Phần X
Chương 5

René de Fromentin thường được họ hàng coi là anh chàng gàn dở, điên khùng. Người ta sang Đông Dương vì một lý tưởng truyền giáo, vì đi tìm vinh quang, vì làm giầu, còn ông ta sang Đông Dương hoàn toàn vì sự hiếu kỳ, vì những cuốn sách mà nhìn vào ta chỉ thấy những nét vẽ ngoằn ngoèo như vẽ bùa, vì những gì tốt đẹp trong quá khứ cũng như trong tương lai mà không ai hiểu nổi. Ông ta đã tiêu phí một phần gia tài vào chuyện rồ dại đó. Được quen Pierre, được biết Cổ Đình, ông ta hay về chơi nơi đó.
Có ba người ở đây ông thích giao du. Thứ nhất là Pierre. Ở người họa sĩ này ông thích sự vô tư, thích cái tình yêu mãnh liệt của anh với sự phồn thực nhiệt đới. Anh ta say mê cỏ cây hoa lá ê hề ở đây, còn say mê cả cái ánh nắng chói chang ở đây.
Người thứ hai là cha xứ Colombert. Ông kính phục vì cha xứ này ở sự vô tư và lòng tin cơ đốc vô bờ bến của ông. Như vậy là đã hơn 50 năm ông già tận tụy thờ phụng Chúa ở cái xứ xa xôi này rồi còn gì. Tuổi chịu đựng trung bình của một cha đạo làm việc ở Đông Dương là bảy năm. Có người chỉ mới được hội thừa sai Paris chuyển sang đây làm việc vài ba năm, đã ngã gục vì không chịu đựng nổi. Họ đã chết vì bệnh tật, vì khí hậu, vì lòng thù hận vô lý của con người. Ấy thế mà cha Colombert đã vượt qua hết thảy mọi thử thách bản xứ, ông đã sống thọ; lúc này cha đã ngoại bảy mươi mà còn tráng kiện. Không những thế, cha Colombert còn tích lũy cho mình được một khối kiến thức đồ sộ và một cái vốn ngoại ngữ uyên thâm. Kể cả chữ Hán.
Người thứ ba René vẫn hay nói chuyện ở đây là ông Lềnh, người đầu bếp già Trung Hoa. Ở con người này, ông khâm phục sự khiêm nhường giản dị, sự minh triết lặng lẽ. Ông cũng không thể ngờ, khi Pỉerre nói cho biết rằng, ông Lềnh xưa kia đã là vị tú tài, đã chống nhà Thanh, rồi sang đất Bắc Kỳ làm kẻ cướp, thầy bói thầy lang, rồi cuối cùng mới chịu yên vị làm chân đầu bếp kiêm thầy dạy chữ Hán ở đồn điền.
Lần này về Cổ Đình, René tìm đến ngay ông già Tầu. Ông ta trú trong một căn nhà lá nhỏ tinh tươm ở tận cùng xóm phu đồn điền. Vì là khách tây quý nên ông Lềnh thường tiếp René bằng thứ chè lạ lùng. Chè không phải búp lá mà là những đoạn gỗ nhỏ chẻ mỏng. Ông Lềnh bảo đó là trà Hồng Mai. Ở Cổ Đình, vào trong rừng hay gặp những thung mơ. Người dân vẫn hái quả đem bán. Có những cây mơ già cỗi ít quả, nhân dân chặt hạ xuống, cưa thân cây ra thành những đoạn nhỏ, chẻ thành dăm rồi đem phơi khô gọi là trà Hồng Mai. Nước mai già màu hồng nhạt. Uống nó phải ngẫm nghĩ gọi là thiền trà. Nhấp một ngụm, lặng lẽ ngồi sẽ thấy vị thơm, vị chan chát. Thoáng ngọt trong cổ họng, có thể quên mọi ưu phiền. Ông Lềnh bảo:
- Người châu Âu các ông ưa sự mạnh mẽ, tốc độ, bạo liệt, khó cảm nhận được cái thứ thanh tịnh của loại trà này. Riêng thứ Hồng Mai tôi đang mời ông là gỗ từ một cây mai cổ thụ mà người dân bảo đã trăm tuổi. Mai khó sống lâu. Kiếm được cây mai trăm năm đốn gỗ làm trà, hiếm vô cùng.
