Chương 9
41

    
ng chết trước khi ta tới đây hai năm. Lúc đó, ông là tế sư, thấy tu cuối cùng còn sống trong khoảng một trăm làng dân tộc Mèo thiểu số quanh vùng, từ nhiều chục năm nay người ta không tổ chức lễ lạp lớn cúng tổ tiên nữa. Ông biết chẳng lâu la ông sẽ chầu trời và nếu như ông có thể sống thọ đến ngần này, là nhờ ông chăm thờ phụng cúng lễ: các vong hồn không dám vô cớ đến nhiễu ám ông. Ông sợ một buổi sáng nào đó ông không thể thức dậy được và không qua nổi mùa đông này.
Đêm giao thừa Tết nguyên đán, nhân đôi chân còn mang được người, ông đặt chiếc bàn vuông trước cửa nhà, ngôi nhà xây nhô ra trên sông. Bờ sông vắng tanh, lặng lẽ. Ai cũng ở trong nhà để đón giao thừa. Bây giờ ngừơi ta lễ tổ tiên y như đón giao thừa: ngày một đơn giản. Đời này đến đời kia, con ngừơi suy vi đi không thể nào chữa được.
Ông bày lên bàn nhiều bát đựng đầy rượu trắng, đậu phụ, bánh ngọt Tân Niên bằng gạo nếp và lòng trâu hàng xóm biếu. Dưới bàn, ông để một bó lúa, phía trước ông chất một đống than củi. Quá mệt, ông đứng lặng một lúc thở lấy lại hơi sức. Rồi ông leo lên bậc thang đá vào nhà tìm trong bếp mộ mẩu than hồng. Ông thong thả ngồi sụp xuống, cúi đầu thổi cục than. Khói làm nước mắt giàn ra đôi mắt khô khốc. Thổi một chập cuối cùng lửa bốc cao và ông ho một hồi. Cơn ho chỉ đỡ đi khi ông uống một ngụm rượu lễ vật.
Trên bờ bên kia, ánh sáng cuối cùng của ngày đang biến mất sau các đỉnh núi một mầu xanh thẳm, gió đêm bắt đầu rên rỉ trên sông. Mệt đứt hơi, ông ngồi lên chiếc ghế băng cao, quay mặt vào bàn, chân kê lên bó lúa. Ông lại thấy êm ả trong lòng, ngẩng đầu lên ngắm dãy núi âm thầm trối đọng, cảm thấy nước mắt mình và cái giọt nước ở chỏm mũi đang lạnh đi.
Ngày xưa khi ông làm lễ cúng tổ tiên, hai mươi bốn người chịu ông sai bảo. Hai ngừơi báo tin, hai chủ sự, hai người mang đồ thờ, hai ngừơi phụ lễ, hai người mang đao, hai người dâng rượu, hai ngừơi hầu món ăn, hai cô long nữ, hai ngừơi truyền lệnh, những ngừơi nắm cơm, linh đình không kể xiết, ít nhất ba trâu, nhiều nhất chín trâu.
Để đền công ông, người chủ xin ông làm lễ phải nộp cho ông bảy lần gạo nếp: lần đầu bảy vò để ông vào núi chặt cây trống. Lần thứ hai tám vò để ông mang các trống vào hang. Lần thứ ba, chín vò để mang trống về làng. Lần thứ tư, mười vò để buộc trống vào nhau. Lần thứ năm, muời một vò để gíết trâu và cúng nó cho các trống. Lần thứ sáu, mười hai vò để nhảy trống. Lần thứ bảy, mừơi ba vò để đưa trống đi. Phép tắc tiên tổ định ra như vậy.
Khi ông làm cái lễ cuối cùng, người chủ cử hai mươi lăm ngừơi mang đến cho ông cơm, thức ăn và rượu. Oai làm sao! Than ôi, những ngày tươi sáng ấy đã hế thật rồi! Năm ấy, để giữ chặt lấy con trâu lồng phá trước khi bị giết, người ta đã cắm một cây cột ngũ sắc tại chỗ. Người chủ xin lễ mặc quần áo mới rồi khèn và trống nỏi lên. Ông mặc áo dài trường bào màu tía, đội một chiếc mũ nhung đỏ. Chiếc lông chim đại bằng cắm ở cổ áo. Tay phải ông lắc những quả nhạc con, tay trái ông cầm một cái quạt làm bằng một tàu lá chuối lớn. A…
Trâu ơi trâu,
Mày đẻ ra trong nứơc êm ả
Mày lớn lên trên bãi cát
trong làn nước mày theo mẹ mày
trên núi gò mày theo bố mày
mày đã tranh cái trống cúng với con châu chấu,
mày đã tranh cây tre cúng với con bọ ngựa,
mày đã đánh nhau ở trên ba bờ dốc,
mày đã xung sát ở bảy vực sông
mày đã thắng con châu chấu,
mày đã gíết con bọ ngựa,
mày đã cướp cây tre
mày đã đoạt cái trống lớn,
mày lấy cây tre cúng mẹ mày
mày lấy cái trống cúng bố mày
Trâu ơi trâu,
mày mang bốn gùi bạc
và bốn gùi vàng cùng lúc
mày đi với mẹ với bố
mày vào hang tối
mày sẽ giẫm phải cửa của trống,
mày trông coi với mẹ các thung lũng
mày trông coi với bố cổng làng
để ngăn tà ma không làm hại người,
để cấm quỷ quái vào nhà tổ tiên,
để cho mẹ mày nghìn năm được yên,
để cho một trăm đời bố mày ấm cúng.
Đến lúc ấy, một người đàn ông buộc một sợi dây thừng vào mõm con trâu đực, chằng hai sừng nó bằng một sợi vỏ cây dài rồi kéo nó. Người chủ xin lễ đứng trước con trâu quỳ gối ba lần, khấu đầu chín lần. Vừa hát bằng một giọng cao vút, người chủ tế vừa cầm một cái dáo và đuổi theo con trâu để giết nó. Rồi lần lượt chuyền nhau con dao găm, tụi trẻ đến đâm con vật theo tiếng nhạc và tiếng trống. Con trâu chạy cuống cuống quanh cây cột ngũ sắc và chảy hết máu. Cuối cùng không còn hơi sức nó quỵ xuống. Lúc đó đám đông chặt đầu nó và chia nhau thịt. Ức con vật được giữ là vật sở hữu của chủ tế. Những ngày tươi sáng ấy bây giờ đã chấm dứt thật rồi!
Giờ đây, răng ông đã rụng hết và ông chỉ ăn được chút cháo. Những ngày sung sướng kia, ông đã từng thật sự sống qua nhưng hiện giờ chẳng ai đến hầu hạ ông nữa. Bọn trẻ một khi có tiền rồi thì học nhét vào mồm điếu thuốc lá, tay cầm cái hộp điện kêu oe óe rồi đeo những cái kính đen sì trông chúng giống như quỷ. Chúng có còn nghĩ tới tổ tiên cha ông không? Ông càng hát càng thấy cay đắng.
Ông nhớ ra mình đã quên bày bát hương nhưng nếu ông quay vào cửa tìm, ông phải leo lên các bậc thang bằng đá. Ông bèn châm các cây hương vào những cục than hoa đỏ rực rồi cắm vào cát, trước cái bàn vuông. Ngày xưa, trên mặt đất, phải rải một miếng vải đen dài hai mét rồi đặt bó lúa lên trên.
Ông vò đạp bó lúa và nhắm mắt lại. Trước mắt ông hiện ra hai long nữ mới mười sáu, những cô gái đẹp nhất làng, mắt sáng trong như nước sông. Đấy là trước mùa lũ, bây giờ hễ mưa to một trận, sông lại đục ngầu và hơn nữa, trong vòng mười dặm quanh đây, không sao tìm ra được cây to để dùng vào cúng tế. Ít nhất cần mười hai đôi cây có những tinh dầu khác nhau nhưng phải cùng một kích thước dài, to. Từ gỗ trắng như cây thanh cang đến gỗ đỏ như cây phong; người ta có thể sát lấy bạc từ thanh cang, lấy vàng từ phong.
Lên đường nào! Bố trống bằng gỗ phong,
lên đường nào! Mẹ bằng gỗ sồi
hãy đi theo gỗ phong,
hãy đi theo gỗ thanh cang,
đến nơi có vua của năm tháng,
đến nơi có tổ tiên ông cha
khi mày đã đệm theo với trống, hãy dứt đi cái nêm,
thầy chủ tế rút dao ra khỏi vỏ
rút dao ra để chặt cây,
dứt cái nêm đi để đệm kèm với trống,
tùng cắc tùng tùng oành,
tùng cắc tùng tùng oành,
cắc tùng cắc oành oành,
oành cắc tùng tùng cắc,
Hàng chục lưỡi rìu làm việc suốt đêm. Chúng phải hoàn thiện nhiệm vụ. Hai cô long nữ đường nét thanh tú đến thế, eo thắt lưng ong đến thế cuối cùng rướn người lên.
Những người đàn bà muốn chồng,
Những đàn ông muốn vợ,
họ sẽ làm ra trẻ con ở trong phòng,
họ chế ra chúng mà không cho ai biết,
dòng dõi không được diệt
đời cháu con không được lụi tắt,
bảy đứa con gái khéo tay đã được đẻ ra
chín đứa con trai giỏi đẹp xuất hiện trên mặt đất.
