Dịch giả : Lê Kim
Chương 22
Hội nghị Bình Hoà cuối bốn lăm
Nguyễn Bình được bổ nhiệm Khu trưởng
















Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

 
Sau hội nghị An Phú Xã, Nguyễn Bình quyết định lập các chi đội Giải phóng quân, đưa tất cả các bộ đội đã có trước đó vô nền nếp. Đây là một việc khó thực hiện vì tâm lý các chỉ huy bộ đội địa phương đều ít nhiều muốn làm “đầu gà hơn đuôi phụng”. Mỗi “tướng vùng” là một Từ Hải “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Trong hội nghị An Phú Xã, Nguyễn Bình đã nhấn mạnh: Muốn đánh thắng thằng Tây chúng ta phải tập hợp thành một khối. Đừng bao giờ để chúng xé lẻ chúng ta mà diệt gọn. Bài học bẻ đũa từng chiếc lẽ nào chúng ta không biết? Tôi đề nghị từ nay bộ đội các đồng chí chọn một cái tên chung để gọi. Chẳng hạn như Giải phóng quân hay Vệ quốc quân. Nghe hay hơn là bộ đội của ông A, bộ đội của ông B... Để không lẫn lộn, ta cho mỗi đơn vị một con số như chi đội 1, chi đội 2, vân vân.
Các chỉ huy gật gù tán đồng ý kiến Nguyễn Bình.
Vấn đề đổi tên chẳng làm thiệt gì cho họ, bởi họ vẫn nắm quyền chỉ huy. Tuy mang tên chung là Giải phóng quân, nhưng “hồn ai nấy giữ” Lúc đó ngồi kế Nguyễn Bình có Huỳnh Kim Trương, Lương Văn Trọng. Nguyễn Bình cười bảo:
- Tôi đề nghị đặt phiên hiệu theo thứ tự như sau: Bộ đội tỉnh Thủ Đầu Một của anh Huỳnh Kim Trọng là Chi đội 1, bộ đội Bình Xuyên do anh Lương Văn Trọng đại diện là Chi đội 2 và 3 vì lực lượng Bình Xuyên khá đông. Bộ đội anh Huỳnh Văn Trí là Chi đội 4, bộ đội anh Phạm Hữu Đức là chi đội 5...
Tuy Nguyễn Bình chỉ đề nghị nhưng các chỉ huy đều coi đó là quyết định và họ chấp nhận vì thấy hợp lý.
Sau Hội nghị An Phú Xã không bao lâu thì Nguyễn Bình được mời dự hội nghị Xứ uỷ mở rộng tại Bình Hoà ngày 15-12-1945. Hội nghị quyết định chỉ định ba khu trưởng cho ba khu 7, 8, 9. Đó là Nguyễn Bình, khu 7, Đào Văn Trường, khu 8 và Vũ Đức, khu 9. Hội nghị cũng quyết định đổi tên Giải phóng quân thành Vệ Quốc đoàn.
Trở về miền Đông, Nguyễn Bình ra thông tri huỷ bỏ các nghị quyết của Hội nghị An Phú Xã để thi hành nghị quyết của Hội Nghị Bình Hoà. Các chi đội được mang tên chung là Vệ quốc Đoàn. Danh sách các chi đội ở miền Đông như sau:
- Chi đội 1 của Huỳnh Kim Trương, tỉnh Thủ Đầu Một
- Chi đội 2 của Huỳnh Văn Nhị, quận Nhà Bè
- Chi đội 3 của Từ Văn Ri, quận Nhà Bè
- Chi đội 4 của Huỳnh Văn Trì, Bà Quẹo
- Chi đội 5 của Phạm Hữu Đức, tỉnh Tân An
- Chi đội 6 của Nguyễn Văn Dung, tỉnh Giả Định
- Chi đội 7 của Nguyễn Thanh Bạch, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
- Chi đội 8 của Nguyễn Hoài Thanh, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
- Chi đội 9 của Lê Văn Viễn, Phú Thọ.
- Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Biên Hoà
- Chi đội 11 của Trịnh Khánh Vàng, tỉnh Tây Ninh
- Chi đội 12 của Tô Ký, Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà
Chi đội 13 của Mười Thìn, Tổng Công Đoàn
- Chi đội 14 của Trần Văn Trà, tỉnh Tân An
- Chi đội 15 Huỳnh Văn Một, Đức Hoà
...
Vài tháng sau có vài thay đổi:
- Hai Nhi (Đinh Văn Nhị) bi địch bắt, Nguyễn Văn Chẳng (Năm Chẳng) lên thay ở chi đội 2.
- Từ Văn Ri tử trận tại Long Thành, Mười Lực nắm chi đội 3.
- Hai chi đội 2 và 3 gọi là Liên Chi Bình Xuyên.
