Chương 4

Nước mắt rơi trên đôi má mịn màng của Phan Lê đã khô tự bao giờ. Pha Lê thiếp đi trong mộng mị. Một lát sau cô bừng tỉnh, nghe như có một lớp keo thật mỏng mà ai đã dán mặt cho cô. Một thoáng suy tư lại trở về, cô cũng không biết chuyện xảy ra ban trưa là thực hay mơ? Nhưng chiếc nệm êm ái, cùng với mùi hương thơm của mền gối mới tinh và những cơn gió dìu dịu như lướt nhanh khắp thân thể cô một cơn gái óc thật sự. Lẽ nào mình buông thả đến thế. Lập tức cô trổi dậy đọc một lời kinh nguyện và cố đừng nghĩ đến chuyện đã xảy ra. Một lát sau, dường như cô đã bình tĩnh trở lại.
Pha Lê vào toa-lét tắm. Dòng nước mắt như tẩy xoá mọi vết nhơ nơi tâm hồn của cô. Thật lâu, cô mới lau khô tóc và thay đồ.
Cô chọn bộ y phục màu xanh ghi có đính nơ trên túi áo rồi đi xuống sân vườn. Phú Gia dường như cũng chuẩn bị như cô trong tư thế sẵn sàng để đến bệnh viện.
Pha Lê lên xe, Phú Gia lập tức cho xe chạy đi. Pha Lê hỏi Phú Gia:
– Có cần mua gì vào thăm bà không anh?
– Không. Tới thăm là được rồi.
Pha Lê được Phú Gia dẫn đến phòng bà Tuyết rồi anh ra bên ngoài chờ. Cô vào thăm một mình, nhưng cũng chỉ trao đổi với ông Bình ít câu mà thôi, vì ai cũng có vẻ mỏi mệt ủ rũ.
Ông Bình quay sang Ngọc Bạch ngồi bên cạnh:
– Con về nghỉ đi, để ba ở đây được rồi. Có Phan Lê đến thăm mẹ kìa.
Ngọc Bạch khẻ nhướng mi mắt nhìn Pha Lê rồi nói khẽ:
– Mẹ tôi đang nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ không cho ai vào đó cả. Chỉ biết ngồi đây chờ đợi để khi cần đến là có người nhà ngay. Chuyện công ty của ba đã có Hồ Hải trong coi, cho nên hai cha con túc trực nơi này. Cô chỉ cần đứng bên ngoài phòng, nhìn qua cửa kiến là thấy mẹ tôi nằm ngay giường đầu tiên rồi về đi, ngày mai còn đi học nữa.
– Dạ.
Pha Lê làm theo lời Ngọc Bạch. Quả nhiên, cô nhìn thấy bà Tuyết nằm bất động, người được phủ băng tấm chăn bông trắng, mắt nhắm nghiền. Cô đứng đó nhìn một lúc rồi chào ông Bình ra về.
Trên đường về, Pha Lê nói với Phú Gia:
– Anh dừng xe nơi nào đi, tôi muốn uống chút cà phê.
Phú Gia liếc cô một cái rồi ghé một quán gần đó. Anh chỉ cho cô ngồi tránh thùng loa rồi gọi một ly cà phê đen và một ly cam vắt.
Giọng anh khô cứng:
– Buồn chuyện gì à?
– Không.
– Cô đừng dối tôi.
Nước được mang ra, Phú Gia đẩy ly nước cam về phía cô. Pha Lê thở ra rất nhẹ:
– Tại sao người ta gọi là Phú Gia?
– Đó không phải là câu cô muốn hỏi, nhưng tôi sẵn lòng đáp lại. Vì tôi khá giả. Tôi theo ông chủ lâu ngày, nên cũng có dịp học hỏi làm ăn chút ít.
– Sao anh có nhiệm vụ bảo vệ tôi?
– Câu này thì cô không nên tò mò, nhưng không được coi thường lời tôi nhắc nhở, và cũng đừng quá tin những gì tốt đẹp đã xảy ra trong gia đình này.
– Anh làm tôi hoang mang.
– Thà rằng như vậy còn hơn cho cô sập bẫy người ta. Vào thời điểm thích hợp, cô sẽ khắc biết, như vậy sẽ hay hơn.
