Phần II (3)

    
rời đã sáng rỡ từ bao giờ.
Tư Cầu ngồi dựa lưng vào vách buồng tàu và gục đầu lên đầu gối, ngủ mê mệt.
Gió ào ào lùa vô trước mũi tàu làm Tư Cầu co rút thêm vì lạnh. Sau một ngày đi xe mỏi mệt và một đêm đầy những xúc động, anh ta ngủ say đi lúc nào cũng chẳng rõ... Thêm vào đó còn có tiếng máy tàu xình xịch chạy đều, tiếng nước reo rào rào hai bên mũi tàu...
... Một bàn tay nắm lấy vai Tư Cầu lắc mạnh mấy cái liền:
- Ê nị! Thức dậy chớ!
Tư Cầu giựt mình, buông vội chân xuống, ngửng đầu lên hỏi lại:
- Cái gì đó? Bộ tới rồi hả?
Những tiếng cười hô hố trả lời cho câu hỏi của anh ta.
Đó là hai anh khách đi bán giấy tàu: một người ôm cái hộp đựng tiền tròn dài hình dáng như một ngăn gào-mên bằng thau sáng nhoáng có nắp đậy chia hai ngăn, còn người kia chỉ cầm một tập giấy vé tàu và một cây viết chì. Cả hai đều vận xà-rông và mặc áo sơ-mi trắng bỏ vô trong.
Anh ôm hộp tiền lên tiếng:
- Tới đâu mà tới!... Mua giấy tàu đi nị!
Tư Cầu ngồi ngay lại:
- Ủa, chú nói gì lạ vậy? Mua giấy tàu gì nữa hả?
Anh khách có vẻ bực mình:
- Thì nị đi, nị phải mua giấy tàu chớ cái gì mà hỏi? Bộ tính đi cọp hả?
Anh khách cầm xấp vé tàu cũng nói chêm vào:
- Thôi, mua giấy đi cha nội để tụi tui còn ra sau lái nữa!... Hay là anh mua rồi thì đưa tui coi đi!
Tư Cầu nhớ lại vụ ghế bố bị chiếm mất hồi tối nên sẵn dịp cự nự lại luôn:
- Hồi chiều, tụi tui có mướn ba cái ghế bố trên tầng trên... tụi tui mới có đi lên bờ một chút mà dưới này mấy chú để cho người khác dành hết! Bị có... một mình tui đi chớ hai người kia... ở lợi, nên tui hổng thèm nói tới vậy mà bây giờ mấy chú còn bắt tui mua giấy tàu nữa chớ!
Hai anh khách ngơ ngác nhìn nhau, lắc đầu. Anh cầm tập vé tàu quay lại hỏi Tư Cầu:
- Anh nói vậy tui cũng hay vậy anh làm ơn cho tui coi giấy tàu rồi mới biết được.
Nghe hỏi đến vụ giấy tàu, Tư Cầu giựt mình tự nghĩ: “Chết cha! Chú Ba chú cất giấy tàu mà chú lại đi xuống trễ bị kẹt trên chợ Cần Thơ bây giờ mình lấy đâu ba cái giấy mà đưa cho họ”.
Anh khách hỏi thêm:
- Sao, bộ hổng có giấy hả?
Tư Cầu lúng túng đáp:
- Có... chớ sao không! Nhưng bị chú Ba chú cất hết rồi...
- Chú Ba nào?
- Chú Ba đi với tui, chú Ba... cũng như hai chú vậy.
Anh khách ôm hộp tiền cự nự:
- Nị đừng giỡn nghen! Thôi hổng nói on đơ gì hết, nị có giấy thì đưa ra mà nếu chưa thì nị chịu khó mua đi!... Hay là nị đi tàu mà hổng có tiền trả, thì cũng nói thiệt để rồi tụi tui tính!
Tư Cầu nổi cáu:
- Tui nói thiệt mà! Bộ mấy chú nói tui hổng có tiềân hả?
Anh khách cầm tập vé tàu giơ tay vỗ nhè nhẹ lêân vai Tư Cầu như để vuốt giận:
- Thôi, nếu bây giờ anh có mua giấy tàu rồi thì chịu khó đưa ra cho tụi tui coi, còn nếu chưa, thì sẵn anh có tiền đó, anh làm ơn mua giấy cho xong đi, để khỏi nói qua nói lại gì cho mất công.
Tư Cầu đành chịu:
- Bị chú Ba chú trễ tàu, bây giờ tui mua giấy khác chớ sao...
Rồi Tư Cầu vừa móc túi lấy tiền vừa hỏi:
- Bao nhiêu tiền vậy chú?
- Anh đi đâu, anh nói tui mới biết mà tính chớ!
Tư Cầu thở dài rồi lẩm bẩm:
- Thiệt cũng chẳng biết đi đâu bây giờ...
Anh khách nghe được, tròn xoe mắt hỏi lại:
- Coi, sao lạ vậy! Anh đi đâu anh hổng biết sao?
Tư Cầu ngập ngừng một hồi rồi nói:
- Thôi được, chú bán cho tui một cái giấy đi tuốt lên Sàigòn cũng được...
Cả hai anh khách ngó sững nó và hỏi dồn một lượt:
- Nị đi Sàigòn?... Anh đi Sàigòn?
Tư Cầu thản nhiên gật đầu:
- Phải, tui .. mạnh giỏi...
Con Ba điềm nhiên cạp thêm một miếng ô môi nữa, dẩu môi mút mút ngon lành, rồi cầm liệng mạnh khúc ô môi còn lại vào góc nhà nghe cái “xạc” làm Tư Cầu dợm muốn né qua một bên.
Xong xuôi nó phủi tay đưa lên chùi miệng rồi ngoắc Tư Cầu lại:
- Lợi đây anh (nó day qua hỏi thằng Năm)... anh Tư phải không mầy?
Thằng Năm gật đầu.
- Ngồi đây chơi anh Tư!
Tư Cầu rề lại đứng gần bên sạp ván rồi ấp úng đáp:
- Dạ... cô Ba để đó tui...
Con Ba cười ngất bỏ chân xuống đất đứng dậy:
- Mèn đét ơi! Dạ với thưa gì hổng biết!... Mà anh kêu tui bằng cô nghe chỏi tai quá! Lần đầu tiên tui mới nghe có người kêu tui bằng “cô” nên... tức cười thấy bà!
Thằng Năm cũng chen vô:
- Phải đa anh Tư! Tụi này nghe chửi và nghe thiên hạ kêu bằng thằng kia con nọ quen rồi, bây giờ anh... sửa đổi cách kêu như vậy nghe sao nó... lạch cạch kỳ lắm!
Tư Cầu chưa gì bị hai chị em thằng Năm dồn cho một hồi như vậy, đứng xụi lơ rồi cất giọng thở than:
- Cha, ở trên này cái gì cũng... lộn đầu lộn đít ráo, thiệt tui hết biết đường đâu mà rờ!...
Chị thằng Năm nghe Tư Cầu nói như vậy cười ngất, còn thằng Năm thì chắc lưỡi:
- Anh phải tập cho nó... quen chớ! Anh cứ kêu là con Ba hay Ba Xá-Lị cũng được.
(rồi nó day qua hỏi chị nó) Phải hông chị Ba?
Con Ba mỉm cười gật đầu. Còn Tư Cầu nghe nói đến mấy tiếng “Ba Xá-Lị” thì nghĩ thầm rằng... danh hiệu ấy cũng do một cái “tích” gì đây, nhưng thấy không tiện hỏi và chỉ tìm cách trả lời cho xuôi:
- Được rồi, để thủng thỉnh tao sẽ kêu như vậy... chớ mới nóng hổi đây mầy bắt tao theo liền thì ngại miệng quá mà!
Con Ba bước lại đứng gần một bên Tư Cầu, vừa vói tay bới lại tóc vừa nheo mắt nhìn anh ta từ đầu đến chân rồi ngừ ngừ trong miệng và kêu thằng Năm nói:
- Năm à! Mầy coi anh Tư ảnh liền lạc khỏe mạnh như vậy chớ tụi bây cứ lo ăn hút hoài nên đứa nào đứa nấy ốm tong ốm teo như cò ma, rồi đến khi lâm chuyện có môn đưa lưng cho chúng đập hay là chạy tét hết như mầy mơi rồi đó!
Tư Cầu vội đỡ lời cho thằng Năm:
- Dạ... tui là dân mần ruộng nên nó phải như vậy đó, cô Ba à! Tui mà ở đây thét rồi da thịt gì cũng bệu ra hết! Còn thằng Năm nó phải chạy... là vì thằng kia cao lớn dình dàng sấp đôi nó. Đến như tui đây mà thiếu chút nữa cũng bị nó... nuốt trọng rồi chớ phải chơi sao!
Thằng Năm cũng hăng hái nói thêm:
- Phải chị có ở đó chị mới ngán! Nếu hổng có anh Tư đây, tui chắc ba bốn đứa trong đám tụi mình có hạ được thằng Châu Tiếp thì cũng trầy vi tróc vảy chớ hổng phải chơi! Còn anh Tư đây, ảnh liều mạng xông vô như con trâu cui...
Con Ba cười chận lời thằng Năm:
- Sao mầy nói anh Tư vậy mậy!
Tư Cầu cũng cười theo:
- Được mà cô Ba! Tui là dân mần ruộng, thằng Năm ví như vậy cũng hạp ý tui lắm...
Còn thằng Năm như nhớ trực ra điều gì, kêu rầm lên:
- Thôi, tui đói bụng thấy bà đây nè! Đi ăn cơm đi chớ!
Tư Cầu ngó quanh quẩn rồi lên tiếng hỏi thằng Năm:
- Ủa, bộ trong nhà chỉ có hai người thôi sao Năm?
- Ừ, có hai chị em tui thôi. Anh Hai tui thì nghe nói đi mần trên sở cao su của Tây, còn anh Tư tui thì ảnh đi... nghỉ mát rồi!
- Đi nghỉ... mát?
Con Ba cười nói vô:
- Đi... ăn cơm gạo lức đó anh Tư! (rồi thấy Tư Cầu vẫn còn ngơ ngác, nó nói thêm) Đi nằm khám đó mà.
- Vậy hả? Mà tại sao kỳ vậy?
Thằng Năm vội trả lời:
- Thì... cái nghề tụi tui nó vậy đó, anh Tư à!
Tư Cầu nhăn mặt:
- Cha, như vậy... hổng nên đa Năm!
Con Ba mỉm cười, lắc đầu nhìn Tư Cầu:
- Thì mình dư biết là hổng nên, nhưng rồi cũng bắt buộc phải nên! Cái gì riết rồi thành quen hết anh Tư à!
- Cha, quen cái điệu đó... ớn quá!
Rồi Tư Cầu hỏi thêm:
- Còn hai bác ở đâu cô Ba?
Con Ba thản nhiên trả lời:
- Ối, ông già tui ổng chết đâu hồi đời cố lũy nào rồi; còn má tui thì nghe nói đi lấy chồng khác... Tui cũng hổng biết bây giờ bả xiêu lạc ở đâu nữa!
Tư Cầu ngạc nhiên:
- Ủa, sao lại “nghe nói”?
Con Ba nhún vai:
- Thì hổng “nghe nói” sao được, hồi ông già tui chết tụi này còn nhỏ xíu, rồi mạnh ai nấy bò... sống cù lăn cù lốc cho tới bây giờ...
