ăm ấy, tôi đã được yêu Mai Hữu. Nhưng trước đó, tôi đã được yêu hoa, và cả yêu tiểu thuyết nữa. Tôi đã nói tôi thích hoa và thích tiểu thuyết đến mực nào.Khi ấy, tôi đã không cần phải học lối “khổ sai” nữa. Tôi đã có nhiều thì giờ rỗi. Thứ Năm, Chủ nhật, tôi đã được nghỉ, được chơi. Theo tính thích của tôi, các trò tiêu khiển cho tôi không gì bằng ra vườn hoa của chú tôi mà thẩn thơ, cùng mượn tiểu thuyết của chú tôi mà đọc. Lần mượn đầu tiên, tôi phải năn nỉ xin chú tôi đừng cho thầy tôi biết. Vì theo ý thầy tôi, thì tôi cần phải lúc nào cũng dán đôi con mắt vào những sách vở mà nhà trường dạy. Còn bao nhiêu thứ có thể cho tôi vui một chút, thầy tôi đều cho là “ngoạn vật táng chí” [1]. Cũng bởi thế mà tôi không dám đọc tiểu thuyết ở trong nhà. Tôi phải đọc vụng ở ngoài vườn hoa. Nhiều khi đọc mải, dưới bóng trăng tôi cũng cố mà nhìn cho ra những chữ lí tí trong những sách in bằng thạch bản. Cái đó, sau này có kết quả trong đời tôi: mắt tôi bây giờ gần như cận thị.Tâm hồn tôi lúc nhỏ rất lãng mạn và rất giàu thi vị. Nó khảng khái sau khi đọc các chuyện nghĩa hiệp; nó hăng hái sau khi đọc các chuyện anh hùng; nó nhàn nhã, nhẹ nhàng, sau khi đọc các chuyện ẩn dật, thần tiên. Từ khi về ở với thầy, mẹ tôi, ròng rã hơn một năm trời, nó bị cái thực tại buồn tẻ, thấp hèn đuổi lạc đi xa lắc! Thay vào nó, óc tôi phải chứa một tâm hồn khác: tâm hồn một đứa trẻ cố lăn lóc chạy theo một mục đích thiết thực, mục đích kiếm ăn! Nhưng khi ấy thì hoa và tiểu thuyết lại gọi cái hồn thơ của tôi tỉnh lại một, đôi phần. Dù vậy, nó không còn là cái hồn xưa, sau khi tôi đọc những chuyện anh hùng, nghĩa hiệp, ẩn dật, thần tiên. Mười sáu tuổi trên đầu, tôi chỉ còn cái hồn thơ khao khát, mơ màng, sau khi tôi đọc những chuyện giai nhân, tài tử... Trong vườn hoa, cuốn tiểu thuyết đã gấp bỏ túi, tôi ngồi, đứng bơ thờ mà nhìn cảnh vật. Dăm ba con bướm, cánh sặc sỡ, xập xòe lượn quanh, hay lẩy bẩy đậu trên mấy đóa hoa hồng. Một con oanh véo von lên tiếng hót, ẩn mình trong bóng liễu thướt tha. Đàn chim khuyên vừa gọi nhau, vừa bay, nhảy tìm sâu trên các cành đào, cành mận. Hay là: trong làn gió hiu hiu, một mùi hương của một thứ hoa nào bay thoáng. Dưới bóng trăng vàng, mát, bóng cành, bóng lá một bụi trúc, một bụi trúc đào, in lại mặt tường, vẽ lên một bức tranh thủy mặc... Trong những lúc ấy, hồn thơ của tôi lại hiện ra và chiếm lấy cả người tôi. Nó man mác. Nó bồi hồi. Nó như muốn bay liệng theo đàn bướm; ca hát theo tiếng chim; lay động lả lơi theo các bông hoa, tàu lá. Tôi khao khát. Tôi