Chương 10


Chương 8

     ười năm dài lạnh lùng trôi qua, Thới Bình thôn vẫn chẳng có gì thay đổi. Đồng quê vẫn dịu hiền và quay cuồng trong sức hoạt động hăng hái của dân quê. Đời sống nông dân vẫn lăn đều theo bánh xe tiến hóa của xã hội.
Công ty Triệu Phú càng ngày càng phát đạt cũng như bà Triệu Phú càng ngày càng già yếu. Tất cả mọi công việc vẫn do Năm Hương đảm đương vì Triệu Vĩ dường như chẳng thích làm việc. Chàng sống chán nản như một kẻ đã chết linh hồn. Sau đêm vĩnh biệt Mỹ Lan ở Linh Sơn tự, Triệu Vĩ trở về sống giữa gia đình với một vết thương lòng không bao giờ hàn gắn được. Bao nhiêu sự săn sóc, trìu mến của Ngọc Anh đều vô nghĩa đối với Triệu Vĩ.
Chàng uể oải kéo lê cuộc đời vô vị giữa bốn bức tường gia đình tù hãm, bên cạnh một tình yêu bất đắc dĩ. Còn gì chán nản hơn một kẻ bị bắt buộc làm chồng, cũng như một kẻ bị bắt buộc làm vợ. Nếu không có Ngọc Lệ, đứa con gái của Triệu Vĩ và Ngọc Anh thì Triệu Vĩ sẽ chết lần mòn vì mất hết lẽ sống.
Tối ngày chàng quấn quít bên con gái để tìm sự an ủi. Ngọc Lệ đã được mười tuổi, dễ dạy và kháu khỉnh. Bên cạnh sự tinh nghịch trững giỡn của Ngọc Lệ, Triệu Vĩ thấy đỡ buồn chán. Ngọc Lệ chẳng khác nào một liều thuốc làm giảm bớt sự đau đớn vết thương lòng của Triệu Vĩ. Nhưng mặc dù đã có Ngọc Lệ, Triệu Vĩ vẫn chẳng thấy yêu vợ. Chàng chỉ thương hại vợ thôi, và thương hại cả đến cho chính chàng nữa. Hình ảnh Mỹ Lan vẫn theo ám ảnh chàng mãi cho đến chết.
Triệu Vĩ thi hành bổn phận làm chồng như một người máy.
Về phần Năm Hương, tên quản gia tàn ác, được bà Triệu Phú ban thưởng xứng đáng sau khi gã làm trọn vẹn cái quỷ kế thâm độc. Đứa con trai của Mỹ Lan và Triệu Vĩ, bà Triệu Phú đưa tiền cho Năm Hương để nhờ gã gởi thằng bé vào viện mồ côi. Dù sao bà Triệu Phú vẫn còn chút đỉnh lương tâm, bà không thể bỏ rơi đứa cháu nội của bà tuy bà không nhìn nhận nó. Vì hoàn cảnh và danh dự của gia đình bắt buộc bà mới làm như thế thôi. Bà phải làm một cái gì để chuộc lại đôi phần tội ác của bà để cho lương tâm bà bớt đay nghiến.
Để người ta khỏi bạc đãi thằng bé Trần Đức, mỗi tháng bà Triệu Phú đều gởi tiền, thực phẩm vào viện mồ côi chu cấp thêm cho thằng cháu khốn khổ. Năm Trần Đức đúng mười tuổi, theo lịnh của bà Triệu Phú, Năm Hương rút thằng bé ra khỏi viện mồ côi và gởi nó vào ở nội trú trong một trường tiểu học đạo ở Sóc Trăng. Để tránh trước mọi chuyện không may có thể xảy đến, Năm Hương căn dặn viên giám đốc trường đừng cho Trần Đức biết tên họ và địa chỉ của người đã nuôi nó ăn học.
Trần Đức là một đứa bé mồ côi cha lẫn mẹ. Nó lớn lên giữa bao đứa trẻ mồ côi khác, và nó cứ tưởng nó mồ côi cha mẹ thật sự. Nó yên ổn sống với tuổi thơ ngây và chẳng hề nghĩ đến những người đã tạo ra nó. Nhưng ngày nó bước chân vào trường tiểu học đạo, bộ óc non nớt của nó bắt đầu suy nghĩ. Nó thường tự hỏi: “Ai đã gởi tiền cho ta ăn học? Tại sao ta lại phải vào viện mồ côi? Tại sao vị ân nhân của ta lại giấu kín tên tuổi? Người đó là ai và là người gì của ta mà lại tốt với ta như thế?”
Trần Đức tự hỏi và không sao tự trả lời được. Mấy câu hỏi rắc rối nầy cứ theo ám ảnh tâm trí nó mãi.
Trần Đức là đứa học trò giỏi giắn và đức hạnh. Nhưng gương mặt thằng bé lúc nào cũng âu sầu ủ dột. Ngoài giờ học, Trần Đức chẳng hề chơi đùa với bạn bè vì có ai mà thân chơi với nó, một đứa bé không cha mẹ và nghèo nhứt lớp. Biết rõ thân phận của mình và sự khinh bỉ của chúng bạn nên Trần Đức chỉ thui thủi một mình, làm bạn với đèn sách và những ý nghĩ đen tối.