Tư Cầu chép miệng than:
- Cha, như vậy khổ quá há!
Con Ba nhìn nó cười:
- Coi, cái anh này mới thiệt kỳ! Tự nãy giờ, chuyện của tụi tui mà nghe anh than luôn miệng... Có gì khổ đâu? Tụi tui cũng sống sởn sơ vậy!
Tư Cầu ái ngại nhìn lại con Ba:
- Nói như vậy thì hết chuyện rồi! Bộ mấy người tính sống... bạt mạng cô hồn như vậy tới già sao?
Con Ba dơ tay đập nhẹ vào vai Tư Cầu, rồi vừa liếc xéo nó, vừa hỏi trêu:
- Mấy người nào hả? Anh cứ hỏi bá vơ hoài tui hổng thèm nói nữa đâu!
Tư Cầu ấp úng:
- Tui... thiệt tình, tui nghĩ sao nói vậy...
Con Ba vôi nói:
- Tui nói cà rỡn chơi, đừng có để bụng nghen anh Tư!
Rồi nó rầu rầu nói thêm:
- Thì anh nghĩ coi: tụi tui hổng thể chọn cách sống nào khác được nữa anh Tư à! Với lại thét rồi nó quen đi... Tui cũng chẳng biết sống như vậy là sướng hơn hay cực hơn, là phải hơn hay là quấy hơn nữa!
Tư Cầu và thằng Năm đứng lặng thinh nhìn nhau... Con Ba bỗng tươi nét mặt lại, nhanh nhẹn bước ra cửa và ngoắc Tư Cầu;
- Thôi đi kiếm cơm ăn chớ! (rồi nó làm bộ xụ mặt nói giọng như trách móc)... Cũng tại anh khơi ba cái chuyện mắc dịch đó ra... mất vui đi!... Còn thằng Năm, bộ mầy hổng đói hả! Sao hồi nãy mầy hối nong hối nả lên vậy!
Thằng Năm ừ một tiếng bước theo ra cửa. Tư Cầu đứng xớ rớ rồi lên tiếng hỏi:
- Ủa, bộ ở nhà hổng có nấu cơm hay sao?
Thằng Năm vọt miệng hỏi lại:
- Ai nấu bây giờ?
- Thì... chị Ba mầy chi?
Thằng Năm ngó chị nó rồi cười đáp:
- Ý trời, chỉ nhúm lửa cũng còn chưa cháy nữa, chứ nấu cơm khỉ gì được!
Con Ba chạy vụt lại cú trên đầu thằng Năm một cái nên thân:
- Cái thằng dịch bắt này, mầy đổ tệ cho tao quá vậy mậy!
Rồi nó quay qua phía Tư Cầu cười xẻn lẻn:
- Thôi đi anh Tư! Hơi sức đâu mà ở đó nghe cái thằng mắc toi đó nói bá láp! Tụi tui ở đây quen... ăn cơm quán, cơm tiệm cho nó tiện... Dân ăn quán ngủ... thớt thịt mà!
Tư Cầu cũng nói xuôi theo:
- Thì tui đây cũng vậy...
Rồi anh ta theo hai chị em thằng Năm bước ra khỏi cửa...
Thằng Năm còn dừng lại lấy chân khều tấm cằng-tăng kẹp nẹp tre dùng làm cửa, rồi tống mạnh cho nó đóng ập vào nghe một cái xình...
Thấy vậy, Tư Cầu thắc mắc hỏi:
- Bộ mầy hổng có khóa cửa lợi sao?
Thằng Năm dơ tay níu lôi anh ta đi và đáp:
- Ối, trong nhà có khỉ khô gì mà sợ bị ăn cắp! Mà tụi tui là dân... tổ sư về cái vụ đó thì còn ai mà vô đó nữa!
Tư Cầu lắc đầu rồi rảo bước theo chị em thằng Năm...
... Đi qua đám đông ở chợ, con Ba lách người này, tránh người kia, lấn người nọ... vóc mình bó sát trong bộ đồ xẩm uốn éo dẻo đeo và gọn bân làm Tư Cầu đi theo sau phải để ý trầm trồ thầm: “Con gái ở chợ dầu sao cũng không ô dề kịch cợm như con gái ở đồng”.
Nghĩ vậy, tự nhiên nó mỉm cười và nhìn kỹ từ mái tóc xức dầu mướt rượt bới lơi trên lưng của con Ba, đến cánh tay trần, tuy không được mấy no tròn nhưng trắng hồng và loang loáng lông măng mịn nhuyễn, đến cườm tay bên trái có đeo một chiếc vòng bạc to tướng làm bằng nhiều hình vũ nữ Aspara chạm dính liền lại...
Rồi bỗng nhiên, như nhớ trực lại điều gì, Tư Cầu lắc đầu mấy cái liền, thở dài, đoạn rảo bước vượt qua con Ba để tiến lên đi cặp kè với thằng Năm ở phía trước...
° ° ° ° °
Cả tháng nay, Tư Cầu thôi không đi bắt mối vác hàng cho mấy chiếc ghe buôn dưới bến sông nữa.
Cô Năm bán quán cơm ở ngoài chợ vì có người làm công xin thôi nên kêu Tư Cầu vô giúp việc. Làm chỗ đó, tuy tiền nong có khá hơn và có đều đều hơn, nhưng Tư Cầu vẫn thấy không thích, vì anh ta vẫn ngại sự ràng buộc. Đi vác hàng dưới bến sông, tuy bữa đói, bữa no, nhưng được cái muốn đi dọc đi ngang gì cũng được, vui thì làm, buồn thì thôi... chẳng ai kềm cặp hay rầy la quở trách, tiếng nặng tiếng nhẹ gì đến mình hết.
Nhưng chỗ cô Năm là chỗ ơn nghĩa: hồi anh ta mới chân ướt chân ráo lên đây thì cũng nhờ nơi đó, và sau này anh ta vẫn ngủ đậu ở hàng ba nhà cô Năm. Hơn nữa, thiệt ra thì ý cô Năm cũng thương tình muốn giúp đỡ cho anh ta công ăn việc làm vững chắc một chút.
Tuy vậy, đối với Tư Cầu công việc làm mới này cũng chỉ có tính cách tạm bợ. Anh ta biết rằng từ đây mình có thể bươn chải được với cuộc sống ở thị thành, nhưng đồng thời cũng hiểu rõ rằng: mình chỉ có thể tìm được sự thảnh thơi giữa chốn ruộng đồng quen thuộc mà thôi...
... Thường thường mỗi đêm, vào khoảng mười hai giờ rưỡi khuya, Tư Cầu và mấy người làm công trong của quán cô Năm mới bắt đầu dọn dẹp để về nghỉ. Một đêm nọ, trong lúc Tư Cầu đang lui cui lo xếp cất mấy chồng dĩa bàn thì nghe tiếng hút gió... “ám hiệu” quen thuộc của thằng Năm. Anh ta vội quay đầu ra nhìn thì thấy, ngoài thằng Năm ra còn có con Ba và một gã thanh niên nữa cũng trạc tuổi như nó.
Thằng Năm đã le te chạy lại:
- Rồi chưa anh Tư?
Tư Cầu chỉ mấy chồng dĩa chén:
- Còn có chút đỉnh này nữa là phần của tao kể như xong đêm nay.
- Nếu vậy thì anh làm xăng xăng lên đi. Có chị Ba tui và thằng Sáu Cẩu chờ ngoài kia kìa!
Tư Cầu ngước mắt nhìn ra rồi hỏi lại:
- Thằng Sáu Cẩu nào đó mầy?
- Ối, cũng bồ nhà hết mà! Nó cũng ở trong bọn tụi tui...
Tư Cầu mỉm cười:
- Hèn chi tao thấy cái bộ vó của nó tao nhận ra liền...
Thằng Năm làm bộ nói lẫy:
- Thôi đi anh! Anh cứ nói cái điệu móc lò đó hoài... (rồi nó hối Tư Cầu) làm mau đi cha nội, chị Ba chỉ kéo tụi tui vô đây để rủ anh đi chơi đó!
Tư Cầu đang bưng chồng dĩa vội đặt xuống:
- Rủ đi chơi? Mầy biết bây giờ mấy giờ hông mà còn kéo nhau thả rề ngoài đường nữa! Thôi mầy ơi, mầy làm ơn ra nói với chị Ba mầy để khi khác... Mình mệt thấy bà trông mau mau dìa nghỉ cho khỏe cái xương sống mà nó còn rủ đi chơi chớ.!
Thằng Năm đứng chống nạnh và làm mặt nghiêm:
- Ê, chị Ba tui chỉ... mời anh chớ hổng phải tui đa nghen! Mà tui nói cho anh biết: nội cái chợ cũ này, hễ chị Ba tui chỉ ra lịnh thì từ già đến trẻ cũng phải nghe răng rắc hết nghen! Đến lính mã-tà, phú-lích còn chạy tét chỉ nữa chớ đừng nói ai...
Tư Cầu cười rộ lên:
- Mầy khỏi quảng cáo tao cũng nghe đồn rồi! Cái điệu này thì chị Ba của mầy còn bảnh hơn... Bà Chúa Xứ ở dưới tao nữa.
Thằng Năm nguýt nó:
- Thôi đi anh! Đừng có nói tầm xàm hổng nên đa!
Rồi nó xuống giọng năn nỉ:
- Nói chơi vậy chứ anh ráng làm mau mau đi chớ chị Ba tui chỉ đợi ngoài kia kìa. Với lại còn có thằng Sáu Cẩu nữa.
- Hứ, mày nói chị mày nghe tao còn lọt tai... Mười Cẩu tao còn hổng ngán chớ đừng kể là thứ Năm, Sáu Cẩu gì đó!
Thằng Năm chắc lưỡi:
- Cha nội này sao bữa nay sanh chứng qua cỡ vậy cà!... Mà thôi, anh muốn nó gì cho sướng miệng thì nói, chớ cũng phải đi với tụi tui mới được!
- Mà đi đâu? Gần một giờ khuya mà còn đi chơi nỗi gì?
- Chị Ba tui tính lợi rủ anh đi kiếm chè cháo gì ăn chơi đó mà! Tụi tui mới đi coi hát bóng ra rồi đi thẳng lại đây.
- Vậy hả!... Thôi tao cũng ráng đi, chớ hổng lẽ chị Ba mầy và mầy mất công lại đây mà tao để... xách xe dìa không thì coi cũng kỳ.
Thằng Năm thở hắt ra:
- Dữ hông!
Tư Cầu vội dọn dẹp rút, rửa tay lau mặt qua loa rồi lên tìm cô Năm cho hay để theo ra đi với thằng Năm.
... Vừa thấy Tư Cầu ló ra tới, con Ba đã lên tiếng trước:
- Cha làm gì lâu dữ vậy anh Tư!
Rồi nó nhỏng nhảnh nói tiếp:
- Anh bắt người ta đợi mỏi chân thấy mồ!
Tư Cầu ấp úng đáp:
- Dạ...
- Dạ, dạ... hoài! Thiệt thấy ghét anh quá!
- Bị mắc lo dọn dẹp nhiều qua cô Ba à...
Con Ba lắc đầu tỏ vẻ thương hại:
- Tội nghiệp dữ hông!