Hai cô long nữ cứ đăm đăm nhìn. Con ngươi đen nhánh quay hết cả vào ông. Ông lại cảm thấy một ham muốn xác thịt, dương khí ông trở lại và ông bắt đầu to giọng hát, mặt ngửa lên trời, gà trống bèn cất tiếng gáy ố ồ ô, ông Thiên Lôi phóng tầm sét, ma quái không đầu gõ và nhảy trên mặt trống như một cơn mưa những hạt đậu, á! Những mũ cao bằng bạc, những hoa tai nặng trịch, hơi nóng cuồn cuộn dâng lên từ lò sưởi chất đầy than hoa, ông rửa mặt, niềm vui tràn ngập, các thần linh hài lòng, các ngài đã trải ra một cầu thang trời, bố mẹ từ trên đó đi xuống, trống càng đánh càng hăng, vựa thóc mở ra, chín nồi và chín vò không đủ để đựng cái hạt đã chuốt, lửa càng cháy dữ, than rực hồng, của cải phú quý ở đây, linh hồn của Tổ Mẫu cuối cùng đã đến, đây là dồi dào, chín thùng cơm trắng bốc khói, tất cả đến nắm những nắm cơm chim chim, trống đâu, trống đâu: Chủ trống bắt đầu dễu đi, ông tổ theo sau. Đằng trước, đằng sau, khắp chốn khắp ngả nối gót. Người chủ trống khép lại sau cùng cuộc diễu đi.
Hãy đến tắm trong nước của phú qúy
Hãy tẩm đẫm nước của phát tài
Nứơc phú quý sẽ cho chùng mày một đứa con,
một đứa con trai sẽ từ trong nước mưa ra đời,
con và cháu chắt như những cây sậy
bọn trẻ như những con cá con
chen chúc ở nhà chủ trống
chúng uống chín sừng rượu
chúng lấy cơm để cúng tế
chúng rẩy rượu ra đất
khẩn xin thần trời nhận lấy
khẩn xin quỷ đất ăn đi
tổ tông vung kiếm lên,
tổ tiên rút kiếm, vượt qua các đời,
xin cho họ vĩnh hằng
người ta nhớ lại mẹ đẻ
để khoét một cặp tre pheo, để làm ra hai cái trống…
Ông hát váng cho tới khi kiệt sức. Tiếng ông khản giống như một cây gậy tre nứt rên rỉ lên trong gió. Cổ họng ông khô khốc. Ông uống vài giọt rượu. Ông biết đây là lần cuối cùng, linh hồn ông đã từ biệt ông, đi theo tiếng hát của ông đang thoát vào không trung.
Ai nghe thấy ông ở bên bờ con sông tối tăm và vắng lặng này? May sao một bà già mở cửa để hắt nước bẩn và bà hình như chỉ thoáng nghe thấy có tiếng hát xa xa. Lúc đó bà nhận ra ánh lửa trên bờ sông và nghĩ đó là một ngừơi Hán đang câu cá. Họ len lỏi khắp nơi, bất cứ nơi nào có tiền để kiếm. Bà đóng cửa lại rồi thình lình hiểu ra rằng ngừơi Hán cũng như ngừơi Mèo tối nay ăn giao thừa, trừ những ai thật sự không có lấy một xu. Có thể đấy là một ngừơi ăn xin. Bà lấy đầy một bát những thức ăn thừa của bữa cơm ngày Tết rồi đi xuống tận chỗ ánh lửa. Bà sửng sốt nhận ra ông già ngồi ở trước cái bàn vuông.
Chồng bà lão dậy đóng cửa, gío lạnh ùa vào nhà, ông nhớ ra vợ ông vừa đem bát thức ăn cho người ăn xin. Ông cũng đi ra và đến lượt ông sững lặng đi vì ngạc nhiên khi đến trước ngọn lửa. Rồi con gái con trai ông bà già, tất cả đều không rời đi được. Cuối cùng người con trai từng mấy năm đi học ở trường xã lên tiếng.
- Mọi người ở ngoài như thế này có thể bị cảm lạnh đấy, anh ta vừa nói vừa đi lên. Con đưa về nhà nào.
Ông già, giọt nước mắt đầu mũi, không để ý đến anh ta, cứ tiếp tục khe khẽ hát, giọng khàn khàn rung lên ở cổ họng, hai mắt nhấm nghiền.
Cửa các ngôi nhà khác lần lượt mở ra. Các bà già, ông già theo sau là con cái; cuối cùng cả làng tụ tập ở bờ sông. Một số người quay về nhà kiếm những bát bánh nếp, ngừơi khác mang đến con vịt, người khác nữa một bát rượu cùng một ít thịt trâu. Sau hết, họ đặt ở trước mặt ông già một nửa cái thủ lợn.
- Quên tổ tiên ông bà ông vải là một tội ác, ông già không ngừng lẩm bẩm. Cảm động, một cô gái chạy về nhà lấy cái chăn cô chuẩn bị cho đám cưới của mình. Cô đắp nó lên ông già rồi lau mũi cho ông bằng một chiếc khăn tay thêu.
- Bố già ơi, về nhà đi, cô khuyên.
- Tội nghiệp ông lão! Đám trẻ kêu lên.
- Mẹ của cây phong, bố của cây thanh cang, nếu các người quên tổ tiên ông bà ông vải thì báo ứng, các người sẽ phải trả cái tội ấy.
Lời ông quay cuồng trong cổ họng ông. Ông khóc.
- Bố già ơi, bố già mất hết cả tiếng rồi.
- Bố về nhà mau đi.
Đám trẻ toan đỡ ông.
- Tôi chết ở đây…
Ông già giẫy giụa. Cuối cùng ông kêu lên như một đứa bé đanh đá.
- Để cho ông ấy hát, một bà già nói. Ông ấy không qua được mùa xuân này đâu.
Quyển sách “Lời tế trống” ta có trong tay. Các bài hát tế lễ đã được một ngừơi bạn Mèo ta kết giao sưu tập và dịch ra tiếng Trung Quốc. Nếu ta viết ra câu chuyện trên đây thì đó cũng coi là một cách tạ ơn.

 

42
Một ngày rất quang đãng, trời không mây, ánh sáng trong veo và bầu trời sâu thẳm khiến mi thấy nghẹn ngào. Dưới kia, ngôi làng tịch mịch với những nếp nhà sàn tựa vào vách đá như những đõ ong treo vào sườn núi. Đó là một cảnh mộng, mi lòng vòng quanh đi quẩn lại dưới chân núi, không tìm thấy lối đi vào. Mi tận mắt thấy đã gần với ngôi làng nhưng thật ra mi lại đang ở xa nó. Trở đi trở lại mãi làm mi mất thời giờ cuối cùng chỉ đành bỏ cuộc. Mi thuận chân men theo một đường núi cho tới khi ngôi làng mất dạng sau núi. Mi dẫu gì vẫn cứ cảm thấy nối tiếc. Mi không biết con đường dưới chân mi đây nó dẫn tới đâu, tuy mi chẳng có cái đích nào rõ rệt.
Mi đi thẳng lên đằng trước trên đường núi ngoằn ngoèo. Trong đời, mi vốn không bao giờ có đích rõ rệt, các mục tiêu mi đặt ra cho mi không ngừng biến đổi cùng với điều kiện và thời gian, rút cục lại mi chẳng có tôn chỉ nào hết. Nếu nghĩ kỹ thì cái đích tối hậu của đời ngừơi ta là không quan trọng, nó như một đõ ong. Bỏ thì thương mà vương thì tội, gây nên cảnh hỗn loạn cùng cực, tốt hơn cả là bỏ nó lại ở nơi nó đang ở rồi quan sát nó chứ đừng mó vào nó. Nghĩ như thế mi thấy chân bước nhẹ nhõm nhiều, mi đi đâu, cái đó ít quan trọng, miễn là có phong cảnh đẹp để ngắm.
Đường mòn men giữa một rừng dương mai nhưng chưa phải mùa ra quả. Khi quả dương mai chín, mi sẽ ở đâu, không thể nào biết. Mai có chờ người không? Hay người chờ mai? Đấy, một vấn đề siêu hình có thể dẫn đến vô cùng vô tận lời giải. Các lời giải có thể đã được đưa ra hết rồi. Nhưng cây dương mai vẫn chẳng bao giờ thay đổi và con người mãi vẫn cứ giống cái ta xưa. Cũng có thể nói rằng dương mai năm nay không giống dương mai năm sau, người hôm nay không giống người hôm qua. Vấn đề là biết ngừơi hôm nay hay người hôm qua, kẻ nào thật? Hãy để cho các nhà siêu hình học nói siêu hình học, mi hãy nom đến con đường của mi.
Mi không ngừng leo dốc, người đẫm mồ hôi rồi thình lình mi đổ ra đầu làng. Nhìn thấy bóng râm của ngôi làng, mi liền có một cảm giác tươi mát ở trong lòng.
Chưa bao giờ mi nghĩ rằng dưới chân nhà sàn, các tấm đá lát dài sẽ lại có người ngồi đấy hết. Mi chỉ có thể lách lấy một lối đi nhờ len lỏi qua những chân cùng cẳng. Chẳng ai nhìn mi, họ đang cúi xuống lầm rầm một bài khấn niệm, tất cả đều có vẻ rất đau khổ. Các bậc đá lát uốn lượn dọc dẫy phố. Mỗi bên dẫy phố, các nhà gỗ nghiêng vẹo, dựa lẫn vào nhau nhưng không thể đỗ - trừ phi gặp phải động đất hay lở núi, tất cả sẽ sập nhào.
