Những Cánh Chim Không Mỏi
Tony Dương

Đây là lần thất bại thứ mấy rồi, tôi không còn nhớ được – nhưng thất bại bị ở tù thì đây là lần thứ hai.
- Lần thứ nhất: Cùng ông anh rể, xuống tuốt mãi Trà Vinh: Họ dụ khị để bán vé, rồi bắt bỏ tù 10 tháng, đòi đem tiền chuộc mạng, mới tha!!!( có đáng nổi loạn chưa?)
- Lần thứ hai: Tham gia cướp tàu có vũ khí (đã nổi loạn thật rồi!!!); tù 15 tháng!...
Các cụ bảo: “Cùng tắc biến, biến tắc thông” xem ra chẳng đúng một ly ông cụ nào trong trường hợp của tôi cả!...Cái cảnh “cùng đường” của tôi đã được bọn chúng tôi “khuấy lên thành BIẾN “!...Thế nhưng cái “tắc biến” đó lại dẫn tôi đến nơi “tắc tị”... Tôi vừa suy ngẫm như thế, vừa thất thểu trên đường chẳng biết đi về đâu. Với nước da bạc thếch lốm đốm những nốt ghẻ ruồi và muỗi đốt, nhất là cái đầu trọc lốc dễ gây chú ý cho những người qua lại, và không dấu được hành tung của một tên tù, hay ít ra là của một tên tù vừa được thả, thì bỗng nghe có tiếng gọi tên tôi...Một cô gái cũng khá tiều tụy, từ bên kia đường đang hăm hở lách dòng xe cộ băng qua. Hóa ra là Ngọc Bảo, một sinh viên trước năm 1975 và cũng là vị hôn thê của tôi. Chúng tôi đưa nhau vào một quán cóc ven đường. Ngọc Bảo cho biết nàng cũng vừa được thả từ huyện Duyên Hải về tuần trước. Về chuyện của tôi cả hai bên Cha Mẹ đều đã biết. Các vị buồn chứ không lo lắng lắm. Riêng Ông Già Vợ của tôi thì “ phán” thêm một câu: “ Ngựa non háu đá!” và nói với Bảo rằng ông muốn gặp tôi chừng nào tôi được tha về.
Ông già vợ tôi là người có khuynh hướng thực dụng, làm việc cần cù và rất thận trọng. Phân tích những lần thất bại của tôi và của các ông – ông thường dựa vào 3 yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa... nhưng luôn nhấn mạnh “ chính mình phải luôn luôn nắm lấy lấy thế chủ động “. Việc gì cũng vậy, nếu chưa chuẩn bị chu đáo thì hãy chờ thời.
Từ đó tôi ở hẳn nhà bố mẹ vợ tôi. Tứ thân phụ mẫu đã cùng lo tổ chức hôn lễ cho chúng tôi. Sau đó nhờ sự quen biết rộng rãi ông xin nhập hộ khẩu cho tôi. Dịp này chị tôi từ Mỹ gởi về mừng chúng tôi một số vốn kha khá. Vợ tôi sang được một sạp bán đường, đậu, bột tại chợ Hòa Bình. Còn tôi học được một lớp máy nổ tại Trường Kỹ Thuật Cơ Khí trên đường Vườn Chuối Sài Gòn.
Năm 1984 chúng tôi có một cháu trai, ba năm sau nữa vợ tôi sinh thêm một cháu gái. Vợ chồng tôi tâm sự với ông:
“ Chúng con thấy trách nhiệm ngày càng thêm nặng...Chúng con không thể để các cháu lớn lên trong cái xã hội mỗi ngày thêm một thoái hóa này được được...”
Ông nhìn tôi thích thú: “ Tôi tưởng những cánh chim bằng đã mỏi rồi chứ!” – Rồi ông cười ha hả...
Có lần ông kể cho tôi nghe như một lời gợi ý: Một lần ông đến liên hệ công tác với công ty Hải Sản quận 6, Giám đốc công ty này thấy ông nói tiếng Bắc, lại than sắp về hưu, ngỡ ông là cán bộ, nên vốn vã: “ Lo gì đồng chí cứ xuống đây “...
Chúng tôi bèn nhờ ông mở hồ sơ tại đó và lấy những thông tin cần thiết. Sau đó chúng tôi chính thức đến phường xin thị thực chữ ký và đem đơn đến Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố nạp ở Sở Thủy sản để xin phép đóng thuyền đánh cá ven biển. Được giấy phép, chúng tôi đến Hợp Tác Xã Sao Vàng tại quận 8 ký hợp đồng đóng thuyền. Ngày thuyền đóng xong, khánh thành hạ thủy, chúng tôi cũng mời thầy cúng Tổ Nghiệp. Tiệc khánh thành chúng tôi mời công nhân hợp tác xã và hai anh công an địa phương tham dự. Rượu nửa chừng, anh công an trưởng nửa đùa nửa thật:
“ Này, chừng nào cậu vượt biên nhớ rủ tớ với nhé!”
Vợ tôi tái mặt, tôi vội bỏ đũa đùa lại: “ Dạ, nếu anh chịu thì nhất định em sẽ đến tận nhà mời cả chị và các cháu nữa!”