Rồi nhận thấy Tư Cầu đưa mắt nhìn về phía Sáu Cẩu, con Ba vội giới thiệu:
- Ý quên chớ! Đây là thằng Sáu anh em trong bọn tụi tui... (rồi day qua Sáu Cẩu) Anh Tư đó Sáu, anh Tư đã hạ thằng Châu Tiếp mà tao nói với mầy bữa hổm đó!
Để trả lời cho sự giới thiệu đó, Sáu Cẩu thọc hai bàn tay vô túi áo bi-ra-ma sọc, lườm lườm nhìn Tư Cầu và ngừ ngừ trong miệng; còn Tư Cầu cũng đứng xổng lưng “nghinh” lại nó một hồi rồi khẽ gục gặc đầu, nửa như để chào, nửa để đánh giá... thầm người đối diện. Đoạn, anh ta mỉm cười nói:
- À ra đây là... anh Sáu... Mạnh giỏi anh!
- Ờ... cũng như thường...
Con Ba thấy cái không khí... kém thân mật giữa hai người nên vói tay kéo Tư Cầu đi:
- Thôi mình đi kiếm cái gì ăn chớ!
Thằng Năm vọt miệng nói:
- Đi kiếm cháo ăn đi chị Ba.
Tư Cầu thiệt thà bàn vô:
- Thôi đi mầy, tao mần ở quán cơm, nên nghe nói tới cơm cháo là tao đủ ngán rồi. Theo tao thì mình nên đi kiếm ba cái chè hay đồ ngọt gì đó ăn cho nó nhẹ dễ ngủ...
Con Ba vội nói xen vào:
- Ừ phải, mình đi ăn cho nó... khỏe nghen mầy Năm?
Nhưng Sáu Cẩu lại xía vô:
- Tui ăn cháo hè! (rồi nó lên giọng cằn nhằn) Đói bụng thấy mồ mà đi ăn chè thì ăn thua gì!
Con Ba vừa đi vừa nhìn lại nó và nói sẵng:
- Thì mầy muốn ăn cháo thì ăn chớ ai cản. Tao nói với... thằng Năm chớ bộ nói với mầy hả?
Sáu Cẩu ấp úng đáp:
- Thì mình đi chung nên tui cũng bàn vô như vậy...
- Bàn đách gì vậy mà bàn! (nói đến đây con Ba đứng lại nhìn thẳng vào mặt Sáu Cẩu rồi chậm rãi nói tiếp)... Anh em với nhau, tao nói với mầy hoài: với tao thì cái gì cũng phân minh đâu đó hết. Tao cho mầy cái gì thì mầy biết hưởng cái đó đi, chớ đừng lằng nhằng đòi hỏi lôi thôi rắc rối gì khác nữa. Tụi mình đâu phải là thứ hạng đàn bà con gái, đàn ông con trai bắt buộc phải sống cho có đầu có đuôi, có luật có lệ như thiên hạ vậy được... Tao nói sơ sơ vậy chắc mầy dư hiểu rồi. Tụi mình ở chung với nhau lâu quá mà!
Sáu Cẩu xụ mặt:
- Nhưng cái chuyện này đâu phải chuyện... làm ăn đó Ba? (nó định nói thêm nữa nhưng lại thấy có Tư Cầu nên lại thôi)
Con Ba cười vang lên:
- Thiệt tao không dè mầy già đời rồi mà còn nói cái giọng... công tử bột đó. Với tao cái gì cũng là chuyện... mần ăn hết ráo!
Rồi nó nghiêm mặt nói tiếp:
- Đây, tao nói cái này mầy thử nghĩ coi: khi mầy lắc hầu bao của một anh lái buôn, hay khi mầy xí gạt một người con gái lỡ bước bơ vơ ở miệt tỉnh mới lên để đoạt tiền bạc, nữ trang của người ta... như vậy có phải là chuyện mần ăn hay không?
Sáu Cẩu gật đầu.
Con Ba lại tiếp:
- Đó, mầy coi là chuyện mần ăn! Nhưng nếu mầy nghĩ rằng: mầy đoạt tiền của người ta như vậy, ông lái buôn có thể đâm đầu xuống sông tự vận rồi để khổ cho cả gia đình vợ con ở nhà, cô gái vườn mới lên có thể sa chưn vô xóm điếm rồi ở riết trong đó cho tới chui vô nhà thương thí nằm... Nếu mầy nghĩ như vậy thì có phải là chuyện mần ăn không mậy?
Sáu Cẩu nhăn nhó đáp:
- Ối ai hơi sức đâu mà nghĩ... bậy bạ như vậy để rồi chết đói hết cả đám hả?
- Đó cái chuyện của tao với mầy thì cũng tương tợ như vậy!
- Chuyện của tui với Ba... khác.
Con Ba cười thương hại:
- Đó, cái gì mầy cũng “cái nọ xọ vô cái kia” hết nên mới sanh ra rắc rối!
Thằng Năm với Tư Cầu đã đi vượt lên trước vài bước cũng đứng lại chờ.
Thằng Năm bèn nói:
- Thôi để tui với anh Sáu đi ăn cháo, còn chị với anh Tư đi ăn chè là êm hết.
Tư Cầu cũng chen vô nói:
- Thôi, tui ăn cháo luôn cũng được, như vậy cho chắc bụng...
Nghe Tư Cầu muốn “hùa” theo cho êm chuyện như vậy, con Ba càng thêm bực mình với Sáu Cẩu.
Nó vùng vằng bước đi và kêu Tư Cầu:
- Thôi mình đi anh Tư! (rồi nó hướng về phía Sáu Cẩu để nói lẫy thêm)... Tự nãy giờ tui nói là nói vậy, chớ chè với cháo gì cũng ở gần một bên đó, ai muốn ăn thứ gì thì cứ việc xề qua ăn thứ nấy khỏi phải lôi thôi gì hết!... Thiệt mấy cha nội này rắc rối quá!
Sáu Cẩu lủi thủi bước theo sau...
° ° ° ° °
Sau khi ăn uống xong xuôi, cả bọn bốn đứa: con Ba, Tư Cầu, thằng Năm và Sáu Cẩu thả về trên đường Boon để đi xuống phía bờ sông.
Tư Cầu thấy mỏi mệt và buồn ngủ nên lên tiếng nói với con Ba:
- Thôi khuya rồi, cô Ba và... anh em để tui đi dìa nghỉ vì sáng mơi tui còn đi mần công chuyện...
- Mới có gần hai giờ mà khuya khỉ gì anh Tư!
- Ý trời, gần hai giờ sáng mà cô Ba còn cho là sớm nữa sao?
Con Ba cười đáp:
- Ờ phải... bị tụi tui quen sống như vạc ăn đêm nên hết biết giờ giấc gì ráo! Mà thôi, mai anh Tư còn mắc đi làm, vậy để tui với anh Tư cùng đi lợi đằng đẳng rồi tui dìa sau cũng được.
Tư Cầu lắc đầu lia lịa:
- Thôi cô Ba... Như vậy mắc công lắm! Đây với đó có mấy bước, cô Ba để tui đi dìa một mình cũng được mà!
Con Ba không trả lời Tư Cầu mà quay sang phía thằng Năm và Sáu Cẩu nói:
- Sáu à, mầy với thằng Năm cùng đi dìa trước đi để tao đi với anh Tư... có chuyện một chút.
Sáu Cẩu năn nỉ:
- Thì Ba để tui với thằng Năm đi theo để một lát dìa chung một lượt hổng được sao?
Con Ba sẵng giọng:
- Coi, sao tao nói cái gì mầy cũng “cài” hết vậy Sáu? Tao đi với anh Tư có... công chuyện chớ bộ chơi sao hả?
Sáu Cẩu nhăn nhó và ráng nói thêm:
- Thì sẵn dịp tui với thằng Năm đi theo luôn cho nó... vui chưn vậy mà.
Con Ba chận ngang:
- Tao đã nói tao đi để bàn tính công chuyện mần ăn với anh Tư, tụi bây theo rần rần như vầy lính tráng thấy nó để ý rình mò thì có phải “hôi ổ” hết hông?... Sáu à, mầy lớn rồi chớ phải còn con nít đâu mà đòi theo tao nhèo nhẹo hoài vậy hả?
Sáu Cẩu xuống nước ấp úng nói:
- Bề gì tui với Ba cũng đã...
Con Ba cướp lời nó và gằn gằn từng tiếng một:
- Thôi tốp tốp lợi nghen Sáu! Hổng phải có lúc tao... rộng rãi với mầy rồi mầy được mợi đòi hỏi nhiều quá nghen mậy!
Thằng Năm thấy vậy vội lôi Sáu Cẩu đi:
- Thôi mình đi dìa trước ngủ sớm cho khỏe anh Sáu à! Mà anh còn dìa nhà ở xóm dưới nữa mà!
Sáu Cẩu biết không thể làm gì khác hơn được nên đành đi theo thằng Năm và nói xụi lơ:
- Đi thì đi...
Nãy giờ thấy con Ba và Sáu Cẩu lời qua tiếng lại, Tư Cầu bèn rút ra đứng xớ rớ cách đó vài bước và giả bộ như ngửng đầu đếm sao trên trời...
Thằng Năm và Sáu Cẩu đi rồi, con Ba hớn hở chạy lại nắm cánh tay Tư Cầu kéo đi:
- Thôi mình đi anh Tư!
Tư Cầu rị nhẹ lại và nói:
- Cô Ba làm như vậy... mích lòng anh Sáu... coi kỳ quá!
Con Ba háy nó:
- Hứ, kỳ khỉ gì hổng biết! Lâu lâu tui mới gặp anh một lần mà!
Tư Cầu vừa đi vừa cằn nhằn:
- Thì đã đành như vậy rồi... Nhưng thế nào rồi anh Sáu ảnh cũng sanh thù sanh oán với tui cho mà coi! Tui thiệt ngán cái chuyện đó thấy trời...
Con Ba cự lại nó:
- Cái gì mà anh nói là sanh thù sanh oán hả?
Tư Cầu ngập ngừng đáp:
- Thì tôi với cô Ba... đi như vầy...
Con Ba vảnh mặt lên:
- Ớ lãng nhách! Đi như vầy rồi có làm sao hông? Có gì hông?
Tư Cầu lúng túng đáp:
- Thì tui nói... giả tỷ, nói... phòng xa vậy mà!
Con Ba bỗng luồn tay cặp ghịt lấy cánh tay của Tư Cầu, rồi đỏng đa đỏng đảnh nói:
- Nói chơi vậy chớ, dầu cho... có gì đi nữa thì cũng kệ mồ nó!
Tư Cầu vội rút tay lại:
- Đâu có được cô Ba!... Bề gì cũng chỗ anh em với nhau.
Con Ba làm bộ giận lẫy xô nó dang ra:
- Mại hơi hoài! Hổng phải ai cũng được tụi cặp kè đi như vầy nghen!
Tư Cầu nhăn nhó đáp:
- Thì tui biết rồi! Và cũng vì chỗ đó mà tui rầu thúi ruột đây nè!
Con Ba lại níu lấy tay nó:
- Xời ơi, anh sao dở khẹt! Bộ anh ngán thằng Sáu Cẩu hả?
Tư Cầu cười mũi:
- Cô Ba đừng nói giỡn chứ! Đến thằng Châu Tiếp kia tui còn hổng đếm xỉa tới nữa là thằng Sáu Cẩu! Nhưng thiệt tình thì tui hổng muốn đụng chạm tới nó. Cô Ba nghĩ coi: trong đời này, bộ hổng còn chuyện nào cho xứng đáng hơn một chút để... đập lộn với nhau sao chớ!