Các cụ già ngồi kia, họ cũng dựa vào nhau giống hệt các ngôi nhà. Chỉ cần xô một người là tất cả cùng ngã như các con bài đô-mi-nô. Mi không dám chạm khẽ vào họ, sợ gây nên tai họa.
Mi rất chú ý đặt chân vào giữa chân cẳng họ. Bít tất vải bọc các bàn chân gầy guộc giống như những ngón chân gà. Giữa tiếng than trách của họ vang lên những tiếng nghiến lục khục, không thể biết chúng do các ngôi nhà phát ra hay do các khớp xương của họ. Tuổi cao đày đọa họ vào cảnh run lẩy bẩy, trong khi họ ngả nghiêng tụng niệm, đầu họ không ngừng lắc lư.
Suốt dọc phố ngoằn ngoèo, vô tận đều là đàn ông, họ mặc những bộ áo quần xam xám bằng vải bông cũ đã sờn và vá như nhau, tất cả đều ngồi trên tấm đá lát đường. Ở bao lơn các ngôi nhà cao đang phơi chân, vải trải giường, màn làm bằng gai thô. Một vẻ trang trong sâu lắng toát ra từ các cụ già đang chìm đắm trong đau đớn này.
Trong tiếng tụng niệm của các cụ một âm thanh chói tai trở đi trở lại, nó xuyên vào mi như các móng mèo, nó nắm giữ mi, lôi cuốn mi, buộc mi phải đi lên đằng trước. Không thể nói nó đến từ đâu nhưng khi mi nhìn thấy những xâu tiền giấy treo ở trước cửa một ngôi nhà và khói hương lọt qua những tấm rèm rủ thì mi hiểu rằng người ta đang khóc thương một ngừơi chết. Mi tiến lên một cách khó khăn. Người ngày một chen nhau sít hơn, mi không thể đặt cả chân mi nữa. Mi sợ giẫm gẫy xương của họ. Mi phải hết sức chú ý để chọn một chỗ trống trong mớ chân cẳng chằng chịt ấy, mi nín thở đi lên từng bước một.
Không ai ngẩn đầu lên nhìn mi. Trên đầu, họ đội khăn hay một khăn tay vải. Mi không phân biệt được nét mặt họ. Lúc này họ đang cùng nhau hát một bài; chăm chú nghe mi nắm được lời.
Các ngươi đã đến tất cả,
Trong một ngày chạy những sáu lần
Mỗi một lần chạy hàng sáu dặm,
Các ngươi rắc gạo dưới âm,
Có việc cần các người đến cáng đáng.
Cái giọng the thé lĩnh xướng là của một bà cụ ngồi ở thềm cửa bằng đá, ngay bên mi. Bà khác với ngừơi khác: đầu vai đều choàng kín vải đen, bà đập bàn tay run run lên đầu gối, đung đưa người từ đằng trước ra đằng sau theo lời hát. Bà để bên cạnh một bát nước lã, một đoạn tre đầy cơm cùng một đống tiền hình vuông bằng giấy dầy, có chọc thủng những hàng lỗ nho nhỏ. Bà nhúng ngón tay vào bát nước rồi bóc một tờ tiền giấy tung vào trong không trung.
Không biết bao giờ các người đến,
Không biết bao giờ các ngừơi đi,
Tất cả các người đi đến đâu trời cuối đất,
Ở đèo phía đông đằng kia,
Tu Tan a Tu Tan à[18]!
Để giết một người, nó không cần đến nửa hạt cơm,
Để cứu một mạng, nó không cần đến nửa xu,
Những ai khổ nạn đều được cứu,
Nào mời các người họp nhau vào!
Mi muốn đi vòng qua người bà cụ nhưng mi sợ va vào bà thì bà sẽ ngã mất, chắc chắn là thế rồi. Mi toan co cẳng bước qua bà ta nhưng bà ta bắt đầu the thé réo lên:
Tu Tan a! Tu Tan ô!
Chân bé như đôi đũa,
Đầu to như cái lồng vịt,
Nó đến thì việc xong nhanh
Nó đến thì ta nhờ vả được
Cầu cho nó đến nhanh
Bảo nó đừng có chậm!
Bà vẫn gào réo, từ từ đứng lên, vẫy vẫy tay về phía mi, các móng tay bà như những móng gà con chĩa vào mắt mi. Mi không hiểu sức mạnh nào đẩy mi gạt tay bà ta ra, giật mảnh vải đen phủ lên đầu bà. Hiện ra một bộ mặt bé tạo, khô quắt, hai hố mắt vô thần lõm sâu trong sọ, hai môi mở ra cho thấy một chiếc răng, như phô ra một nụ cười mà lại không phải là cười. Bà tiếp tục vừa réo vừa nhảy:
Rắn đỏ ngũ hoa bò ở khắp nơi,
Hổ báo đi ra,
Cửa núi ầm ầm mở,
Tất cả qua cái cổng đá ấy đến,
Đâu đâu chúng cũng hò đồng thanh,
Tất cả đều tiếng kêu như thế.
Nhanh nhanh lên, hãy cứu con người
lâm cảnh khốn
Mi muốn gỡ mi ra khỏi bà cụ nhưng các ông già khô như củi từ từ đứng dậy, vây lấy mi và tiếp tục kêu lên bằng cái giọng run rẩy:
Tu Tan a! Tu Tan ô!
Mau mau mở cửa khấn vái tứ phương,
Giờ dần đang mời giờ mão đến,
Cầu đến Bố Sấm và Mẹ Sét
Nào, được ngựa cùng cưỡi
Được tiền cùng tiêu.
Đám đông nhào vào mi gào thét, âm thanh nghẹn trong họng mi: Mi chỉ còn cách đẩy họ ra, họ lần lượt ngả lăn ra đất, nhẹ như giấy, không tiếng động rồi tất cả bốn bề hóa ra im lặng, một im lặng thăm thẳm. Lúc ấy, mi hiểu ra ngay ra rằng cái người năm trên ván sàn sau bức rèm chính là mi. Mi không cam chết như thế, mi muốn trở về với nhân gian.

43
Rời làng Mèo, ta đi trên một đường núi vắng, từ rạng sáng tới chiều. Không một cam nhông kéo moóc chở đầy gỗ hay tre, không một xe khách đường dài nào dừng lại khi ta ra hiệu.
Mặt trời chiếu thẳng vào mặt ta, gió lạnh nổi lên trong lũng nhỏ. Trên đường cái ngoằn ngòeo, không làng mạc, không kẻ đi đường, ta bị nỗi buồn cầm giữa. Ta có đến được huyện lỵ trước chiều tối không? Nếu không có xe nào muốn cho ta đáp, không biết ta sẽ qua đêm ở đâu. Thình lình ta nhớ ra có một máy ảnh trong xắc đeo lưng. Tại sao ta không thử làm cho ta thành nhà báo nhỉ?
Ta nghe thấy một chiếc xe lại gần. Ta đàng hoàng ra đứng hẳn ở giữa đường để chắn lại, giơ chiếc máy ảnh lên. Một chiếc cam nhông phủ bạt gập ghềnh đi tới. Nó lao vào và chỉ đến phút cuối cùng mới rầm rĩ phanh dừng lại.
- Con nhà con mẹ nào mà lại cản đường thế này hả? Muốn chết hả? Người tài xế quát, thò đầu ra khỏi ca bin.
Đó là một người Hán, ít ra ta hiểu được anh ta nói gì.
Ta vội vọt đến cửa xe:
- Tôi xin lỗi, tôi là nhà báo, tôi đến điều tra ở một làng Mèo, rất vội, tôi phải gửi một bức điện ở huyện lỵ trước lúc trời tối.
Loại người mặt rộng, má vuông và mồm ta này nói chung dễ thuyết phục. Anh nhìn ta soi mói từ đầu đến chân rồi cau mày:
- Xe tôi chở lợn, không chở người, nó không lên huyện lỵ.
Đúng thế, ta nghe thấy tiếng lợn kêu ở bên trong.
Ta cười thật rộng:
- Anh không đưa tôi đến lò sát sinh là tốt rồi.
Vẻ khó chịu, anh ta mở cửa. Ta nhảy vào ca bin, rối rít cảm ơn.
Anh từ chối điếu thuốc ta mời. Xe chạy một đoạn, chẳng ai nói gì. Bây giờ đã ngồi yên chỗ, ta chẳng cần giải thích. Thỉnh thoảng anh tài liếc chiếc máy ảnh ta cố ý đeo vào cổ. Ta biết trong con mắt ngừơi dân vùng này, Bắc Kinh tức là trung ương, một nhà báo đến từ trung ương thì dứt khoát phải là “oai”, nhưng sao không có cán bộ huyện đi cùng và không có xe jeep nào đi đón. Giải thích điều này như thế nào? Khó xóa tan được những nghi ngờ của anh tài.
Chắc anh ta nghĩ ta là một thằng bịp. Ta nghe nói có bọn ấy thật. Mang máy ảnh không phim, làm bộ làm điệu, chúng đến vùng núi chụp ảnh cho nông dân, khẳng định rằng bảng giá của chúng hạ. Chúng giở trò như vậy một thời gian rồi ra thành phố tiêu món tiền chúng đã bịp được. Nghĩ anh tài coi ta là loại bịp như thế, ta thấy vui vui. Thỉnh thoảng ta cũng phải tự cho mình đổi chút khoan khoái kẻo không chuyến đi dài sẽ thật sự là quá gian nan. Thình lình anh tài liếc ta, lạnh lùng hỏi:
- Rút cục anh đi đâu?
