ác tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 4, tờ 25) có dẫn sách Danh tiết lục của Trần Kỳ Đằng để chép một chuyện xẩy ra vào năm Kỉ Dậu (1129) như sau:“Từ tháng 2 năm ấy đến mãi tháng 3 không mưa. Nhà vua (Lý Thần Tông) thân đi cầu mưa mà không ứng nghiệm, nhân đó nói với các quan hầu cận rằng:- Trẫm là người ít đức, can phạm đến trời để làm mất hòa khí. Mùa xuân năm ngoái thì mưa dầm, mùa xuân năm nay lại đại hạn. Trẫm lấy làm lo lắng lắm. Các khanh nên nghĩ xem, nếu thấy trẫm có điều gì lầm lỗi thì bổ cứu lại cho trẫm.Viên ngoại lang Trần Ngọc Khánh tiến lên nói rằng:- Ba tháng mùa xuân là dịp sinh nở của muôn vật. Trời không mưa thì sinh sống của các loài sẽ ra sao? Hoặc giả là hình ngục có sự oan uổng, sai trái, làm hại đến hòa khí chăng? Kinh Thi có câu rằng, chính lệnh của Vua mà sai lệch vì quá nghiêm khắc thì điềm dữ sẽ đến, ấy là nắng nhiều. Vậy xin Bệ hạ nghĩ lại.Nhà vua cho là phải, bèn xuống chiếu tha các tội nhân trong nước. Tháng 4 trời mưa. Người ta gọi Trần Ngọc Khánh là Trần Thiện Gián (nghĩa là ông người họ Trần giỏi can gián - ND)”.