Con Đường Tìm Tự Do
Trần Văn Khanh

Cũng như mọi người Việt Nam sống ở phần đất tự do sau khi phần đất miền Nam rơi vào tay Cộng sản, BĐQ T.K xin đóng góp một vài điều chứng kiến vui, buồn, khổ sở, và chết chóc trên bước đường tìm tự do.
Ba con đường vượt thoát khỏi Việt nam: đường máy bay bay vào trước 30-4-1975 có ghi lại nhiều người ai cũng thấy trên ti vi, con đường bộ sau 30-4-1974 từ Việt Nam vượt qua Campuchia để đến Thái Lan thì đối với các SQ/BĐQ thì đang bị cầm tù không thể thực hiện được. Chỉ còn lại con đường vượt đại dương sau khi ra tù có vẻ thích hợp với hoàn cảnh của mình hơn.
Đầu năm 1981, sau khi rời khỏi ngục tù Cộng Sản ở trại 3 Nghệ Tĩnh về đến quê nhà, lúc ấy phong trào vượt biên bằng tầu qua các nước Thái Lan, Mã Lai, Indo, Phillipines...rất nhộn nhịp. Ý định nhen nhúm rời khỏi Việt Nam sau khi ra tù đã ăn sau vào đầu óc tôi khi còn ở trong trại tù cho nên tôi không bỏ lỡ cơ hội này, về đến Sài Gòn vào một ngày hè nóng bức tôi tạt qua người bà con để sửa xe hon đa và uống nước, dịp may đã gặp lại người bà con quen, đánh hơi được thái độ và ý định của họ nên tôi không dấu diếm điều mình mơ ước rời khỏi Việt Nam để tìm tự do. Người bà con ấy đang tổ chức chuyến đi vượt biên cuối cùng với bà con và gia đình bằng lòng cho tôi theo, vì nghĩ rằng tôi mới ra tù cho nên họ không ngần ngại.
Trước hết tôi nghĩ rằng mình phải nhúng tay vào việc mới có thể định đoạt được một phần nào số mệnh của mình chớ? Do đó mình xin theo và đóng góp công sức cũng như tiền bạc vào chuyến đi chung. Giai đoạn một, tôi và hai người chủ tàu cùng họp bàn mua một ghe nhỏ rồi xin sửa để hợp thức hóa đi đánh cá ngoài biển. Mọi việc chuẩn bị trong ba tháng diễn tiến thuận tiện. Giai đoạn hai, tức là chuẩn bị đánh ( danh từ vượt thoát ). Giai đoạn ba, mua chuộc bến bãi, lương thực, dầu chạy ghe được chuẩn bị hoàn tất và đem chôn dấu nơi bí mật. Còn thành phần lái tầu và tài công tôi không có cơ hội lựa chọn và tiếp xúc (đó là lý do sau này phải đánh đổi không biết bao nhiêu sinh mạng )
Đầu tháng 6 năm 1981 mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi. Ngày hẹn đã đến, cứ năm người hợp thành một nhóm nhỏ đi theo một chú hướng dẫn viên tí hon (cỡ 10 hay 11 tuổi ) đến Sài Gòn nơi điểm hẹn, rồi đến Bà Rịa ém quân. Bãi lên ghe là cây số 85 ở xã Ông Trịnh. Vì đây là lần tổ chức cuối cùng, nên chủ ghe đã dùng hai chiếc để đánh một lượt cho nên số người lên ghe đông hơn dự tính. Dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức từng người theo thứ tự được lên ghe. Sau một lúc sắp xếp bất chợt số người canh me bên ngoài tràn đến và leo lên ghe, cảnh tượng lúc ấy hỗn loạn, chen lấn, xô đẩy làm muốn chìm ghe. Sợ bị lộ nên chiếc ghe thứ nhất chở 35 người gồm bà con dòng họ của chủ nghe cho nổ máy ra khơi trước. Chiếc thứ hai, gồm hai gia đình tôi và gia đình chủ ghe cùng bao nhiêu người khác cũng bỏ chạy ra khơi không một người hướng dẫn viên đi cùng vì họ lừa cơ hội lộn xộn đã bỏ xuống ghe nhỏ chạy vào bờ.