Hai người nói với nhau rất nhiều chuyện. René đang nghiên cứu Hán học, thành thử gặp ông Lềnh, nói chuyện không biết chán. Cuối cùng René gật gù:
- Tôi vẫn chưa hiểu hết người An Nam. Chẳng lẽ cũng như những người bạn của tôi ở Hà Nội. Họ bảo dân An Nam thông minh nhưng lười biếng, không có khí chất của một dân tộc hùng mạnh. Lúc nào gặp họ tôi cũng chỉ thấy sự sợ sệt, khúm núm và những ánh mắt nhìn nghiêng len lén.
Ông Lềnh cười:
- Chúng tôi cai trị họ đã ngàn năm. Kể về việc xưng vương trùm thiên hạ, nước chúng tôi đã làm từ mấy ngàn năm trước. Còn các ngài làm chủ ở xứ Đông Dương này mới được vài chục năm. Các ngài hiểu họ đâu bằng chúng tôi. Hãy coi chừng sự sợ sệt khúm núm. Đừng tin vào sự lười biếng yếu đuối. Đừng coi thường sự lam lũ gần như cùng kiệt của họ...
Câu chuyện của họ đang thú vị, bỗng bị cắt ngang vì Pierre đến giục René về để chuẩn bị đến dự bữa ăn tối tại nhà xứ Cổ Đình. Cha Colombert được tin René về chơi, ông làm cơm mời những người bạn cùng quê hương. Ông mời René và cả hai anh em nhà Messmer. Julien có việc, phải lên tỉnh gặp ngài công sứ, hẹn nhất định sẽ dự nhưng về muộn.
René và Pierre đến trước. Họ cưỡi ngựa sóng đôi đi đến nhà thờ Cổ Đình. Hai người xuống ngựa nhưng còn đứng trước ngôi nhà thờ nhỏ rất đáng yêu để ngắm nghía.
Cha Colombert thật khéo. Ông đã thiết kế ngôi nhà thờ giống hệt cái nhà thờ nhỏ ở quê ông. Ông muốn mang một chút hình ảnh nơi quê nhà, từ nước Pháp xa xôi sang, cắm tại quả đồi nơi quê hương thứ hai của ông. Ông đã nghĩ tới những ngày cuối cùng của đời mình; chắc nó cũng không còn xa xôi lắm. Người dân xóm Vườn sẽ chôn ông ở cái nghĩa địa nhỏ bé đằng sau nhà thờ. Ở đấy, ông vẫn nhìn thấy ngôi nhà thờ thân yêu, hình ảnh của quê cũ, và dĩ nhiên cả hình ảnh của quê hương thứ hai, tức Cổ Đình, tức hồ Huyền, tức con sông Son và những núi đồi bao la của vùng đất mà ông yêu mến chẳng kém gì nước Pháp.
Chỉ có phần thánh đường xây bằng gạch. Còn phần mặt tiền và tháp cao của nhà thờ toàn xây bằng đá xẻ. Những viên đá vuông vức xây trần, hở mạch, làm cho ngôi nhà thờ giống hệt ngôi nhà thờ quê ông. Lúc tả ngôi nhà thờ ở quê bên Pháp được xây bằng đá, ông đâu có ý định bắt dân đạo ở đây cũng phải xây bằng đá. ông nghĩ xây nhà của Chúa bằng gạch cũng khang trang lắm rồi. Nhưng ông trương Cam và quản Liến lại nói:
- Thực ra đá ở bên kia sông có sẵn. Chỉ mất công xẻ thôi. Ta chỉ cần xẻ đá đủ để xây tháp và mặt tiền. Còn những chỗ không lộ ra xây bằng đá rối cũng được. Khi xây tháp và mặt tiền xong, thấy ngôi nhà thờ đã có dáng dấp rất giống ngôi nhà thờ quê mộng tưởng của mình, cha Colombert chảy nước mắt cảm ơn những người đồng đạo.
Còn Pierre, khi nhìn thấy ngôi nhà thờ đá thì hân hoan reo lên: "Ôi! Đẹp quái!". Chính lúc xây tháp và xây mặt tiền nhà thờ, Pierre lăn lóc ở đây cả tháng trời, vậy anh còn lạ gì nữa mà phải reo lên như vậy - Sở dĩ Pierre hân hoan reo mừng vì trước kia mới xây xong, đá còn sáng màu quá. Còn bây giờ, đá đã cũ xỉn. Đã thấy rêu xanh mọc trên tường đá. Thời gian đã làm cho ngôi nhà thờ cũ đi. Pierle bảo:
- Không gì đẹp bằng màu thời gian. Không một thứ vôi nào, sơn nào có thể làm áo khoác cho những công trình tôn giáo đẹp bằng thời gian đã đem thứ rêu đen, rêu xanh phủ lên những bức tường đá xám.