Pha Lê nhìn vào ánh mắt có rèm mi dài và chiếc cầm đôi của Phú Gia:
– Anh làm như biết rõ tôi từ đâu đến và có tân trang như thế nào?
– Chính xác.
– Tại sao tôi phải tin anh?
Phú Gia bình thản:
– Vì đó là quyền lợi của cô.
– Tôi được nuôi cho ăn học đàng hoàng phải không?
– Chuyện đó thì cô biết rõ mà. Nhưng vấn đề này không phải là được nuôi mà phải hỏi là ai nuôi mới đúng. Tôi biết tuổi thơ của cô sống trong sự che chở của các xơ. Trong nghèo khó và chịu nhiều áp lực, nhưng cô đã không ngừng vươn lên.
Câu nói trên như một lời khen khiến Pha Lê đỏ mặt thừa nhận. Cô có nói mọt câu hết sức ngây ngô:
– May phước là tôi không có bạn trai, chứ như có chắc anh cũng biết.
Phú Gia bật cười lớn:
– Như vậy là cô đã tin tôi rồi đó.
Pha Lê ngồi thêm một lát để uống hết ly nước cam. Chút hơi thở nhẹ nhàng của buổi chiều dần buông bên Phú Gia, tự nhiên cô nghe lòng dễ chịu. Người tài xế này có một cái gì đó hơn người mà cô không thể phân tích được. Nhưng ngoài cái dáng cao to và phong cách lịch sự kia, còn một cái gì đó khiến Pha Lê cảm thấy con người của anh ta vừa dữ dội vừa sâu lắng. Cô không biết Phú Gia đang lãnh nhiệm vụ gì ngoài chuyện lái xe, nhưng qua giọng điệu của anh đã cho cô có chút bình yên qua bài học xương máu vừa rồi. Nhưng nếu anh ta có là ai, như thế nào thì cô cũng mặc, miễn là với cô, anh ta tỏ ra vô hại là được.
Pha Lê về nhà, Cô lập tức nhận ngay tô cháo cá thơm phức từ tay thím Ba.
Ăn xong, cô lăn ra giường nghĩ ngợi. Hai hình ảnh lại hiện lên trong tâm trí cô:
một là của Phú Gia, và một là của Thế Phan. Nhưng với một cô gái lành tính như Pha Lê, cô nhận ra lời nói ban chiều của Phú Gia là đúng. Một người có tâm hồn cao thượng thì không thể hành động như Thế Phân ban trưa, dù cho anh có biện minh thế nào đi chăng nữa. Cô nghe nhẹ lòng hơn một chút khi có những suy nghĩ chính chắn.
Mười ngày sau, Bà Tuyết từ bệnh viện trở về. Bà sẽ ở nhà tịnh dưỡng để chuận bị cho cuộc phẩu thuật sắp tới.
Không có sự xuất hiện của Hồ Hải thì cuộc sống vẫn trôi trong yên lặng.
Buổi tối, nơi ngôi nhà thênh thang này dường như ấp áp hơn vì có nhiều người cùng về đây ngủ...
Đêm nay, Pha Lê cảm thấy lạnh dù tiết trời đang vào xuân ấp áp. Có một cơn mưa gió ùa vò và hình như cô không thấy ánh sao ngoài cửa sổ. Thế thì gió từ đâu làm rèm cửa lây động như thế.
Phản xạ tự nhiên làm Pha Lê trổi dậy bật đèn lên. Có ai đó vào phòng cô tìm kiếm cái gì đó. Mấy cái học tủ bị lôi ra, quần áo vứt lung tung. Có trộm ư? Kinh khủng thật! Bỗng dưng Pha Lê chợt nhớ tới những văn bằng chứng chỉ của mình, cô chỉ có nó là vật quý nhất mà thôi. Hên quá! Nó vẫn còn nằm yên trong bìa da cứng. Cô ngồi lên ngắm cảnh tượng hoang tàn mà hết hồn, rồi nhặt mấy thứ vương vãi cho vào tủ, không buồn xếp lại, vì cô biết, nếu ai đó muốn tìm kiếm cái gì mà chưa ra, tất nhiên người ta sẽ trở lại. Chỉ có cô không chịuu khoá cửa phòng trước khi đi ngủ nên mới xảy ra cớ sự này.