- Tôi về huyện lỵ.
- Huyện lỵ nào?
Vì đã đi trong xe của vua Mèo, ta không nhớ tên các huyện lỵ đã qua. Ta không thể trả lời được.
- Đằng nào thì tôi cũng đến trung tâm đón tiếp của ủy ban huyện gần nhất mà! Ta nói.
- Thế thì xuống đây.
Trước mặt ta, một ngã tư cũng vắng tanh, không một bóng người. Ta không biết liệu anh ta muốn dọa ta hay anh ta cũng có óc hài hước.
Chiếc cam nhông chậm lại rồi dừng.
- Tôi thì quay lại, anh ta nói thêm.
- Nhưng anh đi đến đâu?
- Đến công ty thu mua lợn sống.
Anh cúi xuống để mở cửa cho ta. Đó là một sự mới xuống. Dĩ nhiên không phải là hài vui, ta chỉ có thể nhảy ra khỏi ca bin và hỏi:
- Ta ra khỏi khu tự trị Mèo chưa?
- Ra lâu rồi, anh chỉ cách thành phố có khoảng chục cây số thôi, anh sẽ đến thành phố trước đêm tối đấy, anh ta trả lời lạnh lùng.
Cửa sập lại, đám bụi và chiếc cam nhông khuất vào đằng xa.
Ta nhủ thầm nếu ta là đàn bà con gái đi một mình, anh tài có lẽ sẽ chẳng lạnh như thế. Ta biết trên loại đường núi này, các tài xế xe tải đã lạm dụng đàn bà con gái thân chiếc mà đàn bà thân chiếc thì chẳng thể cứ nhẹ dạ lên xe chở hàng đường dài này được. Người ta luôn phải cảnh giác nhau.
Mặt trời đã khuất, sương chiều kéo lê trên vòm trời vẩy tê tê. Trước mặt ta, một dải dố dài xam xám. Chân ta ê ẩm, lưng đầy mồ hôi, ta không rình ngó xe cộ nữa, ta chỉ ao ước được nghỉ ở đỉnh dốc trước khi lại lên đường ban đêm.
Không bao giờ ta lại nghĩ gặp một người cùng cảnh ở đấy. Hắn cùng đến đỉnh dốc một lúc. Tóc rối bù, râu ria không cạo đã nhiều ngày, hắn cũng mang một cái xắc. Ta mang xắc ở trên vai, còn hắn cầm tay. Hắn mặc quần lao động xám nhạt, loại quần thợ mỏ, thợ nề vẫn mặc. Ta, quần gin, từ nhiều tháng nay chưa giặt.
Từ cái liếc đầu tiên, ta hiểu ngay rằng cuộc gặp gỡ này báo trước điều không hay. Hắn xét nét ta từ đầu đến chân rồi chuyển sang nhìn cái xắc của ta. Ta có cảm tưởng đối diện với một con sói. Cái khác duy nhất là con sói coi kẻ nó gặp là con mồi còn con người thì quan tâm đến của cải của con mồi. Ta không thể không nhìn hắn chằm chặp. Ta cũng chú mục vào xắc của hắn. Hắn có vũ khí bên trong không? Nếu ta đi qua, hắn có tấn công ta từ đằng sau không? Ta dừng lại. Xắc của ta không nhẹ, nhất là với cái máy ảnh vung lên thì cũng khá nặng để làm được vũ khí. Ta cho nó tụt khỏi vai xuống tay rồi ta ngồi xuống đống ta-luy vệ đường. Ta tranh thủ thở lại đều đặn và sẵn sàng đối đầu với hắn. Hắn cũng lấy lại hơi và ngồi xuống một hòn đá, bên kia đường. Chưa tới mười bước ngăn cách.
Rõ ràng hắn khỏe hơn ta. Nếu đánh nhau ta không bằng hắn nhưng ta biết trong xắc có một dao thợ điện khi du lịch ta thường mang theo, nó hữu ích và lại làm được vũ khí cho ta phòng thân. Hình như hắn không có cái tương xứng… Có một con dao nhỏ hơn chắc chắn hắn ta không thắng. Ta lại còn giải pháp quay đầu chạy, nhưng như thế có lẽ sẽ lại càng dụ dỗ hắn ngờ ta có tiền của thật và ta hèn yếu do đó kích hắn tiến công ta. Qua cái nhìn của hắn, ta biết đường ở đằng sau ta cũng vắng tanh như đường ở đằng sau hắn. Ta phải cho hắn biết là ta đang canh chừng và ta không sợ.
Ta châm một điếu thuốc rồi làm bộ nghỉ ngơi. Hắn cũng lấy thuốc ra từ túi sau quần. Cả hai tránh nhìn thẳng vào nhau, nhưng dò nhau bằng đuôi con mắt.
Nếu hắn không chắc chắn ta mang một cái gì quý báu trong ngừơi thì sẽ không có đánh chác. Trong xắc của ta, chỉ có một máy ghi âm xách tay cũ kỹ gần như không nghe được mà lẽ ra ta đã quẳng đi từ lâu nếu như ta có tiền mua một cái khác. Thực tế đồ vật giá trị ta có chỉ là chiếc máy ảnh Nhật với các chức năng khá toàn diện này, nhưng cũng chẳng bỏ phải liều mạng vì nó. Ta cũng có một trăm nguyên tiền lẻ gì đó. Lại càng chẳng bõ đổ máu vì cái khoản ít ỏi đến như thế. Ta thở khói vào đôi giầy xam xám của ta. Bây giờ ta ngồi, áo sơ mi dệt chui cổ đầy mồ hôi dán vào lưng, ta lạnh toát lưng và nghe thấy gió gào trên đỉnh cao.
Hắn bĩu môi khinh khỉnh, để lộ răng nanh. Có lẽ ta cũng có biểu lộ tương tự thế. Có lẽ ta cũng phô răng ra, chắc với bộ mặt cũng kẻ cướp như hắn. Nếu ta mở miệng, ta sẽ thốt ra cũng những lời tục tằn như hắn, ta có thể trở thành hung tợn, cầm dao đâm hắn rồi chuồn đi ngay lập tức. Hắn có cùng trang thái tâm lý như ta không, mặc dù cái vẻ dửng dưng hắn đang có lúc này, cả hai tay đang kẹp chặt lấy đầu mẩu thuốc lá, cũng sẵn sàng tự vệ?
Hắn không thể phát hiện ra rằng vật duy nhất đáng giá trên người ta là đôi giầy. Ta đã mua chúng dùng cho chuyến đi xa này nhưng mưa, bùn và nước sông đã làm cho chúng biến dạng. Chúng bẩn, đen khó mà nhận ra chúng là sản phẩm để du lịch từng treo cao giá là mốt mới. Ta rít một hơi thuốc dài rồi di điếu thuốc xuống đất. Lập tức hắn cũng búng cái đầu mẩu đi, như để trả lời ta. Khinh miệt ở phía hắn, nhưng cũng cả là tự vệ.
Chúng ta cùng đứng lên, không tìm cách né tránh nhau. Cả hai tiến ra giữa đường và đi ngược chiều nhau, vai chạm vai nhau. Rút cuộc không phải sói, đúng hơn là hai con chó hoang đang lảng ra xa nhau khi đã đánh hơi nhau.
Trước mặt ta, dốc xuống dựng đứng. Ta chạy hết tốc độ cho tới tận bãi đất phẳng. Khi ta quay lại, dải đường xam xám leo lên đỉnh núi hoang vắng hình như lại càng cô quạnh hơn trong cảnh hoàng hôn.

44
Nàng nói nàng đã già, buổi sáng điểm trước gương, này thấy những vết nhăn đuôi mắt mà chẳng kem phấn nào xóa được. Cái gương là dấu hiệu rõ rệt cho nàng thấy những năm tháng đẹp nhất trong đời đã phung phí mất toi. Chỉ chiều đến nàng mới cảm thấy đôi chút tức giận. Nàng muốn tất cả các buổi tối của nàng đều bận, có mục đích ra ngoài hay thăm viếng, nàng không chịu được sự cô đơn. Nàng muốn sống gấp, anh có hiểu cái cảm giác khẩn cấp đó không? Không, anh không hiểu được nó đâu.
Nàng nói nàng chỉ còn cảm thấy vẫn sống khi nàng đi nhảy, khi ngừơi nhảy với nàng chạm vào nàng và nàng nhắm mắt lại. Nàng biết chẳng ai có thể sẽ yêu nàng, nàng sợ những vết nhăn ở đuôi mắt, sợ nước da nàng mỗi ngày một nhàu phai, nàng không chịu được bị nhìn chăm chú. Nàng biết rằng đàn ông, khi cần một người đàn bà, đều tuôn ra những lời đường mật và khi đã thỏa mạn, lại lên đường kiếm một chinh phục mới. Khi tìm ra một người đàn bà trẻ đẹp, lập tức lại bắt đầu giở trò õng ẹo ỏn ẻn của các anh. Tuổi trẻ của người đàn bà hỏi được bao lâu gì? Đấy, số phận của họ là như thế đấy. Mi chỉ nói với nàng những lời cảm kích vào ban đêm ở trên giường, khi mi không thấy được các vết nhăn của nàng, khi nàng cho mi khoái cảm, khi mi nghe nàng kể lể! Nàng nói mi chờ một cơ hội để bỏ rơi nàng, mi không được nói.