Cha Colombert nghe tin khách quý đến, chạy ra cầm tay René de Fromentin dắt vào ngôi nhà xinh xắn của ông ở bên cạnh nhà thờ. Sự nồng nhiệt của cha xứ làm ông René cảm động:
- Ôi cố nhân! Cố nhân! Đã lâu lắm không thấy. Tôi vẫn luôn luôn mong đợi gặp mặt. Thật vui mừng, ông vẫn không quên ông già ở cái chốn hẻo lánh này.
René hỏi:
- Tôi nghe nói tòa giám mục có ý định cho cha về Pháp, về cố hương an dưỡng tuổi già?
- Phải! Bề trên có nói với tới như vậy, song tôi đã xin ở lại. Tôi yêu quý người dân ở đây. Tôi yêu xứ sở này. Tôi muốn được chôn nắm xương tàn của mình tại mảnh đất quê hương thứ hai.
Cha giới thiệu ông khách đến trước. Đó là bác sĩ Alexandre, con rể ông tú Cao trong làng. Hai vợ chồng bác sĩ về thăm ông nhạc. Cha xứ mời cả hai người, nhưng bà Nguyệt vì bận phải đến nhà họ hàng nên chỉ có một mình bác sĩ đến dự.
Trong lúc chờ đợi ông Julien lên tỉnh về, bốn người bàn chuyện phiếm. Bàn tiệc bày ngoài sân, dưới một giàn nho trĩu quả. Ông cha xứ nói:
- Giống nho này tôi mang từ Pháp sang, nhưng không hợp thổ ngơi, quả chua lắm. Tuy nhiên, tôi vẫn thích, bởi vì nó gợi nhớ lại hương vị cố hương.
Pierre lên tiếng:
- Cả chúng ta nữa, chúng ta có khác gì cây nho. Thú thật tôi rất yêu cái xứ xở này, nhưng không hiểu sao lúc nào cung vẫn cảm thấy một sự ly cách. Tôi có một người bạn họa sĩ, người bản xứ. Anh ta người làng Cổ Đình. Lúc nói chuyện anh ta có nhắc đến một từ. Các ông có biết người dân An Nam gọi người Trung Quốc đến nơi này là gì không?
Cha xứ gật gù:
- Họ gọi người Trung Quốc sang đây là "chú khách" tức là người khách lạ. Khắc đến rồi khắc đi thôi.
Nói đến người Trung Hoa, nhà dân tộc học René lại chợt nhớ ngay đến ông Lềnh, người đầu bếp già. Vừa mới tiếp chuyện ông cách đây chừng một tiếng. René gật đầu:
- Thật đáng tiếc! Rất đáng tiếc. Có nhiều sự khác biệt quá giữa Đông và Tây. Thực ra, người Đông phương cũng đã thấy cái yếu của họ, họ đang cố gắng Tây phương hơn cuộc sống của họ. Đáng lẽ ra chúng ta cũng phải Đông phương hóa, tức là xích gần lại.
Một tiếng nới từ bóng tối chui ra:
- Vị nào vừa nói chúng ta phải tự Đông phương hóa đấy. Tôi xin mạn phép không tán thành...
Mọi người quay đầu và nhận ra Julien Messmer đã đứng gần đó. Cha xứ vui mừng:
- Ông Julien thật đúng hẹn. Vui quá! Vui quá!
- Tôi phải phi ngựa nước đại. May mắn được con ngựa hay, cứ sợ về muộn quá làm mất vui cho cả mọi người. Mấy khi có cuộc gặp mặt đông đủ như thế này.
Julien tháo găng tay, ngồi vào bàn và tiếp tục lời nói dở chừng:
- Sở dĩ tôi bảo chúng ta không cần Đông phương hóa, bởi vì tất cả những lời nói mỹ tự chỉ là những ngôn từ che đậy. Về thực chất, lịch sử chỉ là những cuộc vật lộn khốc liệt giữa các dân tộc mạnh và yếu. Có những dân tộc sinh ra chỉ để chịu sự nô lệ. Có những dân tộc sinh ra để mà thống trị. Chúng ta ăn nói khéo léo, thực ra, chỉ để cho những người bị trị cảm thấy dễ nghe, dễ chịu hơn khi ở dưới quyền người khác.
