay hoan nghênh cô nổi lên vang động như sấm, làm rung chuyển cả ngôi nhà. Cô cảm thấy như bực mình bởi vì những lời cô vừa nói Chỉ là để bộc lộ những tình cảm của cô chứ không phải để bênh vực cho vụ xử án này.
- Luật sư Bin Brao là người vốn thích phản bác và cũng hiểu thắng cho nên cũng đã không bỏ lỡ cơ hội để bẻ gãy những lập luận của Phrôna, ông có đầu óc nhạy bén với những Sơ hở trong lập luận của đối phương và khả năng hùng biện mà ông biết sử đụng khéo léo vào thời điểm thuận lợi, cho nên chẳng mấy chốc câu chuyện hai khách lạ bí mật đã trở thành một câu chuyện hoang đường. Hai kẻ đó không thể nào rời khỏi đảo vì ai cũng biết rằng trước khi băng tan 3-4 giờ, lớp băng trên sông không cho phép người ta chạy trốn được. Bị cáo cũng không đưa ra được một nhân chứng nào để chứng minh rằng anh ta không có mặt ở đó khi người ta giết Boỏc. Khi bị cáo vấp phải Giôn và La Phơ-lít thì hai người này khẳng định rằrg lúc đó anh ta đang ở trong một tình trạng rất hoảng hốt, sau khi đã gây một tội ác trong những hoàn cảnh như thế, còn việc anh ta có định chạy trốn vào một nhà nào đó hay không thì chẳng cần biết lắm. Kích động những thành kiến của cử tọa, luật sư Bin Brao gây ra trong tâm lý của những con người đơn giản này một sự võ đoán mạnh mẽ về bản chất những tình cảm của Xanh Vanh-xăng đối với Ben-la và dù không có bằng chứng cụ thể nhưng hiện tượng hiển nhiên chẳng đủ hay sao?
Và sau hết thưa quý vị, chúng ta không thể bàn đến những lời trối trăng cuối cùng của Ben-la hay sao. Chỉ có Ben-la mới biết sự thực và vào lúc sắp chết, hai mắt đã trợn lên vì khiếp sợ, làm sao chị ta còn có thể nói dối được? Trước khi chìm đắm vào cõi đêm vĩnh cửu, cái chết đã lên đến ngực mà chị ta vẫn cố nhỏm dậy để run rẩy chỉ tay vào con người kia mà nói: " Hắn, chính hắn là thủ phạm! "
Trong lúc ngón tay lên án của luật sư Bin Brao vẫn chỉ về gã, Xanh Vanh-xăng cố đứng dậy. Nét mặt gã bỗng già sọm đi, gã lơ láo nhìn xung quanh mà không thốt lên được lời nào.
- Thật đáng khinh! Người ta thì thầm với nhau trong phòng họp, khá to đủ để gã nghe thấy. Gã liếm môi nhiều lần mới lắp bắp được vài tiếng:
- Tôi xin nhắc lại với quý vị: Tôi không giết ai cả. Tôi xin thề trước chúa rằng tôi vô tội... (Gã quay nhìn Giôn người Thụy Điển bằng đôi mắt thất thần). Không phải tôi giết! Không phải tôi giết!.
Gã hình như mê mụ đi trong những suy tưởng cao siêu nào đó mà những lời tố cáo của Giôn người Thụy Điển chiếm một phần quan trọng. Phrôna phải nắm tay gã và nhẹ nhàng kéo gã ngồi xuống. Có một người nào đó trong phòng họp nói to:
- Bỏ phiếu kín đi!
Lập tức luật sư Bin Brao đứng phắt dậy:
- Không, không, không dược! Tôi yêu cầu biểu quyết công khai! Chúng ta là những người đàn ông cơ mà! Chúng ta sợ gì mà không dám nói thẳng ý kiến của mình?
Một tràng vỗ tay nổi lên hoan ngênh ý kiến đó rồi cuộc lấy ý kiến công khai bắt đầu. Cứ gọi đến tên người nào là người đó nói: " Đúng, thủ phạm" chỉ trừ có nam tước Cu-béc-tanlì, Phrôna và ông Gia-cốp Oen-sơ.
Khi viên Chủ tịch hội nghị đứng dậy, nam tước Cu-béc-tanh đến bên cửa ra vào và trèo lên trên một thùng đồ hộp để sát tường. Còn ông Gia-cốp Oen-sơ thì làm như vô tình đến đứng sát bên bàn, quay lưng về phía cái bếp lò. Viên Chủ tịch đằng hắng và yêu cầu phòng họp yên lặng.
