Chương 12
56

    
àng muốn mi bói chỉ tay cho nàng. Bàn tay nhỏ nhỏ cuả nàng rất mềm mại, rất đẹp, rất đàn bà. Mi mở lòng bàn tay nàng ra, nựng nó, bảo rằng nàng có một tính cách rất biết điều, nàng là cô gái rất hiền hậu. nàng gật gật đầu, nàng tán thành.
Mi nói đây là bàn tay của một người rất trìu mến, rất tình cảm, nàng bật cười, tiếng cười dịu dàng thế.
bề ngoài nàng hiền dịu nhưng bên trong, nàng sôi sục, nàng bồn chồn. nàng cau mày lại. nàng bồn chồn vì nàng tìm kiếm tình yêu một cách say đắm nhưng nàng rất khó mà tìm được một người mà nàng sẽ có thể trao phó cả tâm hồn lẫn thể xác. Nàng quá tế nhị, nàng rất hiếm khi hài lòng, đấy, bàn tay này tự nói lên như thế đấy. Nàng bĩu môi, nàng có một dáng ngồ ngộ.
Nàng không chỉ yêu mới một lần…
Bào nhiêu lần? Nàng bảo mi đoán.
Mi nói nàng bắt đầu yêu từ lúc còn rất trẻ.
Bao nhiêu tuổi? Nàng hỏi.
Mi nói nàng là một nòi yêu, rằng nàng khao khác tình yêu từ rất sớm. nàng cười.
Mi cảnh báo nằng rằng trong đời này, không có hoàng tử đáng yêu, nàng sẽ hết thất vọng này lại đến thất vọng khác mà thôi. Nàng tránh nhìn vào mắt mi.
Mi nói lần nào nàng cũng sẽ bị lừa và nàng cũng sẽ lừa mỗi lần… Nàng bảomi nói tiếp đi.
Mi nói chỉ tay của nàng rối, luôn quàng phải nhiều người cùng một lúc.
Ồ, không phải, nàng phản đối.
Mi ngăn nàng phản đối, mi nói khi nàng yêu một người, nàng còn nghĩ tới người khác, nàng bắt người tình mới trước khi cắt đứt với người tình cũ.
Anh nói quá, nàng nói.
Mi nói đôi khi nàng tự giác, đôi khi không, mi không phán xét nàng, mi chỉ nói những điều đường chỉ tay nàng cho thấy thôi. Có những điều lẽ nào lại không nên nói chứ? Mi nhìn vào mắt nàng.
Ngập ngừng một phút nàng khẳng định dĩ nhiên nên nói hết.
Mi nói nàng không biết chuyên chú vào tình yêu. Mi bấm vào xương tay nàng, nói mi không chỉ xem chỉ tay, mi còn quan sát cả tướng xương cốt của tay nữa. mi nói bắt cứ ai nắm lấy bàn tay nhỏ thanh mềm mại thế này đều có thể kéo nó đi theo được.
Anh thử xem! Nàng muốn rút tay về nhưng mi không để cho nó tuột.
Nó bị hãm vào buồn khổ, mi nói đây là nói bàn tay nàng.
Tại sao?
Nàng nên tự hỏi.
Nàng nói nàng chỉ muốn hết lòng yêu một người.
Mi thừa nhận nàng có muốn thế, vấn đề là nàng không làm được như thế.
Tại sao?
Mi nói nàng nên hỏi các chỉ tay của nàng, bàn tay nàng thuộc về nàng, mi không thể trả lời thay.
Anh khôn thật đấy.
Mi nói không phải mi khôn, mà là bàn tay nàng quá thanh, quá mềm dịu, khó có thể nhìn thấy chắc chắn trước.
Nàng thở dài bảo mi nói tiếp.
Mi nói mi mà tiếp thụ thì có cơ nàng sẽ không vui.
Chẳng có gì mà lại không vui.
Mi nói nàng đã giận rồi đấy.
Nàng dứt khoát rằng không.
Mi dứt khóat rằng nàng thậm chí chả biết yêu là gì.
Nàng không hiểu, nàng nói nàng không hiểu mi nói gì.
Mi bảo nàng hãy suy nghĩ một chút hãy nói.
Nàng nói nàng đã suy nghĩ nhưng vẫn không hiểu.
À thế thì có nghĩ là nàng, chính nàng, cũng không biết mình yêu cái gì.
Yêu một người, một người đặc biệt xuất sắc.
Đặc biệt xuất sắc nghĩa là như thế nào?
Một ngươi mà mới nhìn thấy nàng đã ngã lòng, một người mà lập tức nàng có thể trao tình yêu của nàng cho, một người mà nàng có thể đi cùng khắp chốn, đến tận cuối đất đầu trời.
Mi nói đó là một đam mê lãng mạn lửa rơm.
Chính là cần cái thứ đam mê ấy.
Bình tâm lại thì đam mê không nổi.
Nàng nói nàng đã đam mê như thế.
Nhưng muốn gì thì khi sự vật nguội lạnh rùi, nàng sẽ nhìn nhận sự vật có khác.
Nàng nói nếu nàng yêu thì đam mê của nàng không thể nào lại nguội lạnh.
Nói như thế có nghĩa là chưa yêu. Mi nhìn chăm chú vào mắt nàng, nàng quay mắt đi rồi nàng nói nàng không biết.
Rút cục là không biết nàng có yêu ahy không, bởi vì nàng quá yêu bản thân nàng.
Nàng đe mi đừng có mà ác khẩu đi.
Mi nói tất cả là do nàng quá đẹp, nên luôn chỉ chú ý tới những ấn tượng nàng gây nên ở người khác.
Anh nói tiếp đi!
Nàng hơi bực, mi nói nàng không biết chứ thật ra đó là một thứ trời cho, thiên tính.
Anh nói cái ầy là thế nào? Nàng chau mày.
Mi chỉ muốn nói cái thiên tính ở nàng nó rõ quá, chẳng qua là nàng hấp dẫn quá đến nỗi tất cả đều phải lòng nàng, và đó là tai vạ của nàng.
Nàng lắc đầu nói không chơi được với mi.
Mi nói chính là nàng muốn bói chỉ tay và muốn mi nói sự thật.
Nàng phản đối nhẹ nhàng, nhưng anh hơi cường điệu.
Sự thật không thể vui tai, vừa lòng, sự thật ít nhiều vẫn buộc phải có phần gay gắt nếu không thế thì sao mà nhìn được thẳng vào vận mệnh của bản thân cơ chứ? Mi hỏi nàng có muốn mi tiếp tục không.
Anh nói cho xong nhanh lên đi!
Mi nói nàng cần xòe các ngón tay ra, mi vừa lay lay các ngón tay nàng vừa nói đây là để xem nàng làm chủ được số phận nàng hay là số phận làm chủ nàng.
Vậy ai làm chủ ai nào? Anh nó em nghe.
Mi bảo nàng khép bàn tay lại, mi nắm chắt nó lại rồi mi nâng nó lên, gọi mọi người nhìn!
Tất cả bật cười, nàng rút tay lại.
Mi nói khổ quá, cái người mi nói chính là mi, chứ đâu có nói nàng. Đến lượt nàng phì cười.
Mi hỏi có còn ai muốn bói chỉ tay nữa không. Các cô gái im lặng. Lúc đó, một bàn tay với những ngón rất dài chìa về mi rồi một giọng e lệ nói: Xem em đi.
Mi nói mi chỉ xem chỉ tay không xem người.
Nàng sửa: bảo xem số phận của em mà!
Đấy là một bàn tay đầy sức mạnh, mi sờ nắn nó.
Anh nói xem em có sự nghiệp không, chớ nói cái khác.
Mi nói bàn tay nàng có nhiều có tính.
Anh xem xem sự nghiệp của em có thành đạt hay không.
Mi chỉ có thể nói bàn tay này có sự nghiệp nhưng như thế không có nghĩa là thành đạt.
Nếu không thành đạt thì là sự nghiệp thế nào được chứ lại?
Nói rằng có sự nghiệp có lẽ cũng là một cách khuyến khích.
Anh định nói sao?
Anh muốn nói rằng em không có dã tâm.
Nàng thở dài một cái, các ngón tay cứng đơ chợt mềm ra. Nàng thừa nhận mình không có dã tâm.
Mi nói nàng là một cô gái ngoan cường nhưng chỉ thiếu dã tâm, nàng không thích chi phối người khác.
Vâng, có thế, nàng cắn môi.
Sự nghiệp thường khó tách ra được với dã tâm. Với một người đàn ông nếu bảo hắn có dã tâm thì có nghĩa là hắn có tinh thần lập nghiệp, dã tâm là nền tảng của sự nghiệp, dã tâm chẳng qua là để phân biệt mình hơn người khác.
Đúng thế, nàng không muốn phân biệt mình hơn người khác.
Mi nói nàng chỉ muốn tự khẳng định, nàng không gọi là đẹp nhưng cái tâm nàng tốt. Thành công của một sự nghiệp không thể thiếu sự cạnh tranh nhưng vì nàng quá tốt nên nàng không thể đánh bại được đối thủ và như vậy tự nhiên nàng sẽ không biết đến kết quả quan trọng.
Nàng nói khẽ là nàng biết thế.
Có sự nghiệp mà không nhất thiết thành công cũng là một thứ hạnh phúc, mi nói.
Nhưng nàng nói không thể coi đó là hạnh phúc.
Sự nghiệp không thành công không có nghĩa là bất hạnh, mi khẳng định lại.
Vậy thì đó là loại hạnh phúc nào?
Mi muốn nói đến loại hạnh phúc ở mặt tình cảm.
Nàng khe khẽ thở dài.
Mi nói có một người đang thầm yêu nàng nhưng nàng không coi torng5, thậm chí không cả nghĩ đến chuyện đó.
Vậy người ấy là ai?