mơ màng. Tôi thấy vườn hoa ấy thật đáng là vườn tình của một cặp giai nhân, tài tử. Tôi điên cuồng mà tự cho mình cũng là một tay tài tử. Nhưng... tìm đâu cho thấy giai nhân? Nhiều khi tôi ngồi một mình ở trong vườn cho mãi đến canh khuya. Thiếu giai nhân, tôi đành mong được gặp hồ [2], gặp quỷ như những anh chàng nào trong truyện “Liêu Trai”. Nhưng hồ với quỷ hình như chỉ cười thầm tôi điên dại. Chứ không hề cảm đến tấm si tình của tôi. Tôi mong, tôi đợi đến thế nào, cũng không hề được gặp!Ấy thế rồi có một hôm, tôi tìm thấy giai nhân của tôi ở trong người Mai Hữu...Hữu kém tôi hai tuổi và học dưới tôi một lớp. Từ khi về Thái, tôi với Hữu là bạn học chung đèn. Chú tôi dặn Hữu: “Có chỗ không hiểu, con hỏi anh”. Ban đầu còn lạ, nhưng vài ba hôm chúng tôi đã thân nhau. Tuy vậy, nếu trí nhớ tôi không nhầm, tình thân của tôi đối với Hữu ban đầu chỉ là tình thân của đôi anh, em họ. Nhưng sau đêm mồng mười tháng Hai năm ấy - cái đêm không bao giờ tôi quên được - thì tôi nhìn Hữu không còn là người trong họ nữa, mà là người trong lý tưởng tôi...Trước đấy luôn mấy hôm, trời gió bấc và mưa phùn. Đến hôm ấy, trời “bật nắng lên” cái nắng ấm áp của mùa xuân. Vì hôm sau là thứ Năm, tôi không phải làm cái khổ dịch học bài để sớm mai vào đọc trong trường. Buổi tối đến, tôi ra ngồi trên một tấm ghế đá đặt ở trong vườn mà chờ hồ, đợi quỷ... Dưới trăng, các cây hoa hiện ra trước mắt tôi như những mặt bạn thân, vắng mấy ngày mới lại gặp. Cúi nhìn bóng hoa dưới đất, tôi chợt nhớ mấy câu thơ Kiếm Nam [3]:Trăng sáng nhuộm sân ngoài.Ngồi rù, ngại bước chơi.Phải đâu mình sợ lạnh:E giẫm bóng hoa mai!Gió hây hây thổi. Mấy làn mây mỏng theo nhau chạy lướt dưới vầng trăng, làm cho ánh trăng khi tỏ, khi mờ. Tôi ngẩng lên nhìn vầng trăng ở giữa các lớp mây, thấy như một con thuyền đương thuận gió chạy nhanh ở giữa vùng bể sóng. Tôi bỗng ước ao được ngồi con thuyền ấy đi khắp bốn phương trời để tìm người trong ý. Tôi mơ màng đến những cô tiên đa tình trong các chuyện đời xưa. Chợt trong làn gió nhẹ, tôi thoáng thấy có mùi nước hoa. Tôi nhận ngay ra là mùi nước hoa xức tóc của Hữu sau mỗi khi gội đầu. Tôi kinh ngạc, không hiểu tại sao mùi thơm quen ấy bấy giờ lại làm cho lòng tôi nảy ra một cám giác lạ. Lòng tôi thấy bồi hồi hơi rạo rực. Tôi ngảnh lại thì Hữu đã bước đến bên cạnh. Dưới ánh trăng, khuôn mặt trái xoan của Hữu, in trên mớ tóc đen nhánh bỏ xõa xuống hai vai, tôn thêm vì bộ quần áo trắng mặc ngoài, tôi thấy đẹp hơn ban ngày nhiều lắm. Lòng tôi lại càng động. Trong khi ấy thì Hữu