Hồi 120
Bao Bất Ðồng trổ tài miệng lưỡi

Hư Trúc quá thương tâm khóc rống lên. Trong hai mươi bốn năm trời y là một đứa nhỏ côi cút không cha không mẹ, được hưởng chút lòng từ ái của song thân. Bữa nay gặp cha sanh, mẹ đẻ thì lại chỉ được một giờ đã thành âm dương đôi ngả. Nỗi thảm trên thế gian tưởng đến như vậy là cùng?
Quần hùng vừa được biết cha sanh Hư Trúc là phương trượng chùa Thiếu Lâm, mọi người thấy đại sư chẳng giữ luật thanh tu đã đem lòng khinh bỉ. Ðến khi đại sư thản nhiên thụ hình trước công chúng để duy trì thanh danh bản tự thì nhận thấy đại sư dũng cảm hơn người.
Ai cũng nghĩ rằng:
- Ðại sư cam chịu cực hình để đền bồi tội lỗi. Nào ngờ sau khi thụ hình lại tự cắt đứt kinh mạch huỷ hoại thân xác để chuộc tội nghiệp. Tuy cái chết của đại sư cũng phạm giới luật nhà Phật. Nhưng cử động của Huyền Từ hiển nhiên là lấy cái chết để tỏ mình phạm tội quá nặng. Hai trăm trượng phạt còn chưa đủ giải trừ tội lỗi. Chỉ còn cái chết là mọi việc đều bỏ qua.
Giả tỷ Huyền Từ chết trước đi thì dĩ nhiên khỏi được cái khổ nhục hai trăm trượng, nhưng vị đại sư chịu phạt trượng rồi mới tự vận thì thật là hành vi của bậc đại anh hùng hảo hán. Quần hùng kính trọng đại sư, nhiều người tới trước thi thể đại sư hạ mình sụp lạy.
Nam Hải Ngạc Thần cũng mếu máo nói:
- Nhị tỷ ơi! Nhị tỷ chết rồi ư? Nhạc lão tam bây giờ không tranh ngôi thứ và xin kêu bằng nhị tỷ.
Mấy năm nay, trong lòng lão lúc nào cũng muốn tranh ngôi với Diệp Nhị Nương. Lão nghĩ rằng: "Võ công có giỏi mới được làm thiên hạ đệ nhị ác nhân." Bây giờ lão tự mình nhường bước đủ biết đối với cái chết của Diệp Nhị Nương lão cũng đau xót và bội phục tấm lòng chung thuỷ của mụ.
Bang chúng Cái Bang nhân khi cao hứng theo Bang chúa đến chùa Thiếu Lâm. Ngờ đâu Bang chúa Vương Tinh Thiên lại bái Ðinh Xuân Thu làm sư phụ, rồi bị Tiêu Phong đánh gãy chân, nên ai nấy buồn bã và lộ ra vẻ bàng hoàng thất vọng vô cùng.
Ngô trưởng lão lớn tiếng nói:
- Các vị huynh đệ! Chúng ta còn ở đây làm chi? Chẳng lẽ còn muốn xin cơm thừa canh cặn nữa chăng? Mau xuống núi đi thôi.
Bang chúng rầm rộ vâng lời, toan trở gót xuống núi.
Bỗng nghe Bao Bất Ðồng lên tiếng:
- Khoan đã! Bao Bất Ðồng này còn có lời muốn nói chuyện với Cái Bang. Trần trưởng lão khi ở Vô Tích đã cùng gã và Phong Ba Ác tỷ đấu và biết gã chẳng bao giờ có được một lời tử tế.
Lão đứng bước lại lớn tiếng nói:
- Gã họ Bao kia có điều gì thì nói đi, chớ nên phun những điều thối tha ra khó ngửi lắm.
Bao Bất Ðồng đưa tay bịt mũi la lên:
- Thúi quá! Thúi quá! Trời ơi, lũ ăn mày sao mà thúi tha thế? Trong Cái Bang của lão có ai tên là Diệp Nhất Thanh không?
Trần trưởng lão nghe gã nói đến Diệp Nhất Thanh liền để ý ngay, rồi hỏi lại:
- Có thì làm sao, mà không có thì làm sao?