- Hai Chi đội Cao đài 7 và 8 của Nguyễn Thanh Bạch và Nguyễn Hoài Thanh chạy ra toà thánh Tây Ninh, Nguyễn Thanh Bạch đổi tên là Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Hoài Thanh đổi tên Nguyễn Văn Thành. Chi đội 7 sau đó là tên của bộ đội Nguyễn Văn Mạnh và Mai Văn Vĩnh (Tám Mạnh - Hai Vĩnh) gốc Chánh Hưng.
Ba Chi đội 12, 14, 15 gốc là giải phóng quân Liên quận Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà.
- Chi đội 16 là bộ đội Bà Rịa với các chỉ huy, Hứa Văn Yến, Phan Đình Công.
- Chi đội 21 của Tư Hoạch ở cầu ông Thìn (Cần Giuộc).
- Chi đội 25 vốn là bộ đội An Điền (Thủ Đức) của Bảy Quai bị Lâm Văn Đức (Tư Tị) ở Cầu Bót (Chợ Lớn) chiếm đoạt.
Điểm qua thực lực các lực lượng võ trang miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Bình thấy rõ nhóm Bình Xuyên trội hơn hết. Giữa các chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25 có một liên hệ chặt chẽ: các chỉ huy bảy chi đội này đều xuất thân giang hồ vùng Nhà Bè, Cần Giuộc gọi chung là Bình Xuyên. Còn hai chi đội 7 và 8 trước đó là gốc Cao Đài Tây Ninh. Với các lực lượng này phải hết sức khéo trong việc lãnh đạo...
Trong dịp này Nguyễn Bình cũng tìm hiểu về các sư đoàn 1, 2, 3, 4 đã có trước khi ông tới miền Đông Nam Bộ. Ông Huỳnh Văn Một và các chi đội trưởng cho anh Ba biết một số chi tiết về các sư đoàn “hữu danh vô thực” trên như sau:
Sư đoàn 1 được gọi là Đệ nhất sư đoàn hay là Cộng hoà vệ binh phần lớn gồm Garde Civile Locale (GCL) (cảnh sát mã tà) của Tây trước đây và một số lính Heiho (Hải Hồ) của Nhật. Đây là lực lượng chủ lực của Lâm uỷ hành chánh Nam Bộ. Chỉ huy trưởng là Kiều Công Cung. Trong hàng ngũ chỉ huy có quan hai Đang, quan một Lê Văn Tỵ. Ở cấp adjudant (ách hay là vệ) có các anh Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quận, Nguyễn Văn Hoặc...
Sư đoàn 2 gọi là Đệ nhị sư đoàn do Nguyễn Ngọc Nhẫn tức Vũ Tam Anh (Ba chữ N là Tam Anh) cầm đầu. Vũ Tam Anh là con địa chủ, bất mãn vì cách mạng chia ruộng cho nông dân nên dựa vào Bình Xuyên của Bẩy Viễn để chống Việt Minh.
Sư đoàn 3 gọi là Đệ tam sư đoàn do Nguyễn Hoà Hiệp là cường hào quê ở Lái Thiêu chỉ huy. Hiệp thi rớt đíp-lôm (thi tốt nghiệp cấp hai) làm thư ký Bưu điện Lái Thiêu, sau bỏ sở làm mật thám cho Pháp rồi cho Nhật. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đệ tam sư đoàn trở thành thổ phỉ cướp của giết người gây điêu linh thống khổ cho dân các vùng chúng đi qua, nhất là trị trấn Cao Lãnh. Lính đa số là công nhân cao su.
Sư đoàn 4 gọi là đệ tứ sư đoàn của Lý Huê Vinh. Vinh là người Tàu lai, lưu lạc giang hồ sang Thái Lan và đã theo quân Nhật trở về Sài Gòn, lính là công nhân Cao Đài và tự vệ của Nhật.
Bốn sư đoàn trên tan rã nhanh chóng khi Tây trở qua. Chỉ có Cộng hoà vệ binh dưới sự chỉ huy của hai anh Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quan là theo kháng chiến tới cùng...
Ngoài bốn sư đoàn chánh quy nói trên còn có lực lượng Quốc gia tự vệ Cuộc.
Đầu kháng chiến, Nam Bộ có ba bộ chỉ huy ba khu 7, 8, 9. Khu 7 Kiều Đắc Thắng tự xưng tư lệnh. Khu 8 có Đào Văn Trường và khu 9 có Vũ Đức. Kiều Đắc Thắng là công nhân miền Trung vô Sài Gòn trước cách mạng tháng Tám. ĐàoVăn Trường là công nhân mỏ than Hòn Gai ở Quảng Ninh còn Vũ Đức là người Tày, từ miền Bắc.
Khi Nguyễn Bình vào Nam với danh nghĩa đặc phái viên Trung ương, Kiều Đắc Thắng rút đi ra Bắc theo ngã Ba Biên Giới theo quốc lộ 13 lên Ban Mê Thuộc. Nguyễn Hoà Hiệp kéo Đệ Tam sư đoàn xuống Đồng Tháp Mười, còn Lý Huê Vinh kéo Đệ tứ sư đoàn tên Dầu Tiếng chiếm núi Cậu làm căn cứ.