đã hỏi tôi:- Anh ra đây lúc nào thế?Tôi ôn tồn đáp:- Anh vừa ra, em ngồi xuống đây.Hữu ngồi xuống bên tôi, cười cười, nói nói những chuyện không đầu, không đuôi. Tôi nghe mà không hiểu. Tôi đã để cả tinh thần mà nhìn Hữu. Trong lòng thì có cái cảm như khi tôi hôn một đứa trẻ sạch sẽ, xinh xắn: muốn ôm chầm lấy, cắn một miệng má mà nuốt đi cho thỏa lòng yêu!... Hữu bỗng cười to và nói to:- Ô kìa! Ừ là thế nào, anh? Em hỏi bóng anh đâu kia mà?Tôi như người chợt tỉnh, cười chỉ cái bóng mà rằng:- Kia chứ đâu!- Không phải rồi! Bóng em đấy chứ!Thực ra thì Hữu ngồi cạnh tôi, dưới ánh trăng soi chếch, bóng Hữu và bóng tôi đã nhập làm một. Tôi lại cười:- Thế ra anh không có bóng! Thôi! Anh là ma quách rồi: chỉ có ma mới không có bóng!- Đừng nói thế, em sợ.Vừa kêu thế, Hữu vừa nắm chặt lấy cánh tay tôi và ngồi dịch lại gần tôi. Trong người tôi, thấy một mối cảm kỳ dị, êm ái như thế nào, không sao nói ra được, chúng tôi ngồi yên lặng dưới trăng.Ngay lúc ấy, xa nghe có tiếng trẻ cười nói. Mấy đứa em tôi, và em Hữu đã từ trong buồng học chạy ra vườn. Có đông người, Hữu rủ chơi trò “chi vi” [4]. Tôi và các em ưng ý ngay. Hữu liền xòe một bàn tay ra, cho chúng đặt mỗi đứa một ngón tay trỏ vào. Rồi Hữu bắt đầu đọc:“Chi vi chành chành. Cái đanh thổi lửa...”Tôi cô tình để chậm ngón tay, cho Hữu “hập” phải. Rồi ngồi xuống ghế cho Hữu lấy hai bàn tay mà bịt mắt tôi. Khi các em đã đi ẩn xong, Hữu mới buông tôi ra mà đi ẩn sau cùng. Trước khi buông, Hữu không quên giao hẹn với tôi phải nhắm mắt cho đến lúc nào nghe tiếng Hữu “hú tim”. Và sau khi buông tôi, Hữu cũng không quên vừa cười vừa thề với lại câu: “Ai mà ti hí, chuột chí cắn mắt đấy!” Y lời hẹn, tôi nhắm mắt ngồi cho mãi đến lúc nghe tiếng “hú tim” vang bốn phía, mới đứng dậy đi tìm từng đứa em một. Rồi trong lòng tôi thấy nhẹ vui sung sướng, trong khi đến bên bụi nhài, nắm cánh tay Hữu mà lôi Hữu ra ở dưới khóm hoa...Chúng tôi chơi đương lúc náo nức thì người nhà ra gọi vào. Tôi bùi ngùi như khi xem một tích hát đương hay mà phải bỏ ghế đứng dậy. Vào trong nhà, trông thấy thầy, mẹ tôi, lòng tôi tự nhiên sinh ra hổ thẹn. Tôi hổ thẹn về những ý nghĩ của tôi khi ngồi đối với Hữu. Tôi tự cho tôi là có tội. Nhưng khi vào giường nằm thì những ý nghĩ ấy lại theo bóng tối mà trở lại óc tôi. Tôi bỗng bực mình cho tôi sao không sinh ở những nước ngoài: những nước dù đôi con cô con cậu ruột cũng có thể lấy nhau được. Ở nước mình, con cô, con cậu ruột không lấy được nhau cái đó đã hẳn. Những cháu cô cháu cậu ruột có lấy được nhau không? Tôi