Bao Bất Ðồng đáp:
- Ta nói chuyện với một lão hoá tử thối tha. Lão đã dúng miệng vào tức là thừa nhận rồi phải không?
Trần trưởng lão nghĩ đến việc lớn trong bang, không muốn lòng dòng với gã để tranh hơn thua, liền hỏi:
- Ta hỏi ngươi: Diệp Nhất Thanh làm sao? Gã là đệ tử bản bang được phái đi công cán bên Tây Hạ. Ngươi có được tin tức gì về gã không?
Bao Bất Ðồng đáp:
- Ta đương muốn nói với lão về một việc lớn ở nước Tây Hạ. Nhưng Diệp Nhất Thanh thì đã xuống chầu Diêm Vương rồi.
Trần trưởng lão sửng sốt hỏi:
- Tin ấy đúng không? Bên Tây Hạ có việc gì trọng đại liên quan đến Diệp Nhất Thanh?
Bao Bất Ðồng đáp:
- Lão đã mắng ta hễ mở miệng là thốt ra những lời thối tha. Bây giờ ta không muốn nói những lời thối tha nữa.
Trần trưởng lão tức quá, chòm râu bạc lay động, nhưng lão là người có mưu kế, liền cười ha hả nói:
- Lão phu thiệt là đắc tội với các hạ. Bây giờ lão phu xin có lời bồi tội.
Bao Bất Ðồng nói:
- Bất tất lão phải bồi tội. Có điều từ đây trở đi nói leo mà phóng hơi thối ra nhiều là được rồi.
Trần trưởng lão ngẩn người ra tự hỏi:
- Gã nói vậy là có ý gì?
Nhưng lão lại nghĩ rằng:
- Bây giờ mình có việc phải cầu gã, liền tủm tỉm cười và không nói gì nữa.
Bao Bất Ðồng lại nói:
- Thúi quá! Thúi quá! Lão này nói không nên lời rồi.
Trần trưởng lão hỏi:
- Sao các hạ bảo lão phu nói không nên lời?
Bao Bất Ðồng nói:
- Lão đã không mở miệng nói năng, cho hơi thở ra ngoài miệng thì tất phải bài tiết hơi ra đường khác.
Trần trưởng lão nghĩ bụng:
- Thằng cha này thật là khó chịu. Mình mới nói một câu vô lễ, mà gã xoay mình mãi. Mình không lên tiếng nữa là hơn. Nếu không thế thì gã không chịu nói vào chính đề.
Trần trưởng lão nghĩ vậy, rồi lại tủm tỉm cười, vẫn không nói nửa lời.
Bao Bất Ðồng lắc đầu nói:
- Không phải là không phải đâu! Lão muốn thi gan với ta thì thiệt là ngu quá chừng!
Trần trưởng lão mỉm cười nói:
- Tại hạ không mở miệng ra sao lại bảo là thi gan với các hạ?
Bao Bất Ðồng nói:
- Lão không nói gì, tức là chỉ tiết hơi thối ra. Mà tiết hơi thối không phải dùng đến cái miệng. Thì hỡi ôi! Hơi thối chui ra ngả khác thúi gấp nghìn lần ra đằng miệng.
Trần trưởng lão châu mày nói:
- Các hạ đùa dai quá.
Bao Bất Ðồng thấy Trần trưởng lão nhân nhượng, gã biết là mình đã nắm được thượng phong, liền nói:
- Láo đã mở miệng nói tức là không thi gan với ta nữa. Vậy ta nói rõ cho lão biết: "Nửa năm trước đây, ta theo Mộ Dung công tử, Ðặng đại ca, Công Dã nhị ca, một đoàn người theo đường Cam Lương, thấy một xác chết và một người bị thương đều là hai gã ăn xin. Gã chết người gày hơn, chắc là gã xin cơm không đủ ăn, đói quá, nên gầy đét rồi chết lả. Thiệt là đáng thương! Thiệt là đáng thương!"
Trần trưởng lão nói:
- Có lẽ không phải là đệ tử của bản bang đâu.