Con Ba lớn tiếng cự nự:
- Cha, anh nói cái điệu đó, bộ anh chê tui đây là đồ bỏ chắc?
Tư Cầu vội nói chữa:
- Hổng phải vậy đâu! (rồi nó cười mím chi ngó con Ba từ đầu đến chân) Cô Ba cao ráo... ngon lành như thế này, còn đòi tiên sa phụng lộn gì nữa, nhưng tui... ngán lắm cô Ba à!
- Coi, anh ngán cái gì hả?
Tư Cầu thở dài làm thinh.
Con Ba lại hỏi thêm:
- Thì có cái gì anh nói đại đi! Bề gì tui với anh cũng là chỗ quen biết nơi xứ lạ...
- Hổng nói giấu gì cô Ba, tui mà trôi giạt lên đây cũng tại một con đàn bà. Tui bị một lần đó cũng đủ tởn tới già rồi!
Con Ba nghe nói cười rộ lên.
Tư Cầu ngơ ngác nhìn nó hỏi:
- Coi, sao cô Ba cười dữ vậy?
Con Ba cố nín cười lại:
- Thấy cái điệu bộ anh như vậy, rồi nghe anh nói bị... thất tình, ai mà hổng tức cười! (rồi nó tò mò hỏi thêm) Sao anh, chắc chỉ ngộ lắm phải hông anh?
Tư Cầu gượng cười đáp:
;nh dục luôn dưới sông, nhưng rồi như nghĩ ra cách trả thù... hợp lý hơn, anh ta đặt trở lại chỗ cũ và xăng xái ngồi xuống băng mở phăng gói thịt xá xíu ra ăn ngon lành một hơi hết gần một ổ bánh mì dài...
Xong xuôi đâu đó, Tư Cầu móc túi nhái ra tẩn mẩn vấn một điếu thuốc lớn gần bằng đầu ngón tay cái, rồi khom lưng dùng hai bàn tay vừa bật quẹt vừa che gió đốt điếu thuốc. Đoạn anh ta đứng dậy ôm luôn gói quần áo và mớ bánh mì còn lại lên, lách cách đi về phía sau lái để kiếm nước uống. Đi được vài bước, anh ta cúi xuống vói tay xách tuốt hai chiếc guốc mà Phấn mua cho anh ta dưới chợ Trà Ôn lên, rồi lại thong dong vừa đi vừa phì phà điếu thuốc rê trên miệng...
° ° ° ° °
Tàu chạy gần tới Nam Vang thì có một người hành khách đứng tuổi mon men ra phía trước mũi tàu. Tư Cầu thấy vậy cà rà lại làm quen:
- Chú cũng đi Nam Vang phải hông chú?
Người kia mau mắn trả lời:
- Phải, còn chú em cũng vậy chớ?
- Tui cũng đi Nam Vang... Chú lên trển để mua bán hay có việc chi?
- À, qua lên thăm người chị của qua buôn bán ở ngoài chợ Nam Vang. Chỉ bán cơm dĩa, bánh hỏi, bánh đập cũng khá ớn...
Rồi người kia cười hỏi lại luôn:
- Còn chú em lên trển làm gì vậy? Nam Vang đi dễ khó dìa đó nghen!
Tư Cầu cũng gượng cười đáp:
- Có lẽ chú nói đúng. Tui đi phen này chắc ở biệt luôn chớ hết quay dìa được...
Nói xong, anh ta ngó mông ra ngoài sông và thở dài sườn sượt. Người kia thoáng nghe thấy như vậy, tò mò quay lại hỏi:
- Coi sao vậy? Qua vui miệng nói chơi vậy mà chú em!... Hay là chú em có chuyện gì trắc trở chăng? Qua... hỏi như vậy kể ra cũng hổng phải, nhưng qua thấy chú em mầy còn nhỏ tuổi..
Tư Cầu vội đáp:
- Ối có gì đâu mà chú phải nói như vậy... Thiệt tình, tui hổng dám nói giấu gì chú, chuyền này tui liều mạng đi càn vậy thôi chớ có tính lên trên này tế mồ tế tổ gì... Dưới nhà tui công ăn việc làm đăng đăng đê đê đó chớ bộ rảnh rang gì sao mà tui phải bỏ xứ đi như vây...
Người kia nghe Tư Cầu nói vậy ái ngại nắm lấy tay nó:
- Chú em có việc gì trặc trẹo đó, chú em nói cho qua nghe có được chăng? Chú em lên Nam Vang lạ nước lạ cái rồi biết xoay xở ra sao? Qua có bà con ở trển có bề gì qua chỉ bảo giúp cho... Qua thiệt tình nói ngay như vậy, chớ qua không sợ mích lòng mích bề gì hết! Dầu sao qua cũng trọng tuổi hơn chú em...
Tư Cầu cảm động để yên bàn tay mình trong bàn tay nhăn nheo nhưng chai cứng của ông khách lạ rồi buồn bã đáp:
- Chú đừng nói vậy, chú tuổi tác cũng đáng bực cha chú của cháu rồi (bây giờ Tư Cầu mới xưng là “cháu”)... câu chuyện của cháu thiệt cũng éo le, chú có lòng thương thì cháu hổng giấu diếm nữa làm gì! Đầu đuôi nó như thế này đây chú...
Rồi Tư Cầu ngập ngừng kể lại chuyến đi của anh ta với Phấn cho đến lúc đi lộn tàu cho người khách lạ nghe không sót mảy may.
Ông khách nghe xong như thích chí điều gì cầm cái nón cối gõ đánh cốp xuống băng cây rồi cười ha hả:
- Thật sao giống cái chuyện của qua hồi xửa quá! Xin lỗi chú em... qua nhớ hồi qua trạc tuổi như chú em này, đã có lần qua lén bán gần cả trăm giạ lúa của ông già qua để qua dắt con mèo của qua dông tuốt lên Châu Đốc...
Tư Cầu vội hỏi:
- Rồi sau ra sao chú?
Ông khách nhăn nhó rồi lại cười khì:
- Còn ra sao nữa! Mồ tổ cha nó, nó ăn xài đã đời rồi nó cho mình leo cây thấy ông bà ông vải...
- Rồi sao chú?
- Còn sao nữa! Rồi chú cụp đuôi trở dìa thiếu điều bị ông già ổng cạo đầu, rồi ổng bắt cưới vợ liền... Đó, thím của chú em bây giờ đó (nói đến đây, ông khách có vẻ mơ màng)... Thiệt con vợ của qua bây giờ tốt hết sức, một tay bả lo liệu hết chú em à! Chớ đừng nói ham mấy cô huê dạng bóng dáng chú em ơi... Tốt mã thì rã đám sớm đó chú em à!
Tư Cầu nghe ông khách lạ nói như vậy ngồi làm thinh. Ông khách ái ngại đến vỗ vai anh ta nói thêm:
- Việc đời nó như vậy đó chú em ơi, hơi sức đâu mà mình buồn. Hổng có con này thì còn con khác, làm thân con trai mà sợ gì chú em nó!
Tư Cầu trầm ngâm một hồi rồi nói:
- Chú à... ý, cháu quên hỏi chú thứ mấy để cháu kêu cho tiện?
- Ờ, chú thứ bảy.
- Chú Bảy à, cái việc của cháu với con Phấn mà cháu nói hồi nãy đó, coi vậy chứ cũng còn chỗ mập mờ, bán tín bán nghi...
- Cái gì mà mập mờ? Nó è è ra đó!
- Vì cháu đi lộn tàu, cháu sợ con Phấn lên chợ xuống kịp tàu đi tuốt lên Sàigòn rồi, và hổng chừng bây giờ đang lóng ngóng hổng biết cháu lạc ngả nào rồi!
Chú Bảy xì một cái rồi hăng hái nói:
- Lóng ngóng cái khỉ khô họ! Chú em sao thiệt thà quá đỗi... Cái con ngựa bà trời với thằng điếm bảy da đó sắp đặt đâu sẵn hết rồi: đứa đi trước, đứa còn lại bày đặt sai chú em mua bánh mì để khơi luôn cho có cặp... Mà lẫm ngẫm ra tụi nó coi vậy mà ăn ở cũng có nhơn lắm, nó còn để lại cho chú em sáu chục đồng để ăn đường dìa xứ, chớ qua hồi đó lội bộ thấy mồ... Mà sao chú em hổng trở dìa nhà, chớ dông lên trên này làm gì ngang xuơng vậy?
Tư Cầu nhún vai:
- Cháu có ba đầu sáu tay cũng hổng dám trở dìa dưới chớ đừng nói như vầy. Với phần cháu đi lộn tàu, cháu tức mình đi tuốt luôn để coi tụi nó bỏ cháu như vậy mà cháu có chết hông?
Chú Bảy lại vỗ về Tư Cầu:
- Ôi thôi chú em ơi, tình đời nó chó đẻ như vậy đó, hơi sức đâu mình tức. Chú em đi chuyến này ráng lo làm ăn đi rồi coi đám nào tử tế chấm một đám... Tụi mình đàn ông con trai đâu có sợ ế vợ!
Tư Cầu buồn bã đáp:
- Cái gì chớ cái chuyện vợ con hay đàn bà con gái đó, thì cháu tởn tới già rồi... Mà dầu cho con Phấn nó bỏ cháu, cháu thề không ngó tới ai nữa hết...
Chú Bảy nhăn nhó xô nhẹ vai Tư Cầu:
- Coi, sao lạ vậy? Mất con này thì kiếm con khác, chớ bộ cần nó lắm sao! Có mợ thì chợ cũng đông, mà bằng không có mợ thì chợ cũng không thua gì... Bộ chú em tính ở vậy suốt đời để thờ nó sao?... Đó, hồi qua mới lâm vô cảnh như chú em bây giờ, ban đầu qua cũng nghĩ như vậy, nhưng thỏn mỏn rồi cũng êm ru hết! Dao chém còn để thẹo chớ thứ mắc toi đó hễ nó đi qua là đi tuốt luốt đó chú em ơi!
Tư Cầu nghe chú Bảy nói như vậy không cãi lại, mà cũng... không tin, nhưng anh ta buông thõng một câu để khỏi làm phật lòng ông khách mới quen:
- Dạ, chú Bảy nói vậy để cháu ráng thử coi...
Chú Bảy gật gù:
- Ừ phải đa chú em! Chú em nghe theo lời qua đi, con đường đó qua trải qua rồi nên mới biết. Hổng nói giấu gì chú em, qua thấy chú em nhỏ tuổi hiềân lành nên qua cũng thương lắm! (rồi như nghĩ ngợi đến một dự định gì chú Bảy lẩm bẩm như nói một mình)... Phải chi chú em chịu theo qua lên Nam Vang thăm bà con rồi cùng trở dìa dưới Châu Đốc ở với qua... Thế nào má bầy trẻ, con Thắm và mấy đứa nó ở nhà cũng... quí chú em như qua đây vậy.
Tư Cầu cảm động nắm nhẹ tay chú Bảy:
- Thiệt cháu gặp chú Bảy đây cũng là do phước lớn ông bà để lợi. Để yên rồi đây, thế nào cháu cũng hỏi thăm lần mò đến thăm chú, thím Bảy và mấy... anh chị ở nhà. Nếu chuyến này mà cháu hổng gặp được chú Bảy, lên tới Nam Vang cháu cũng lên ruột cả núi chớ phải chơi đâu!