Ông René nhẹ nhàng:
- Có lẽ ông Julien tự tin quá, cũng như nhiều người Pháp chúng ta đã tin như vậy. Liệu chúng ta có nên quá ư tự mãn như vậy không? Đành rằng người phương Đông lúc này quá ư hèn yếu dưới con mắt chúng ta. Nhưng liệu có mãi như thế không? Lịch sử luôn đầy biến động và có những diễn biến ta không bao giờ ngờ tới được. Người đầu bếp Trung Hoa, ông Lềnh của ông có những câu nói bắt buộc tôi phải suy ngẫm. ông ta bảo: Mọi vật luôn phản phục. (Mọi vật luôn quay trở lại). Vì vậy ông ta nói chúng ta đi trong lịch sử, phải luôn run sợ như đi trên băng mỏng.
Cha Colombert cố làm cho dịu tình hình:
- Ông Julien nới cũng phải. Và ông René nói cũng đúng. Dân tộc Pháp chúng ta là một dân tộc vĩ dại. Nó đã tỏa sáng trên hoàn cầu. Còn tinh thần của người Đông phương cũng rất đáng trọng...
Nhà dân tộc học vội bám ngay lấy ý kiến của cha xứ:
- Phải đấy! Phải đấy! Riêng về mặt tôn giáo, có thể nói người phương Tây không có tôn giáo. Đạo Cơ Đốc đến châu Âu từ phương Đông. Chúng ta đã được Đông phương hóa từ mấy nghìn năm về trước.
Julien cãi lại:
- Không phải người châu Âu bị Đông phương hóa; nói cho đúng, đạo Cơ Đốc sau khi vào châu Âu đã bị Tây phương hóa. Chúng ta đem tinh thần của người Tây phương vào đạo đó. Ngày nay, đạo Cơ Đốc đã hoàn toàn mang tinh thần Tây phương, nó là của người Tây phương. Có tinh thần Tây phương, đạo Cơ Đốc mới vĩ đại, và bây giờ ta đem cái tinh thần ấy truyền bá ra toàn thế giới.
Không ngờ cuộc tranh luận lại trở nên sôi nổi và có phần gay cấn như thế, cha Colombert ngắt cuộc tranh luận, cố làm cho nó dịu đi bằng cách gọi ông bõ già mang món ăn mới lên. Ông làm nguội bớt sự hăng hái của các vị khách bằng cách giới thiệu món ăn.
- Cá này tên gọi cá Lăng, một thứ cá chỉ có ở gần cửa sông Son. Nó là đặc sản vùng này. Con cá giống con cá trê nhưng to bằng bắp đùi. Khoảng độ hai. ba cân thì rất tuyệt. Cá nạc, không có xương dăm. Cá Lăng hấp lên rất ngon. Thị ngày xưa chợt tràn về. Nhưng chúng chỉ như những ánh hồi quang leo lét. Cho nên giọng cụ pha chút ngậm ngùi:
- Lại nói về vẽ, về thư pháp. Thầy ta có hoa tay. Chữ viết như rồng như phượng. Con xem đây này. Con tưởng rằng thầy ta không vẽ ư.
Cụ Tú lại bên bức tranh chữ Đạo. Cụ nâng niu tấm lụa; cụ ngắm gần, ngắm xa nét chữ. Cụ bảo:
- Đó, con xem cái thần của thầy ta hiện ra trên nét chữ như thế nào. Tưởng như nước chảy bên trong, mây bay bên trong. Mềm mại thế mà vô cùng cứng cỏi. Mềm mại thế mà không bao giờ gãy ngã... Hôm thầy ta từ biệt ra đi, ông cử Lễ là trưởng môn (trưởng tràng) và ta là đứa học trò ít tuổi nhất trong trường đến lạy thầy và mỗi người xin thầy một chữ để thờ. Thầy ta ngẫm nghĩ rồi viết vào hai vuông lụa bạch. Với bác cử Lễ, thầy cho chữ Nhẫn. Còn ta, thầy cho chữ Đạo.
- Thưa bác, ý nghĩa là thế nào?
Cụ tú Cao gật gù:
- Thường thường, khi cho chữ, người ta nhân đó muốn khen, hoặc muốn răn người được chữ.
- Ví dụ như chữ Đạo của nhà ta thì sao?