sực nhớ muốn rõ điều đó, cần phải xem bộ hội điển Gia Long! Nhưng bộ sách ấy lại ở tận nhà quê, tôi có bay về mà xem ngay sao được! Lòng tôi bị ngờ vực vò xé. Thế rồi tôi cầm chừng như sự tôi yêu Hữu là phạm cấm. Cõi lòng tôi bỗng hóa một chiến trường mà quân địch đôi bên đương xô xát nhau kịch liệt: bên tình và bên lễ. Bất thình lình, tôi bỗng như thấy một ông thánh Tàu nào ghé tận tai tôi mà thét to cái “mạnh lệnh đích xác”: “Phát hồ tình, chỉ hồ lễ, nghĩa!” [5]. Mạnh lệnh ấy đập vào óc tôi như một nhát roi điện. Chịu nhát roi ấy, quân bên tình núng thế, chịu thua. Tôi quyết lòng tuyệt giao với thằng giặc Tình, nếu nó dám đương đầu với ông chúa Lễ. Không phải tôi có y&ecianh?- Thơ “khóc hoa”!- Khóc hoa! Anh khéo rõ bày trò lắm!- Có phải của anh đâu. Anh dịch đấy mà!- Anh dịch của ai?- Của Lâm Đại Ngọc. Hay là của người viết chuyện Lâm Đại Ngọc.- Rõ những người viết chuyện hay bịa! Đời, ai lại khóc hoa?- Có chứ! Đời đã có người khóc, tất có người khóc hoa.- Thế là thế nào?- Thế là anh cho rằng, bao nhiêu người khóc ở đời, đều là mình tự khóc mình cả. Khi nào họ tủi thân thì họ khóc. Có người chết, họ tự mượn chuyện người chết mà khóc. Không có người chết họ mượn một chuyện khác mà khóc. Hoa tàn, hoa rụng, cũng là một chuyện để họ mượn mà khóc được chứ sao?- Anh nói cái gì mà càng nói càng không ra nghĩa lý gì cả!Hữu chép miệng nói thế, rồi mỉm cười nhìn xuống trang giấy tôi viết. Câu nói của Hữu đã xa quá với điều tôi liệu trước. Tôi thờ thẫn cả người: cô tìm lời để dắt câu chuyện đến chỗ tôi định nói mà tìm không ra. Một lúc im lặng. Câu chuyện bị đứt quãng. Lòng tôi thấy một mối cảm như là hối hận. Tôi khinh bỉ vô cùng cái giọng triết lý nửa mùa của tôi. Tôi cho chỉ tự nó mà này đây cái kế hoạch nát óc tôi gần suốt một đêm có lẽ đến đi đời! Tôi mai mỉa thầm tôi: “Giở cái giọng ấy ra với các bạn đọc báo đã ‘chửi đời’ lắm rồi! Nhưng đến giở ra với một cô em mười bốn tuổi thì khí quá! Khí quá!” Giá phỏng không có Hữu ngồi đấy thì tôi quyết tát vào mặt tôi mấy cái thật mạnh! Tôi càng giận tôi thì lòng càng rối và óc càng bí. Mắt tôi chớp luôn mãi. Không cần phải soi gương, tôi cũng tự biết vẻ mặt tôi lúc ấy dơ dáng một cách tức cười, Hữu bỗng ngẩng lên cười hỏi tôi:- Cái cô trong truyện này “tiểu thư” lắm phải không, anh? Thơ coi sầu thảm quá!Câu nói ngẫu nhiên của Hữu đã gỡ tôi ra khỏi nơi bối rối. Tôi thấy cái kế hoạch của tôi còn có cơ cứu vãn lại được, vội vàng đáp:- Em tinh đấy! Nhưng mà ở vào cảnh Đại Ngọc, ai mà chẳng phải buồn!- Cảnh thế nào kia, anh?