Bao Bất Ðồng nói:
- Lúc ta trông thấy thì gã bị gãy xương sống chết từ lâu rồi. Còn bây giờ thì chẳng hiểu y đang ăn cháo lú hay là lên Vọng Hương đài hoặc đang ở Thập Ðiện Diêm Vương để chịu cuộc thẩm vấn. Gã đã không nói được thì dĩ nhiên ta không hỏi được tên họ gã cùng quê quán nơi đâu? Nếu không thế thì gã biến thành quỷ sứ và mắng ta "Có chuyện thì nói cho hơi thối thì phù ra. Chẳng cũng oan uổng cho ta lắm ru? Ta đâu có biết gã họ Cảnh hay họ Trần?".
Trần trưởng lão không thể nín thinh mà cũng không thể buông lời xúc phạm, chỉ thản nhiên đáp:
- Bao huynh nói phải đó!
Trong lòng lão tự nhủ:
- Thằng cha này khó chơi quá! Mình mà nói ra một câu thất thố thì gã ba hoa thiên địa, dồn mình vào ngõ bí.
Bao Bất Ðồng lắc đầu nói:
- Không phải đâu là không phải đâu! Tính Bao mỗ rất ghét kẻ phụ hoạ, theo hùa, thế mà lão lại bảo: "Bao huynh nói phải đó" còn trong lòng lại rủa ngầm ta là quân chó đẻ, là loài rùa đen ti tiện. Cái kiểu phỉ báng ngầm trong bụng đó là hành vi bỉ ổi của bọn Tinh Tú. Ðã là nam tử hán, là đại trượng phu thì phải là phải, trái là trái. Người ta có lập trường của người ta thì mình cũng có chủ trương của mình. Dù đứng trước muôn vạn người ta cũng cứ đi. Ðứng một mình, đi một thân không kéo cả đàn cả lũ. Có thế mới là anh hùng hảo hán.
Bao Bất Ðồng giáo huấn Trần trưởng lão một tràng dài rồi nói tiếp:
- Còn có một gã ăn mày khác tuổi già hơn thì bị thương. Hắn tự xưng là Diệp Nhất Thanh. Hắn ở nước Tây Hạ về cầm một bức bản văn, gửi bọn ta trao lại cho trưởng lão quý bang.
Tống trưởng lão nghĩ bụng:
- Trần huynh đệ đã ăn nói lỗ mãng với gã. Âu là ta đứng ra giao thiệp hay hơn.
Lão nghĩ vậy rồi tiến ra xá dài nói:
- Bao tiên sinh đã có lòng tốt đưa tin, tệ bang tử trên xuống dưới đều cảm thấy đại đức. Bao Bất Ðồng nói:
- Không phải đâu là không phải đâu! Bất tất phải cả quý bang từ trên xuống dưới đều cảm tạ đại đức của ta.
Tống trưởng lão chưng hửng hỏi lại:
- Sao Bao tiên sinh lại nói vậy?
Bao Bất Ðồng trỏ Du Thản Chi nói:
- Bang chúa quý bang đây chẳng những không cảm ơn ta mà trong lòng còn giận ta đến cực điểm.
Tống, Trần hai vị trưởng lão đồng thanh hỏi:
- Vì lẽ gì vậy? Xin Bao tiên sinh chỉ giáo.
Bao Bất Ðồng đáp:
- Diệp Nhất Thanh lúc đó cũng sắp chết đến nơi rồi. Cả hai gã ăn mày đó đều bị Vương Bang chúa đánh chết.
Ta nên nhớ rằng, hôm đó Du Thản Chi ra tay đánh chết hai gã ăn mày họ Diệp và họ Cảnh, chính mắt Bao Bất Ðồng trông thấy. Du Thản Chi trước kia đã được Phong Ba Ác tặng cho lưỡi dao truỷ thủ mà gã toan dùng để chặt cái đầu sắt ra. Người ngoài không ai biết Vương Tinh Thiên là Du Thản Chi, nhưng bọn Mộ Dung Phục đã đoán ra rồi.
Bao Bất Ðồng vừa nói câu đó, quần cái bang đều chấn động.
Ngô trưởng lão chạy tới trước mặt Du Thản Chi lớn tiếng quát hỏi:
- Lời Bao tiên sinh vừa nói đó là chân hay giả?