Cụ Tú vừa nói vừa ngẫm nghĩ:
- Khi còn là học trò, ta luôn khiêm nhường, luôn biết lễ nghĩa, lúc nào cũng suy ngẫm trước những hành vi của mình... Liệu có phải thầy đã bằng lòng với ta một chút nào chăng? - Rồi ông cụ chợt trầm ngâm. Nhưng chắc chắn ở đây còn mang một lời khuyên răn. Cháu chắc biết thanh thế của họ Vũ Xuân ở Cổ Đình này chứ. Họ nhà ta chẳng ai làm quan to, chẳng ai đỗ đạt cao, nhưng đời nào cũng luôn làm những chức dịch hào lý cao nhất làng xã. Đạo tức là răn dạy đấy. Hãy giữ lấy đạo làm người. Quan không to nhưng luôn ở cạnh dân. Gần lửa rát mặt. Đừng cậy thế mà gây ai oán cho dân. Đừng cậy giàu mà khinh bỉ người ta. Đừng cậy tay đao tay thước mà làm rớm máu dân lành...
- Thưa bác, thế còn chữ Nhẫn của cụ cử Lễ?
- À... Thầy ta là người sâu sắc, biết cái tướng của từng người, biết cái nết của từng dòng họ. Với họ Vũ Xuân ta thầy nhắc nhở chữ Đạo. Còn họ Đinh Công, thầy lại khuyên luôn giữ chữ Nhẫn. Bởi vì họ ấy hay đỗ đạt cao. Lại toàn những con người bộc trực ương ngạnh. Bộc trực thì tốt nhưng cái không hay của tính bộc trực là không mềm dẻo. Mà trong thời đại loạn như thế này con người liệu có thể trụ nổi khi chỉ biết cứng mà chẳng biết mềm? Ông cử Lễ đỗ đạt, ra làm quan phủ, quan huyện. Ông đồ Tiết, hai con: kẻ chết, người biệt xứ; riêng ông ấy lại mắc vòng tù ngục. Ông Lễ tuy làm quan nhưng có được người Tây tin dùng đâu; nhưng đối với ông em, làm quan cho người Tây đã là một tội lỗi... Anh em khảng tảng mỗi người một nơi... Thế đó... Thầy ta cho chữ Nhẫn cũng vì thế đó.
Ngẫm nghĩ một lúc, cụ nói:
- Mấy năm nay, giỗ thầy, bác Cử Lễ không về. Liệu năm nay bác ấy có về không?
Ông già tự hỏi rồi lại tự trả lời:
- Chắc là không. Già quá rồi còn gì... Mà chẳng cứ gì bác ấy, tất cả chúng ta đều già rồi.
Ông già càng lúc càng ngậm ngùi:
- Thầy ta đã ra đi rồi... Còn chúng ta cũng sắp sửa. Ngẫm lại bao nhiêu chuyện đã qua... thấy dang dở quá, thấy chẳng được gì... - Mắt ông già chợt sáng lên - Có lúc ta cũng muốn nối chí của thầy ta... Cháu ạ... Cái hồi Đông Kinh Nghĩa Thục... Cái hồi Duy Tân... ta ra Hà Nội đâu phải để kinh doanh... Nghe nói có các nhà nho Duy Tân... ta cũng muốn ra đó gánh vác một tay. - Cụ thở dài - Nhưng rồi... muôn sự tại trời. Phong trào tan rã. Ta cũng suýt nữa rơi vào vòng lao lý... May nhờ có Alexandre... anh ta say mê con Nguyệt... Anh ta chạy vạy... nhờ vả... nên ta mới thoát. Ta cảm động vì cái ân nghĩa ấy... nên mới gả cái Nguyệt cho anh ta... đành chịu cái tiếng gả con cho... kẻ ngoại bang...
- Nghe nói vì anh Alexandre là đốc tờ chữa khỏi bệnh cho bác nên...
- Ấy là cách nói trệch ra thôi... Vả lại, chữa bệnh cho ta khỏi chết và cứu ta khỏi ngục tù nào có khác gì nhau đâu.
Huy cầm tay ông bác già thương cảm. Cái thế hệ cha chú của anh thực ra cũng nhiều tâm sự. Cái thế hệ hùm thiêng đã sa cơ thật đầy hùng tâm tráng khí. Còn cái thế hệ mới của Huy thực ra mới chỉ manh nha. Bàn tay xương xẩu của ông bác già run run trong tay anh. Bàn tay già nhưng còn ấm lắm. Anh có cảm giác bàn tay khô héo ấy như muốn truyền chút hơi ấm còn sót lại cho anh.
Cụ Tú bảo:
- Thế mới biết cái chữ "Nhẫn" của thầy ta chẳng những cần cho nhà ông phủ Lễ, mà còn cần cho tất cả chúng ta.