Tối hôm đó trời mưa tầm tã, màn đêm dầy đặc, nước lớn vì thế thuận tiện cho ghe ra khơi. Chúng tôi cố gắng bám theo chiếc ghe thứ nhất vì nghĩ rằng họ rành đường ra biển. Ghe của tôi chở đông người, ghe trước có ít người nên chạy nhanh hơn và biến mất dần trong bóng đêm bao trùm trên sông.
Nhắm hướng đền trắng cửa Vũng tầu mà chạy, hơn nửa đêm nước xuống vì thế ghe bị mắc cạn, cũng hên là vừa mới bị cạn chúng tôi rồ máy chạy tới chạy lui nên ra được. Nhắm hướng khác mà tiếp tục chạy ra biển Đông. Tờ mờ sáng ghe chúng tôi chạy vượt khỏi cửa Vũng Tàu, lúc đó có nhiều ghe hoạt động phía trước nhưng không biết ghe đó là ai? Họ là ghe đánh cá hay công an biên phòng? Cứ tiếp tục mở máy chạy hết tốc lực (ghe chúng tôi đặt máy 2 lock nên chạy cũng nhanh và mạnh) vài giờ sau chúng tôi xa dần không ghe nào đuổi kịp nữa lúc đó mới lấy hướng lại mà xuôi về Mã Lai. Mọi người ai nấy đều vui mừng vì thoát nạn, không bị công an hay lực lượng biên phòng bắt lại. Riêng tôi thì tâm hồn giờ đây thực sự lo lắng và bùi ngùi vô tả. Thuyền tiếp tục xuôi Nam. Hôm sau trên hải hành thỉnh thoảng thấy một vài chiếc tàu chở hàng chạy xa xa. Mọi người có làm ám hiệu nhưng không thấy có chuyện gì xảy ra. Ngày thứ hai trôi qua êm ả. Rạng ngày thứ ba thì máy tàu ngưng hoạt động vì người tài công đi ngủ giao lại cho một người không biết xử dụng và điều khiển máy trực. Sau đó vẫn không thể cho máy chạy lại được tuy người thợ máy đã cố gắng hết sức. Sửa mãi đến cả ngày hôm sau, hai bình điện mới đã hết hơi sau nhiều lần đề máy, lúc này bình điện không dùng được nữa cho nên phải dùng dây kéo máy. Cứ mỗi phút là một tuyệt vọng. Thế rồi thợ máy và tài công buông xuôi. Tôi kiểm tra lại lương thực và nươc uống cón đủ trong vòng bảy ngày, dầu cặn còn nhiều dùng để đốt lửa làm ám hiệu cứu vớt.
Ghe bây giờ bắt đầu trôi về hướng Bắc, trôi giạt ngang không lái được và cứ trôi, trôi mãi không biết về đâu. Ngày ngày thấy khoảng năm đến 10 chiếc tàu lớn chạy xa xa, tôi dùng bảng hiệu S.O.S trương lên mỗi khi thấy tàu, nhưng hy vọng đến lại thành tuyệt vọng. Hằng ngày mỗi người được một nắp mì khô và nước uống để cầm hơi. Mọi người đều cầu nguyện cho ghe mình được tầu lớn vớt lên. Bảy ngày trôi qua, theo tôi đếm khoảng trên dưới 40 tầu chạy ngang, cũng có một vài tầu chạy đến rất gần nhưng rồi họ chạy luôn. Nỗi thất vọng ê chề đến với mọi người. Đến ngày thứ chín...thứ mười chúng tôi không thấy tàu lớn nữa, tôi đoán chắc mình trôi giạt ra ngoài hải trình rồi!
Thức ăn, nước uống đã cạn, dầu máy cũng đã đốt hết, bây giờ phải làm sao đây? ĐÓI! KHÁT! Cái chết sẽ đến gần kề. Ghe không có cần câu nên không sao bắt được cá để nuôi sống? Tôi tìm được cây kim cúc nên uốn được một lưỡi câu, dây thì thá cuồng, mã tấu bửa xuống đầu, chẻ lên vai, phạm ngang lưng, đâm vào bụng, ruột lòi ra lóng thòng trắng hếu! Máu đỏ từng vòi phun tung toé.