Du Thản Chi từ lúc bị Tiêu Phong đá gãy chân, ngồi lỳ dưới đất chẳng nói năng mà cũng không nhúc nhích, ngấm ngầm vận nội lực cho đỡ đau. Ðột nhiên gã nghe Bao Bất Ðồng phanh phui điều bí mật ngày trước thì không khỏi hoảng hồn. Gã không biết trả lời Ngô trưởng lão thế nào cho phải.
Quần cái bang thấy gã lúng túng thì biết ngay là gã đã mặc nhiên thừa nhận. Nhưng dù gã có những hành vi không hợp lòng mong mỏi của bang chúng, gã vẫn là một vị bang chúa nên chưa biết đối phó thế nào?
Ngô trưởng lão lại hỏi:
- Tại sao ngươi lại đánh chết hai người anh em họ Diệp và họ Cảnh?
Du Thản Chi ấp úng đáp:
- Bản tâm ta... không có ý giết chúng vì chúng chịu không nổi...
Du Thản Chi nói câu này khiến cho bọn Bao Bất Ðồng không còn hoài nghi gì nữa. Vương Tinh Thiên đúng là gã Du Thản Chi có những hành động kỳ dị quái đản. Tống trưởng lão không muốn bộc lộ những cái xấu của bang trước mặt mọi người liền quay lại hỏi Bao Bất Ðồng:
- Tấm bản văn mà người anh em lão phu Diệp Nhất Thanh cho tiên sinh, chẳng hiểu tiên sinh có để bên mình không?
Bao Bất Ðồng quay lại đáp:
- Không!
Tống trưởng lão hơi biến sắc. Lão tức mình phí công nói năng nửa ngày mà gã vẫn chưa chịu đưa bản văn cho mình, dường như đem mình ra làm trò tiêu khiển.
Bao Bất Ðồng xá dài nói:
- Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây thì chúng ta còn tái hội.
Nói xong, trở gót đi ngay.
Ngô trưởng lão vội hỏi:
- Tấm bản văn của nước Tây Hạ sao tiên sinh lại ka nhà Mộ Dung ở Cô Tô chăng?
Tiêu Phong đáp:
- Mối thù giết mẹ có lý nào không báo được? Bao nhiêu mầm hoạ đều do ngươi mà ra. Vậy bữa nay ngươi khó lòng trốn tránh công đạo được đâu.
Mộ Dung Phục cười khẩy một tiếng, buông tay Mộ Dung Phục ra rồi tung mình nhảy đi theo đường lên núi rất mau lẹ.
Tiêu Viễn Sơn cùng Tiêu Phong nói:
- Chúng ta phải vượt theo hắn! Ðoạn hai người chia bên tả hữu đuổi theo.
Cả ba người này đều là những tay võ công trác tuyệt. Chỉ trong nháy mắt đã đi rất xa.
Một người chạy trước hai người đuổi sau. Cả ba người đều chạy về phía chùa Thiếu Lâm. Một bóng trắng hai bóng đen, trong giây lát đã biến vào sau bức tường vàng ngói biếc chùa này.
Quần hùng thấy biến diễn ly kỳ đều nghĩ thầm:
- Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn hai người công lực ngang nhau không phân cao thấp. Lại thêm Tiêu Phong nữa thì Mộ Dung Bác không thể địch nổi. Vậy sao hắn không chạy xuống núi lại chạy lên chùa Thiếu Lâm?
Mộ Dung Phục la gọi:
- Gia gia! Gia gia!
Rồi y cũng rượt theo lên núi. Tuy y khinh công tuyệt đỉnh nhưng so với ba người phía trước vẫn chưa bằng.
Bọn Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng, Phong Ba Ác và mười tám tên võ sĩ Khất Ðan muốn chạy theo lên núi để viện trợ cho chủ mình.
Nhưng họ vừa cất bước thì Huyền Từ đã quát lên:
- Lập trận để ngăn trở mọi người.
Hơn một trăm nhà sư chùa Thiếu Lâm, vâng lời, bày thành trận thế ngay giữa đường. Người cầm thiền trượng, kẻ cầm giới đao cản lại không cho mọi người lên núi.
Huyền Tịch cũng lên tiếng:
- Chùa Thiếu Lâm ta là nơi cửa Phật đất lành không phải là trường đấu và cũng không phải là nơi để quý vị đến làm việc riêng. Vậy các vị thí chủ đứng thiện tiện tiến lên đó nữa.