Hãy yên tâm đi, nàng nói nàng không phải hạng đàn bà bấu chặt lấy đàn ông không buông, nàng còn có sức tìm ra được một gã khác, nàng biết rất rành tự xoay sở lấy một mình để tự an ủi. Nàng biết mi sắp nói cái đấy, đừng có nói với nàng chuyện sự nghiệp, tới ngày nàng chẳng tìm ra đàn ông nữa nàng sẽ biết rất rõ tự tìm lấy cho nàng cái gọi là sự nghiệp. Nhưng nàng không có dại gánh lấy chuyện giời ơi của người khác, làm trung gian mối lái hay nghe một ai đó giãi bày nỗi đau. Nàng cũng chẳng dại đi làm nữ tu sĩ, anh đừng có vờ làm bộ cười đi, các chùa chiền bây giờ đầy ắp các cô gái vờ làm ni cô song cốt cho người nước ngoài để ý đến. Các nữ tu sĩ được tuyển hiện nay đều có đời sống gia đình. Nàng có thể suy nghĩ đến cái này, nàng có thể có một đứa con tự nhiên, một hạt giống hoang, hãy nghe em nói!
Chả lẽ mi có thể cho nàng một đứa con ư? Mi có thể cho nàng cho nó ra đời không? Nàng muốn một cái mầm của mi, mi cho nàng không đây, nào? Mi không dám, mi sợ, yên tâm đi, nàng sẽ không bảo nó là con mi, nó sẽ không có bố, nó sẽ là kết quả của cuộc đời phóng đãng của mẹ nó, nó sẽ không bao giờ biết ai là bố nó, mi ấy, nàng hiểu mi đến mức nhập tâm, mi đúng chỉ có thể lạm dụng các cô gái trẻ, nhưng bọn chúng có hiểu được thật sự tình yêu không? Có thật sự yêu mi không? Có trông nom mi như một người vợ thật sự không? Ở người đàn bà, không phải chỉ có tính dục, người đàn bà không phải là một công cụ đơn giản cho phép đàn ông tuôn thả lai láng cái ham muốn tính dục của mình. Người đàn bà khỏe mạnh dĩ nhiên cần tính dục, nhưng cái đó không đủ, họ cần mình là người vợ, cần có đời, sống gia đình. Tất cả đám đàn bà rồi mi tìm thấy đều sẽ muốn dựa vào mi, đàn bà có nhu cầu nương tựa vào đàn ông, vậy thì trong trường hợp như thế mi sẽ làm gì? Không chắc gì đàn bà lại có thể yêu mi như nàng đâu, như một người mẹ yêu thằng con bé của mình; trên ngực nàng, mi chỉ là một đứa trẻ đáng thương. Mi là không thể thỏa mãn nhưng mi chớ tưởng rằng mi khỏe, mi sẽ già nhanh đấy, mi sẽ nhanh chóng chẳng là cái gì nữa đâu. Hãy đi mà chơi bời với đám con gái đi, nhưng rồi cuối cùng mi lại quay về với nàng, mi vẫn sẽ là của nàng, chừng nào nàng còn chịu được mi, nàng sẽ còn khoan dung với các yếu đuối của mi, mi tìm ra ở đâu một người đàn bà như nàng chứ?
Nàng đã trống rỗng rồi, nàng nói nàng chẳng còn cảm thấy cái gì nữa, nàng đã bị hưởng cạn, nàng chỉ là thân xác rỗng, tựa như nàng đã rơi vào một vực sâu, nàng chẳng tiếc gì hết, bây giờ đời nàng đã trôi qua, thì thế đấy, nàng cũng đã yêu, và nàng đã được yêu, giống như một bát nước trà nhạt hoét phải hắt đi, mãi vẫn cứ là sự cô đơn ấy, hết xung động rồi và nếu có còn lại tí chút thì chỉ vừa đủ để đáp lại các nghĩa vụ, chính mi đã cắt đứt mất nó, như những khúc rắn máu me, cách xử sự của mi là ác, nàng chẳng phải ân hận cái gì, đây là lỗi của nàng, ai bảo nàng sinh ra làm đàn bà? Nàng chẳng còn dại chạy ở ngoài phố giữa đêm như một con điên và khóc dớ dẩn dưới chân cột đèn nữa. Nàng chẳng dại chạy dưới mưa, kêu la như một ngừơi bị hýt-tê-ri, buộc xe cộ phải phanh đột ngột sát ngay người nàng, ngừơi toát dương lạnh ngắt, nàng sẽ không sợ chết ở đỉnh một vách đá cheo leo nữa, nàng đã bị đắm chìm không theo ý nàng, như tấm lưới thủng mà chẳng ai sẽ vớt lên, những ngày còn lại với nàng là vô vị, nàng sẽ trôi nổi theo gió cho tới lúc nàng chìm xuống tận đáy rồi chết một cách ngoan ngoãn, nàng không như mi sợ chết quá đâu, nàng cũng không yếu đuối như mi đâu, trước khi chết thì tim nàng đã chết rồi cơ mà, những đau thương mà đàn bà chịu đựng đều dữ dằn hơn các đau thương của đàn nhiều, từ ngày đầu tiên nàng bị chiếm hữu, thân xác và trái tim nàng đã héo tàn rồi cơ mà, mi còn muốn gì nữa chứ?
Nếu mi muốn vất nàng, thì vất đi! Mi không nên nói với nàng những lời đường mật! Cái đó không an ủi được nàng, không phải rằng nàng cự tuyệt tình yêu đâu, muốn độc ác, đàn bà còn độc ác hơn đàn ông bởi vì họ nhận về nhiều thương tích hơn! Chỉ còn lại lòng kiên nhẫn, nàng sẽ trả thù như thế nào đây nhỉ? Khi mà đàn bà muốn trả thừ… Nàng nói nàng không có ý muốn trả thù mi, nàng chỉ có chịu đựng nàng có thể chịu đựng hết, nàng không như mi khẽ đau đã kêu toáng, đàn bà nhạy cảm hơn đàn ông. Nàng không tiếc mình đã là đàn bà, đàn bà có lòng tự trọng của đàn bà, đừng đi quá đà tới thành kiêu ngạo thôi, nàng không tiếc cái đó, nếu phải đầu thai lại vào một thế giới khác, nàng vẫn lại muốn làm đàn bà, nàng muốn chịu đựng những khổ nạn mà đàn bà phải chịu đưng và nàng còn muốn lại cảm tháy cái đau của lần đẻ đầu tiên, niềm vui làm mẹ đầu tiên, cái dìu dịu sau khi màng trinh bị rách, hưởng thụ lại lần xúc động đầu tiên của gái trinh, cơn căng thẳng thừơng xuyên không dứt, cái nhìn e sợ, sự tiếp xúc với cái nhìn bấn loạn của đàn ông. Với nỗi đau của sự giạng mở làm tràn nước mắt, nàng muốn biết đến tất cả các cái đó một lần nữa, nếu có kiếp sau thì mi hãy nhớ nhiều đến nàng, nhớ đến tình yêu nàng đã cho mi, nàng biết mi không yêu nàng nữa, nàng tự ý đi là xong mà.
Nàng nói nàng muốn đi một mình vào hoang dã, ở đấy mây đen và đường đi nhập vào nhau, ở tận địa đầu, nàng muốn đi tới cái chỗ ấy, tới nơi cùng cực không ranh giới kia. Con đường duỗi ra vô tận thể nào rồi thì cũng dần đến cái chỗ trời đất gặp nhau, các bước chân nàng chỉ việc dắt nàng đi trên con đường vắt qua cái chỗ áy leo lên, dưới bóng những đám mây. Khi nàng đến đầu cùng của con đường vô tận, nó sẽ vẫn còn tiếp nữa và nàng cứ không ngừng đi lên, tim trống rỗng. Nàng đã có hẳn cả ý nghĩ chết đi, chấm dứt ngày tháng của nàng nhưng muốn tự sát, lại cần phải có đôi chút hăng hái mà cái hăng hái ấy thậm chí nàng cũng không có nữa. Khi một người chấm dứt đòi mình thì luôn luôn là vì một ai đó hay một cái gì đó, nàng bây giờ đã đến cái bước chết chẳng vì ai lẫn chẳng vì cái gì, và nàng không còn sức để tự mình chấm dứt cho mình, tất cả các nhục nhằn và đau khổ, nàng đều đã chịu đựng, bây giờ tim nàng tự nhiên cũng không nhạy cảm nữa.

45
Nàng hỏi:
- Anh sắp đi ư?
- Xe ca chạy không phải là lúc bảy giờ sao?
- Bảy chứ, hãy còn một ít thời gian.
Ta xếp cái xắc đeo lưng: gấp quần áo bẩn, nhét cả vào trong xắc. Lúc đầu ta nghỉ ngơi thêm hai ngày nữa ở huyện lỵ này, giặt hết quần áo và lấy lại hơi sức. Ta biết nàng đứng sau ta, đang nhìn ta. Ta không ngẩng đầu lên, sợ không chịu nổi cái nhìn của nàng. Ta có thể sẽ không đi nữa và sẽ càng tự trách móc mình hơn.