Chú Bảy thương hại nhìn Tư Cầu:
- Có qua đây, chú em mầy đừng lo gì ráo trọi. Để lên tới trển qua dắt chú em dìa luôn đằng nhà chị Năm của qua, rồi để thủng thỉnh qua nhờ chỉ kiếm chỗ hay chỉ cách cho chú em kiếm công ăn việc làm, thiếu gì! Hay là sẵn chỉ bán cơm đóù, chú em có muốn phụ giúp chỉ để qua nói vô cho.
- Cháu xin đội ơn chú Bảy. Bây giờ thiệt hổng biết ra sao mà nói trước được, để lên tới trển rồi cháu sẽ tính. Mà có sao đi nữa thì cháu cũng phải nhờ chú Bảy chỉ dẫn cho. Thiệt cháu gặp được chú Bảy đây kể ra là may hổng biết đâu mà kể!
Chú Bảy đội lại chiếc nón cối lên đầu rồi vui vẻ đáp:
- Ở đời hễ có ông Ác thì phải có ông Thiện chớ! Nếu ai cũng như nấy hết thì... qua đây với chú em làm gì có dịp... gặp nhau như vầy!
Chiếc tàu cất tiếng xúp-lê từng hồi rộn rã. Bến Nam Vang đã thấy trước mặt.
Chú Bảy nắm lấy cánh tay Tư Cầu:
- Tới rồi đó chú em! Chú em coi lại đồ đạc, có quên sót lại cái gì không, để rồi mình cụ bị đi lên tầng trên trước.
Tư Cầu ôm gọn lỏn cái gói quần áo trong tay nhưng cũng ngó quanh một vòng:
- Xong rồi chú Bảy. Cháu chỉ có cái gói này thôi. Còn chú có đồ đạc gì nhiều hông để cháu xách phụ cho?
Chú Bảy lắc đầu:
- Thôi được rồi cháu! Qua chỉ có vái va-li mây nhỏ này thôi. Ờ, với thêm cái giỏ i thương anh đó! Chớ nếu anh cũng... xen kẹ như tụi nó, thì thử thời anh rờ tới cái móng chưn tui cũng hổng cho!
- Cha, sao kỳ quá há!
- Con này vậy đó!
Nhưng Tư Cầu còn thắc mắc hỏi lại:
- Cô Ba nói tui “khác” là “khác” ở chỗ nào?
Con Ba đâm ra lúng túng:
- Thì anh khác là ở chỗ anh hổng giống tụi nó. Anh thiệt bảnh, mà bề ngoài anh... như thường. Anh hổng có lấc cấc nè, anh hổng làm tàng nè, anh thiệt thà nè, anh tốt bụng nè, anh... nghĩa là anh... ngon lành mà hổng giống chút xíu nào cái tụi... đá cá lăn dưa của tui. Tui khoái anh là ở chỗ đó!
Tư Cầu cũng bắt tức cười và nói chọc con Ba:
- Chắc cô Ba muốn... đổi món ăn để trở bữa chớ gì!
Con Ba véo anh ta một cái đau điếng:
- Bà vật anh. Anh dám nói vậy hả?
Rồi nó phụng phịu làm bộ bỏ đi. Tư Cầu vội te te chạy theo níu lại:
- Người ta nói có... chút xíu đó mà giận hả?
Con Ba lên giọng hăm he:
- Được rồi, để tui cho anh... biết tay tui!
Tư Cầu vuốt vuốt lấy cánh tay trần mát lạnh của nó:
- Thôi mà, vuốt giận đi... em cưng...
Con Ba bỗng nhảy xổ lại ôm chầm lấy anh ta và thủ thỉ bên tai:
- Tụi mình dìa thẳng nhà... em đi anh Tư!
Tư Cầu sẽ gỡ tay con Ba ra:
- Thôi khuya trễ quá rồi... Mơi tui còn đi mần công chuyện nữa.
Giọng nói âm ấm của con Ba vẫn phều phào bên tai Tư Cầu:
- Thây kệ nó anh! Em hổng biết đâu... Đi anh...
Tiếng “em” ngợt xớt của con Ba làm Tư Cầu thấy mát ruột. Anh ta như ngây ngất vì bóng đêm, vì mùi dầu bông lài từ mái tóc của con Ba xông lên, và vì cái thân mình gọn nhỏ nóng hôi hổi kia...
Bỗng một hồi còi tàu vọng lại từ nơi xa xa... Tiếng xúp-lê tàu rền rĩ, u hoài và dư âm của nó như mắc dính vào màn sương khuya mỗi lúc mỗi thêm dầy đặc...
Tư Cầu ngẩn ngơ nhìn về phía khoảng tối mịt mù ngoài sông.
Con Ba thấy lạ khẽ đưa tay đập nhè nhẹ vào vai anh ta:
- Gì vậy anh Tư?
Tư Cầu giựt mình luống cuống đáp:
- Ờ... có cái gì đâu...
- Anh làm cái gì mà giống như ai hốt hồn anh vậy hả?
Tư Cầu thở dài rồi gượng cười nói:
- Hổng biết tại sao, mỗi khi nghe tiếng tàu xúp-lê... anh bắt nhớ ông bà ông vải gì đâu á!
Con Ba ôm ngang lưng anh ta lôi đi:
- Chắc anh nhớ nhà chớ gì! Thôi lợi đằng em nói chuyện chơi cho đỡ buồn đi anh!
Tư Cầu quay trở người lại, xuống giọng năn nỉ:
- Để anh dìa em à!
Mãi đến bây giờ con Ba mới để ý đến hai tiếng xưng hô “anh, em” của Tư Cầu, và cảm thấy hởi dạ được một phần nào.
Nhưng nó cũng phụng phịu nói thêm:
- Thì anh lợi đằng em ngủ cũng vậy... cũng nhà cửa, cũng giường chõng chớ bộ khác gì sao!
Tư Cầu mỉm cười lắc đầu:
- Khác chớ sao hổng khác! Nhưng bị bữa nay anh... nhức đầu và sao thấy đau bụng lẩm nhẩm nữa... Như vậy có lợi đằng em ngủ cũng hổng... sướng ích gì!
Con Ba tát một cái vào miệng anh ta:
- Dịch bắt anh! Người ta rủ anh dìa nhà cho có bạn chớ bộ... (rồi nó lo lắng hỏi thêm) Mà anh đau thiệt phải hông?
Tư Cầu tay bóp trán, tay xoa bụng:
- Đau thấy bà đây nè!
Con Ba vội móc túi lấy ra một hộp cù là nhỏ trao cho anh ta:
– Anh chịu khó lấy dầu sức đỡ đi. Coi chừng trúng gió đó nghen! Anh đừng quá ỷ y không nên đa! Thôi để em đưa anh dìa để anh nằm nghỉ cho khỏe.
Tư Cầu xức qua loa vài quệt dầu rồi cùng con Ba rảo bước về phía nhà cô Năm...
Tới nơi, Tư Cầu trao trả hộp dầu lại cho con Ba:
- Thôi em Ba dìa đi kẻo trễ lắm rồi!
- Sao, anh thấy có dễ chịu hơn chút nào hông?
- Ờ... coi bộ cũng bớt bộn.
- Anh cất hộp dầu để phòng hờ, ở nhà tui có hộp khác thiếu gì...
- Cám ơn em Ba, em dìa đi!
Con Ba còn đứng lựng khựng ở đó chớ chưa chịu cất bước. Thấy vậy, Tư Cầu làm mặt nghiêm hỏi nó:
- Ủa, cái gì nữa đó?
Con Ba ngước mắt ngó anh ta, rồi ngập ngừng đáp:
- Có gì đâu... Hay là anh cho em... ngủ đỡ lại đây với anh nghen.
Nghe Tư Cầu chắc lưỡi liên hồi, con Ba đâm ra bực mình ngang và cự lại anh ta:
- Hứ, cho người ta ngủ đỡ một chút mà cũng làm bộ!
Tư Cầu vội nắm lấy tay nó năn nỉ:
- Ý trời, em nói nho nhỏ nó chớ!Đâu phải anh cản đảng gì em, nhưng nhà cô Năm là chỗ người ta mần ăn... hai đứa mình... ngủ trong nhà trong cửa người ta như vầy hổng nên em à!
- Gì mà hổng nên?
- Em hổng biết, chớ ông già bà cả cho rằng: trai gái bậy bạ như vậy... xui xẻo lắm! Mần ăn lụn bại, cất đầu hết nổi đa em!
- Mốc xì họ!
Nói xong, con Ba thở dài sườn sượt. Tư Cầu cũng thở ra rồi nắm chặt lấy hai bàn tay của nó, lắc đầu nói:
- Thiệt tình thì đàn bà con gái, dầu cho chín xe mười vàng, bà hoàng, bà chúa, hay là... xếp bót như em Ba đây nữa, thì cũng giống nhau một thứ hết! Thôi em Ba dìa đi, hai đứa mình còn gặp gỡ nhau nhiều mà...
- Anh nói thì phải nhớ nghen! Anh kiếm chuyện xí gạt con này hổng được đa!
- Biết rồi mà!
Con Ba rút tay ra rồi đưa vội lên ôm chặt lấy đôi vai hơi hở ra ngoài vì chiếc áo xẩm cụt ngủn. Nó vừa co ro người lại, vừa xuýt xoa nói:
- Lạnh thấy mồ mà bắt người ta đi dìa một mình!
- Thì để anh đưa em đi cho.
Con Ba vội đáp:
- Nói chơi vậy chớ anh vô nằm nghỉ đi! Coi chừng đau đó nghen!... Thôi em dìa nghen anh Tư!
Đoạn nó quay mình, vừa ôm chặt lấy đôi vai vừa chạy lúp xúp về nhà.
Tư Cầu vội nói vói theo:
- Hổng thẳng đi chớ làm gì chạy vậy? Coi chừng ma chận đường đó nghen!
Con Ba quay đầu lại cười phá lên:
- Mã-tà, phú-lích cũng biệt có sợ nữa là thứ ma cỏ! (rồi nó lớn tiếng dặn lại Tư Cầu) Nhớ qua thăm em gấp gấp đó nghen!
Tư Cầu vừa nhón chân nhìn theo vừa gật đầu:
- Ừa mà!
Chờ cho con Ba đi khuất dạng ở góc đường, Tư Cầu mới lững thững đi vô phía hàng ba nhà cô Năm.
Tự nhiên nó mỉm cười một mình, rồi thuận chân đá mạnh vào một nhành cây bông bụp de ra ngoài lối đi.

Truyện Chú Tư Cầu Lời nhà xuất bản Phần I (1) Phần I (2) Phần I (3) Phần I (4) Phần II Phần II (2) Phần II (3) Phần II (4) Phần II (5) Phần III Phần III (2) ã đành rằng trong lúc này mà cháu nương tựa nơi cô Năm thì cũng đắp đổi qua ngày được. Nhưng cháu nói ra đây hổng phải để chê bai hay kén chọn gì: cháu đi chuyến này cháu hổng muốn nhờ một ai hết ráo!
