Ô Hiến Thành sinh năm nào không rõ, chỉ biết thời trị vì của Lý Anh Tông, ông đã là một bậc lão thần của nhà Lý và thời Lý Cao Tông, Ông được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp chính sự. Tô Hiến Thành mất vào tháng 6 năm Kỉ Hợi (1179). Đó là một tổn thất lớn cho triều Lý, bởi lúc bấy giờ, vua Lý Cao Tông mới 8 tuổi, chưa thể tự quyết đoán được mọi việc phức tạp của nước nhà, trong lúc đó, bà Chiêu Linh thái hậu vẫn chưa chịu từ bỏ mưu đồ truất phế Lý Cao Tông để đưa Lý Long xưởng là tên vô đạo lên thay, cả triều đình lấy đó làm mối lo lớn, nhất là bà Đỗ Thái hậu (tức bà Thụy Châu thái hậu, mẹ đẻ của vua Lý Cao Tông).Lúc Tô Hiến Thành trở bệnh nguy kịch, có một câu chuyện rất cảm động, phản ánh nhân cách khả kính của ông, đã được sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 10 - a) chép lại như sau:“Trước đây, khi Hiến Thành ở trên giường bệnh, chỉ có quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ở bên cạnh, quan gián nghị đại phu là Trần Trung Tá vì nhiều công việc bận, không có thời giờ rảnh rỗi tới thăm Hiến Thành được. Khi bệnh tình đã thành nguy kịch, Bà thái hậu (đây chỉ Đỗ Thái hậu - ND) tới thăm và hỏi Hiến Thành rằng:- Nếu có mệnh hệ nào thì ai thay ông được?Hiến Thành đáp:- Người mà bình nhật thần biết chỉ có Trung Tá mà thôi.Thái hậu nói:- Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang cho ông, ông không nói tới là làm sao?Hiến Thành đáp:- Bệ hạ hỏi ai có thể thay thần nên thần mới nói đến Trung Tá, còn nếu như Bệ hạ hỏi người hầu hạ phụng dưỡng, thì phi Tán Đường ra, còn ai nữa.Thái hậu tuy khen Hiến Thành là trung, nhưng rồi cũng không nghe lời Ông, Lấy Đỗ An Thuận (các sách khác chép là Đỗ An Di, có lẽ do Di và Thuận mặt chữ Hán gần giống nhau nên chép lầm. Đỗ An Thuận là em ruột của Đỗ Thái hậu - ND) trông coi việc triều chính”.Xin nói thêm: Tô Hiến Thành mất, Vua bãi chầu 7 ngày, ăn chay 3 ngày để tỏ rõ sự đặc biệt kính trọng.Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4), sau khi lược chép lại chuyện này, đã trân trọng ghi lại lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên như sau:'Tô Hiến Thành nhận việc kí thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi có biến cố, tuy bị gió lay sóng dập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yêu dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần ngày xưa. Huống chi, đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không hề vì ơn riêng. Thái hậu không dùng lời nói này của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy'Các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 5, tờ 20) thì bàn rằng: “Sau Gia Cát Vũ Hầu (tức Khổng Minh Gia Cát Lượng - ND) chỉ có người này mà thôi”.