Tuổi nhỏ là tuổi vui đùa trững giỡn, thế mà Trần Đức chẳng biết đến chuyện đó. Luôn luôn nó ngẫm nghĩ đến thân thế và cuộc đời mai hậu của nó để rồi nuốt sâu niềm tủi nhục. Một thằng bé thơ ngây đã sớm nghĩ tới những chuyện phức tạp của trường đời.
Bộ óc của Trần Đức đã già hơn cái tuổi của nó.
Một đứa bé không cha mẹ, một hòn máu rơi rớt, một kẻ được sống và được học nhờ mọi người vô danh... còn gì hổ nhục hơn!
Không có một người cha để dạy dỗ, một người mẹ để săn sóc, những người anh để bênh vực. Trần Đức cảm thấy mình bơ vơ lạc loài giữa đám trẻ nhà giàu tàn ác và nghịch ngợm, Trần Đức là một trò chơi của bọn chúng. Luôn luôn chúng tìm cách khuấy phá và chọc ghẹo thằng bé mắc phải cái tội nghèo và cái tội học giỏi.
Mỗi lần bị hành hạ, Trần Đức chẳng hề dám chống cự lại, mà nó chỉ van xin và khóc tức tưởi. Và mỗi lần như thế là lũ bạn quái ác lại hứng chí càng phá phách nhiều thêm. Bọn thầy giáo lại ngã về phe lũ học trò nhà giàu để ức hiếp Trần Đức. Tội nghiệp bị thầy ghét, bạn khinh, Trần Đức sống như một tên tử tù chờ đợi ngày lên máy chém.

Truyện Chương 10 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 y lên vai chồng và âu yếm hỏi:
- Anh nghĩ gì mà xem anh không được vui? Hình như buổi chiều nào anh cũng ra đứng bên cửa sổ nhìn đâu đâu?
Tiếng nói của vợ kéo Triệu Vĩ trở về với thực tại. Chàng quay lại và gượng mỉm cười:
- Có gì đâu mà không vui! Mỗi buổi chiều anh đều ra đứng bên cửa sổ vì đó là một thói quen thường lệ.
Chàng kéo câu chuyện sang ngả khác:
- Em nhìn xem, những ngọn lúa xanh rập rờn uyển chuyển đứng xa trông giống như làn sóng biển nhấp nhô.
Ngọc Anh nhìn theo hướng chồng chỉ nhưng nàng chẳng thấy gì là thích thú. Nàng lắc đầu nói:
- Anh thi sĩ lắm. Em chỉ nhìn thấy lúa là lúa. Ở đây buồn quá, anh ạ! Hôm nào chúng mình ra tỉnh chơi, sẵn dịp đi thăm ba má và các anh em luôn. Lâu rồi chẳng về thăm nhà.
Câu nói của Ngọc Anh làm Triệu Vĩ chán vợ thêm. Ở chung càng lâu chàng càng nhận thấy rõ Ngọc Anh không giống chàng một tí nào hết, từ tâm tánh đến sở thích. Chàng đã biết vợ vốn thích cuộc sống ồn ào nhộn nhịp của thành đô xa mãi. Sống lẫn lộn với đám dân quê bần hèn, Ngọc Anh chán nản vô cùng. Hộp phấn, cây son, lọ dầu thơm, những chiếc áo lụa đắt tiền nhứt của nàng đã trở thành vô dụng. Nàng đã chẳng có dịp nào để xài đến nó.
Ngọc Anh cũng lấy làm lạ không hiểu sao chồng nàng lại vùi được tuổi xanh ở nơi đây, phí cuộc đời một cách vô ích. Đáng lý ra hai vợ chồng nàng phải sống ở thành thị nơi có nhiều cuộc vui thích thú mà đời sống của tuổi trẻ luôn luôn trẻ trung sôi nổi.
Thấy chồng chẳng trả lời, Ngọc Anh lại nói:
- Dạo này anh làm việc lu bù, ban ngày phí nhiều sức, ban đêm ngủ ít chẳng có thời giờ giải trí, em lo ngại lắm, không khéo anh đau thì khổ.
Triệu Vĩ muốn hét lớn lên: “Cái đau đớn của tâm hồn khổ gấp ngàn lần đau đớn của thể xác”. Nhưng chàng có dằn lòng dịu dàng nói:
- Cảm ơn em có lòng lo cho anh, nhưng sức khỏe của anh dạo này dồi dào lắm.
Chàng nói tiếp xa xôi:
- Anh chỉ sợ tâm hồn mang bệnh thôi!
Không hiểu câu nói bóng gió của chồng, Ngọc Anh cười thản nhiên:
- Anh rõ ngớ ngẩn! Tâm hồn có bao giờ bệnh được?
Triệu Vĩ lại một lần nữa dằn lòng mới khỏi buột miệng:
“Biết đâu tâm hồn em đang bệnh mà em chưa được biết đấy, em ạ! Còn anh, anh đã biết được cái bệnh của tâm hồn anh”.