Trong thời gian phòng trống không, chỉ có một giường đơn và một bàn con gần cửa sổ. Tất cả đồ lề của ta rải ở trên giường. Ta về từ gian buồng của nàng, đêm qua ta ở đó, nằm sát vào nàng nhìn qua cửa sổ nhờ nhờ trằng.
Hai hôm trước, ta đến huyện lỵ này bằng xe khách. Lúc đó buổi chiều, ta gặp nàng trong cái phố duy nhất của thị trấn, ở cái chỗ cửa sổ trổ ra. Các cửa hàng đã đóng cửa, đường phố gần như vắng ngắt. Nàng đi trước ta và ta bắt kịp nàng để hỏi Trung tâm văn hóa ở đâu để tìm một chỗ qua đêm, ta đặt cầu âu với nàng câu hỏi ấy. Nàng quay đầu lại. Nàng không thật đẹp nhưng nước da trắng của nàng rất hấp dẫn và đôi môi dầy đỏ của nàng có khóe phân minh rõ ràng.
Nàng nói ta cứ việc theo nàng rồi hỏi ta tìm ai ở Trung tâm văn hóa. Ta nói cái đó không quan trọng, dĩ nhiên tốt hơn cả là gặp giám đốc. “Tại sao?” Ta giải thích rằng ta sưu tầm tài liệu. “Tài liệu gì? Để làm gì?” Rồi nàng hỏi ta ở đâu đến. Ta nói ta có giấy tờ chứng nhận cho căn cước ta.
- Tôi xem được không? Nàng cau mày, tựa như sắp sửa tiến hành tra vấn.
Ta lấy trong túi sơ mi ra thẻ hội viên Hội nhà văn với cái bìa chất dẻo màu lam. Ta biết rằng tên ta từ lâu đã vào trong các tài liệu nội bộ. Từ các cơ quan của Ủy ban Trung ương cho tới các cấp khác nhau ở cơ sở, những ngừơi phụ trách đảng, Nhà nước và các cơ sở băn hóa hẳn đã có thể xem đến. Ta cũng biết đâu đâu cũng có những ngừơi thích viết lên cấp trên các báo cáo, ở đấy họ sẽ xem hành vi ngôn luận của ta rồi căn cứ cái giọng điệu đã được xác đinh trong văn kiện mà thảo thành tài liệu gửi đi. Các bạn từng nếm qua kinh lịch này đã báo trước ta rằng ta cần tránh những người như thế ở dưới tỉnh để khỏi hút đến ta các sự phiền toái. Nhưng việc ta thâm nhập làng Mèo đã chứng tỏ rằng tấm thẻ này đôi khi cũng có những cái tiện lợi. Và đây, ngừơi đối thoại của ta là một cô gái ít có cơ hội để ý tới ta.
Nàng quả đã chăm chú nhìn ta để kiểm tra cái ảnh trong thẻ hội viên nhà văn có hợp với ta không.
- Anh là nhà văn? Nàng hỏi, lông mày chùng xuống.
- Một ngừơi nghiên cứu người rừng thì đúng hơn, ta đùa.
- Em chính là ở Trung tâm văn hóa đấy.
Thật khéo.
- Tên cô là gì, xin phép hỏi?
Nàng nói tên nàng không quan trọng, nàng đã đọc các tác phẩm của ta và nàng thích chúng lắm. Trung tâm văn hóa có mỗi một buồng duy nhất cho khách dành cho cán bộ các làng lân cận đến thành phố. Rẻ hơn và sạch hơn là khách sạn. Vào giờ này, các văn phòng đã đóng cửa, nhưng nàng có thể dắt ta đến thẳng nhà giám đốc.
Nàng bắt đầu bận tâm đến ta.
- Giám đốc không có văn hóa.
Rồi nàng nói thêm:
- Nhưng người đủ tốt.
Giám đốc, một ngừơi có tuổi, thấp và béo, muốn xem thẻ của ta trước tiên. Ông đã xem xét nó cực kỳ cẩn thận. Cái dấu đóng lên bức ảnh dĩ nhiên không thể nào là giả được. Sau đó ông suy nghĩ một hồi lâu, rồi mặt ông rạng sáng lên, ông cười toét và trả lại ta cái thẻ.
- Thông lệ khi ngừơi ta, cả các nhà văn nhà báo đến với chúng tôi, họ đều được văn phòng huyện ủy và phòng tuyên truyền huyện tiếp đón. Không được như thế thì giám đốc văn hóa mới ra mặt.
Dĩ nhiên ta biết rằng chức giám đốc Trung tâm văn hóa huyện thật sự là một chức béo bở. Được chỉ định vào chức đó cũng giống như già rồi không ai đoái hoài được cho đến Viện dưỡng lão. Dù ông có đoc các tài liệu về ta, ông cũng không thể có trí nhớ khá tốt để nhớ được nó. Gặp một người già vừa không văn hóa vừa tử tế thật là may.
- Tôi chỉ là một nhà văn nhỏ thôi, ta vội khẳng định, không cần kinh động nhiều.
- Ở đây, ông nói tiếp, chúng tôi chỉ tổ chức các hoạt động phổ cập văn hóa có tính nhân dân. Chẳng hạn chúng tôi về nông thôn thu nhập các bài dân ca…
- Cái ấy tôi mê nhất, ta ngắt lời ông, chính là tôi đang có ý định thu thập các vật liệu trong lĩnh vực này.
- Phòng khách trên gác không trống à?
Con mắt lấp lánh thông minh nhìn ta, cô gái rình đúng lúc để xen vào.
- Điều kiện ăn ở của chúng tôi ở đây không được tốt, ông đáp, chúng tôi không có căng tin, anh phải ăn ở ngoài phố.
- Càng tiện cho tôi vì rằng tôi muốn đi đến các làng quanh đây.
- Thôi thì có thế nào anh hãy bằng lòng thế ấy.
Ông té ra rất khách khí.
Và ta đã ở lại đây như thế đấy. Nàng đã đưa ta lên gác của Trung tâm văn hóa, vào phòng khách ở đầu cầu thang. Ta đặt xắc xuống, nàng nói rõ buồng nàng ở cuối hành lang. Nàng mới ta đến đó ngồi một lát.
Trong căn phòng nho nhỏ phảng phất mùi thơm của phấn và kem. Gần cửa sổ, trên giá, cái gương tròn xinh xinh, những lọ con cóng con. Bây giờ các cô gái phố huyện cũng dùng mỹ phẩm. Tường phủ đầy các áp phích điện ảnh, chắc là các ngôi sao nàng tôn thờ. Cũng có cả ảnh một vũ nữ Ấn Độ, chân trần, mặc váy bằng hàng tơ thấu suốt, bức ảnh cắt ra từ tạp chí. Dưới chiếc màn, trên nhũng tấm chăn xếp gọn gàng ngay ngắn, chễm chệ một chú gấu mào bằng bông trắng và đen. Lại một mốt bây giờ. Đồ thủ công duy nhất của địa phương là một xô nước gia công tinh xảo, sơn mài màu đỏ son bóng láng, đặt ở trong góc. Ta vừa đi khắp các rừng sâu núi cao trong nhiều tháng, ta đã sống với cán bộ, nông dân ở các làng, đã ngủ trên rơm rạ, đã nói thô lỗ tục tằn, đã uống rượu đến cháy họng, căn phòng nho nhỏ sáng tươi với mùi thơm của phấn của ke này lập tức cho ta chìm ngay vào một cơn ngây ngất hoàn toàn.
- Tôi chắc đầy rận là rận, ta nói kiểu như xin lỗi.
Nàng cười một cái không lấy đó là điều:
- Vậy thì anh tắm đi, còn nước nóng trong các phích đấy, em mới lấy lên trưa nay. Anh tìm thấy ở đấy mọi cái anh cần đến.
- Thật là ngượng, tôi đi về buồng tôi đây, tôi mượn cô cái thau được không?
- Thau làm gì? Có nước lạnh trong xô đấy.
Vừa nói nàng vừa lấy ở gầm giường ra một chậu to bằng gỗ đánh véc ni đỏ rồi sửa soạn xà phồng, khăn tắm.
- Anh đừng ngại, em ra văn phòng đọc một tý. Ở bên cạnh đây là phòng bảo tồn các cổ vật, xa hơn là văn phòng và ở đầu cùng đằng kia là buồng anh.
- Có gì là di tích ở đây không?
- Em không rõ nữa. Anh muốn xem à? Em có chìa khóa.
- Dĩ nhiên là muốn rồi, thế thì nhất.
Nàng giải thích rằng ở tầng trệt có một phòng đọc sách báo cùng một phòng giải trí văn hóa để người ta diễn tập các tiết mục nhỏ. Lát nữa nàng sẽ dẫn ta tới đó.
Tắm xong, ta thấy vương trên người ta cũng cái hương thơm như ở nàng. Sau đó nàng trở lại chuẩn bị cho ta một tách trà. Ta thấy sảng khoái dễ chịu ở buồng nàng, ta không muốn đi xe cổ vật nữa.
Ta hỏi nàng về công việc của nàng. Nàng tốt nghiệp Học viện sư phạm địa phương, nàng học múa và nhạc. Nhưng bà già trông coi thư viện của Trung tâm văn hóa bị ốm, nàng thay bà trông nom phòng đọc. Nàng làm ở đây đã sắp một năm. Nàng cũng nói nàng sắp hai mươi mốt.
- Cô hát được các bài hát vùng này không?
- Em không dám đâu ạ.
- Còn có các ca sĩ già không?