Truyện NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 i hương cả ở Kỳ Son (Tân An) cũng đi học ở Nga về. Theo lời giới thiệu của Giàu, Trân rước Dực về, bố trí ở nhà cô mụ Trinh (Trần Kim Trinh) để hoạt động. Lúc đó Xứ uỷ được Đảng Cộng Sản Pháp gởi báo, sách, tài liệu theo các chuyến tàu khách và tàu hàng. Dực bị bắt và khai làm Tây bắt khá nhiều đồng chí trong đó có thuyền trưởng Deschamps và Sáu Giàu. Có người tố Sáu Giàu khai Deschamps, nhưng sự thật là Dực đã khai.
Bảy Trân bị bắt lần thứ ba vì Tây nghi Trân giấu Nguyễn An Ninh đang bị truy nã trong năm 1935. Trân biết chỗ Ninh ẩn trú nhưng chịu đòn không khai để Ninh có thì giờ dời chỗ né tránh. Nhờ thầy Bảy Cù là đóng vai khổ nhục mà ông Ninh rời nhà thầy thuốc Bắc ở Phú Thọ tròn về lò gạch ông Hội đồng Võ Công Tồn ở Gò Đen. Ông Ninh ở ẩn tại đó khá lâu cho tới ngày con Hội Đổng Tồn là Võ Công Phụng chỉ cho Tây bắt.
Bảy Trân có biệt tài gây quỹ cho Đảng bằng cách “móc túi” các Mạch thường quân như Hội đồng Tồn, bà Ba Bầu ở Phú Nhuận, thầy giáo Mong ở Quán Tre. Mỗi lần thấy Bảy Trân tới toà soạn thì các ông Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn vỗ tay kêu to: “Kalinin tới, có tiền rồi” (Kalinin là lãnh tụ Nga. Ở đây có nghĩa là nông dân - một nét nổi bật của Bảy Trân).
Cuối năm 40 sau Nam Kỳ khởi nghĩa, Bảy Trân: bị bắt lần nữa dù đã “lặn” lên Đà Lạt. Anh bị quản thúc tại gia nhưng vẫn giúp hai đồng chí Trần Văn Giàu và Châu Văn Giác vượt ngục Tà Lài tá túc trong nhà rồi mướn ghe đưa xuống Rạch Giá đổi vùng hoạt động. Trong những năm 1940 ông Trân nắm được giới giang hồ Tám Mạnh nên được phân công nắm Bình Xuyên.
Đêm ấy anh Ba Bình giữ Hai Trọng lại bàn chuyện Bình Xuyên.
- Anh có nghe ông Bảy Trân xin từ chức không?
Lý do là không thể chỉ huy được mấy tay Bình Xuyên? Đưa dân giang hồ theo cách mạng, lợi ít mà hại nhiều. Chưa quen đường cũ, sẵn súng ống, các tay ấy đi ăn cướp, nhũng nhiễu dân lành. Anh có ý kiến gì?
Hai Trọng nhắc lại ý Hà Huy Giáp:
- Tôi đồng ý với đồng chí Hà Huy Giáp là không nên quan trọng hoá chuyện bê bối nội bộ. Lo đánh Tây trước đã. Sẽ giải quyết chuyện vô kỷ luật sau.
Ba Bình lắc đầu:
- Tất nhiên ưu tiên một phải là đánh Tây. Nhưng không thể trì hoãn việc củng cố nội bộ. Một quân đội mạnh trước nhất phải có kỷ luật. Thuật cầm binh dậy trước nhất là phải nắm tổng binh tướng. Tướng phải gương mẫu, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Phải thực hiện cho được tinh thần “huynh đệ chi binh” trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ... thì mới cờ khai đắc thắng; mã đáo thành công...
Ngay trong đêm đó anh Ba Bình viết một lá thư cho Ba Dương và anh em Bình Xuyên. Dưới ánh nến, Hai Trọng thấy Nguyễn Bình cặm cụi viết, chốc chốc lại ngửng lên suy nghĩ. Nội dung bức tâm thơ như sau:
“Đồng chí Ba Dương, anh em binh sĩ Bình Xuyên,
Tôi đã nghe báo cáo về tình hình nội bộ trong đơn vị các đồng chí. Đại diện cho Trung ương, tôi có vài ý kiến sau.
Các đồng chí nên lập Liên khu Bình Xuyên, tập hợp lại để thành một khối vững chắc. Chớ để lẻ tẻ Tây sẽ đánh nát. Chừng đó anh em sẽ trở lại kiếp giang hồ.
Nhiệm vụ Trung ương giao cho tôi là thống nhất các lực lượng võ trang ở miền Đông Nam Bộ để đương đầu với địch. Để giúp tôi hoàn thành sứ mạng, trong từng đơn vị, các đồng chí hãy tiến hành thục hiện chỉ trương đoàn kết để chiên thắng.
Ký tên Nguyễn Bình, Khu bộ trưởng Khu 7
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : MoHaNoi - NguyenHoc
Nguồn: MoHaNoi
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 28 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--