Rồi như sợ chú Bảy không hiểu, anh ta tha thiết nói tiếp:
-... Cháu muốn thử với đời để coi cháu chịu đựng được đến mức nào! Thiệt tình thì cái chuyện không may vừa rồi của cháu như đã buông cháu từ chín tầng mây rớt xuống đất! Đó, chú Bảy coi: cháu bò dìa nhà thì cũng được, bất quá bị ông già ổng cạo cho năm bảy bữa hay một tháng là cùng chớ gì! Hay là bây giờ cháu theo chú về dưới Châu Đốc ẩn thân một thời gian thì cũng khỏe. Nhưng cháu hổng thèm làm vậy chú Bảy à! Cháu muốn sống... “bạt mạng cô hồn” một thời gian coi ra sao!
Chú Bảy lắc đầu như nói một mình:
- Cha, cái điệu này “lậm” dữ rồi đa!
Rồi chú lại nói tiếp:
- Thôi qua hiểu rồi Tư! Một là chú em mầy muốn hành xác, hai là muốn làm cho lợi gan con nhỏ mắc dịch đó phải hông Tư?
Tư Cầu cúi đầu lặng thinh.
Chú Bảy thân mật vỗ vai nó, rồi cười nói bông lơn:
- Thiệt thằng Tư mầy bảnh tỏn hơn qua hồi đó nhiều! Nhưng cái gì cũng nên giữ cho có chừng có mực chớ đừng đi quá lố... bể bạc hết! Ở đời mà hổng sợ chết là tài dách lắm rồi... Nhưng thiếu gì chuyện... đáng chết lại nhè chết vì cái lỗ... chơn trâu thì ẹ lắm nghen Tư!
Tư Cầu cũng cười đáp lại:
- Chú Bảy nói gì quá vậy! Cháu “dầu hèn cũng thể, dầu bể cũng còn... cành cạch” chớ bộ bỏ bê gì sao chú!
° ° ° ° °
Chiếc tàu Nam Vang đi về Lục Tỉnh xúp-lê inh ỏi và bắt đầu mở đỏi, tách bến.
Chú Bảy đứng dựa lên lan can sắt tàu còn ráng nói vói lên:
- Thôi tui dìa nghen chị Năm! Qua dìa nghen Tư! Chú em ở lợi mạnh giỏi, khi nào có dịp kiếm nhà qua ghé thăm chơi nghen!... Mà có còn nhớ chỗ qua dặn hông hả?
Tư Cầu nói lớn:
- Nhớ rồi! Thôi chú Bảy dìa mạnh giỏi, cháu gởi lời thăm thím và bà con cô bác ở dưới nghen!
Chú Bảy còn muốn nói vọng lên nữa, nhưng chiếc tàu đã trở lái quay mũi ra giữa sông để quanh trở lại rồi chạy thẳng...
Ở trên cầu tàu, cô Năm hối Tư Cầu:
- Thôi, cô cháu mình đi dìa đi Tư!
Tư Cầu “dà” một tiếng, ngoái cổ nhìn ra con tàu lần nữa rồi mới chịu cất bước đi theo cô Năm về nhà.
° ° ° ° °
Cô Năm ngồi trên bộ ván vừa têm trầu vừa lên tiếng gọi Tư Cầu:
- Tư à!
Tư Cầu đang đứng xớ rớ ngoài ngạch cửa ngó mông ra đường, vội chạy vô:
- Cô kêu cháu?
- Ngồi lại đây Tư! Sao, bây giờ chú em tính thế nào? Hay là ở lại đây phụ giúp ngoài quán cơm của qua?
- Dạ, chú Bảy cũng đã có biểu cháu như vậy, nhưng cháu xin với cô Năm cho cháu ngủ đỡ ngoài hàng ba một ít lâu để cháu đi kiếm công việc làm...
- Coi, sao kỳ vậy? Thì bây giờ vô phụ giúp cho qua hổng được sao?
- Cháu xin đội ơn cô Năm có lòng thương cháu, nhưng để cháu... cựa quậy một thời gian coi thế nào, và nếu hổng êm thì chừng đó, cháu xin nghe theo lời cô Năm vậy...
° ° ° ° °
Hằng ngày, Tư Cầu thả rề dọc theo bến sông để kiếm mối khiêng vác hàng hóa lên xuống cho các chủ ghe. Đến tối, anh ta trở về lật chiếc ghế bố ra ngủ ở trước hàng ba nhà của cô Năm. Như vậy anh ta cũng tạm sống lây lất qua ngày.
Một bữa trưa nọ, sau khi phụ chất hàng lên bờ cho một chiếc ghe chở mắm ruốc, anh ta xin người chủ ghe một miếng mắm gói vô lá chuối, rồi rề lên hàng me trèo lên bẻ một mớ đem xuống ngồi dựa gốc cây chấm ăn ngon lành. Cắn ăn được vài trái, Tư Cầu đã thấy ê răng và khi nó vừa vói tay tính liệng xuống sông gói mắm ruốc thì có một thằng nhỏ xách hộp đánh giày tắm dưới sông lên đi trờ tới. Thấy vậy, thằng nhỏ vừa chạy rút lại phía Tư Cầu, vừa la lên:
- Ê, khoan liệng anh Hai ơi! Để đó cho tui!
Tư Cầu để gói mắm xuống:
- Thì đây nè! Đó, mầy ăn bao nhiêu cho vừa sức thì ăn đi!
Thằng nhỏ cầm một trái me lên, vừa nuốt nước miếng, vừa nói với Tư Cầu:
- Trời đất ơi, me chấm với mắm ruốc ngon lành như vầy mà những tính vụt đi, uổng quá!
- Ối, thứ này ở đây thiếu gì. Tao thấy thèm thì ăn bậy vài mắt me chơi, chớ chở nhiều nữa thì hổng nổi!
Tư Cầu ngồi nhìn thằng nhỏ đánh giầy cắn ăn ngấu nghiến mớ me mà bắt ê răng thêm. Anh ta tò mò kéo cái ngăn hộp đánh giày ra xem xét một hồi, rồi nói:
- Cha, coi bộ mầy làm ăn khá hơn tao đa! Mới hồi sáng tới giờ mà giấy bạc nằm xếp lớp ở trong này rồi!
Thằng nhỏ nhăn răng cười:
- Thì gặp bữa tổ đãi nó vậy, chớ gặp bữa bị mã tà đá văng hộp đánh giày, ôm đầu máu chạy thì... khác hơn nhiều!
Tư Cầu ngạc nhiên hỏi lại:
- Cái gì mà đá mình mậy? Mình mần ăn chớ bộ đi ăn cướp, ăn trộm gì sao?
Thằng kia vẫn thản nhiên vừa cắn thêm mắt me vừa đáp:
- Ối, làm ăn như tụi tui rắc rối vậy là thường. Còn nhiều cái trật bảng họng nữa chớ bộ thôi sao!
Rồi nó hỏi lại Tư Cầu:
- Còn anh Hai, anh làm cái gì đây mà coi bộ ung dung quá vậy?
- Mầy kêu tao thứ tư cho nó... đúng hơn, tao vác hàng lăng nhăng dưới bến sông này, mệt thấy bà chớ ung dung gì mậy!
- Có khá không anh Tư?
Tư Cầu lắc đầu:
- Thì cũng lây lất qua ngày vậy, nhưng hổng khá hơn mầy đâu!
- Hổng khá hơn cái nghề đánh giày này hả? Vậy anh muốn nhập bọn với tụi tui kiếm ăn thêm hông?
Tư Cầu cười vỗ vai nó:
- Kiếm thêm tiền ai mà hổng muốn, nhưng tao... hổng quen mần cái nghề của tụi bây.
Thằng nhỏ đánh giày sốt sắng nói:
- Hổng quen thì tụi tui chỉ cho!Làm vương làm tướng, làm thầy làm bà thì khó, chớ làm thứ đánh giày này tui chỉ sơ sơ là anh biết liền...
Tư Cầu lắc đầu:
- Tao nói mầy chưa nghe ra... Tao nói tao hổng.. khoái mần cái công việc đó, chớ tao có nói là khó hay dễ gì đâu! Hổng nói giấu gì mầy: tao thuộc cái hạng ôm cày vác bừa quen đi rồi. Mầy biểu tao mần cái gì nặng nhọc tao hổng ngán chút xíu hào hết, chớ bắt tao cầm cái bàn chải phủi phủi ba đôi giày của thiên hạ, hay bắt tao mần công việc lắt nhắt gì khác... tao chạy tét đa mầy!
Thằng kia chắc lưỡi than:
- Nói cái điệu như anh còn nghèo lâu!
Tư Cầu ngả lưng dựa vào gốc me duỗi chưn ra và mỉm cười đáp:
- Thì nghèo thì ráng chịu chớ sao mậy!
Thằng nhỏ đánh giày đưa tay áo quẹt miệng, xách hộp đánh giày đứng dậy:
- Thôi tôi đi nghen anh Tư. Để hôm nào rảnh tôi xuống chơi... Mà anh có ở đây thường hông?
- Ừ khi nào rảnh mày thả xuống đây chơi, tao đóng đô hà rầm ở bến sông này mà!
Thằng kia đi được mấy bước thì Tư Cầu kêu giựt ngược nó lại:
- Ê bồ! Mầy tên gì mà từ nãy giờ mắc nói chuyện lăng xăng tao quên hỏi cho biết?
Thằng kia đứng lại:
- Ờ... tên tui hả? Anh kêu tui là thằng Năm Bò Bía cũng được. Hay là bữa nào anh muốn kiếm tui, anh cứ hỏi thăm mấy thằng đánh giày tên tui thì đứa nào cũng biết hết.
Tư cầu nhíu mày:
- Năm Bò Bía? Tên gì mà nghe trúc trắc quá vậy mậy? Từ thuở giờ tao ở ruộng, nội mấy thứ bò chỉ có bò hóng là hơi lạ một chút, chớ tao chưa nghe nói tới thứ... bò đó lần nào hết!
Thằng Năm Bò Bía cười... bò lăn:
- Thôi cha nội ơi, hổng phải bò... có sừng đâu! Bò bía là một món đồ ăn, cái thứ... cuốn cuốn của mấy chú chệt đẩy xe “cốc kẻng” bán đó mà! Để bữa nào dư tiền tui mời anh ăn thử một lần cho biết.
Tư Cầu xẻn lẻn hỏi thêm:
- Vậy hả! Mà sao cái tên của mầy lại... dính líu đến cái món cuốn cuốn đó?
- Có gì đâu... tại có một bận tui kẹt tiền xài quá giựt bậy cái hộp lon đựng tiền của thằng cha bán bò bía nên tụi nó kêu riết rồi thành danh luôn...
- Cha sao mầy dám liều mạng vậy hả?
Thằng Năm thản nhiên đáp:
- Ối năm thì mười họa thì làm bậy có chút đỉnh đó chớ gì đâu anh Tư! Tụi nó còn làm những chuyện động trời nữa!
Tư Cầu lắc đầu lia lịa:
- Thiệt tao phục mầy sát đất! Mà mầy làm chi vậy? Mình có nghề kiếm ăn đàng hoàng chớ bộ...
Thằng Năm hơi ngạc nhiên nhìn Tư Cầu một hồi rồi nhún vai đáp:
- Phải như anh nói vậy thì hổng có chuyện gì hết.
Tư Cầu tìm cách nói lảng:
- Thôi mầy có đi đâu thì đi! Ờ, tao thứ Tư tên Cầu, tao nói rõ thêm để cho mày biết, chớ hông thôi mầy thấy tao cho ăn mắm ruốc rồi mầy “a thần phù” kêu tao là Tư Mắm Ruốc thì... bậy bạ lắm đó nghen!