Tay chém, miệng gầm, áp đảo xong chúng bắt đầu cướp, lùa đàn bà con gái xuống khoang thuyền, những thân gái bị quăng quật, xé nát áo quần. Bọn chúng dành nhau những thân gái yếu đuối! Những xác thân trần truồng quì xuống van lậy, chúng vẫn cười đùa chẳng tha, nhiều cô nằm thoi thóp, chúng lấy dao chích máu, rạch đùi, cắt đầu nhũ hoa, đam vào hạ bộ cười hô hố. Trước khi bỏ đi còn mang theo vài người nhan sắc, đem bán cho những thanh lâu, hay đem đến một cái hải đảo hoang vu nơi có sào huyệt của bọn chúng, nhốt ở đó để thỉnh thoảng ghé vào hành hạ, chán chường thì đem đi bán, hoặc bỏ trôi trên biển, khi chúng cướp thêm được gái mới.
Báo chí có loan tin, vài cô trốn được kể lại những chuyện thương tâm. Hải tặc thường đâm thủng thuyền, đốt phá, tạo kinh hoàng rồi cướp bóc, cướp tất cả giết nhiều người dù không chống cự, hiếp cả người già...Sau đó cho đánh đắm thuyền để phi tang, nhiều người may mắn dạt được vào bờ thác loạn thần kinh, ngập ngừng không trả lời câu hỏi rằng đã có ăn thịt người chết để sống không? Không chắc...vì trong cơn thoi thóp có người mớm cho ăn, cũng chả hiểu tại sao còn sống được!
Có những thiếu phụ mất tất cả chồng con, ôm trong lòng cái thai oan nghiệt. Có những ông chồng còn lại một mình lầm lủi. Những em nhỏ côi cút nước mắt chưa khô không còn ược sống hồn nhiên, có những bé trai khôi ngô mắt sáng sống đời ám ảnh cảnh mẹ, cảnh chi  bị dày vò, có những em gái đẹp hiền dễ thương, sớm bị đọa đày sống đời buông thả. Ít có gia đình còn được đầy đủ, dọc đường mất mát. Hay lúc ra đi không thể đi chung phải phân tán nhỏ để lỡ có bề nào còn chỗ nương tựa. Bên cạnh những buông thả cuồng loạn, cũng còn những thủy chung,mực thước, đời sống đơn sơ đạm bạc, nhìn về tương lai.
Bidong được chia ra làm nhiều nơi cư trú. Khu C có bãi cát vàng, nổi lên những quán cà phê, cuối bãi có ngọn núi trọc, nơi an nghỉ sau cùng của những người chưa tìm được tự do đã vội đi vào lòng đất, nơi đây cũng là nơi an nghỉ của những cái chết đau thương. Bidong trước ngày đóng cửa vĩnh viễn đã là nơi xẩy ra những cuộc biểu tình đẫm máu của những người bị cướp đi quyền tị nạn, có nhiều người đã tự mổ bụng mình hoặc tẩm dầu thiêu rụi xác thân cháy như ngọn đuốc tự do, quyết không trở lại quê hương ngục tù.
Có nhiều trăm ngàn người đã bỏ xác trên biển đông, cũng có hàng trăm ngàn người đã chịu nhục nhằn, nhưng cả triệu người không chùn bước lũ lượt ra đi, triệu người muôn đời không phủ nhận quê hương, muôn đời hãnh diện tổ quốc, tự hào dân tộc. Chúng tôi chỉ phủ định chế độ nên chúng tôi ra đi, coi nhẹ nguy hiểm, khinh thường cái chết, lánh xa bạo quyền.
Mảnh đất tạm dung sẽ đến nếu là hoang vu cằn cỗi, nếu là sa mạc buồn tênh, liệu có triệu người bất kể sinh mạng liều chết ra đi? Tự do chất chứa cái quyền được sống là người, nhân quyền ấp ủ cuộc sống no lành.
Đường đi tới tự do gian nan, phủ đầy máu lệ, thịt xương vương vãi dọc đường. Những gì thuyền nhân Việt nam đã trải qua chưa một lần xảy ra trong nhiều nghìn năm lịch sử loài người.
::: Phạm Tiến Nam:::