Nói vu vơ với chồng vài câu chuyện, Ngọc Anh trở ra ngoài sau khi đã hôn lên trán chồng. Triệu Vĩ cũng hôn trả lại vợ, nhưng chàng thấy cái hôn đó nhạt nhẽo làm sao. Chàng chẳng hiểu Ngọc Anh có cảm thấy sung sướng với cái hôn của chàng chăng?
Đợi cho khuất bóng vợ, Triệu Vĩ ôm đầu khổ sở:
- Trời ơi! Có ai hiểu được nỗi khổ cho lòng ta? Mẹ ta đã giết chết cuộc đời tuổi trẻ của ta! Mất Mỹ Lan, đời ta còn có nghĩa gì nữa. Đành rằng vợ ta vô tội, ta đã mang đủ bổn phận làm chồng, nhưng ai bắt buộc được ta khi mà tình cảm của ta đã chết theo tình cảm của Mỹ Lan.
Triệu Vĩ bực tức nắm chặt hai chấn song gỗ:
- Làm sao ta sống được bên cạnh một người vợ mà ta chỉ biết có xác thịt thôi, còn tâm hồn, ta chẳng hề biết tới? Rồi đây con ta sẽ ra đời, trời ơi! Một đứa bé kết tinh do những phút vô vị mà ta đã gắng gượng làm tròn bổn phận một người chồng. Đứa con thiệt thọ của ta, thần hỏa đã cướp mất rồi. Đời ta mất một lượt hai hình ảnh thân yêu.
Trong bóng hoàng hôn mờ dịu, vẵng lên một hồi chuông công phu buồn ảo não. Tiếng chuông ngân nga kéo dài lê thê mà dư âm tưởng như không bao giờ dứt. Tiếng chuông xoa dịu lòng người hay khơi những vết thương rướm máu của lòng người?
- Tiếng chuông của Linh Sơn tự! Mỗi buổi chiều tiếng chuông quái ác đều ngân lên để nhắc nhở tội ác của mẹ ta và của ta. Tiếng chuông này sẽ hành hạ ta suốt đời. Ta chẳng bao giờ tìm được sự yên ổn bởi vì ta vẫn còn yêu Mỹ Lan mãi mãi.
Đôi mắt sáng rực lên một cách căm hờn lẫn khổ sở, Triệu Vĩ hậm hực:
- Trời ơi! Ta không thể sống như thế này mãi được, ta sẽ chết lần mòn vì tuyệt vọng. Ta phải tự thoát ly ra khỏi hoàn cảnh ngang trái đã giam hãm ta bấy lâu nay, ta phải phá đổ một cái gì để xây lại một cái khác, nếu ta không muốn cho đời ta bế tắc vĩnh viễn. Hạnh phúc của ta là Mỹ Lan, cuộc đời của ta là Mỹ Lan. Tại sao ta để yên cho định mệnh cướp mất Mỹ Lan mà chẳng mảy may chống giữ? Hèn nhát! Mỹ Lan đã nói đúng. Trên đời không có định mệnh, mà chỉ có ý muốn của con người thôi. Ta đã đọc nhiều lần câu nói bất hủ của F. Nietzsche: “Hạnh phúc đời người ở trọn trong hai chữ Tôi muốn”. Tại sao ta lại hành động trái với ý muốn của ta để hủy hoại hạnh phúc của đời ta? Khốn nạn! Ta là thằng đàn ông khốn nạn!
Triệu Vĩ tự oán trách, tự nguyền rủa mình.
Chuông chùa Linh Sơn vẫn thỉnh thoảng đỗ hồi buồn não nuột.
- Ta phải đến Linh Sơn tự! (Triệu Vĩ cương quyết). Ta phải tìm gặp Mỹ Lan vì nàng là lẽ sống duy nhất của đời ta!
Trong phút chốc, gia đình, bổn phận, danh dự đều nhòa lần trước mắt Triệu Vĩ. Chàng chỉ thấy độc một hình ảnh Mỹ Lan, người con gái đau khổ với đôi mắt luôn luôn đẫm lệ.
Không ngần ngại, Triệu Vĩ hấp tấp xuống cầu thang, chẳng cho người nhà hay biết.
Chiều đã vàng lắm rồi. Tất cả mọi sự hoạt động trong xóm đều ngừng từ lâu. Đường sá vắng vẻ. Những nóc nhà tranh bốc khói. Vài con thửng bay tít trên trời cao buông ra một bản nhạc bi sầu làm buồn thêm lòng người đang nặng trĩu nhiều tâm sự. Triệu Vĩ bước nhanh không chú ý đến mọi vật và mọi người xung quanh. Chàng đi theo tiếng gọi của kẻ vô hình.
Một đám trẻ nhỏ đang trững giỡn trước sân trường “Bình dân học vụ” đều ngừng tay và im bặt khi trông thấy bóng Triệu Vĩ.
Một thằng lớn nhất bọn khẽ nói vớ Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương Kết