Đến chỗ này thì người cháu khác người bác. Huy nói với cụ Tú:
- Không phải đâu bác ạ. Chúng cháu chẳng "nhẫn" được nữa đâu.
Đấy là cuộc nói chuyện giữa hai bác cháu cụ Tú hôm trước ngày giỗ cụ phó bảng và cụ Cử. Hai bác cháu lấy phất trần phủi bụi trên bức tranh chữ Đạo, rồi lau bàn thờ, lau lại chiếc khám trên có đặt bài vị cụ phó bảng và cụ Cử. Họ lau cả phản, cả sập, cả hương án... thậm chí cả những cây cột cho đến lúc căn nhà thờ sáng bóng như gương. Cụ Tú bảo phải làm như vậy vì cụ phó bảng ngày xưa sạch sẽ lắm. Cụ chúa ghét bụi bặm. Ông thầy già thuở trước muốn tất cả những đồ vật quanh mình đều phải biến thành gương để khi nhìn vào bất cứ vật nào cũng đều có thể soi gương, có thể trông thấy khuôn mặt trong veo của mình.
Bà cụ tú Cao bé nhỏ, lưng đã còng, nên trông loắt choắt như một đứa trẻ nhỏ. Tuy thế, cụ vẫn khỏe lắm, chẳng bệnh tật gì. Cả đời cụ tận tụy với chồng con, kính trọng ông Tú, coi chồng như một người toàn thiện, có thể nói như một ông thánh. Đối với việc giỗ tết hương khói, cụ rất coi trọng. Ngày giỗ hai cụ thầy năm nào cũng làm thanh bạch thôi nhưng nhất quyết phải cho tươm tất. Do đó, tối hôm trước, cụ đã sang nhà thím Pháo dặn phải cho cái Hoa đến làm giúp. Kể ra mình cụ làm cũng xong, nhưng cụ sợ mình đã già chân tay lẩy bẩy, có đứa con gái nhanh chân nhanh tay cụ thấy yên tâm hơn.
Sáng sớm hôm rằm, cô Mùi đã đội lễ từ đền Mẫu xuống. Cô bảo:
- Cụ tổ con yếu lắm rồi. Năm nay cụ đi lại trong nhà còn khó. Cụ con thế mà vẫn nhớ. Từ mấy hôm nay cụ con có nhắc: "Sắp đến ngày giỗ ông ấy rồi đấy. Cô nhớ sắm sửa lễ vật cho đủ". Cụ con bảo dạo này hay nằm mơ gặp cụ cử Khiêm. Cụ bảo: "Ông cụ vẫn như ngày xưa, chẳng thấy già đi".
Cách đây vài năm, vào ngày giỗ, cụ Tổ cô vẫn từ núi Mẫu xuống dự. Hai, ba năm nay, cụ yếu không đi được, nhưng không khi nào quên ngày giỗ chồng xưa.
Huy biết cụ phó bảng gần như một danh nho. Đã có lần, vào ngày giỗ, học trò đã tổ chức tế lễ cụ linh đình. Nay, thời thế khác rồi, nho học đã tàn, còn tổ chức được ngày giỗ thầy như thế này đã là tươm tất lắm. Các học trò cụ lục tục kéo đến. Cũng chả còn đông lắm. Chỉ chừng chục người, trong đó có cụ tú Cao, tiên chỉ Nhậm, cụ Tú làng Già, chánh Thi, đồ Tiết và mấy người nữa mà Huy chẳng biết tên. Huy chú ý đến cuộc họp mặt này, bởi vì ở đây, anh mới có dịp làm quen với những người nắm đời sống tinh thần của Cổ Đình. Từ bao đời nay, nho sĩ tuy không có tổ chức chặt chẽ, nhưng nó là một cộng đồng chỉ đạo linh hồn của làng xã. Nho học tàn, tổ chức nho sĩ rệu rã sắp biến mất, cần phải có một thứ tổ chức khác thay thế để làm chỗ dựa cho làng quê. Nếu chưa có tổ chức mới ấy thì chí ít anh cũng phải gây được cảm tình với những người đứng đầu cũ. Hình như cụ tú Cao cũng mang máng cảm nhận được ý tưởng ấy của Huy. Cụ đã hoạt động trong phong trào Duy Tân nên phần nào cũng hiểu được công việc vận động tổ chức quần chúng. Cụ lại rất có cảm tình với người cháu nên cụ lặng lẽ không nói gì, tuy nhiên thực ra cụ đang giúp anh.