- Cảnh yêu người mà người lại ra chiều hờ hững với mình. Đại Ngọc có tình với Bảo Ngọc, đôi bên là đôi con cô, con cậu...- Chuyện gì mà nhảm thế! Anh em lại có tình với nhau!Câu nói của Hữu dù vô tình, song tôi nghe cũng như một câu mắng vào giữa mặt tôi. Tôi ngượng ngùng đáp:- Không phải nhảm đâu, em! Ở nước Tàu, con cô, con cậu lấy nhau được!- Rõ thật “Tàu” nhỉ! Đã là anh em, lại còn lấy được nhau...- Chả cứ ở Tàu, ta cũng có những anh em lấy được nhau.- Những anh, em thế nào?- Chẳng hạn như những anh, em cháu cô, cháu cậu...Câu đó là câu tôi đã nhẩm đi, nhẩm lại ở trong trí có hàng nghìn lượt. Vậy mà khi ấy tôi cũng phải đem hết can đảm ra mới nói được lên tiếng. Và khi nói xong, tôi thấy trên mặt nóng bừng. Nhưng Hữu vẫn thản nhiên cười hỏi tôi:- Cháu cô, cháu cậu như anh với em ấy à? Anh nói bịa!- Anh nói bịa làm gì kia chứ!Rồi tôi dẫn ra làm chứng câu chuyện đám cưới mà tôi mới được nghe hôm trước. Nhưng Hữu vẫn cười, ra vẻ không tin:- Được! Để em hỏi chú coi!Tôi choáng cả người, vội năn nỉ:- Đừng... đừng hỏi chú, Hữu ạ!- Sao lại đừng hỏi? Đích là anh nói bịa rồi!- Không phải là anh nói bịa. Nhưng em hỏi, nhỡ chú hỏi lại, ai bảo em thế thì sao?- Thì sao? Thì em thưa chú: Bẩm, anh Ngọc anh ấy bảo con thế ạ!- Ấy thế mới chết! Chú mới mắng cho cả anh lẫn em không biết lối nào mà rỡ [2]! Chú bảo: Anh em mày ra không chịu bảo ban nhau học hành gì cả! Chỉ ngồi nói nhảm với nhau thôi!- Anh sợ thế à? Thế thì thôi, em không hỏi nữa!Hữu nói đến đấy thì con Huệ, con hầu Hữu, từ ngoài bước vào, mời Hữu lên nhà ăn cơm. Tôi lại cầm lấy tờ giấy của tôi viết. Mắt tôi nhìn vào đấy song trí tôi thì để vào chỗ cái kế hoạch của tôi đã thất bại một cách khốn nạn! Tôi đã cho Hữu biết cái lẽ mà tôi muốn cho Hữu biết. Nhưng cho Hữu biết, cái đó không cần lắm. cần là chỗ Hữu chịu tin lời tôi. Thế mà Hữu đã tỏ ra rằng Hữu không tin lời tôi. Tôi thất vọng. Tôi lại còn lo Hữu khinh tôi, nếu khi vì câu chuyện vừa rồi mà Hữu dòm thấy cả bản tâm tôi. Chẳng những thế tôi còn sợ Hữu đem câu chuyện ấy mà hỏi lại người nhà. Nếu vậy thì người nhà Hữu cũng khinh trc;u gì ông chúa chuyên chế ấy. Nhưng tôi sợ ông, vì ông có quyền lột hết danh dự tôi, có quyền ruồng đuổi tôi ra ngoài gia đình, ngoài xã hội. Bồ hôi trán tôi mướt ra, trong khi nghĩ đến rằng nếu tôi yêu Hữu, quả là trái lễ! Tôi thở dài mà than cho bao nhiêu hạnh phúc chịu hy sinh vì những mớ giấy lộn ở trong đời!Mấy ngày hôm sau tôi những băn khoăn về cớ không biết tôi yêu Hữu có hợp lễ không! Tôi nhìn Hữu bằng đôi mắt buồn rầu. Mắt