Thằng Năm cười hề hề rồi bước đi.
Tư Cầu còn nói vói theo:
- Nhớ xuống dưới này nói chuyện chơi nghen mầy Năm?
- Ừa!
Một buổi chiều nọ, trong lúc Tư Cầu hết mối vác hàng đang ngồi dựa lưng vô gốc me ở bờ sông nghĩ ngợi vẩn vơ, thì bỗng thấy thằng Năm Bò Bía hớt hơ hớt hải chạy từ phía đường Quai Picquet xuống mé sông, và nó nhìn dớn dác bốn phía như muốn tìm ai.
Tư Cầu đứng phắt dậy kêu lớn:
- Ê Năm!
Thằng Năm xăm xăm chạy lại hào hển nói:
- Anh Tư! May quá tui đương kiếm anh đây nè!
- Kiếm tao chi mậy?
Rồi khi nhận thấy cái áo của thằng Năm rách toạc ba bốn chỗ, còn mặt mày thì chỗ bầm tím chỗ sưng vù, Tư Cầu hốt hoảng dồn một hơi:
- Trời ơi, sao kỳ vậy mậy? Bộ mới quánh lộn với đứa nào hả? Hay là mầy vừa đi... chụp giựt cái gì nữa để cho chúng đập đó phải hông?... Còn cái hộp đánh giày của mầy mất tiêu rồi hả?
Thằng Năm lấy tay vuốt vuốt lên mấy chỗ bị thương trên mặt, rồi định thần lại nói:
- Nguy quá anh Tư ơi! Tui bị cái thằng ôn hoàng dịch lệ vật đó đập tui một trận quá xá!
Rồi như nghĩ ra điều gì nó đâm ra tức ngang, cung gân cổ nói tiếp:
- Nó ỷ nó lớn hơn tui, chớ phải nó bằng trạc tui thì quánh tay đôi, tui biệt có ngán thằng nào!
- Mà thằng nào quánh mầy? Tại sao nó quánh mầy mới được chớ?
- Cái thằng Châu Tiếp đầu gà đít vịt ở Chợ-lớn mới trở lên trên này, anh hổng biết đâu! Nó tính làm ông hoành ông trấn bắt tui đánh giày phải đóng thuế cho nó để nó giữ gìn cho thằng nào ở mé nào thì làm ăn ở mé đó, chớ hổng được chộn rộn gì hết.
- Bộ tụi bây chịu sao?
- Tụi nó chịu răng rắc hết, chớ hổng chịu thì... mang đầu máu như tui vậy nè! Nó còn đập mẹ cái thùng đánh giày của tui rồi nữa!
- Còn mầy sao lại hổng chịu?
- Tụi nó, thằng nào thằng nấy cu-ky một mình thì ráng mà phải bóp bụng chia chác cho nó để yên thân kiếm cơm ăn chớ tui biệt có sợ nó! Bị hồi nãy tui... kẹt đường rút lui dìa cho chị Ba tui hay...
Tư Cầu lấy làm lạ hỏi chận:
- Mầy về mét với chị Ba mầy thì ăn nhằm khỉ mốc gì hả?
Thằng Năm nghinh mặt lên đáp:
- Thằng Châu Tiếp nó đụng tui như chọc đến ổ ong vò vẽ mà nó hổng hay! Chị Ba thì làm trời cả một khu nhà lồng chợ cũ, em út rần rần, phen này tui cho chỉ hay thì bà hú thằng mắc toi đó!
- Vậy sao mầy hổng dìa cho hay đi còn chạy xuống đây chi vậy?
Thằng Năm hơi sượng nói:
- Bị nó rượt ví tôi... kẹt quá tui tông chạy càn xuống đây, và khi nhớ trực lại có anh ở dưới này tui cũng hơi vững bụng.
- Bây giờ mầy tính sao đây?
- Thì để chờ coi yên yên bò dìa phía chợ cũ, chớ tui mà vác mặt lên bây giờ nó thấy nó mần thịt nữa chớ hổng phải chơi đâu! Nó cấm tiệt hổng cho tui lảng vảng đến các tiệm cơm nhà hàng nữa...
Tư Cầu nghe nói vậy nổi nóng:
- Tụi gì ngang như ông kẹ vậy? Mầy đánh giày kiếm cơm ăn cũng đổ mồ hôi xót con mắt, nhà nước hổng lấy thuế gì thôi chớ mắc mớ gì nó mà nó đòi nạp tiền cà?
Rồi anh ta nghi ngờ hỏi lại thằng Năm:
- Mà có thiệt như vậy hông, hay mầy... quơ quào bậy bạ ở đâu bị chúng đập rồi bày đặt nói cho xuôi vậy thôi! Có lý nào ai mần nấy ăn rồi có thằng chơi cha vậy được?
Thằng Năm tức tối đáp:
- Coi, tui bày đặt bày điều làm gì? Anh hổng tin, anh thử hỏi mấy thằng đánh giày khác coi có như vậy không?
Tư Cầu xuống giọng nói:
- Thì thôi, mầy nói vậy tao hay vậy! Hay là mầy để tao đưa mầy đi chợ cũ cho. Để rồi tao có gặp cái thằng đầu gà đít vịt đó, tao nói phải quấy với nó để yên cho tụi bây mần ăn chớ như vậy coi sao được!
Thằng Năm lui lại một bước, nhìn Tư Cầu từ đầu xuống chân rồi chậm rãi nói:
- Cái chuyện này hổng ăn nhập gì tới anh hết mà anh xía vô làm gì... dám bị họa lây lắm anh à! Tui coi bộ anh cũng bự con và thân thể liền lạc lắm nhưng... đụng với nó hổng nổi đâu!
- Coi, cái gì mà “đụng” chớ? Phải nói phải quấy cho nó biết chớ? Tao hỏi mầy rủi mai chiều gì đây có thằng nào đó cũng đòi “bao” trọn cái bến sông này như kiểu mầy nói đó, rồi tao cũng chịu êm luôn hay sao?
Thằng Năm đứng suy nghĩ một hồi rồi thở dài nói với Tư Cầu:
- Anh Tư nói như vậy cũng phải, nhưng để tới đâu hay tới đó thì... chắc ăn hơn! Bề gì thì cái việc này cũng là chuyện riêng của tui chớ hổng can dự gì tới anh hết ráo. Tui chịu thua nó keo này, nhưng để vài bữa nữa nó sẽ biết tay!
Tư Cầu đứng thẳng người lên, cau mặt nhìn thằng Năm:
- Coi, việc của mầy cũng là việc của tao. Vậy chớ tao với mầy quen biết với nhau làm khỉ gì? Nói cho cùng mà nghe thì cái “việc” của mầy cũng là cái “việc” của những thằng muốn yên thân kiếm cơm ăn mà bị ba cái đứa trời ơi đất hỡi đó cản mũi cản lái hoài!
Thằng Năm nghe nói bùi tai cũng gật đầu theo:
- Ừ phải đa anh Tư!
- Đó mầy coi, nếu để cho ba cái thằng cà phách chó đó lừng lên thì có nước rủ nhau đi cạp đất mà ăn chớ còn mần gì nữa được! Tao nghĩ nội có bao nhiêu đó mà tao cũng đủ nóng mũi rồi đa Năm?
Rồi Tư Cầu nắm lấy tay thằng Năm lôi đi:
- Đi mầy Năm! Mầy dắt tao đến chỗ bị quánh hồi nãy, để tao coi mặt cái thằng du côn đó rằn ri như thể nào mà nó tính mần cha nội người ta vậy!
Thằng Năm giựt tay lại:
- Ý hổng được đâu anh! Thôi tui xin anh vuốt giận. Anh có thương tui thì nên để bụng, chớ anh mà làng chàng lại đó... hổng nên đâu! Thằng Châu Tiếp đó có võ Tiều, võ Hẹ chớ hổng phải chơi đa!
- Tao đây cũng có võ... rừng chớ bộ lơ mơ sao mậy! Thôi đi mầy!
Thằng Năm tò mò hỏi lại:
- Võ rừng có phải là võ Thiếu... Lâm không anh? Tui nghe nói “lâm” là rừng...
- Thì... chắc cũng đâu đó!
Thằng Năm cũng chưa chịu đi:
- Hay là khoan đi anh Tư à! Để tui dìa nói với chị Ba tui chỉ sắp đặt tụi nó ở trong chợ rồi mình “chơi” với nó cho chắc ăn hơn...
Tư Cầu “xì” một tiếng:
- Nói như mầy thì mình cũng là một thứ... ăn hiếp chó chớ có khác gì nó đâu!... Mà mầy khỏi lo gì hết: tao chỉ đến đó để nói phải quấy với nó vài lời vậy thôi mà!
Thằng Năm lắc đầu ngần ngại:
- Mình “phải quấy” mà nó hổng chịu “phải quấy” với mình rồi làm sao?
Tư Cầu lôi mạnh nó đi:
- Mầy sợ vậy thì dắt tao tới xem cho biết mặt nó một chút thôi!
Thằng Năm do dự đáp:
- Thì anh để bữa khác hổng được sao? Bữa nay có... huông rồi, lỡ nó làm bậy thì mệt lắm anh Tư à!
Tư Cầu buông tay thằng Năm ra, xăng xái bước đi:
- Mầy hổng chịu dẫn tao đi thì thôi. Để tao lên trển hỏi thăm ra vậy!
Thằng Năm thấy vậy nhăn nhó chạy theo:
- Nếu vậy để tui dẫn anh đi còn có ích hơn. (rồi nó van lơn) Mà anh ráng đừng có nói năng lộn xộn gì hết nghen!
Tư Cầu nhìn nó cười nói:
- Ừ mà!
... Đi gần tới vũ trường Rex, thằng Năm đứng lại chỉ cho Tư Cầu nhìn kỹ:
- Nó còn đứng kia kìa! Đó, cái thằng bận đồ “các chú” đứng dựa cột đèn đang nói chuyện với một thằng đánh giày! Anh thấy chưa anh Tư?
- Ờ.. ờ... tao thấy nó rồi. Cha, cái thằng coi bộ cũng bậm trợn quá há?
- Nó đó anh! (rồi nó lôi Tư Cầu quay trở lại) Thôi, như vậy cũng đủ mãn nhãn rồi, tụi mình trở dìa bờ sông đi.
Tư Cầu đứng khựng lại:
- Được rồi, mầy dìa trước đi, để tao lại hỏi thăm nó một chút.
Thằng Năm rút cổ, nhăn mặt nói:
- Thôi đi cha nội! (rồi nó dợm chạy đi) Chết cha rồi! Nó chỉ chỏ về phía tụi mình kìa! Đố cho khỏi nó đến sanh sự...
Tư Cầu chẳng nói chẳng rằng xô thằng Năm trở lui rồi xăm xăm đi thẳng về phía vũ trường Rex. Thằng Năm kêu trời, định chạy theo níu Tư Cầu lại, nhưng rồi không biết nghĩ sao nó đứng dang ra xa một chút, hồi hộp vừa nhìn theo từng bước đi của Tư Cầu, vừa ngóng đằng phía có thằng Châu Tiếp đứng...