Cái này phải nghĩ cẩn thận, mi buông tay nàng ra nói.
Nàng mở to mắt, nàng có vẻ chăm chú đến nỗi mọi người phá lên cười. Ngượng nghịu, nàng cũng cười và lấy tay che mặt. Thật đúng là một buổi tối vui, đám con gái quây lấy mi, tranh nhau chỉa tay ra cho mi đọc tương lai.
Mi nói mi không là thầy bói, mi chỉ là một phù thủy. Phù thủy kìa, đáng sợ! Đáng sợ! Đám con gái kêu lên.
Không, chính ra tôi lại yêu phù thủy, tôi tôn sùng họ! Mộ cô gái ôm mi và chìa bàn tay mũm mĩm ra: Xem hộ một chút nào, em có tiền không? Nàng mở nốt bàn tay kia: em không cần tình yêu với công việc, em chỉ muốn một người chồng đầy ú tiền.
Một cô gái khác đùa: Ấy kiếm lấy một lão khọm già cho là được.
Tại sao bắt buộc phải là một lão già? Cô gái có bàn tay mũm mĩm vặn lại.
Khi lão chết, tất cả tiền bạc của lão thuộc về ấy, lúc bấy giờ ấy sẽ tìm lại người yêu của ấy. Cô này quả là có óc hài hước châm chọc. thế ngộ lão không chết thì có phải là khốn khổ không? Đừng ác khẩu như thế. Cô gái có bàn tay mũm mĩm đáp lại.
Bàn tay mũm mĩm này rất là ngon lành đây, mi nói.
Tất cả mọi người vỗ tay huýt sáo, hoan hô.
Xem chỉ tay cho em đi nào, cô gái ra lệnh, và đừng có ai đâm ngang!
Khi nói đôi bàn tay này có nhục cảm, mi nói nghiêm túc, mi muốn nói rằng bàn tay này hấp dẫn nhiều đàn ông và nàng khó mà chọn lựa, nàng không biết ai là người hay hơn.
Có tình yêu, cái ấy thì hay đấy, nhưng còn tiền thì sao? Nàng bĩu môi hỏi.
Lại một trận cười.
Người cầu tình yêu không cầu tiền thì lại không có tình yêu, người tìm tiền mà lại không có tiền thì lại có tình yêu, đấy như thế gọi là số phận, mi nghiêm túc báo nàng.
Cái số ấy là rất tốt rồi! một cô gái kêu lên.
Cô gái có bàn tay mũm mĩm khẽ nghếch mũi lên. Không có tiền thì tôi làm đẹp thế nào được đây? Nếu tôi không làm cho tôi đẹp thì còn ai muốn tui nửa, đúng không?
Đúng! Các cô gái khác đồng thanh phụ họa.
Còn mi! Mi mới tham làm sao! Mi chỉ muốn các cô gái tất cả đều lượn vây quanh mi. một cô nói ở sau mi: Thế anh, anh đã yêu chưa?
Quay lại đám người vui nhộn này, mi nói bàn tay nào mi cũng yêu, mi muốn tất cả các cô.
Không, không, anh chỉ yêu có anh thôi! tất cả các bàn tay hoa hoa lên. Người ta la, người ta phản đối.

57
Rời huyện phòng, ở phía bắc hơn nữa, ta vào huyện Thần Nông Giá. Đây chính là nơi hện nay mọi người đang nói nhiều nhất đến người rừng. Theo “Vẫn Dương phủ chí” trong các vùng rừng trải ra trên tám trăm dặm từ bắc xuống nam này, chỉ là “tiếng hổ gầm giữa ban ngày và tiếng khỉ kêu không dứt”, bằng chứng về sự biệt lập của địa điểm. ta không hề đến đây để điều tra về người rừng, đúng ra là ta đến để xem rừng tự nhiên có còn hay không. Đây cũng chẳng phải là một sứ mệnh cảm khiến ta họat động lần này, cho dù nó chưa mất đi ở trong ta. Cái cảm ấy đè nặng lên ta, nó ngăn ta sống tự nhiên. Chỉ nghĩ đã từ thượng nguồn sông Trường Giang, từ các cao nguyên đi xuống như thế này, thì ta làm sao lại bỏ qua được vùng trung lưu đây. Không có mục đích cũng là mục đích, kiếm tìm cũng là một mục tiêu, bất kể mục tiêu kiếm tìm là gì. bản thân cuộc đời ban đầu có mục đích gì đâu, chỉ là cứ đi lên như thế mà thôi.
Suốt đêm mưa như thác, đến tảng sáng, trời tiếp tục mưa nhỏ. Dọc hai bên đường cái, không có rừng anò xứng với tên gọi, chỉ là những bụi gai cát đằng và những cây đào khỉ mặt đỏ bò lan. Một dòng nước vàng nhờ nhờ chảy trong các sông suối. Mười một giờ trưa, đến huyện lỵ, ta tạt vào trung tâm đón tiếp của sở lâm nghiệp kiếm một cái xe có thể đưa ta vào rừng. Ta rơi vào họi nghị cán bộ ba cấp khác nhau. Ta không rõ là những đẳng cấp nào nhưng tất cả họ đều làm torng ngành khai thác gỗ.
Vào giờ ăn, trường một cung đoạn đón tiếp ta, biết rằng ta là nhà văn ở Bắc Kinh, ông mời ta cùng dự và để ta ngồi bên cạnh người tài xế sẽ đưa ta đi trong chiều hôm ấy. lái xe mời ta cạn chén.
- Không uống được rượu nếu không có một nhà văn cùng bàn! – anh ta tử tế và vui vẻ reo lên.
 Uống từng bát đầy một, rượu gạo cháy bỏng, chảy trong cổ họng và mắt đỏ hết lên. Ta không thể làm họ cụt hứng nên uống với họ. Cuối bữa, đầu ta quay cuồng và tài xế thì không lái xe nổi nữa.
Chiều, những người dự hội nghị tiếp tục họp nhưng anh tài xế mở cửa một phòng khách rồi mỗi người leo lên một cái giường ngủ tới tận tối.
Bữa tối, những món thừa buổi trưa và rượu được dọn lên. Lại say, ta chỉ có thể qua đêm ở trung tâm đón tiếp. Tài xế đến báo cho ta biết trong núi, nước đã làm ngập đường, không biết ngày mai liệu có đi được nổi không. Anh tài sung sướng vì đã tranh thủ được cơ hội để nghỉ ngơi.
Tối ấy, trường cung đoạn đến tán gẫu với ta. Ông múôn biết thủ đô người ta ăn những gì. Các món bưng lên trước tiên là gì? Rồi các món bưng  lên sau? Ông nói đã từng gặp một ai đó từng tham quan Cố Cung ở Bắc Kinh, kể vơớ ông ta rằng xưa người ta giết những một trăm con vịt để làm độc một món cho Từ Hi thái hậu. Có đúng thế không? Thế chỗ Mao Chủ tịch ở, có đến tham quan được không? Ta đã thấy bộ quần áo vá của chủ tịch chiếu lên truyền hình chưa? Còn ta thì tranh thủ chuyện trò để hỏi ông về tình hình hiện nay ở nơi này.
Ông kể rằng trước giải phóng, nơi này không có mấy người: một gia đình tiều phu gốc gác Nam Hà, một gia đình khác người Đầu Hà. Gỗ đưa đi bằng đường sông. lường gổ bán ra ngoài không đến một trăm năm chục mét khối mỗi năm. Từ đây đến Thần Nông Giá, chỉ đếm được ba nóc nhà. Trước năm 1960, rừng chưa bị phá mấy, sau đó mở một con đường to và sự tình bèn thay đổi. Bây giờ phải nộp năm mưới nghìn mét khối gỗ mỗi năm, sản lường phát triển, người đến nhiều. Ngày xưa, bắt đầu có sấm xuân, cá xuất hiện trong các hố nước trên núi, lấy tre chắn dòng lại bắt được hàng rổ cá. Bây giờ chẳng được ăn cá nữa.
Ta hỏi thêm ông về lịch sự huyện này. Ông bỏ giầy ngồi dạng chân ở trên giường:
- Nếu nói lịch sử thì phải ngược lên xa đấy! rất gần chỗ này, các nhà  khảo cổ học đã tìm thấy răng người vượn cổ pitêcantrốp.
Thấy ta không mấy quan tâm tới mấy con vượn già cổ lỗ, ông bắt đầu nói sang người rừng.
- Nếu anh gặp nó, nó có thể nắm lấy hai vai anh mà lắc cho đến khi anh chóng mặt lên mới bỏ đi mà cười khanh khách rất to.
Ta nghĩ chắc ông đã đọc cái này trong các sách cổ.
- Ông đã nhìn thấy người rừng chưa?
- Tốt nhất là đừng nhìn thấy. nó cao hơn cánh ta, trên hai mét, đầy lông đỏ, tóc xõa dài. Nói đến nó không thấy hãi nhưng nếu trông thấy nó thật thì khiếp lắm. Nhưng tự dưng thì nó không làm hại. Nếu không làm gì nó, nó còn ia iô kêu lên như trò chuyện, mà đặc biệt hễ thấy phụ nữ, thì lại ngóac mồm ra cười.
Tất cả nhữg đều này ông đều nghe thấy người ta nói, sợ rằng nói đã hàng nghìn năm, ông cũng chẳng nói điều gì mới. Ta thà cắt lời ông:
- Trong số công nhân viên ở đây, có ai nhìn thấy nó chưa?
- Hẳn là rồi chứ. Chủ tịch Ủy ban cách mạng thị trấn Tùng Bạch một hôm đo xe jeep với những người khác đã bị một số người rừng ra chặn lại. Họsững sờ cả ra thế rồi thấy nó đung đưa người mà bỏ đi. Họ là cán bộ ở vùng này, chúng tôi đều biết rõ.