- Dĩ nhiên còn. Ở thị trấn nhỏ cách đây bốn chục dặm có một người biết nhiều lắm.
- Tìm ra ông ta không?
- Ông ta sống ở Lục Phố, một trong những làng hát của vùng này. Đi xe khách, anh có thể đến đó rồi về trong ngày.
Nhưng nàng nói thêm là không may, nàng không thể đi cùng ta. Chắc giám đốc không muốn vì không có ai thay nàng; Chủ nhật thì còn có thể. Song nàng có thể gọi điện thoại, đây chính là quê nàng, nàng có thể gọi điện thoại ra Ủy ban thị trấn để họ dặn ngừơi ca sỉ tiếp ta, nàng quen mọi người ở Ủy ban. Xe trở lại hồi bốn giờ chiều, nàng mới ta ăn ở chỗ của nàng khi ta quay về. Đằng nào thì nàng cũng phải nấu cơm cho nàng mà.
Sau đó nàng kể rằng trong thị trấn này có một cô may quần áo thời trang, chị của một đứa bạn học của nàng, một ngừơi đàn bà đẹp đặc biệt, một sắc đẹp hiếm thấy, da trắng, như một pho tượng ngọc.
- Anh sẽ đi gặp chị ấy, em bảo đảm với anh rằng…
- Bảo đảm cái gì?
Nàng bảo nàng nói như thế để đùa vui thôi. Người đàn bà trẻ ấy sống nhờ cái cửa hàng may mặc ở một phố nhỏ tại trấn Lục Phố. Từ ngoài phốt đã có thể nhìn thấy chị ấy nhưng họ bảo chị ấy bị hủi.
- Thật nhảm, chẳng ai dám lấy chị ấy, nàng nói.
- Nếu thật bị hủi thì chị ấy phải vào viện cách ly chứ.
- Mọi người nói thế để bêu xấu chị ấy chứ em không tin.
- Chị ấy có thể đến bệnh viện khám và xin giấy chứng nhận, ta gợi ý.
- Những người để mắt đến chị ấy không được đã nuôi cái tin đồn, con người ta ác độc lắm. Giấy chứng nhận thì giúp được gì?
Sau đó nàng kể, một trong các chị em của nàng mà nàng có quan hệ rất tốt đã lấy một nhân viên thuế vụ. Hắn đánh chị ấy dữ đến nỗi ngừơi chị đầy những vết tím bầm.
Ta hỏi vì sao.
- Vì đêm tân hôn, hắn phát hiện chị ấy không còn trinh! Ngừơi ở đây thô thiển lắm, tàn nhẫn lắm, không như người thành phố các anh.
- Cô ta đã yêu chưa?
Ta mạo muội hỏi.
- Từng có một bạn cùng lớp sư phạm. Em với anh ấy đã đủ tốt. Sau khi tốt nghiệp, chúng em tiếp tục viết thư cho nhau nhưng gần đây, anh ấy lấy vợ, em không hiểu trong hoàn cảnh nào. Dĩ nhiên là em không có quan hệ đều đặn với anh ấy, chúng em có tình cảm với nhau nhưng chưa chắc thật sự nói ra. Khi nhận được thư anh ấy lấy vợ, em khóc. Anh không thích nghe các loại chuyện như thế này hả?
- À không, ta nói, cái ấy khó viết được vào tiểu thuyết.
- Em không bảo anh viết. Nhưng cái gì mà lại không viết ra được, anh là nhà văn cơ mà?
- Nếu muốn viết thì mới viết được.
- Chị ấy thật tội nghiệp! nàng thở dài.
Ta không biết nàng thở dài cho cô thợ may thời trang của thị trấn này hay cho chị em nàng.
- Tội nghiệp thật.
Ta buộc phải tỏ ra có thưong cảm.
- Anh định ở lại đây bao nhiêu hôm?
- Một hai ngày. Anh nghỉ một ít rồi đi.
- Anh còn muốn thăm nhiều nơi chứ?
- Đúng, còn không ít nơi anh chưa đến mà.
- Những nơi anh đã đến thì cả đời em chẳng bao giờ đến.
- Em không muốn đi Thượng Hải và Bắc Kinh, em cần tìm gặp anh, anh có nhận được ra em không?
- Sao không?
- Anh sẽ quên em ngay thôi.
- Em đánh giá anh thấp quá!
- Em nói thật, người quen biết anh rất đông, đúng không?
- Nghề của anh thì tiếp xúc với nhiều người nhưng người đáng yêu thì rất hiếm.
- Nhà văn các anh rất khéo nói. Anh không thể ở lại thêm vài ngày nữa sao? Không phải chỉ ở Lục Phố mới biết hát những bài dân ca.
- Đúng, dĩ nhiên anh có thể ở lại.
Ta cảm thấy bị mắc trong tấm lưới trừu mến mà cô gái nhỏ này vung về phía ta. Ta đoán nàng như thế thì cũng ngay lập tức cảm thấy ta không lương thiện lắm.
- Em mệt ư?
- Hơi mệt.
Ta nhận ra cần phải để nàng lại một mình rồi ta hỏi giờ xe khách ngày mai chạy đi Lục Phố.
Không bao giờ ta nghĩ rằng từ ngày mai, theo chỉ dẫn của nàng, ta đi suốt một ngày ròng, chẳng cả dậy sớm lẫn giặt quần áo bẩn nữa. Và còn hơn thế, suốt thời gian đó ta mong đến chiều để gặp lại nàng.
Khi ta trở lại bữa ăn đã sẵn sàng. Bếp cồn đã đốt, một nồi xúp lim rim sôi trên ngọn lửa. Thấy những món ăn nàng đã làm, ta đề nghị đi mua rượu.
- Em đã có.
- Em uống ư?
- Đúng một tẹo thôi.
Ta mở gói thịt muối và ngỗng quay bọc lá sen mua ở một tiệm nho nhỏ trước bãi xe đường dài. Trong huyện lỵ này, ngừơi ta vẫn giữ thói quen gói hàng như thế này. Ta nhớ lại ngày bé, trong các hàng ăn, ngừơi ta làm như thế và nhờ vậy thịt có mùi thơm đặc biệt. Sàn nhà cọt kẹt dưới mỗi bước chân, không khí biệt lập do chiếc màn muỗi và cái xô gỗ nhỏ màu đỏ sơn mài công phu tạo nên, tất cả đưa ta về lại với tuổi thơ.
- Anh đã gặp người ca sĩ già chưa? Nàng hỏi, rót cho ta một chén rượu ngon.
- Có, anh đã gặp.
- Ông ta có hát không?
- Có, có hát.
- Có hát cả những bài hơi đặc biệt chứ?
- Những bài thế nào?
- Ông ta không cho anh nghe những bài ấy à? À đúng, trước mặt người lạ, ông ta không dám.
- Em định nói đến các bài tình ca rất sống sượng ư?
Nàng cười, hơi ngượng nghịu.
- Ông ta không hát các bài ấy trước mặt đàn bà đâu, nàng giải thích.
- Cái đó tùy. Giữa những người quen biết thì có đàn bà ông ta càng hát khỏe.
- Anh có sưu tầm được những tài liệu có ích không? Nàng đổi sang chuyện khác. Anh đi rồi, em có gọi điện thoại từ văn phòng đến Ủy ban thị trấn để yêu cầu họ báo trước cho ông lão ca sĩ biết rằng có một nhà văn ở Bắc Kinh đến thăm ông lão. Thế nào? Ngừơi ta có báo trước cho ông ta không?
- Ông ta có việc đi vắng, anh đã gặp vợ ông ta.
- Vậy là anh đi công cốc, nàng kêu lên.
- Không, không thể gọi là công cốc. Anh đã đến ngồi một hồi lâu ở một quán trà và học được không ít cái ở đó. Anh không ngờ vẫn còn những cái quán như thế. Ở tầng dưới cũng như ở trên gác, nông dân đi chợ vào ngồi đông tưởng vỡ nhà ra.
- Em ít khi đến những nơi như thế.
- Rất thú vị. Người ta bàn chuyện làm ăn, người ta chuyện gẫu, rất náo nhiệt. Anh cũng đã thảo luận với họ, đời mà, cái đó cũng là đời.
- Nhà văn là những người kỳ dị.
- Anh đã gặp mọi loại người. Một người trong đám hỏi anh liệu có cách nào mua cho anh ta một chiếc xe ô tô không. Loại nào, anh hỏi? Một chiếc Giải phóng hay một cam nhông hai tấn rưỡi?
Nàng cười cùng với ta.
- Một số người giàu thật đấy. Một người chỉ nói đến các vụ làm ăn trên mười nghìn nguyên thôi. Anh đã gặp một người nuôi côn trùng. Anh ta có đến hàng chục nghìn chum đầy côn trùng. Anh ta sắp bán hơn mười nghìn con rết mỗi con ít nhất năm phân[19]
- Đừng nói rết với em đi, em sợ run lên rồi đây.
- Đồng ý, nói chuyện khác vậy.
Ta nói ta la cà cả ngày trong quán trà. Thật ra có chuyến xe trưa ta có thể đáp về sớm chút ít giặt quần áo bẩn nhưng ta sợ nàng thất vọng. Về buổi chiều, vào giờ nàng đã định hay hơn. Ta đã đi một vòng vào các làng lân cận nhưng ta không nói với nàng.
- Anh cũng định thử làm ăn buôn bán, ta nói không nghĩ ngợi.
- Ăn thua không?