Anh công an khu vực cũng thêm vào: “ Các cậu cứ ngồi lai rai, tớ phải đi rồi, chiều nay tớ sẽ tóm một lũ vượt biên cho coi!”
Lúc đó đã quá 3 giờ 30 chiều. Tiệc tan, chúng tôi cũng dọn dẹp xong, sau đó tôi đi tìm được anh công nhân để nhờ giới thiệu một người thợ máy. Chuyện vãn một lúc lâu, tôi chở vợ tôi trên chiếc xe Lambretta sport cổ điển rời khỏi bến sông. Đi vào trong xóm, còn xa mới ra đến đường Phạm Thế Hiển, đã thấy phía trước môt đoàn người bị trói thành một giây đang bị dẫn đi. Thấy tôi, anh công an khu vực khi nãy hất hàm kênh kiệu:
- Thấy chưa?
Tôi đùa lại:
- Anh phát tài rồi!
Vỏ thuyền có rồi, bây giờ đến giai đoạn làm máy. Công đoạn này, và trong giai đoạn 1987 này mới thật vất vả. Tôi còn nhớ hồi đầu phong trào vượt biên, người ta tìm kiếm vỏ tàu phải là dài hơn 20m, 19 là bị chê rồi. Máy thì chọn Yanmar 8 lốc đầu bạc, hèn cũng phải 6 lốc, 4 lốc là bị chê, đầu xanh cũng chê... Còn bây giờ thì bói cũng không mua nổi một máy hai lốc được cho là tạm ổn. Cuối cùng chúng tôi chọn mua trong đống phế liệu một thân máy hai lốc thật cũ xì hiệu Kiloska sản xuất tại Ấn Độ - anh thợ máy, người tôi nhờ đi mua giải thích:
- Cái thân máy này có thể cải tiến được;
1 – Thân máy rất dầy, các máy dẫn nước giải nhiệt còn nguyên chưa bị nước biển bào mòn gây rò rỉ
2 – Trục máy rất lớn có thể mài mà không sợ yếu.
3 – Phần thân đặt cylinder rất dầy tha hồ xoáy, để thay cặp cylinder to nhất.
Thì ra, khi thấy ghe của mình ông thuyền trưởng đánh điện về Nhựt hỏi lịnh về vụ vớt thuyền nhân. Chính phủ cho biết ghe mình cũng gần hải phận Phi rồi. Tàu Nhựt đang trên đường đi công tác không thể ngừng được. Lịnh kêu phải đi luôn cho xong công tác.
Họ đi. Nhưng trời còn thương người Việt Nam cho nên ông phó thuyền trưởng đã phản đối gây lại với ông thuyền trưởng, Nói theo luật hàng hải thế giới thấy tàu ghe trong cảnh nguy khốn phải cứu. Ông trưởng không bằng lòng nói phải tuân lịnh trên. Ông phó theo dõi trên Rada thấy cả ngày đêm mà chiếc ghe bầu cứ xà quần xà quần xoay vòng tròn, cứ hiện lên trong Rada mà chẳng đi tới đâu. Biết nguy khốn ông phó lại yêu cầu ông trưởng. Ông trưởng lại hỏi lịnh trung ương. Lịnh cho biết hãy trở lại cứu người. Họ đã điều đình với chính phủ Singapore gởi những người trên ghe này vô trại tị nạn, chính phủ Nhựt sẽ trả cho chính phủ Mã Lai 10,000 (mười ngàn Mỹ kim) chô mỗi đầu người.
Tôi may mắn qua Mỹ sớm. Những người nào không may mắn thì ở lại trại một hai năm rồi qua Nhựt, qua Phi.
Vậy mới biết, thế giới còn có lòng nhân đạo. Họ lãnh mình, chính phủ của họ phải chịu tốn kém mọi thứ.
Trong những năm đó, ghe thuyền Việt Nam như đám lục bình trôi trên biển đông.
Chiếc ghe mình tới nơi an toàn không chết một người dù trải qua bao cơn sóng gió khủng khiếp kinh hoàng mà có trong cảnh mới biết rõ.
Còn bao nhiêu ghe tàu vô phước? Không được cứu vớt? Bão tố đánh chìm? Vô bụng cá? Cướp bóc giết chết? Hãm hiếp vô nhân đạo?
Tôi cầu nguyện cho những người đó.
Cầu cho linh hồn tự do của những thuyền nhân bạc phước được ngậm cười dưới đáy Biển Đông.
Ngày 18 tháng 1 năm 2003
::Trương Ngọc Bảo Xuân:::
° Họ tên: Xuân Abbott
° Bút hiệu: Trương Ngọc Bảo Xuân
° Tuổi: Mậu Tý (1948). Sinh tại Cần Thơ.
° Nghề Nghiệp: Giám khảo chấm thi ngành Thẩm Mỹ. Làm việc tại Board of Barbering & Cosmetolory, Los Angeles Facility.
° Hiện cư ngụ tại Boat City. Marina Del Rey.
° Bài "Biển Đông Lục Bình Trôi" là truyện viết theo lời kể của người thân.