- Từ hồi còn Ủy ban cách mạng, thế thì chuyện đó xảy ra cũng đã là lâu rồi. Gần đây người ta có thấy nó không?
- Ối người đến điều tra về người rừng, mỗi năm cả trăm, từ khắp mọi nơi, Viện khoa học trung ương Bắc Kinh này, các giáo sư đại học ở Thượng Hải này, các chính ủy quân đội này và năm ngoái có cả hai người từ Hồng Kông đến, một thương gia và một lính cứu hỏa; chúng tôi không cho họ vào.
- Đã có người nhìn thấy người rừng rồi chứ?
- Chắc chứ! Người mà tôi muốn nói với anh, đó là chính ủy của nhóm tìm kiếm người rừng, ông ta là quân nhân, ngay trong xe của ông ta có hai anh bảo vệ. Cũng lại là một lần mưa cả đêm. Đường ngập, sương mù dày đặc dâng lên. Họ gặp đúng ngừơi rừng.
- Họ có bắt nó không?
- Đèn pha chỉ chiếu sáng được có hai ba mét. Họ lấy được súng và xuống xe thì nó đã chạy trốn mất rồi.
Thất vọng, ta gật gật đầu.
- Mới đây đã lập ra một Hội nghiên cứu người rừng do nguyên vụ trường tuyên truyền của Ủy ban Đảng đích thân lãnh đạo. Họ có ảnh về vết chân, tóc và lông của người rừng đấy.
- Cái đó, tôi đã được xem, trong một triển lãm chắc là của Hội này tổ chức. Tôi cũng đã xem cả những ảnh phóng to các vết chân. Ngòai ra họ còn xuất bản một tập tư liệu cung cấp nhiều trích dẫn trong các sách cổ về người rừng cũng như các phóng sự nước ngoài về người rừng yeti và các ảnh về những vết chân khổng lồ.Họ còn giới thiệu cả các tường trình của những chứng nhân.
Ta muốn cho ông thấy ta đầy hiểu biết chuyện này.
- Tôi đã từng xem ảnh bàn chân người rừng.
- Nó như thế nào? Ông cúi về phía ta và hỏi.
- Giống chân con gấu trúc, khô quắt lại.
- Thế thì là của giả, ông gật đầu nói, gấu trúc là gấu trúc, bàn chân người rừng phải to hơn bàn chân gấu trúc chứ, đại khái cũng như bàn chân người thường. tại sao lúc trước tôi nói với anh về răng vượn ngày xưa? Theo tôi, người rừng là người vượn pinêcantrốp không tiến hóa thành người! Anh nghĩ sao?
- Không chắc, ta nói sau khi ngáp một cái chắc là do rượu gạo.
Ông vươn vai, ngáp theo ta, mệt mỏi vì họp hành cả ngày và chè chén.
Hôm sau, họ lại họp tiếp. ta buộc phải nghỉ thêm một ngày vì theo anh tài xế, đường chưa sửa xong. Ta quay lại gặp ông trường cung đoạn:
- Tôi không múôn quấy ôngtrong khai đang họp thế này nhưng liệu có một cán bộ già nào hiểu biết lịch sử địa phương không? Tôi muốn nói chuyển với một ngừơ như thế.
Ông chỉ cho ta nguyên huyện trưởng thời Quốc dân đảng, mới ra khỏi trại cải tạo lao động:
- Ông này biết hết đấy. Đúng là một trí thức. Tổ vừa được lập ra để soạn thảo biên niên sử của huyện thường đến hỏi ông ấy để ông ấy kiểm tra các tài liệu cơ bản của họ.
Sau khi hỏi thăm từng nhà một, ta mới tìm thấy ông già kia trong cái ngõ ẩm tối, lầy lội.
Đó là một ông già gầy còm, mắt quăng quắc. Ông mời ta ngồi vào gian nhà chính rồi vừa húng hắng ho vừa mới ta dùng trà và hạt dưa. Rõ ràng là ông rất lo ngại, ông không hiểu lý do thăm viếng của ta.
Ta giải thích rằng ta có ý viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử không hề liên quan tới thời kỳ hiện nay. Ta chỉ muốn đến gặp ông để nghe ông cố vấn. Nhẹ người, ông ngừng ho và nhổm lên, châm một điếu thuốc rồi ông tựa lưng thẳng như chữ I vào một chiếc ghế dựa bằng gỗ. ông bắt đầu nói, vững tâm:
- Dưới thời Tây Chu đây thuộc về đất Bành, thời Xuân Thu thuốc đất Sở; thời Chiến Quốc thì trở thành điểm chiến lước Tần, Sở tranh nhau. Khi giao tranh dữ dội, người chết như ruồi. chuyễn đó xảy ra đã lâu lắm, đất này vẫn cứ hoang vu. Sau khi người Mãn vượt qua quan ải toàn huyện dân đinh hơn ba nghìn người mà bị giết chỉ còn ba trăm. Từ hồi có các cuộc nổi dậy của Khăn Đỏ dưới thời Nguyên, vùng này không lúc nào ngừng cướp bóc.
Ta không biết ông có coi Khăn Đỏ như giặc cướp không.
- Thế lực của Lý Tự Thành cuối đời nhà Minh chỉ bị tiêu diệt vào năm Khang Hy thứ hai. Năm đầu tiên đới Gia Khánh, tất cả vùng này do giáo phái Bạch Liên kiểm soát. Trương Hiến Trung và quân lính Niệm cũng đã từng đánh chiếm nơi đây. Rồi lính của Thái Bình Thiên Quốc, thời Cộng hòa thì bọn quan phỉ, thổ phỉ và binh phỉ.
- Nơi đây vậy luôn là sào huyệt phỉ?
Ông cười không trả lời.
- Hòa bình trở lại, người các nơi lại đổ đến, dân số mới vượng lên. Sách sử đã ghi rằng vua Bình nhà Chu đã thu thập dân ca ở  đây, chứng tỏ hơn bảy trăm năm trườc công nguyên, dân ca đã phồn thịnh.
- Quả là cổ xưa thật, ta nói. Ôn g có thể cho nghe những chuyện chính ông đã trải qua? Chẳng hạn thời Công hòa các thứ phỉ đã làm loạn như thế nào?
- Về bọn quan phỉ tôi có thể lấy một thí dụ. Một sư đoàn hai nghìn lính làm binh bíên. Chúng hiếp hàng trăm phụ nữ, bắt theo hơn hai trăm con tin, cả người lớn lẫn trẻ con, để đổi lấy súng đạn, vải bông và đèn pin. Mỗi thủ cấp khoảng một hai nghìn nguyên, phải nộp đúng hạn, nộp dần dần.  Người được chỉ định sẽ mang tiền đến nơi đã hẹn. Nếu chậm, dù chỉ nửa ngày, đứa trẻ bị bắt làm con tin cũng bị hành quyết. Và đồi khi, những người nộp tiền chuộc cũng chỉ nhận được một cái tai. Còn bọn cướp nhỏ không tổ chức thành đoàn thành đám thì chỉ đi cướp tiền và đồ đạc, giết những ai định chống lại.
- Thế có biết đến những thời kỳ hòa bình và thịnh vượng không?
- Thời kỳ hòa bình và thịnh vượng ư!... Ông gật gù, suy nghĩ chút ít. Vâng, cũng đã có. Thời ấy tôi đến huyện lỵ dự chợ phiên của chùa, ngày ba tháng Ba: đếm được chín sân khấu kịch với các rui kèo sơn then và chạm khắc, một chụ gánh hát nối tiếp nhau ngày đêm. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, năm thứ năm của nước Công Hòa, các trường ở huyện lỵ để trở thành nơi nam nữ học sinh cùng học chung lớp, ở đấy tổ chức các cuộc thi đấu thể thao lớn, các vận động viên nữ mặc quần đùi ngắn thi chạy. Sau năm 26 của chế độ Cộng hòa, các tập quán càng thay đổi hàng năm từ ngày mồng một đến ngày mười sáu đầu năm, ờ các ngã tư phố huyện người ta kê hàng chục bàng cờ bạc. trong một đêm, một đại địa chủ đã thua mất một trăm linh tám ngôi miếu thờ thổ địa. Anh tính xem như thế thì bằng bao nhiêu cánh đồng và rừng rú chứ! Có đến hơn hai chục cái nhà thổ. Không treo biển hiệu, nhưng thế là tốt. Họ đế đấy ngày đêm, từ trăm dặm xa gần. Sau đó đến cuộc chiến giữa ba quân phiệt, Tường Giới Thạch, Phùng Ngọc Tường và Diêm Tích Sơn, rồi kháng chiến, người Nhật đã phá sạch tất cả. Cuối cùng là quyền lực của các bang hội bè đảng, chúng cực thịnh cho tới khi chinh phủ nhân dân nắm được mọi sự. Thời ấy, trong tám trăm người của huyện lỵ, Hắc bang, đảng đen đã có bốn trăm môn đệ. Quyền lực của nó lọt vào tận các tầng lớp trên, các thơ lại của phủ huyện cũng ở trong tổ chức này, dưới nữa đến cả người nghèo. Chúng làm đủ chuyện: bắt cóc đàn bà, trộm cắp, buôn bán phụ nữ góa chồng. Bọn trộm cũng phải quỳ lại Lão Năm, Lão Năm thủ lĩnh điều đến đám cưới, đám ma hằng trăm đứa ăn mày. Nếu không cho chúng đôi ba ưu đãi nào thì ngay đến cả súng cũng không trục nổi chúng đi. Thành viên của Hắc bang tuổi trạc đôi mươi còn thành viên của Hồng bang, hội đỏ thì già hơn và nói chung chúng chỉ huy các trùm cướp.
- Thành viên  các hội kín ấy có ám hiệu gì để nhận ra nhau?
Ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề.
- Ở Hắc bang, trong nhà các thành viên đều gọi nhau họ Lý, ra ngoài là họ Phan, gặp nhau xưng hô “huynh đệ” rồi nói “miệng khôg rời Phan, tay không rời tam”.