Huy, trên danh nghĩa cháu ruột, là người nhà cụ Tú, do đó việc anh đi lại như con thoi từ dưới bếp lên nhà thờ để hầu hạ cho các cụ là hợp lý quá. Vả lại, việc luôn được xuống bếp anh cũng thích.
Thích vì được ngắm Hoa, được nói chuyện với Hoa. Bây giờ Hoa đã là học trò của anh rồi. Lớp học ở nhà Trịnh Huyền cho người lớn đã có thêm người học trò thứ tư, đó là Hoa. Huy nhìn Hoa làm món chả chìa, khen nức nở:
- Cô Hoa có bàn tay khéo quá. Chỉ trông cô làm đã thấy ngon.
Hoa đỏ mặt lên rồi trả thù bằng cách sai vặt anh:
- Cậu Huy, lấy cho cháu hạt tiêu...
- Sao cô lại xưng cháu?
- Thì ở làng này, đến nhà ai tôi cũng đều phải xưng cháu.
- Cậu Huy, bưng mâm xôi lên nhà thờ.
Về phần các cụ, thấy được một ông tú tài Tây bưng mâm như vậy, các cụ cũng khoái chí.
Ba gian nhà thờ, đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút. Hai cái chiếu hoa trải trên nền gạch hai gian bên. Cụ tú Cao thắp hương khấn vái rồi lấy ở mâm bồng dưới chân ngai ra cuốn giấy. Cụ trịnh trọng mở cuốn giấy. Hóa ra đó là bức tranh chữ Đạo mà cụ đã cuộn lại để lên ban thờ lúc nào Huy không biết. Cụ Tú treo bức tranh chữ ở trước hương án, rồi nói với mọi người.
- Trông thấy chữ của thầy cũng như gặp mặt thầy. Mời các cụ lần lượt vào thắp hương lạy thầy.
Đợi cho mọi người lễ xong và an tọa cụ mới nói:
- Đáng lẽ ra, bác trưởng môn Đinh Công Lễ phải về làm chủ lễ để chúng ta được tưởng nhở tới công ơn và khí tiết của hai thầy. Nhưng bác Lễ nay quá già yếu, lại ở xa không về được nên giao phó công việc cho tôi. Thầy chúng ta lúc nào cũng đinh ninh chữ Đạo trong tâm nên đã để lại chữ này, không phải cho riêng tôi đâu, mà cho tất cả chúng ta. Các cụ đều là người lịch lãm, tôi chẳng dám nói nhiều, chỉ xin nhắc lại lời thầy chúng ta: "Sau này, khi ta quy tiên, ngày giỗ ta, các con chỉ xem lại chữ này. Thế là đã thỏa vong linh ta lắm rồi".
Khi các cụ đã ngồi vào mâm, cụ Tú kéo Huy ra, nói với mọi người:
- Đây là thằng cháu Huy, con chú ký Nhàn.
- A, cậu tú Huy! Chúng tôi biết, chúng tôi biết.
- Vâng, cháu về làng để chờ thi tú tài phần thứ hai. Cháu tuy bận học, nhưng cũng để ra chút thì giờ lúc rỗi rãi để dạy học cho các cháu nhỏ.
- Thật quý hoá! Quý hoá!
- Bây giờ không học chữ nho nên việc biết chữ quốc ngữ là việc cần thiết. Chúng ta là người học đạo thánh hiền, chúng ta biết cái sự học là cần thiết cho dân đến thế nào.
Ông tiên chỉ Nhậm:
- Ấy cái việc học này chính phủ bảo hộ cũng rất khuyến khích. Nhưng ta phải xin phép. Phải giữ cho kín kẽ chứ các cụ.
- Xin phép thì cứ xin. Nhưng chờ được phép rồi mới dạy thì đến bao giờ trẻ con mới biết chữ. Chi bằng ta cứ coi như lớp học của các thầy đồ xưa. Chỉ cần cụ Chánh, cụ Tiên chỉ, ông Lý biết và gật đầu thế là được chứ gì. Ấy... hiện nay gia đình ông lý Cỏn cũng đã cho các cháu trong nhà học chữ. Chẳng lẽ chính phủ Tây cũng cấm cả việc chú dạy cháu, anh dạy em ư?
- Ồ, lớp học trong nhà như thế thì chắc được.