- Thưa quý vị, viên Chủ tịch bắt đầu công bố, bị cáo....
- Giơ tay lên! Ông Gia-cốp Oen-sơ nghiêm nghị ra lệnh.
Ngay sau đó, người ta lại nghe thấy cái giọng the thé của nam tước Cu-béc-tanh.
- Giơ tay lên!
Hai người đã buộc cả đám người trong phòng họp phải khuất phục trước hai mũi súng ở phía trước và phía sau. Tất cả đều phải giơ tay lên trời, chỉ trừ có viên chủ tịch vẫn còn cầm cái búa. Không hề xảy ra sự lộn xộn nào, mọi người vẫn ngồi hoặc đứng như lúc ông Gia-cốp Oen-sơ ra lệnh. Cuối cùng thì mọi người đều nhìn về phía ông Gia-cốp Oen-sơ.
Xanh Vanh xăng vẫn ngây người ra, không nhúc nhích. Phrôna phải đặt vào tay gã. khẩu súng lục nhưng mấy ngón tay gã không sao nắm chắc được khẩu súng.
- Nào, anh Grê-gô-ri, mau lên, Coóc-lít đang chờ anh trên thuyền. Đừng có chậm một giây nữa, gấp lên. Cô khích lệ gã.
Cô lắc mạnh và buộc gã phải nắm lấy khẩu súng. Cuối cùng cô đã lôi được gã đứng dậy. Mặt gã cắt không còn giọt máu, như vừa qua một giấc ngủ say. Khi Phrôna mới tiến ra phía cửa, kéo gã theo sau. Nhưng hai đầu gối gã vẫn run lập cập, gã bước đi thất thểu như một người miên hành, có cảm giác như bị liệt. Không chịu để gã tụt lại sau, Phrôna quay lại một bước để buộc gã phải đi theo cô ngay. Trong phòng lúc đó chỉ nghe thấy tiếng thở gấp của một vài người. Có ai húng hắng ho.
Bỗng nhiên, mọi con mắt đều đổ dồn vào cung cách lúng túng khổ sở của gã.
Xanh Vanh-xăng cố bước thêm bước nửa thì mấy ngón tay gã lại buông ra và đánh tuột khẩu súng xuống đất thành một tiếng rất to. Gã cũng không cúi xuống mà nhặt lên được. Phrôna vội cúi nhặt nhưng La Phơ-lít đã lấy chân chặn lên khẩu súng. Phrôna ngước mắt lên nhìn, thấy La Phơ-lít vẫn giơ tay và 2 mắt vẫn hướng về ông Gia-cốp Oen-sơ. Cô cố đẩy chân của La Phư-lít nhưng không được. Xanh Vanh-xăng vẫn ngây ngô nhìn xuống đất. Hình như gã lịm người đi, chẳng hiểu xảy ra chuyện gì nữa.
Cảnh tượng đó thu hút sự chú ý của ông Gia-cốp Oen-sơ cho nên viên chủ tịch đã lợi dụng cơ hội đó để đập cái búa vào dưới tay của ông Gia-Cốp Oen-sơ làm cho ông ngã khụyu xuống, khẩu súng rời khỏi tay. Giôn người Thụy Điển vội chạy đến vớ lấy khẩu súng.
Ngay lúc ấy, ông nam tước cũng bị lăn lóc dưới đất. Số là Đen Bi-xốp, tuy hai tay vẫn giơ lên và mắt vẫn thản nhiên nhìn về phía trước, nhưng đã đá mạnh vào chiếc thùng đồ hộp và làm cho ông nam tước người Pháp ngã lộn nhào. Khẩu súng của ông nam tước văng đi và viên đạn xuyên qua mái nhà. La Phư-lít ôm chặt lấy Phrôna. Xanh Vanh-xăng lúc đó mới như bình tỉnh, chạy bổ ra cửa nhưng La Phư-lít đưa chân ra ngáng làm cho gã ngã vì mất đà. Viên chủ tịch đập tay lên bàn và tuyên bố tiếp bản án:
- Thưa quý vị, sau khi xét tội, tôi tuyên bố bị cáo là thủ phạm gây ra hai án mạng. Bị cáo đáng phải xử treo cổ.