Ông làm một vòng tròn bằng ngón tay cái và ngón trỏ rồi duỗi ba ngón kia ra.
- Đấy, ám hiệu nhận nhau của chúng. Chúng gọi nhau là Lão Năm, Lão Chín, đàn bà thì Chị Tư, Chị Bảy. Những người khác thế hệ thì là Cha và Con, Sư phụ hay Sư mẫu. Người của Hồng bang gọi nhau là ông lớn, người của Hắc bang là Đại ca. Trong các quán trà, chuúg chỉ cần ngồi xuống rồi đặt cái mũ bẻ cong vành lên bàn là lập tức uống trà hút thuốc không mất tiền.
- Bản thân ông, ông có tham  gia vào bang nào chưa? Ta thận trọng hỏi.
Ông làm một ngụm trà rồi khe khẽ cười
- Vào thời ấy, không có một vài quan hệ, không thể nào thành quan huyện được đâu.
Rồi ông lắc đầu nói thêm:
- Là chuyện trước kia rồi.
- Ông có nghĩ là thời Cách mạng văn hóa, các bè phái với nhau cũng có tí chút giống như thế không?
- Một đằng diễn ra giữa cách đồng chí cách mạng, một đằng giữa bon phỉ đánh đồng mà so sánh sao được, ông kiên quyết bác lại.
Không khí lạnh đi một lát. Ông đứng lên và lại bắt đầu khúm núm mời ta trà, hạt dưa.
- Tôi không bị chính phủ hành hạ. Tôi, một tội phạm, nếu không vào tù thì lẽ ra đã phải đến trình diện trứơc các phong trào quần chúng và có thể tôi đã chẳng sống nổi được tới hôm nay.
- Nhưng thời kỳ đại trị thái bình lớn là hiếm.
- Như ngày nay! Chúng ta đang trải qua một thời kỳ mà đất nước thái bình và dân chúng yên ổn, đúng không? Ông thận trọng hỏi ta.
- Có cơm ăn và còn có thể uống rượu.
- Còn đòi gì hơn nữa chứ?
- Đúng thế.
- Dung cho tôi được đọc sách, ấy mới là sung sướng. Kiến nhân đa sự thủy tri nhàn, thấy người đời bộn bề vì công việc mới bắt đầu hiểu chữ nhàn, ông nhìn ra sân nói.
Mưa bụi lại bắt đầu rơi ngoài sân.

58
Khi Nữ Oa tạo ra con người, bà đã làm ra cả nỗi bất hạnh Ruột gan của Nữ Oa đã bíên thành người, sinh ra trong máu đàn bà hắn không bao giờ rửa được cho sạch.
Đừng thăm dò các tâm hồn, đừng tìm tòi nhân quả, đừng tìm ý nghĩa, ất cả chỉ là hỗn mang.
Con người chỉ kêu lên khi hắn không hiểu, kể không hiểu gì hết mới kêu. Con người là một sinh vật khốn đốn tự mình tạo ra những đau khổ cho chính mình.
Cái “ta” mở trong cái “mi” kia chẳng qua là phản ánh trong gương, hình ảnh đảo ngược của những bông hoa trong nước; nếu mi không vào trong gương, mi sẽ không thể nào vớt được bất cứ cái gì và mi chỉ còn nhìn cái bóng mà tự thương bản thân mình mất trắng.
Với mi tốt nhất vẫn là tiếp tục yêu thương say đắm chúng sinh trầm luân trong biển đục kia, cái gọi là nhu cầu tinh thần chẳng qua là tự quấy quả mình, mi sẽ mang một bộ mặt khổ não.
Trí tuệ cũng là một thứ xa xỉ, một thứ tiêu dùng.
Mi chỉ muốn nhờ vào thứ ngôn ngữ vượt khỏi ngôn ngữ nhân quả và lô gích mà trình bày sự việc. Thiên hạ kể đã quá nhiều chuyện tầm phào rồi, mi chẳng ngại gì cũng không kể như thế.
Mi bịa ra từ đầu đến đuôi, mi chơi với ngôn từ như đứa trẻ chơi với các khối lắp ghép hình. Nhưng với các khối lắp ghép, chỉ có thể xây dựng ra những hình cố định, mọi cấu trúc đều đã được chứa đựng trong các khối lắp ghép kia, bất kể giở trò gì người ta cũng không thể làm ra được cái gì mới.
Ngôn từ như một thứ hồ đặc, khều đứt ra chỉ có là câu cú, mi vứt bỏ câu cú đi thì tựa như mi sa vào một bãi sình lầy, chỉ có ngập vào sâu mãi.
Trong phiền muộn, day dứt, con người đơn thương độc mã. Một khi mi đã ngã vào đó, mi phải tự tìm lấy lối mà bò ra, không có Chúa cứu thế lo những chuyện vặt ấy cho mi.
Mi bòi tòai trong ngôn từ, kéo lê những ý nghĩa nặng trịch. Mi muốn rút lấy một sợi chỉ giúp mi thoát ra, nhưng càng bòa toài mi càng hết hơi, mi đã bị sợi chỉ của ngôn từ trói lại; như con tằm kéo kén, mi tạo ra một tấm lưới vây quanh mi, mi siết chặt lấy mi torng bóng tối, mỗi lúc một sâu dầy. Ánh sáng yếu ớt từ sâu thẳm tim mi mỗi lúc một leo lét, ở đầu tấm lưới chỉ là hỗn độn.
Khi hình tượng mất đi, không gian liền mất. Khi âm thanh mất đi, ngôn từ cũng mất nốt. U u ơ ơ không thành tiếng, người ta không hiểu rút lại mình kể cái gì, chỉ ở trong sâu thẳm của ý thức vẫn còn sót lại đôi chút ý nguyện, nhưng nếu cái chố chút ý nguyện ấy không còn nữa thì người t bước vào cõi niết bàn.
Làm sao cuối cùng tìm ra được một ngôn từ thuần túy, trong veo, có nhạc tính, không hể tách chia, thăng hoa hơn giai điệu, vượt ra ngoài hạn chế của hình thái học, của cú pháp, không phân biệt tân ngữ, vị ngữ, xéo qua nhân xưng, quẳng đi lô gích, cứ thế kéo dài, chẳng phải nhờ đến một hình tượng ẩn dụ lẫn hội ý hay biểu trưng, một ngôn gnữ trong veo thuần chất. Một ngôn từ có thể diễn tả trọn vẹn các đau khổ của cuộc đời, nổi sợ chết, những cực nhọc và niềm vui, cô đơn và khích lệ, phân vân và đợi chờ, ngập ngừng và quyết chí, yếu đuối và can đảm, ghen tị và hối tiếc, yên tĩnh, nôn nóng và tự tin, khoan dung và ngại ngùng, nhân ái và thù hận, tình thương và nản lòng, bàng quang và yên bình, hèn hạ và độc ác, cao quý và nhẫn tâm, hung tợn và nhân ái, nhiệt tình và lạnh lùng, lì lợm, chân thành và sỗ sàng, hợm hĩnh và tham lam, Kinh thị và trọng thị, tự phụ và hoài nghi, khiêm tốn và kiêu ngạo, ngoan cường và bi phẫn, ai oán và hổ thẹn, hoài nghi, kinh ngạc và chán chường và đồi bại và giác ngộ lớn và vô minh vĩnh hằng và vô minh mãi mãi và còn nữa, và cất bước lên đường vì tất cả những cái đó có ngôn ngữ như thế không?

59
Ta nằm trên giường lò xo có khăn trải giường trắng tinh. Trên tường, giấy sơn màu vàng nhạt với những họa tiết hoa nổi, ở cửa sổ, rèm trắng thêu móc, thảm đỏ sẫm trên mặt đất, cặp ghế bành to tướng giữ sạch sẽ bằng hai chiếc khăn lớn. Gian phòng có buồng nước với bồn tắm Nếu ta không cầm trongtay một quyển in sao ra nhiều bản các bài hát của nông dân, Trống Chiêc cho việc cào cỏ thì khó khăn lắm mới nhận ra rằng ta đang ở trong khu lâm nghiệp Thần Nông Giá. Ngôi nhà một tầng gác mới toanh này được xây lên cho nhóm khảo sát người Mỹ nhưng vì một lý do không rõ nào đó họ đã không đến, thế là người ta biến ngôi nhà thành trung tâm đón tiếp các vị lãnh đạo đến đây thị sát. Nhờ trưởng cung đoạn ân cần, ta được hưởng một đãi ngộ ưu tien trong khu vực lâm nghiệp. Tiền trọ tính với ta ở giá thấp nhất và mỗi bữa ăn còn được phục vụ cả bia, tuy ta thích rựu trắng hơn. Tiện nghi và sạch sẽ đem lại cho ta một nguôi dịu sâu xa và ta thích ở lại đây thêm vài ngày nữa. Nghĩ cho kỹ, chẳng có cái gì buộc ta phải vội vã lên đường.
Ta nghe như có tiếng sột soạt. Ta nghĩ tới một con côn trùng, nhưng quan sát căn phòng, ta nhận thấy không có chỗ nào cho một con nào có thể ẩn được vì trần nhà và chao đèn đều một màu trắng sữa. Tiếng sột soạt tiếp tục, như lơ lửng trong không. Lắng lại, ta có cảm giác đó là một tiếng đàn bà đang lượn lờ quanh ta và biến mất khi ta buông sách xuống. Ta cầm sách lên, lại nghe thấy cái tiếng nói kia ở bên tai. Ngỡ bị ù tai, ta dứt khoát đứng dậy mở cửa sổ.