Bọn Ðặng Bách Xuyên thấy chùa Thiếu Lâm người nhiều, thế mạnh, biết rằng không thể nào xông pha lên được. Nếu còn xung đột thì chỉ tổ gây thêm cừu địch. Tuy họ băn khoăn về chủ nhân mà đành phải dừng bước đứng lại nguyên chỗ.
Bao Bất Ðồng nói:
- Phải rồi! Chùa Thiếu Lâm là nơi của Phật đất lành chỉ để nuôi những hạng con tư sinh vô thừa nhận. Gã vừa nói câu này thì mấy trăm con mắt căm hận nhìn thẳng vào mặt gã. Nhưng Bao Bất Ðồng là người lớn mật, tuy gã biết rõ quần tăng chùa Thiếu Lâm có rất nhiều cao thủ vào hàng chữ Huyền, thì bất luận là ai gã cũng không địch nổi. Thế mà gã muốn nói là nói chẳng uý kỵ chi hết. Gã thấy tăng lữ chùa Thiếu Lâm nhìn mình bằng con mắt hằn học thì gã cũng hằm hằm nhìn lại không chớp mắt.
Bỗng nghe Huyền Từ lớn tiếng nói:
- Lão tăng phạm vào đại giới Phật môn làm nhơ danh chùa Thiếu Lâm. Huyền Tịch sư đệ! Theo giới luật bản tự thì nên trừng trị thế nào?
Huyền Tịch ngập ngừng đáp:
- Cái đó... sư huynh...
Huyền Từ nói:
- Nước có phép nước, nhà có luật nhà. Bất luận là môn phái, hay bang hội, hay tôn tộc, chùa chiền đều khó lòng tránh khỏi cái nạn con em bất tiếu. Muốn bảo toàn thanh danh để vĩnh viễn khỏi có người phạm pháp nên phải trừng trị theo luật định, không thể nhân nhượng được. Chấp Pháp tăng! Hãy đem Hư Trúc đánh một trăm ba chục côn. Một trăm côn phạt chính mình y chịu tội. Còn ba mươi côn là y tình nguyện thay cho nghiệp sư.
Chấp Pháp tăng đưa mắt nhìn Huyền Tịch.
Huyền Tịch gật đầu.
Hư Trúc đã quỳ xuống để chịu phạt.
Chấp Pháp tăng giơ trượng (côn) lên đánh. Lưng và mông Hư Trúc da thịt nát nhừ, máu tươi lênh láng.
Diệp Nhị Nương trong lòng đau xót nhưng sợ Huyền Từ oai nghiêm không dám van xin. Một trăm ba mươi trượng đánh xong, Hư Trúc lại không vận nội lực chống đỡ. Y đau quá không ngồi dậy được.
Huyền Từ lại nói:
- Từ giờ phút này ngươi ra khỏi cửa chùa hoàn tục và không được trở lại làm tăng lữ chùa Thiếu Lâm nữa.
Hư Trúc sa nước mắt đáp:
- Xin tuân pháp dụ.
Huyền Từ lại nói:
- Huyền Từ này phạm vào dâm giới cũng phải chịu tội như Hư Trúc. Nhưng làm phương trượng mà phạm tội thì tội nặng gấp đôi. Chấp Pháp tăng phải đánh Huyền Từ hai trăm côn thật nặng. Thanh danh chùa Thiếu Lâm là ở giới luật nghiêm minh, không được tư vị để sinh tệ nhũng.
Huyền Từ nói xong, quỳ phục xuống đất nhìn về phía Phật tượng trong Ðại hùng bảo điện cởi áo tăng bào để hở lưng ra.
Quần hùng ngơ ngác nhìn nhau. Phương trượng chùa Thiếu Lâm thụ hình trước mặt công chúng thật là một chuyện xưa nay chưa từng có.
Huyền Tịch nói:
- Sư huynh! Sư huynh!...
Huyền Từ lớn tiếng nói:
- Thanh danh ngàn thu chùa Thiếu Lâm há để tiêu diệt về tay ta!
Huyền Tịch rưng rưng nước mắt hô:
- Chấp Pháp trưởng tăng! Ðộng hình!
Hai nhà sư chấp pháp chắp tay khom lưng nói:
- Phương trượng! Tiểu tăng thật đắc tội!