- Không, anh mới chỉ tán gẫu, anh không quen ai để cùng làm ăn và anh cũng không có năng lực làm ăn.
Nàng mới ta uống.
- Anh uống đi, anh sẽ đỡ mệt.
- Bình thường, em cũng uống rượu trắng ư?
- Không, rượu này em mua vì một bạn học cũ đến thăm cách đây vài tháng. Ở đây khi có khách, ngừơi ta đều mời rượu.
- Nào, chúc sức khỏe em.
Không ngần ngại, nàng chạm cốc và uống cạn một hơi.
Bên ngoài có tiếng tí tách.
- Mưa à?
Nàng ra nhòm ở cửa sổ:
- May mà anh đã về chứ không ướt hết.
- Mưa quá hay. Cái buồng nho nhỏ này và mưa rơi bên ngoài.
Nàng cười dịu dàng, mặt nàng đã đỏ. Mưa tí tách gõ trên mái nhà nàng hay trên ngói nhà bên cạnh.
- Sao em không nói gì?
- Em nghe mưa.
Rồi nàng nói thêm:
- Em đóng cửa sổ lại nhé?
- Đúng, dĩ nhiên rồi, sẽ thú vị hơn.
Cửa sổ đóng lại, ta cảm thấy thình lình gần gũi nàng hơn, nhờ trận mưa nho nhỏ tuyệt vời này. Khi nàng trở về bàn, nàng chạm khẽ vào cánh tay ta. Ta bèn ôm lấy eo nàng, kéo nàng vào lòng ta. Người nàng theo, ấm và mềm mại.
- Anh yêu em thật không? Nàng thì thầm.
- Anh nghĩ đến em suốt cả ngày.
Ta chỉ nói được tất cả có thế và đó là sự thật.
Lúc đó nàng quay mặt lại, ta tìm môi nàng mà trong khoảnh khắc nàng hé ra, rồi ta đè ngửa nàng xuống giường. Nàng lẩn đi nhanh như một con cá vừa quẫy vào bờ sông. Ta không kìm được mình nữa nhưng nàng van ta tắt đèn, buông màn.
- Đừng nhìn em, đừng nhìn…
Nàng khẽ van ta trong đêm, ở bên tai.
- Anh chẳng nhìn thấy gì hết mà! Ta nói, lần sờ người nàng đang không thôi cựa quậy.
Thình lình nàng ngồi lên cầm lấy cổ tay ta. Nàng nhè nhẹ đưa tay ta vào dưới chiếc sơ mi mà ta đã phanh ra rồi đặt nó lên chiếc nịt vú căng cứng. Nàng dướn thẳng và không nói gì nữa. Như ta nàng đã chờ cái nóng hổi và những vuốt ve này. Rượu, mưa, màn rủ đã cho nàng một cảm giác an toàn. Không xấu hổ nữa, nàng để ta cởi quần áo nàng ra. Ta hôn cổ, đầu vú và các chi ẩm ướt đang dạng ra nhè nhẹ. Ta ấp úng báo trước:
- Anh sắp đi vào em đây…
- Không, anh đừng thế. Nàng thở dài.
Ta lập tức nằm lên người nàng.
- Anh đi vào em đây!
Ta không biết tại sao ta lại báo trước như vậy, có phải là để tìm kiếm một kích thích? Hay để giảm nhẹ trách nhiệm của ta đi?
- Em còn trinh đấy…
Ta nghe thấy nàng khóc.
Ta hơi ngập ngừng:
- Liệu rồi em có ân hận không?
- Anh sẽ không lấy em đâu. Nàng rất tỉnh táo và chính cái đó khiến nàng khóc.
Cái khốn là ta không thể lừa nàng, ta biết ta chỉ đang cần  đến đàn bà; đang chán nản, ta chỉ muốn hưởng thụ ở nàng không thôi, ta không thể gánh một trách nhiệm lớn hơn nữa với nàng. Ta rất thất vọng nằm xuống cạnh nàng; không ngừng hôn nàng, ta hỏi:
- Em giữ cái ấy lắm à?
Nàng im lặng lắc đầu.
- Em không sợ chồng em đánh nếu hắn nhận ra hôm cưới ư?
Nàng rùng mình.
- Em bằng lòng trả một giá đắt như thế vì anh à?
Ta vuốt ve hai môi nàng đang cắn vào nhau, nàng nhiều lần gật đầu làm cho ta thương hại. Ta ôm đầu nàng vào hai bàn tay, hôn mặt nàng, cổ nàng, hai má ướt đầm của nàng. Nàng im lặng khóc.
Ta không thể tàn nhẫn như thế này với nàng, buộc nàng phải trả một cái giá ngần ấy để thỏa mãn cơn ham muốn nhất thời của ta. Tuy vậy ta không thể ngăn ta thích nàng được, ta biết đây không phải là tình yêu, nhưng thế nào là tình yêu đây? Người nàng tươi mát và nhạy cảm, ta đầy dục vọng đối với nàng, cái gì ta cũng đã làm rồi, chỉ là không vượt qua được giới hạn cuối cùng này. Và nàng, nàng chờ đó, tỉnh táo, ngoan khéo, để cho ta làm mọi cái. Không còn có gí kích thích hơn. Ta sẽ nhớ lại từng cái run bần bật của từng bộ phận cơ thể nàng và ta sẽ làm sao cho cả thân xác lẫn tinh thần của nàng không bao giờ quên ta. Nàng tiếp tục run và khóc, cả người nàng trên dưới đều ướt. Ta thầm hỏi cái đó chẳng phải là còn tàn nhẫn hơn nữa sao. Nàng chỉ dịu nguôi khi những ánh sáng đầu tiên của ban mai lọc qua chiếc màn hạ xuống lưng chừng.
Dựa lên thành giường ta ngắm thân người nàng trắng ngần nằm êm ả, hoàn toàn phô bày.
- Anh không yêu em?
Ta không đáp, ta không thể trả lời.
Sau đó nàng đứng dạy ra tựa vào cửa sổ. Hình dáng và khuôn mặt nàng cúi nghiêng nghiêng làm tim ta tan nát.
- Tại sao anh không…?
Đau khổ ló ra trong tiếng nói của nàng, rõ ràng nàng tiếp tục tự dằn vặt.
Ta còn nói được gì chứ?
- Anh chắc đã có nhiều kinh nghiệm, hẳn là thế mà.
- Không! Ta bật dậy, cùng với một xung động không cần thiết.
- Đừng đến gần!
Nàng giận dữ ngăn ta lại và mặc quần áo.
Từ dưới phố dâng lên tiếng ồn ào những bước chân, tiếng nói của ngừơi qua đường, chắc là nông dân đi chợ.
- Em chả có giữ anh đâu, nàng vừa nói vừa sửa đầu tóc trước gương.
Ta muốn nói rằng ta sợ nàng bị đánh, sợ sau này nàng không hạnh phúc, sợ chẳng may nàng có thai, ta biết người ở thị trấn be bé này sẽ nghĩ như thế nào về một ngừơi đàn bà không chồng mà phá thai, ta muốn nói với nàng:
- Anh…
- Đừng nói gì cả, nghe em. Em biết anh lo cái gì, em sẽ rất nhanh tìm ra người em lấy thôi mà, em cũng không giận anh đâu.
Nàng thờ dài rất dài.
- Anh nghĩ rằng…
- Đừng! Anh ở im đằng ấy, muộn quá rồi.
- Anh nghĩ anh phải đi hôm nay, ta nói.
- Em biết em không đáng với anh nhưng anh là một người tốt.
Cái đó chẳng lẽ là thật cần thiết ư?
-Anh không quan tâm mấy đến thân thể người đàn bà.
Ta muốn bảo nàng rằng không phải thế.
- Đừng! Anh đừng nói gì cả.
Lúc ấy lẽ ra ta phải nói nhưng ta không nói gì cả.
Nàng chải đầu kỹ càng, đổ nước cho ta rửa ráy rồi ngồi lên một ghế dựa chờ ta xong việc. Bây giờ trời đã sáng bạch.
Ta về buồng khách sắp xếp đồ đạc. Một lúc sau, nàng đến. Ta biết nàng ở sau ta nhưng ta chỉ dám quay lại khi đã cho mọi thứ vào trong xắc và khéo khóa.
Trước khi ra, ta ôm lấy nàng, nàng ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại. Ta muốn hôn nàng một lần nữa nhưng nàng đã gỡ ra.
Đường ra ga dài. Buổi sáng, người qua đường không ngừng nườm nượp tới lui vô cùng hỗn độn.
Nàng đi rất nhanh, giữ khoảng cách với ta, tựa như hai người xa lạ.
Nàng đưa ta ra bến xe đường dài. Ở đấy nàng gặp nhiều người quen. Nàng chào họ, có nhiều chuyện để nói với từng người trong đám họ. Nàng có vẻ hoàn toàn tự nhiên, thoải mái. Nàng chỉ tránh cái nhìn của ta, mà ta, ta cũng không dám bắt gặp mắt nàng. Ta nghe thấy nàng giới thiệu ta, đây là nhà văn, đến sưu tầm dân ca. Chỉ đến lúc xe lăn bánh, ta mới nhìn mắt nàng. Ta không chịu được cái ánh sáng trong vắt của đôi mắt nàng, ta chịu không nổi khát vọng thuần khiết của nàng.
----------
[18] Tu Tan là tên một ma quỷ của người Mèo.
[19] Bằng xu của tiền Việt Nam.