Trước tòa nhà một bãi sỏi trải dài, ngập nắng. Đang trưa, không một bóng người; có lẽ cái âm thanh kia đến từ chính ta. Đó là một tiết tấu khó dò theo, không rõ lời nhưng với ta hình như nó quen thuộc, hơi giống những bài hát tang ma của phụ nữ nông dân vùng núi.
Ta quyết định ra ngoài ngó quanh. Bên dưới chân tòa nhà một dòng suối hung dữ chảy siết, nước màu lam sáng lóa trong nắng. Chúng quanh dù không được rừng che phủ thì các đỉnh núi vẫn có một tấm thảm thực vật phong phú. Dưới chân dốc, con đường đất dẫn tới thị trấn nhỏ cách xa hơn một hay hai dặm. Bên tay trái, dưới chân các đỉnh xanh rờn là trường học. Không một học sinh nào trên sân vận động, có thể chúng đang lên lớp. Muốn sao thầy cô của cái sơn thôn này cũng không thể dạy cho trò của họ các bài hát ma chay. Vả lại, yên tĩnh hoàn toàn bao trùm nơi đây. Chỉ nghr thấy gió gào trong núi và tiếng suối thì thầm Trên bờ suối có nhà trú ẩn cho người lao động, nhưng ta không nhìn thấy ai ở bên trong.
Ta quay lại phòng mình, ngồi vào bàn giấy, gần cửa sổ để chép lại các tư liệu của ta về dân ca, nhưng vào lúc đó ta nghe thấy âm thanh kia tái diễn, tựa như sau cơn đau, bây giờ nó diễn tả một nỗi buồn dịu khuây, nhưng không thể thoát, nỗi buồn đang nhè nhẹ lan dần. Ta bắt đầu cảm thấy cái gì đó kỳ quặc và đang muốn biết rõ về nó: một ai đó đang hát hay là ta đang hóa quẩn? Khi ta ngẩng đầu lên, âm thanh đến từ sau gáy và khi ta quay lại, nó lại vẫn lơ lửng treo trong không, rõ rệt như một sợi tơ nhện ngoài đồng. Sợi tơ nhện phơ phất trong gió thì có hình, nó lại không, không thể nào nắm bắt nổi. Ta đứng lên tay ghế bành có ý dò theo nó. Cuối cùng ta phát hiện ra rằng nó đến từ cửa phụ thông hơi trên cửa ra vào. Ta lên một ghế dựa để mở lần kính sạch như lau như ly ra ngoài bao lơn. Ta mang ghế dựa ra khỏi phòng, nhưng vẫn chưa đủ cao để nhìn xem âm thanh từ đâu đến. Trước bao lơn, một mảnh sân nhỏ tráng xi măng phơi mình trong nắng, ta đã chăng lên đấy một sợi dây thép để phơi quần áo vừa giặt ngay sáng nay. Rõ ràng là quần áo không biết hát. Xa nữa là bức tường bao dưới chân núi và phía sau là sườn dốc chặn ngang bằng một dải đất hoang và những búi gai. Không có đường đi. Ta ra ngoài bao lơn đi vào nắng. Âm thanh càng rõ hơn, hình như nó đến từ ánh nắng chói chang, bên trên mái nhà. Ta nheo mắt nhìn lên trời, đó là thứ âm thanh của kim loại, sắc và rõ nét. Mặt trời chói chang. Mắt ta mờ đi rồi chuyển thành ánh lam đen, do bàn tay ta che chắn, ta nhận ra trên lưng núi trơ trụi, vài ba hình dáng tí xíu đang hoa hoa tay. Âm thanh kim loại đến từ đấy. Cuối cùng ta nhận thấy đó là những người đập đá. Một người trong đám hình như mặc may ô đỏ còn các người khác mình trần thì nổi không rõ trên vách núi màu nâu vàng bị mìn mở phanh ra. Tiếng hát bay trong nắng, theo gió, đôi khi rất mạnh, đôi khi thoảng nhẹ.
Ta nảy ý là có thể dùng ống kính cực xa của máy ảnh để kéo họ gần lại. Quả nhiên, người mặc may ô đỏ dùng một cái búa tạ; âm thanh giống với bài hát ma chay của người đàn bà nông thôn là ứng vào tiếng đập xà beng khác, mình tần hình như làm tiếng vọng lại cho nó.
Có thể họ đã để ý tới ánh mặt trời phản chiếu trên ống kính máy ảnh vì tiếng hát ngừng bặt. Những người đập đá dừng việc nhìn về phía ta. Không một tiếng nói nào nữa, một sự im lặng gần như e sợ. Tuy vậy ta hài lòng. Điều này chứng tỏ rằng không phải ta ốm đau và thính giác ta vẫn bình thường.
Ta quay lại phòng, ta muốn viết một cái gì, nhưng cái gì chứ? Tại sao lại không viết tiếng hát của những người đập đá? Nhưng ta không sao viết ra nổi một chữ nào.
Ta tự nhủ chẳng cò gì cản ta đến uống rượu và tán gẫu với họ tối nay. Như thế sẽ làm ta giải sầu. Vậy là ta đặt bút xuống và đi vào thị trấn.
Ta mua một chai rượu và lạc rang ở cửa hàng nhỏ. Tình cờ trên đường ta gặp người bạn đã cho ta mượn tài liệu. Anh bảo anh đã tập hợp được các bài hát dân ca vùng núi. Ta không còn đòi hỏi gì hơn bèn mời anh đến tán gẫu với ta. Vì lúc này bận, anh hẹn gặp nhau sau bữa tối.
Tối, ta chờ anh đến hơn mười giờ. Ta là người khách duy nhất của trung tâm đón tiếp và bầu không khí im lặng thật ngột ngạt. Ta thật sự tiếc đã không đi tán chuyện với những người đạp đá thì thình lình có tiếng gõ vào cửa kính. Nhận ra tiếng anh bạn, ta mở cửa sổ. Anh giải thích rằng các cô trực ở trên gác đã khóa cửa chính và đi ngủ rồi. Ta đỡ cho anh cây đèn pin và cái túi giấy; anh vào bằng cửa sổ, điều đó ít nhiều làm ta vui. Lập tức ta mở chai rượu và mỗi người tự hầu mình hơn nửa cốc.
Ta đã không thể nhớ lại hình dạng của anh. Hình như anh thấp gầy, thân hình nhỏ và thanh mảnh. Anh có vẻ hơi nhút nhát nhưng cách nói năng của anh vẫn còn cái nhiệt tình mà cuộc đời chưa phá hủy được. Hình hài diện mạo anh khôn quan trọng, ta khoái nhất là việc anh cho ta xem kho báu của anh. Anh mở cái túi giấy. Ngoài vài quyển sổ tay ghi chép, tất cả là tập bản thảo các bài dân ca lưu truyền đến nay. Ta lần lượt mở xem. Khi thấy ta hài lòng đến mức nào rồi, anh sôi nổi tuyên bố:
- Anh cứ việc chép lại những bài anh thích. Ở vùng núi này, từ rất lâu dân ca đã phong phú rồi. Nếu tìm được một lão sự phụ dân ca, ông ấy có thể hát cả ngày lẫn đêm không nghỉ đấy.
Ta bèn hỏi anh về bài hát của những người đập đá.
- À, đó là những làn điệu rất cao. Dân ca vùng Ba Đông, ở vùng ấy, cây cối đầu bị đốn sạch. Họ rời que hương đi đập đá.
- Cả họ cũng có những làn điệu dân ca và lời hát riêng ư?
- Làn điệu ít nhiều có chung nhưng lời thì họ ngẫu hứng. Họ hát những gì thoáng qua đầu và phần lớn thì rất thô lỗ.
- Chửi tục trong các bài hát ấy ư?
- Đám thợ ấy, anh cười giải thích cho ta, lâu ngày xa đàn bà, xa nhà, họ tự khuây khỏa trong khi đập đá mà.
- Tôi đã nghe các giai điệu của họ. Sao mà buồn và xúc động đến thế?
- Thế đấy, không hiểu lời thì người ta ngỡ là một bài than, nghe rất hay, nhưng thật ra lời chẳng có chút lý thú nào đâu. Anh nghe thử xem các lời này.
Anh bạn lấy ra cuốn sổ tay từ trong xắc, mở ra chia cho ta. Sau Hắc ám truyện (Bài ca mở đầu), có thể đọc thấy:
Vào một ngày lành, trời và đất chia tay.
Nhà hiếu, đám bạn bè mời chúng ta hát và gõ.
Đến sới hát, ta cất tiếng dạo đầu.
Một hai ba bốn năm, kim mộc thủy hỏa thổ.
Khó khăn thay bài hát mở đầu của tôi,
Miệng chưa mở, mồ hôi đã chảy dài.
Đêm khuya khoắt, người im ắng, trăng sáng và sao thưa.
Chúng ta chuẩn bị cất lên bài hát mở đầu.
Nếu nó dài đêm sẽ lại khuya,
  Nếu nó ngắn nó sẽ xong trước khi trời sáng,
Chỉ có hát không ngắn không dài,
Chúng ta mới không làm muộn những người hát khác.
Đầu tiên mở trời đất nước
Thứ đến mở mặt trời mặt trăng và sao
Thứ ba mở năm phương thổ địa
Thứ tư ở Mẹ Tầm Sét chớp nhoang nhoáng
Thư năm mở bàn Bàn Cổ tách đất khỏi trời,
Thứ sáu mở Tam Hoàng, Ngũ Đế quân vương mọi đời
Thứ bảy mở sư tử đen, voi trắng, rồng vàng và chim phụng
Thứ tám mở con chó dữ canh cổng,
Thứ chín mở các thần chết, thần rừng, thần nước,
Thứ mười mở hổ, báo, sói và sài lang,
Các ngườidẹp cả sang bên, tránh vào một phía
Cho phép anh em hát chúng tôi, lang quân bước vào sới hát!
- Tuyệt! Anh tìm nó ở đâu?
- Cách đây hai năm, khi tôi là giáo viên ở vùng núi, một nghệ nhân dã hát và tôi ghi lại.