Các cụ vừa ăn uống vừa bàn tán khá sôi nổi. Đúng lúc đó, Tuấn xuất hiện. Anh thưa với các cụ:
- Lúc cháu ở Bắc Ninh, thầy cháu dặn rằng đến ngày giỗ cụ phó bảng, cháu phải trình bức thư này lên các cụ.
Cụ tú Cao cầm thư đọc cho mọi người cùng nghe:
Kính lạy hương hồn thầy
Kính thưa các huynh đệ đồng môn
Ngày giỗ thầy, vì sức yếu, con không về được, trong lòng thật buồn rầu áy náy vô cùng.
Kể từ khi con được cắp sách đến trường, nghe lời thầy giáo huấn, con vẫn nhớ đến câu của người xưa: "Dĩ đồng vi giám, khả chính y quan. Dĩ cổ vi giám, khả tri hưng phế. Dĩ nhân vi giám, khả tri đắc thất".
(Lấy đồng làm gương soi, có thể sửa y phục chỉnh tề. Lấy đời xưa làm gương soi. Có thể biết lẽ hưng vong. Lấy người làm gương, có thể biết phải trái được mất).
Do vậy, con luôn chăm chắm sự tu thân. Từ khi ra làm quan, chưa bao giờ hổ thẹn với lời thầy dạy. Tuy nhiên, việc ở đời thiên hình vạn trạng, con cũng phải lúc cứng lúc mềm, tuy nhiên phải cố giữ điều bất biến ứng cùng.. những người bạn trí thức bản xứ của ông cho rằng phải làm thế nào để thực hiện ước vọng tái sinh?
- Họ cho rằng nước họ cần phải qua bốn cuộc cách mạng. Thứ nhất: Tách ra khỏi Hán học, tách ra khỏi ảnh hưởng Trung Hoa, một ảnh hưởng đã có lúc rất lợi cho dân tộc họ nhưng nay kìm hãm họ.
Thứ hai: Làm một cuộc cách mạng gay go nhất, tức là chống lại chúng ta, tách ra khỏi sự thống trị của người Pháp.
Thứ ba: Đó là cuộc cách mạng kỹ nghệ, làm cho đất nước họ thoát ra khỏi tối tăm nghèo đói.
Thứ tư: Cuối cùng là cuộc cách mạng dân chủ. Con người tự ý thức rất cao về mình. Đứng ở điểm cao mà tiếp nhận, tổng hợp cái hay của cả Đông và Tây.
Không ngờ cuộc tranh luận lại nổ ra gay gắt thế, cha Colombert cố tìm cách chấm dứt mà không được.
Julien cười to:
- Thì cuộc cách mạng thứ nhất, chúng ta đã làm hộ họ rồi đó. Chúng ta đã xóa bỏ Hán học. Chúng ta đã dứt họ ra khỏi cái vòng phụ thuộc ngàn đời của họ với nước Trung Hoa. Thật may cho họ. Đáng lẽ ra họ phải biết ơn chúng ta chứ. Cuộc cách mạng thứ ba thứ tư, đối với họ chỉ là ảo tưởng nếu như không có bàn tay chúng ta chỉ dẫn. Còn cuộc cách mạng thứ hai, họ nghĩ tới tức là có tư tưởng phiến loạn. Những kẻ ấy, chúng ta phải tìm diệt từ khi nó còn trứng nước.
René cũng không kém cạnh. Mắt ông cũng nảy lửa khi nói với Julien:
- Dù anh ý định thế nào thì những cuộc cách mạng ấy cũng đã và đang xảy ra. Bỏ Hán học ư? Tốt! Họ chẳng cảm ơn chúng ta, vì đó chẳng phải lòng tốt của ta mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích của chúng ta. Còn dạy chữ quốc ngữ để cuối cùng thành ra toàn xứ sở này biết tiếng Pháp ư? Đó mới là ảo tưởng. Cái đích của họ không phải tiếng Pháp mà là chữ quốc ngữ. Điều thú vị ở chỗ, cái mà ta định dùng để thống trị họ, thì họ lại dùng để chống lại chúng ta. Gậy ông đập lưng ông mà.
Julien trở nên tức giận. Sự tức giận làm ông ta quên cả dè dặt, quên cả cẩn trọng, đã nói ra những điều mà đáng lẽ trong một bữa rượu người ta không nên nói:
- Tôi biết chứ. Tôi đâu có mù lòa. Tôi biết rằng ngay trên đất Cổ Đình này, người ta đang tổ chức những lớp dạy chữ quốc ngữ. Nhưng đằng sau những lớp học này là cái gì. Đó mới là vấn đề.