Rồi đứng ngay người lên giơ cao hình trượng đánh xuống lưng Huyền Từ.
Hai nhà sư, biết rằng phương trượng phải thụ hình, cái khó chịu nhất là bị nhục nhã trước mặt công chúng chứ cái đau về xác thịt chưa đáng kể. Nếu còn dung tình để người ngoài nhìn thấy rồi xuyên tạc câu chuyện thì vụ phương trượng thụ hình bữa nay không còn thu lượm được kết quả nào hết. Vì thế mà mỗi côn đập xuống lưng Huyền Từ đều vang lên những tiếng rùng rợn. Lưng và đùi Huyền Từ đầy vết trượng, máu chảy ướt đẫm cả tăng bào.
Quần tăng nghe nhà sư chấp pháp vừa đếm vừa đánh, ai nấy cúi đầu xuống niệm Phật.
Ðạo Thanh đại sư chùa Phổ Ðộ đột nhiên lên tiếng:
- Huyền Tịch sư huynh! Quý tự tôn trọng giới luật Phật môn. Chính phương trượng cũng phải thụ hình. Bần tăng rất lấy làm khâm phục. Có điều Huyền Từ sư huynh già nua tuổi tác, lại không vận nội lực chống đỡ thì chịu nổi thế nào được hai trăm côn? Bần tăng mạo muội có lời năn nỉ: Hiện giờ sư huynh đã chịu tám mươi trượng rồi, xin tạm hoãn chỗ còn lại.
Quần hùng cũng la lên:
- Phải rồi! Chúng tôi cũng đồng thanh năn nỉ về việc này.
Huyền Tịch chưa kịp trả lời thì Huyền Từ đã lên tiếng:
- Ða tạ thịnh ý của các vị. Nhưng giới luật bản tự nghiêm cẩn như sấm sét không thể khoan dung được. Chấp Pháp tăng! Tiếp tục động hình đi! Mau lên!
Hai nhà sư chấp pháp đã dừng lại, nghe lời phương trượng kiên quyết đành tiếp tục đánh xuống.
Vừa đánh thêm được bốn chục trượng nữa, Huyền Từ chịu không nổi, hai tay chống xuống đất nhũn ra, mặt va xuống đất chạm vào cát bụi.
Diệp Nhị Nương vừa khóc vừa la:
- Việc này không nên trách phương trượng. Trăm điều ngang ngửa đều vì tiện phu. Tiện phu bị người ta khinh khi nên có ý quyến rũ phương trượng. Vậy phần phạt trượng còn lại tiện phu xin chịu thay.
Mụ tiến ra phía trước muốn nằm phục xuống chỗ Huyền Từ để thay cho nhà sư.
Huyền Từ đưa ngón tay trỏ điểm ra đánh véo một tiếng để phong toả huyệt đạo của mụ rồi tủm tỉm cười nói:
- Con người si tình kia! Thí chủ không phải là nữ ni, vậy không phạm vào giới luật thì chẳng có tội chi hết!
Diệp Nhị Nương đứng thộn mặt ra không nhúc nhích được. Hai hàng nước mắt nhỏ xuống như mưa.
Huyền Từ lại quát lên:
- Thi hành phạt trượng đi!
Nhà sư chấp pháp đánh đủ hai trăm trượng.
Huyền Từ máu me đầm đìa mặt đất, phải cố gắng đề khí hộ vệ trái tim để không đến nỗi ngất đi.
Hai nhà sư chấp pháp dựng hình trượng lên, quay lại nói với Huyền Tịch:
- Bẩm thủ toà! Huyền Từ phương trượng chịu đòn đã mãn.
Huyền Tịch gật đầu rồi không biết nói gì nữa.
Huyền Từ cố gắng ngồi lên giơ tay lên điểm trên không để giải khai huyệt đạo cho Diệp Nhị Nương. Không ngờ đại sư bị thương nặng quá, không ngưng tụ chân khí được, tay chỉ điểm ra mà vô hiệu.
Hư Trúc cũng đứng bên mình mẫu thân, thấy vậy liền giải khai huyệt đạo cho mụ.
Huyền Từ trông hai người vẫy tay.
Diệp Nhị Nương cùng Hư Trúc lại bên đại sư.