- Ngôn ngữ này thật là đẹp, lời hoàn toàn thốt ra từ tâm can, không có bị thi luật của những cái gọi là dân ca ngũ ngôn hay thất ngôn gò bó.
- Anh nói đúng, đây chính là dân ca đích thực.
Tính e dè của anh hoàn toàn tan biến mất do tác dụng của rượu.
- Chúng tôi không bị các văn nhân làm hư hỏng! Đây là các bài hát từ tâm hồn. Anh hiểu cái đó chứ? Anh đã cứu một nền văn hóa! Không phải chỉ các dân tộc thiểu số mà cả dân tộc Hán cũng vẫn còn có được một nền văn hóa dân gian chân chính, chưa bị luân lý giáo hóa của nho gia làm cho ô nhiễm!
Ta cao hứng đến cực điểm.
- Anh lại nói đúng đấy, nhưng khoan, đọc tiếp đi!
Đầy cao hứng, anh đã rũ bỏ cái khiếm tốn bề ngoài  của một viên chức nhỏ. Anh đang hoàng cầm lấy sổ tay rồi bắt đầu ngâm nga các bài thơ, bắt chước một nghệ nhân đang biểu diễn:
Ở đây tôi chắp tay chào,
Anh là người xứ nào, ca sĩ?
Quê bài hát ở đâu?
Nhà tại châu nào, phủ nào?
Tại sao anh đến?
Đây, tôi xin đáp lễ:
Tôi là tay lái tay trống đất Dương Châu
Quê bài hát là ở Liễu Châu
Tôi đến thăm các bạn hát ở sới hát bốn biển
Tôi xin các người ở chiếu xem thứ lỗi
Anh mang cái gì trên vai kia?
Anh giữ cái lồng gì trong tay?
Nặng mà lưng anh gù, người anh cúi xuống
Ra mắt chúng tôi đi, sư phụ hát, xin mời,
Trên vai tôi mang một gánh bài ca
Trong tay tôi quyển sách lạ tôi cầm
Chư vị sư phụ đã đọc hết cả chưa?
Tôi đặc biệt đến quý phủ đây học hỏi,
Ta có cảm tưởng như đã nhìn thấy người này, nghe thấy tiếng nói này cùng cả tiếng chiêng tiếng trống. Tuy vậy ở bên ngoài chỉ có tiếng gió núi gào và tiếng suối thì thầm.
Tôi chở đi ba trăm sáu mươi gánh bài hát
Các bạn chọn gánh nào?
Tôi có ba vạn sáu nghìn bản hát,
Các bạn muốn bản nào?
Tôi muốn thưa với Sư phụ hát rằng tôi biết cái tình
Quyển thứ nhất là những sách về nguồn về gốc,
Bản thứ nhất là văn về gốc bề nguồn,
Tôi hiểu ra ngay lập tức,
Su pụ hát cũng là một người đi đường
Ông có thể biết những việc gốc nguồn,
Ông có thể biết địa lý, thiên văn đời sau.
Ở đây tôi đến hỏi
Năm nào, tháng nào bài hát ra đời?
Ngày nào, tháng nào bài hát có cuộc sống?
Ta có cảm tưởng nghe thấy tiếng hát thê lương và băng giá của một cụ già trong bóng tối, đệm bằng tiếng gió vỗ.
Phục Hi đã chế ra cây cổ cắm
Nữ Oa đã nghĩ ra cái khèn.
Nhờ âm mà đẻ ra ngôn ngữ
Nhờ dương mà đẻ ra âm thanh.
Âm dương giao hòa mới có người.
Có người mới có tiếng nói,
Có tiếng nói mới có bài hát,
Bài hát nhiều, người ta thu nhập thành tập.
Thời ấy, những sách do Khổng Tử biên tập
Đã bị mất đi trong vùng hoang,
Tập thứ nhất gió thổi lên tận trời
Thế mới có tình yêu Ngưu lang Chức nũ
Quyển thứ hai bị thổi vào trong biển,
Ngư ông thu nó lên hát oan hồn.
Quyển thứ ba gió đẩy vào chùa chiền
Các sư đạo phật và thấy tu Đạo giáo bèn tụng các bài kinh
Quyển thứ tư rơi xuống phố làng,
Con gái con trai bèn hát ân tình.
Quyển thứ năm rơi vào ruộng nước,
Nông dân đã hát lên những bài hát núi.
Quyển thứ sáu chính là "Truyện bóng tối" này đây,
Sư phụ hát nhặt nó đem về hát vong hồn,
- Đây mới chỉ là bài mở đầu, còn Truyện về bóng tôi thì sao nhỉ? Ta hỏi anh bạn trong khi vẫn đi đi lại lại ở trong phòng.
Anh nói với ta rằng tác phẩm ấy là một tập hợp nhữn bài hát hiếu ca người ta hát trong các đám ma ở vùng núi đã từ lâu rồi. Hát ba ngày ba đêm liền không nghỉ trên bãi đất trước quan tài chưa hạ huyệt. Nhưng không được tùy tiện. Nhưng không được tùy tiện hát trong các hoàn cảnh khác. Đã hát chúng lên thì các bài khác sẽ hóa thành cấm kỵ. Anh đây mới chỉ ghi được phần nhỏ, không ngờ người nghệ nhân hát kia đổ bệnh rồi chết.
- Tại sao dạo ấy anh không chép nốt đi?
- Ông cụ rất ốm. Ông cụ nằm trên một cái giường bé tẹo chẳng chiếu chăn, anh giải thích tựa như đã phạm một sai lầm. Anh lại lấy lại vẻ nhút nhát.
- Không còn ai có thể hát được các bài ấy ở tỏng núi ư?
- Còn những người biết đoạn mở đầu nhưng chẳng ai tìm ra ai hát được toàn bộ nữa.
Anh còn biết một nghệ nhân già nữa có cái hòm sắt đầy cac tập bài hát trong đó có Truyện bóng tối. Vào thời kì người ta kiểm kê sách sổ, sách này đã bị coi là một thí dụ điển hình về đồi tượng mê tín dị đoan phản động. Ông già đã chôn cái hòm đi. Vài tháng sau, khi ông đào nó lên, các sách đã bị mốc. Ông đem phơi ở sân nhưng một người nào đó đã tố giác ông. Người ta cử công an đến buộc ông lão phải nộp tất cả cho các quan chức. Sau ít lâu, ông cụ chết.
- Người ta tìm ở đâu ra nơi cung kính các vong linh đây? Tìm đâu ra các bài hát thiên hạ lắng nghe, thậm chí quỳ nghe chuyên chú cực kỳ? Người ta không tôn thờ những gì cần tôn thờ nữa, chỉ còn tôn thờ những cái ba lăng nhăng! Một đất nước vô hồn đến thế này! Một dân tộc đã đánh mất hồn của nó!
Phẫn nộ làm ta khảng khái.
Ta hiểu ta đã quá chén khiến lửa tà bốc lên ta hiểu khi thấy nét mặt anh bạn sầu não nhìn ta.
Buổi sang, một chiếc xe jeep đỗ ở trước tòa nhà. Họ đến báo cho ta biết các thủ trưởng và cán bộ của khu lâm nghiệp đã triệu tập một hội nghị báo cáo công việc của họ cho ta, điều khiến ta hết sức bối rối. Lúc ở huyện lỵ, chắc là tại hơi men, ta đã tuyên bố gì đó làm cho họ ngỡ ta từ thủ đô đến kiểm tra. Họ tưởng tượng ta có thể chuyển đạt những phàn nàn thắc mắc của họ lên cấp trên. Xe đã đỗ ở cửa, không thể đánh tháo được.
Các cán bộ đã ngồi từ lâu trong phòng họp, mỗi người một tách trà ở trước mặt. Vừa yên vị, họ đã đưa cho ta khăn mặt nóng. Đúng y như khi ta đi cùng đoàn đại biểu nhà văn. Hội nhà văn thỉnh thoảng tổ chức những chuyến tham quan nhà máy, trại lính, đồng ruộng, hầm mỏ, trung tâm nghiên cứu nghề thủ công nhân dân, viện bảo tàng kỷ niệm cách mạng, với lý do giúp nhà văn hiển cuộc sống. Những dịp đó, luôn có người lãnh đạo các nhà văn hay cá nhà văn lãnh đạo các nhà văn khác đọc diễn văn ở vị trí danh dự. Những nhà văn nhỏ nhứ ta chẳng hạn, chỉ ở đó cho thêm đông, luôn luôn có thể tìm được một chỗ khuất mắt ở trong góc uống trà, chứ không phảo nói năng gì. Nhưng hôm nay, hội nghị đã được triệu tập vì ta, ta tuyệt đối phải nghĩ đến những điều sắp nói.
Đầu tiên một cán bộ phụ trách nói về lịch sử sơ lược của khu vực lâm nghiệp cùng việc xây dựng nó. Anh ta giải thích rằng năm 1907, một người Anh tên là Wilson đã đến sưu tầm mẫu vật ở đây, Thời ấy, vùng này đóng cửa, ông ta chỉ có thể đến được ven ven khu vực. Trước năm 1960, đây là rừng nguyên sinh, ít nhìn thấy ánh nắng và chỉ nghe thấy tiếng suối. Trong những năm ba mươi, chính phủ Quốc dân đảng đã dự kiến khai thác gỗ ở đây nhưng không có đường nên chẳng ai có thẻ vào nổi.
"Năm 1960, Cục không ảnh của bộ Lâm nghiệp dựng nên một bản đồ. Tổng cộng, 3250 cây số vuông rừng núi.
"Năm 1962 bắt đầu khai thác ở phía Bắc và năm 1966 bắt đầu có đường giao thông.