tôi càng thấy Hữu đáng yêu bao nhiêu, thì lòng tôi lại càng âm thầm đau đớn bấy nhiêu. Nhưng may sao! Làn mây ngờ vực sau khi làm u ám cõi lòng tôi suốt mấy đêm ngày, vì một sự tình cờ, đã tan như lớp khói...Trong một bữa cơm, thầy, mẹ tôi nói chuyện với nhau về một đám mới cưới mà đôi vợ, chồng là đôi cháu cô, cháu cậu ruột. Thầy tôi phàn nàn là: lấy nhau gần quá! Mẹ tôi thì nói bằng giọng mai mỉa:- Thì “hoài chuồng trấu ta cho gà người bới” chứ sao!Nghe xong câu chuyện ấy, lòng tôi hồi hộp nửa mừng, nửa lo. Cái cớ ấy, ai cũng có thể đoán mà biết được. Dù vậy, trí tôi cũng được một lúc nhẹ nhàng. Tôi đã tự đáp được một câu hỏi mà luôn mấy hôm, không mấy lúc là tôi không đem ra để tự hỏi. Trong xã hội đã có những đôi cháu cô, cháu cậu ruột chính thức lấy nhau, thì sự yêu nhau của những đôi ấy, cố nhiên là không trái lễ rồi. Nhưng chỉ trong giây lát, trong trí tôi lại nảy luôn ra hai câu hỏi nó làm cho tôi bối rối chẳng kém gì câu hỏi trước. Tôi tự hỏi: Nhưng Hữu có yêu mình hay không?Nếu không, làm thế nào cho Hữu yêu mình? Cố nhiên tiếng “yêu” tôi nói đây không phải là chỉ lòng yêu nhau của anh em, mà là chỉ lòng yêu nhau của trai, gái, vợ, chồng. Tôi nào có cần gì đến lòng yêu anh em của Hữu! - Nói thế, tôi lại không khỏi tức mình cho loài người, trong việc đặt tiếng nói, nhiều khi tỏ ra hà tiện quá: bao nhiêu mối tình cảm khác nhau họ nỡ đem gói tròn cả vào trong một tiếng “yêu”!Chú thích:[1] Kinh Thư. “Ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí” (Khinh nhờn người thì hỏng đức, khinh thường vật thì hỏng chí). Nhưng ờ đây cũng nên hiểu thêm theo ý nếu quá quan tâm, thích thú một số thứ thì sẽ làm hỏng chí.[2] Hồ ly tinh, như hay thấy trong truyện Liêu Trai.[3] Bản Lê Cường 1940 in nhầm thành “Kiến Nam”. Nhượng Tống muốn nhắc tới nhà thơ Lục Du đời Tống; Lục Du sẽ còn xuất hiện thêm một lần nữa trong sách. Bài thơ trên đây dịch từ bài “Mai hoa tuyệt cú” (ta nên nhớ nhân vật Hữu tên đầy đủ là “Mai Hữu”) rút từ tập Kiếm Nam thi thảo của Lục Du, phiên âm tiếng Hán như sau:Sơn nguyệt hạo trung đìnhU nhân tửu sơ tỉnhBất thị kiếp thanh hànSầu đạp mai hoa ảnh[4] Chi vi: tên đầy đủ là “Chi vi chi vít”, tức trò trốn tìm của trẻ em. Một em chia bàn tay ra các em khác đặt một ngón tay vào. Một em khác đọc hoặc hát lời đồng dao, khi lời đọc kết thúc, em bé đang xòe tay sẽ bập năm tay vào, nắm được ngón tay em nào, em đó phải bịt mắt để các em khác đi trốn.[5] Xuất phát từ tình, dừng lại bởi lễ nghĩa. Ý nói dẫu có tình với người thì vẫn phải biết giữ lễ, nghĩa.