Hư Trúc ngần ngừ không biết nên xưng hồ Huyền Từ bằng gia gia hay bằng phương trượng.
Huyền Từ nhìn quần tăng chùa Thiếu Lâm thều thào nói:
- Bốn nhà sư hàng chữ Huyền chùa Thiếu Lâm bị chết về tay người, Huyền Thống và Huyền Nạn hai vị sư đệ bị chưởng môn phái Tinh Tú là Ðinh Xuân Thu sát hại. Huyền Khổ sư đệ bị Tiêu Viễn Sơn thí chủ hạ sát. Huyền Bi sư đệ cũng bị chết bất đắc kỳ tử. Ban đầu lão tăng nghi cho Cô Tô Mộ Dung hạ độc thủ. Nhưng sau gặp Mộ Dung Phục thí chủ thì nhận thấy bản lãnh y chưa có thể hạ sát được Huyền Bi sư đệ. Bần tăng lúc nào cũng băn khoăn về vụ này mà chưa tìm ra được manh mối. Vừa rồi thấy Mộ Dung Bác lão thí chủ đứng ra ngăn cản con y không cho tự sát mới biết là vị cố nhân này vẫn chưa chết mà cái môn gậy ông, lại đập lưng ông quả nhiên là tuyệt kỹ bậc nhất thiên hạ. Nhưng xét cho cùng thì phái Thiếu Lâm cùng Mộ Dung lão thí chủ không có thù oán gì nhau, không hiểu tại sao y lại cố tình mưu hại bản phái. Vụ này thật ra ngoài sự hiểu biết của lão tăng.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm trong lòng vừa bi thảm vừa uất hận đồng thanh la lên:
- Bây giờ phải bắt sống Mộ Dung Bác đem xử tử để báo thù cho Huyền Bi đại sư.
Huyền Từ lắc đầu, trên môi thoáng một nụ cười chậm rãi nói:
- Ðã là chúng sinh tất có tội nghiệt và chỉ trông vào đức từ bi của Phật tổ giải trừ cho.
Ðại sư lại chìa tay ra nắm lấy cổ tay Diệp Nhị Nương, còn một tay nắm lấy Hư Trúc đọc câu kệ:
- Người trên thế gian, đều có thất tình, lòng tục sạch không thực là khó kiếm.
Huyền Từ đại sư nói xong từ từ nhắm mắt lại.
Diệp Nhị Nương cùng Hư Trúc không dám nhúc nhích để ý nghe xem đại sư còn nói gì nữa không.
Không ngờ tay đại sư mỗi lúc một giá lạnh.
Diệp Nhị Nương giật mình kinh hãi, đưa tay ra sờ mũi thì đã tắt hơi rồi.
Mụ biến sắc la lên:
- Ôi ông ơi!... Ông bỏ tôi mà đi ư?
Ðột nhiên, mụ nhảy lên cao đến hơn trượng rớt xuống chân Huyền Từ đánh huỵch một tiếng. Mụ giãy lên mấy cái rồi không nhúc nhích nữa.
Hư Trúc la hoảng:
- Mẫu thân! Mẫu thân!...
Ðoạn đưa tay ra đỡ mụ dậy, thì thấy lưỡi đao truỷ thủ đã đâm vào trái tim rồi.
Hư Trúc hốt hoảng, điểm vào các huyệt đạo xung quanh vết thương. Y lại vận chân khí vào trong thân thể Huyền Từ. Y luống cuống chân tay vì muốn đồng thời cứu cả hai người.
Tiết Mộ Hoa chạy lại giúp đỡ, nhưng thấy hai người trái tim ngừng đập và đã tắt hơi không còn cách nào giải cứu được nữa, liền cất lời khuyên nhủ:
- Sư thúc nên bớt nỗi bi thảm. Hai vị lão gia tịch cả rồi, không còn cách nào cứu được nữa.
Hư Trúc vẫn chưa chịu thôi. Y vận "Bắc minh chân khí" đến nửa giờ mà vẫn không thấy động tĩnh gì.
Bỗng nghe quần tăng tuyên Phật hiệu rồi đồng thanh niệm kinh vãng sinh chú.

Truyện Lục Mạch Thần Kiếm Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160(hết)