"Năm 1970, một đơn vị hành chính được lập nên, nay gồm hơn năm mươi nghìn nông dân và khoảng mười nghìn cán bộ, công nhân trong ngành nuôi cá cùng gia đình họ. Bây giờ, hơn chín trăm nghìn mét khối gỗ đá được cung cấp cho Nhà nước.
"Năm 1976, các nhà khoa học ra lời kêu gọi bao vệ Thần Nông Giá.
"Năm 1980, người ta để ý kiến lập một khu bảo tồn tự nhiên.
"Năm 1982, chính quyền tỉnh đã quyết định vạch ra một khu bảo tồn rộng một triệu hai trăm nghìm mẫu.
"Năm 1983, tổ xây dựng của khu bảo tồn đã trục xuất tổ nuôi thả cá ra khỏi khu vực bảo vệ và quy định tiêu chí ở bốn phía. Lập ra các đội tuần tra kiểm soát. Dừng được xe không dừng được người. Năm ngoái trong một tháng, người ta đã đếm được có đến ba bốn trăm người đào hoàng liên, bóc vỏ cây nhài, lầm nó là vỏ cây Eucommia (Dùng trong dược học Trung Quốc), đốn gỗ hay săn bắn trái phrps. Hơn nữa, có cả người đến cắm trại để tìm người rừng.
"Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, một tiểu tổ đã trồng lại vài héc-ta cây đồng. Tái sinh sản thành công, một tái sinh sản vô tính cây thực công đồng. Người ta cũng trồng cây rừng làm thuốc như ngọc-trên-đầu, bát-nước-bờ-sông, thân-bút-lông, hoa-bảy-lá, cỏ-cứu-đời (có phải tên khoa học của chúng không?).
"Cũng có một tổ điều tra vè thú rừng, kể cả người rừng. Người ta đã lên danh sách Khỉ mũi hếch, báo, gấu trắng, cây hương, hươu, cừu đen, cừu hoan, trĩ vàng, kỳ nhông khổng lồ cùng các giống vật còn chưa biết như gấu lợn, sói dầu lừa ăn lợn con, theo lời nông dân nói.
"Từ năm 1980, thú rừng đã trở lại: năm ngoái, người ta thấy sói xám đánh nhau với khỉ mũi hếch, một con khỉ khác kêu lên rồi vua khỉ chặn đường sói xám. Vào tháng Ba, bắt được trên cây một con khỉ con chết vì không chịu ăn uống. Chim ruồi ngũ sắc là loài ăn mật hoa đỗ quyên. Mình đỏ, đuôi như hoa phong lan, mỏ đỏ.
"Vấn đề tồn tại: tất cả mọi người thiếu hiểu biết về bảo vệ tự nhiên. Một số công nhân chửi vì không được lĩnh thưởng. Một số công nhân chửi vì không được lĩnh thưởng. Nếu gỗ giao nộp không nhiều như trước, cấp trên sẽ có ý kiến. Các cơ quan tài chính không chịu cấp tiền. Bên trong khu bảo tồn tự nhiên hãy còn bốn nghìn nông dân, đều khó sờ đến. Cán bộ và công nhân ở khu bảo tồn tự nhiên có hai mươi người. Họ sống trong những nơi trú ẩn tạm bợ và họ khồn yên tâm. Không có xây dựng nào được dự kiến cho họ. Vấn đề then chốt là người ta đã không cấp cho chúng tôi kinh phí, chúng tôi đã nhiều lân kêu…"
Các cán bộ bắt đầu lên tiếng, tựa như ta có thể can thiệp để lấy được tiền cho họ. Ta thấy tốt hơn là ngừng ghi chép.
Ta không phải là người lãnh đạo các nhà văn hay một nhà văn lãnh đạo các đồng nghiệp, người ngay lập tức có thể vững dạ cất lời và ban ra các chỉ thị nắm được toàn bộ vấn đề cùng một loạt những hứa hẹn rỗng tuếch, chẳng hạn như là vấn đề náy tôi có thể nói với bộ trưởng này, thông báo cho nộ phận lãnh đạo hữu quan khác, tôi sẽ phát ra lời kêu gọi lớn, tôi sẽ báo động công luận để phát động toàn dân bảo vệ môi trường tự nhiên của đất nước! Chứ cứ như ta, bảo vệ ngay bản thân mình chưa nổi thì làm được cài gì? Ta chỉ nói được rằng bảo vệ môi trường tự nhiên là rất quan trọng, điều đó quan hệ đến tới cháu chắt chúng ta và các thế hệ mai sau, rằng sông Trường Giang đã như sông Hoàng Hà mất rồi, cát đã bồi tích ở đó mà ở Tam Môn Hiệp, Ba Hẻm, người ta còn muốn xây lên một cái đập lớn nữa! Nhưng dĩ nhiên ngay cả những điều đó ta cũng chẳng có thể nói được, ta thích đặt câu hỏi về người rừng hơn.
- Cái người rừng ấy, ta nói, người ta nhắc đến ở khắp nước…
Họ lao vào vấn đề.
- Chứ sao nữa! Viện khoa học TW Bắc Kinh đã tổ chức nhiều cuộc điều tra. Lần đầu tiên vào năm 1967 rồi vào các năm 1977 và 1980. Lần nào cũng đến điều tra chuyên đề. Cuộc điều tra năm 1977 là quan trọng nhất: một trăm mười người trong tổ khảo sát, phần lớn là quân đội, chưa kể cán bộ, công nhân của chính chúng tôi cử đến. Có cả một chính ủy sư đoàn…
Rồi họ tiếp tục các diễn văn của họ.
Ta phải tìm thứ lời lẽ nào để nói thẳng ra được với họ đây? Để hỏi họ đời sống ở đây diễn ra làm sao. Chắc chắn họ sẽ lại nói đến cung cấp vật chất, giá cả các mặt hàng thông dụng, lương bổng của họ, trong khi tài chính của chính ta thì ở cái mức gần không. Hơn nữa, có đúng đây là nơi để chuyện trò không? Ta cũng không thể nói với họ rằng cái thế giới chúng ta hiện đang sống càng ngày càng khó hiểu, hành vi của con người ta ngày càng kỳ quái, con người ta chẳng biết mình muốn làm gì mà lại vẫn mong tìm thấy người rừng. Thế thì nói đến cái gì đây, nếu không là nói đến người rừng?
Họ nói năm ngoái có một giáo viên đã trông thấy người rừng. Cũng vào mùa này, tháng Sáu hay tháng Bảy, anh ta không dám thổ lộ. Anh ta chỉ tâm sự với người bạn tốt nhất của mình và dặn là không được để lộ bất cứ điều gì. Đúng thế, cách đây ít lâu, một nhà văn đã đăng Câu chuyện buồn về người rừng ở Thần Nông trên một tạp chí của Hồ Nam, tờ Động Đình. Tờ tạp chí này đến đây, họ đã đọc nó. Chính từ đây mà nổi lên phong trào tì kiếm người rừng rồi lan sang đến tận Hồ Nam, Giang Tây, Triết Giang, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quý Châu, An Huy…(Chỉ thiếu có Thượng Hải!) Đâu đâu người ta cũng nói đến chuyện đó! Ở Quảng Tây, người ta thật sự đã bắt được một người rừng bé nhỏ dưới ấy gọi là quỷ núi - nông dân nghĩ sẽ đem lại rủi ro nên đã thả ra (Hoài của thế!) Rồi có cả những người đã xơi cả thịt người rừng. Nói đi, cái ây không quan trọng mà, được, với lại, họ, tổ điều tra ấy, đã chỉnh lý và đã in cả các tư liệu rồi mà. Họ khẳng định rằng năm 1971, khoảng hai chục người, trong đó có Trương Nhân Quang và Vương Lương Sán, gần như tất cả đều là công nhân của khu bảo tồn, đã ăn cắp bắt chân và bàn chân của một người rừng ở căng-tin của nông trại Dương Nhật Loan: Gan bàn chân dài khoảng bốn mươi phân, riêng cái bàn chân đầy tới hai mươi phân và nặng những mười lăm ký - tất cả các tư liệu ấy đều đã được xác nhận theo đúng nguyên tắc. Mỗi người ăn một bát to thịt. Một người nông dân ở Ban Thủy đã bắn chết nó rồi bán một cẳng chân của nó cho căng-tin Dương Nhật Loan. Năm 1975, trên đường từ công xã nhân daan Kiểu Thượng đến đội sản xuất Mang Cá, Tăng Hiến Quốc đã bị người rừng tát cho một cái, người rừng này lông hung đỏ, cao hơn hai mét. Anh ta ngất đi hồi lâu ở dưới đất rồi sau khi trở về nhà thì không nói năng gì nữa, cấm khẩu trong ba, bốn ngày. Thực chất các báo cáo của họ là ghi lại nhân chứng miệng, dùng phương pháp thống kê của môn phẫu tích so sánh khi điều tra, Triệu Quý Điển chẳng phải là đã trông thấy một người rừng đang ăn dâu giữa ban ngày ban mặt đấy sao? Vào năm nào nhỉ, 1977 hay 1978? Thì trước tổ điều tra thứ hai của Viện Hàn lâm khoa học có mấy ngày thôi mà. Tất cả các cái đó dĩ nhiên người ta không ai bắt buộc phải tin. Với lại trong tổ điều tra của họ, hai quan điểm đối lập nhau. Nhưng nếu nghe nông dân nói thì người rừng có nhẽ cực kỳ tai quái. Họ nói rằng nó đuổi theo phụ nữ, đến đùa chơi với các bé gái, nó làm lắm cái buồn cười hay nó biết nói, tùy theo bằng lòng hay giận dữ mà tiếng nói có khác đi.
- Trong số chư vị ở đây, có ai đã chính mắt mình trông thấy người rừng chưa? Ta hỏi.
Họ cười và nhìn ta. Ta không biết như thế có nghĩa là họ có nhìn thấy hay là không.