Đi gần tới, Tư Cầu khoan thai bước từng bước một để rộng thì giờ sắp đặt lời lẽ đem ra “ăn nói” với Châu Tiếp. Thấy có người đi thẳng lại phía mình, Châu Tiếp sẽ đưa tay vuốt lại mớ tóc hớt theo điệu “bom bê” có ngọn vắt lên hai bên mép tai. Rồi nó đứng chống nạnh, nửa như chờ đợi, nửa như khiêu khích.
Còn chừng ba bước nữa tới nơi, Tư Cầu đứng lại nhìn kỹ “đối thủ”. Châu Tiếp vóc vạc cũng cỡ Tư Cầu nhưng hơi gầy ốm một chút: nó mặc một bộ đồ xá-xẩu thứ hai da mướt rượt, mấy khuy áo không gài ở phía trên để hở một khoảng ngực có xăm hai hàng bùa Miên ngoằn ngèo. Châu Tiếp đeo lủng lẳng ở nơi cổ một sợi dây chuyền lòi tói vàng có tượng Phật nhỏ xíu bằng ngà chạm. Khói của điếu thuốc ngậm méo một bên mép bay xông lên làm cho nó nheo nheo cặp mắt.
Tư Cầu đứng lại, tằng hắng rồi lên tiếng chào:
- Mạnh giỏi “boòn” (anh)!
Châu Tiếp làm thinh.
Tư Cầu lại nói tiếp:
- Tui muốn nói với anh câu chuyện này...
Châu Tiếp khoan thai đưa tay lên lấy mẩu thuốc lá trên mép xuống, búng văng ra xa rồi hỏi lại:
- Chuyện gì đó mậy?
- Chuyện của thằng Năm đánh giày hồi nãy đó mà!
- Á!... Nhưng nó có ăn thua gì đến mầy hông mà mầy xía miệng vô chớ?
- Thằng Năm nó là... bạn của tui, nên tui muốn kiếm anh để phân trần với anh...
Châu Tiếp mỉm cười đắc chí:
- Bộ nó chịu phép rồi hả? Nó nhờ mầy nói với tao vậy hả?
Tư Cầu vội đáp:
- Hổng phải vậy đâu! Thằng Năm hổng có nhờ nhỏi tui gì hết. Tui thấy tình cảnh nó tui tội nghiệp nên lợi đây nói với anh... đừng làm như vậy coi kỳ quá. Mình là người lớn mà!
Châu Tiếp đang chống nạnh nghe Tư Cầu nói vậy buông tay xuống, rồi vừa tẩn mẩn xăn tay áo lên vừa chậm rãi hỏi lại Tư Cầu:
- Vậy té ra mầy đến đây để nạp mạng luôn phải hông?
Tư Cầu nhíu mày:
- Coi, tui nói chuyện với anh tử tế quá mà!
- Tử tế thì kệ tía nội mầy, chớ công chuyện của tao làm ăn thì mầy đừng có thọc mỏ vô đó nghen!
Thằng nhỏ đánh giày ban nãy đứng nói chuyện với Châu Tiếp còn đứng xớ rớ ở đó, thấy hai người có vẻ găng với nhau bèn xách hộp bước dang ra xa.
Tư Cầu cũng nóng mũi giơ tay chỉ vô mặt Châu Tiếp và bắt đầu “mày tao”:
- Ê, từ nãy giờ tao nói chuyện với mầy đàng hoàng quá mà!... Mầy cũng còn tay chưn đầy đủ hết chớ bộ cùi què gì đâu, mà bắt mấy thằng nhỏ nai lưng ra mần nuôi cho mầy ăn mập thây như con trâu chương đó hả?
Châu Tiếp ngạc nhiên trợn mắt nhìn Tư Cầu một hồi rồi phá ra cười, và nói như phân bua với thằng nhỏ đánh giày còn đứng gần đó:
- Ê ta, bộ thằng này khùng ba trợn rồi sao mà? (rồi nó quay qua Tư Cầu) Mầy hổng biết ông nội mầy đây là ai hả?
- Mầy là thằng đách nào mà bắt tao phải biết chớ! Tao nói thiệt với mầy: mầy phải bỏ cái mửng cũ đi, bằng không thì...
Tư Cầu chưa nói hết câu thì nhanh như chớp. Châu Tiếp tống nó một thoi xéo qua cằm nghe cái bốp, Tư Cầu té bật ngửa ra sau, đầu óc quay mòng mòng. Anh ta vừa lồm cồm chống tay ngồi dậy thì bị Châu Tiếp thuận chân bồi luôn một đá nữa. Bị đòn đau. Tư Cầu tức như điên lên. Anh ta lăn mình lùi lại phía sau, rồi vùng dậy phóng người thẳng lại phía Châu Tiếp và cứ bám sát lấy địch thủ. Anh ta nghiến răng dùng hết sức thoi càng đấm bừa tới tấp vào người Châu Tiếp, bất kể trúng trật và bất kể những cú đầu gối và cùi chỏ như trời giáng của thằng này!
Không dè bị Tư Cầu liều mạng sấn riết tới như thế, Châu Tiếp đâm ra lúng túng và lui dần vào mé tường. Rồi không biết Tư Cầu thoi trúng chỗ nghiệt nào, mà chỉ nghe nó “hự” lên một tiếng, ôm lấy bụng và từ từ quị chân xuống nghiêng người về phía đằng trước.
Như hăng máu, Tư Cầu tống một đạp vào lưng Châu Tiếp làm cho tên này té nhủi xuống mặt lề đường và nằm gục luôn ở đó. Tư Cầu đưa tay vuốt mồ hôi trán, phủi phủi đất cát dính trên quần áo, đoạn đứng nhìn Châu Tiếp “bèo nhèo” một đống dưới đất.
... Rồi một tiếng chửi thề đầu tiên tuôn ra xuôi rót từ cửa miệng của Tư Cầu:
- Đ.m. cho mầy giỏi làm tàng nữa đi! Thôi ngồi dậy đi chớ, bộ tính nằm vạ luôn sao bồ?
Vừa nói tới đó thì thằng Năm cũng vừa chạy tới níu vạt áo sau của anh ta giựt giựt.
Tư Cầu quay lại thấy, mỉm cười và vừa chỉ xuống phía Châu Tiếp nằm vừa nói:
- Đó, mầy thấy hông? Có cái gì đâu mà ngán nó!
Thằng Năm không trả lời mà cúi mình xuống Châu Tiếp xem xét, rồi nó bỗng kêu hoảng lên:
- Chết cha rồi anh Tư ơi! Tui coi bộ nó... hết thở rồi anh à!
Nghe nói vậy, Tư Cầu giựt mình nhưng làm tỉnh hỏi lại:
- Cái gì mà chết? Mầy coi ba chớp ba nháng rồi nói bậy hoài!
Thằng Năm chắc lưỡi:
- Anh hổng tin tui thì nguy đa! Chắc anh đá nó dập lá mía hay bể bọng đái gì rồi...
- Coi, rõ ràng là tao đạp lên lưng nó mà mậy!
Thằng Năm chụp lấy câu nói đó:
- Như vậy đúng rồi, chắc anh đá bể phổi nó chớ gì!
- Bậy nà!
Tuy nói vậy chớ Tư Cầu bắt đầu lo quýnh không biết phải làm sao bây giờ, anh ta không dám cúi xuống để xem thằng Châu Tiếp đã chết thật hay chưa, mà cũng không chịu bỏ tránh đi chỗ khác...
Thằng Năm ngó dáo dác xung quanh rồi nhón chân kề tai Tư Cầu thì thầm:
- Coi bộ hổng êm anh Tư à! Thằng Châu Tiếp nó “ngủm cù đèo” rồi, thiên hạ bu lại coi rần rần mà tụi mình còn đứng xớ rớ ở đây thì kẹt lắm đa anh!
Nghe thằng Năm nói vậy, Tư Cầu liếc nhìn ra bốn bên thì thấy lớp thì bọn đánh giày, lớp thì khách đi đường hiếu kỳ đứng bao quanh chỉ chỏ, xầm xì bàn tán...
Anh hỏi nhỏ lại thằng Năm:
- Bây giờ tính sao đây mậy?
- Thì dông mẹ đi chớ còn tính gì nữa!
Rồi hai đứa nó lách đám đông đi ra.
Bỗng nhiều tiếng “tu hít” vang lên cùng với tiếng giày đinh chạy lốp cốp trên lề đường.
Tư Cầu đứng lại nghe ngóng:
- Cái gì om sòm vậy Năm?
Thằng Năm lôi anh ta đi:
- Thôi chạy cho mau đi cha nội ơi! Lính “phú-lích” tới rần rần đó! Tụi nó mà chốp được mình thì ở tù rục xương...
Vừa nói thì thằng Năm vừa co giò phóng nước đại về phía bờ sông. Tư Cầu thấy vậy cũng lao mình theo... Đến nơi, hai đứa nó ngồi núp sau một đống nồi chất dọc theo mé để... thở dốc!
Một lát sau, Tư Cầu ló đầu lên ngóng về phía Quai Picquet rồi nói với thằng Năm!
- Tao coi bộ êm rồi Năm à!
Thằng Năm cũng nghển cổ lên:
- Hổng biết êm thiệt hay êm chơi đó! Rủi mã-tà, phú-lích nó canh chừng đâu đó, mình lớ ngớ dẫn lên nạp mạng cho nó thì... đời tàn đa anh Tư!
- Bộ mầy ngán ở tù sao chớ? Mà tao lỡ tay làm cho nó chết chớ phải mầy sao?
Thằng Năm nắm lấy tay Tư Cầu:
- Thì cũng tại tui mà có chuyện rắc rối này! Còn cái việc tù rạc ăn cắp ăn trộm năm ba tháng là cùng thì tui biệt có ngán... Ở tù như vậy kể số gì! Còn cái chuyện thằng Châu Tiếp... “xẩy” đây khác anh à...
- Gì khác mậy?
- Ở tù rục xương chớ cái gì nữa!
Tư Cầu cúi đầu ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
- Cha, cái số của tao năm nay sao xui cùng mình! Hết chuyện nọ lại xọ vào chuyện kia...
Thằng Năm cự nự:
- Thì hồi nãy tui nói anh hổng chịu nghe!
- Coi, nếu tao hổng quánh nó thì phe của chị Ba mầy cũng “mần” nó chớ bộ tha luôn sao?
Thằng Năm chắc lưỡi:
- Thì phải vậy rồi. Nhưng quánh dằn mặt nó thôi chớ ai biểu anh nện cho nó... bể phổi đâu!
Tư Cầu ngồi làm thinh.
Thằng Năm thấy vậy ái ngại nói:
- Thiệt ra việc này cũng tại tui hết!
Tư Cầu buồn bã lắc đầu:
- Hổng phải đâu mầy! Cái việc nó như vậy thì phải... như vậy. Mầy hay thằng khác... tao cũng hổng thể làm ngơ được. Thôi mầy liệu đi dìa đi, để đó cho tao, chớ ngồi đây chết cả chùm sao?
Thằng Năm còn đứng lựng khựng đó chưa chịu đi.
Thấy vậy Tư Cầu hỏi nó:
- Thôi đi đi mầy! Mầy đứng ở đây có ích lợi gì đâu!
- Ừa... nhưng anh liệu giữ thân, để tui đi dìa nghe ngóng coi ra sao rồi tui trở lại cho anh hay...
- Ừ!
Thằng Năm lủi thủi bỏ đi về phía đường Ang-Dong để quanh về phía chợ cũ.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: casau
Nguồn: Sưu tầm
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 7 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--