Sau đó một cán bộ cùng ta đi vào khu vực trung tâm của khu bảo tồn tự nhiên đã được khai thác. Đỉnh của nó hoàn toàn trọc. Trong vòng hai năm, từ 1971, các khu rừng đã bị một trung đoàn cơ giới của quân đội đốn sạch. Người ta nói gỗ để dùng vào quốc phòng. Chỉ ở trên độ cao hai nghìn chín trăn thước, người ta mới có thể nhìn thấy một đồng cỏ đẹp như thế này. Những đợt sóng cỏ xanh non lượn dập dờn trong sương và mưa. Ở giữa dựng lên những búi trúc-mũi tên tròn xoe. Ta đứng hồi lâu trong lạnh rét, ngắm nhìn mẩu sinh thái tự nhiên trinh nguyên còn sót lại này. Trang Tử đã nói, cách đây hơn hai nghìn năm, rằng gỗ hữu dụng thì chết dưới lưỡi rìu còn gỗ vô dụng thì thả cửa mọc. Bây giờ con người còn tham tàn hơn ngày xưa, lý thuyết tiến hóa của Huxley cũng đang nghi vấn đây.
Nhưng ở trên núi ta cũng thấy một con gấu con ở nơi cất giữ gỗ của một gia đình. Với các dây thừng quanh cổ, nó trông giống như một con cún màu vàng. Nó cứ lũn cũn leo lên đống gỗ, vẫn chưa biết cắn để tự vệ. Chủ nhà bảo ta rằng ông đã nhặt được nó ở trong núi. Ta không hỏi ông có giết bố mẹ nó không. Ta chỉ thấy con gấu đáng yêu. Khi thấy ta rất me nó, ông đề nghị ta đưa cho ông hai mươi nguyên rồi mang nó đi. Ta không tính học cá tiết mục xiếc và làm sao ta tiếp tục hành trình được với con gấu con đó? Ta vẫn cứ là lấy chút ít tự do của ta hơn.
Ta còn thấy phơi ở cửa nhà một tấm da báo dùng làm nệm giường đã bị mối mọt xông. Hổ thì dĩ nhiên đã mất dạng từ hơn mười năm nay.
Ta cũng thấy một mẫu vật của khỉ lông vàng, chắc là con đã bị bắt trên cây rồi tuyệt thực chết. Đó là tất cả những gì mà một con vật bị mất tự do và từ chối thuần hóa có thể làm được, nhưng nó cần có nhiều nghị lực, con người lại không đều có được như thế.
Và cũng chính ở cửa ra vào văn phòng của khu bảo tồn tự nhiên nay mà ta thấy một khẩu hiệu mới toanh: "Nhiệt liệt hoan nghênh thành lập Ủy ban của phong trào những người cao tuổi!" Ngỡ một phong trào chính trị mới sắp được tung ra, ta vội hỏi người cán bộ dán khẩu hiệu này. Anh giải thích rằng lệnh trên xuống bảo dán nó chứ cái đó không dính dáng gì đến họ. Chỉ các cán bộ lão thành cách mạng đã sáu mươi tuổi mới có thể lĩnh tối thiểu khoản trợ cấp mọt trăm nguyên cho các hoạt động thể dục thể thao nhưng ở đây, người cán bộ già nhất mới có năm mươi nhăm, ông ta chỉ nhận được một sổ tay lưu niệm. Sau đó ta gặp một nhà báo trẻ, anh ta kể rằng người phụ trách cái ủy ban những người cao tuổi chẳng ai khác chính là nguyên bí thư ban chấp hành đảng của vùng này. Để mừng việc lập ủy ban này, ông ta đã đòi chính quyền địa phương một khoản tiền cả triệu nguyên. Nhà báo trẻ này có ý viết một tài liệu tham khảo nội bộ gửi thẳng đến Ủy ban kiểm tra kỷ kuật của Ban chấp hành trung ương đảng. Anh ta hỏi ta có cách nào làm cho bào cáo đó đến nơi không. Ta hiểu nỗi phẫn nộ của anh nhưng ta khuyên anh gửi bưu điện, như thế chắc chắn hơn trao cho ta.
Ở đây, cuối cùng ta gặp một cô gái xinh đẹp. Nàng có một ít tàn hương trên mũi, mặc áo sơ mi vải bông ngắn tay cổ rộng, một kiểu áo T-shirt khác áo quần người miền núi vẫn mặc. Quả nhiên nàng quê ở Tỷ Quy cùng làng với Khuất Nguyên, nằm về phía Nam, bên bờ Trường Giang. Tốt nghiệp trung học phổ thông, nàng đến đây ở nhà người anh họ, ngỡ tìm được việc ở khu bảo tồn tự nhiên. Nàng giải thích rằng hành chính huyện đã cảnh báo họ rằng các công trình xây dựng đập lớn Ba Hẻm Tam Hiệp sắp bắt đầu, huyện lỵ này sẽ bị nhấn chìm. Tất cả mọi người đã viết đơn đăng ký di dân, di dân sẽ bị huy động để tìm các phương tiện sinh sống mới. Sau đó, ta theo Hương Khuê đẹp mê hồn đền Nghi Xương về phía nam, ở đấy cho ra đời các mỹ nhân nhan sắc bậc nhất. Ta đã đi qua gần ngôi nhà mái cong ngói đen của người đẹp Vương Chiêu Quân thời cổ nằm trên một sườn đồi ven sông. Một tác giả ngiệp dư ở Nghi Xuơng đã cho ta hay rằng thành phố của anh sẽ là thủ phủ của tỉnh mới Ba Hẻm Tam Hiệp, ứng cử viên vào chức chủ tịch Hội nhà văn tương lai của tỉnh Ba Hẻm đã được chọn: đó là một nhà thơ trúng giải mà ta đã được nghe nói đến, tuy ta không tán thưởng anh ta bao lăm.
Từ lâu ta không có rung động thơ, viết không ra thơ nữa. Ta tự hỏi liệu chúng ta còn ở trong một thời cho thơ nữa không? Tất cả những gì cần ca ngợi và hô to đều đã được ca ngợi và hô to hết rồi, còn lại thì đều được in ấn bằng những chữ chì nặng trịch người ta gọi là tác hiệu, hình ảnh mang ý nghĩa. Thế thì theo các hình ảnh về người rừng đã nhìn thấy, những gì được xây dựng từ các suy diễn khoa học lấy từ những lời miêu tả miệng mà các nhân chứng nhìn bằng mắt cung cấp rồi được Hội điều tra người rừng cho xuất bản, theo đó cái con người vai xuôi, thân cúi lom khom, chân đi vòng kiềng, tóc dài va có nụ cười vĩnh cửu kia hẳn phải là một tác hiệu hình ảnh, mang ý nghĩa. Và ái cảnh tượng ta thấy vào đêm cuối cùng trên quảng trường Cá Gỗ ở Thần Nông Giá trong khu bảo tồn tự nhiên tại rừng thủy nguyên kia cũng có thể được coi là một bài thơ không đây?
Trăng chiếu trên bãi đất rộng trống vắng; dưới bóng núi đồ sộ, người ta dựng lên hai cây sào tre. Hai ngọn đèn dầu hỏa phát ra thứ ánh sáng trắng, móc lên hai cây sào người ta chăng lên một tấm màn. Một gánh xiếc diễn trên bãi rộng, chiếc kèm tom-pét lồi lõm, sai tông đôi chút và trống cà rùng to tướng bị han rỉ, một âm thanh rầu rĩ đệm cho các tiết mục. Gần hai trăm con người ở nơi đây; tất cả người lớn trẻ con của cái làng núi bé nhỏ này, kể cả công nhân, cán bộ khu bảo tồn cùng với gia đình, và kể cả cô dong dỏng cao, nguyên quán ở làng Tỷ Quy, quê của Khuất Nguyên, mũi có tàn hương vận chiếc áo dệt kim ngắn tay, mở rộng cổ gọi theo cách phát âm tiếng Anh là Ti-sớt kia. Họ tụ tập thành ba hàng hình vòng cung. Ở giữa là những người xem ngồi trên các ghế đẩu khiêng từ nhà đến, sau họ là người đứng vè những ai ở xa hơ nữa sẽ vươn cổ ra xem qua những cái đầu.
Chương trình gồm có các tiết mục khí công đấm vỡ gạch bằng lòng bàn tay, một viên, hai viên rồi ba viên đều gãy ra làm hai chỉ cần một nhát. Một người đàn ông siết chặt lại thắt lưng, nuốt các viên kim loại tròn xoe rồi nhổ chúng ra cùng với cả đống nước bọt. Một cô gái to béo leo lên các cột tre rồi treo những cái móc vàng. Cô ta khạc ra lửa. "Giả đấy! Làm giải đấy!" đám đàn bà con gái thì thào và trẻ con họa theo. Trưởng gánh xiếc hói đầu kêu to lên:
- Kìa coi, đúng là một tiết mục không sai!
Ông cầm lấy một ngọn giáo rồi bảo người vừa nuốt các viên kim loại ấn đầu mũi giáo vào ngực ông, đọa vào cổ ông cho tới khi cây giáo uốn cong lại như một cánh cung. Trên trán người trai tráng, nổi hằn lên các mạch máu xanh. Tiếng vỗ tay nổi lên ran ran, công chúng cuối cùng mới phục.
Trên bãi diễn, không khí bắt đầu thoải mái, tiếng vọng của kèn tom-pét chờn vờn trong núi, trống nghe đỡ buồn hơn, người ta sôi nổi lên. Trăng hiện ra giữa mây, ánh đèn hình như quắc hơn. Người đàn bà to béo khỏe mạnh mang trên đầu một bát nước đầy và mỗi tay một nắm thanh tre làm quay các cái đĩa. Sau đó chị xoay thân người tròn trĩnh cảm ơn người xem, nhảy tưng đứng trên đầu ngón chân như diễn viên múa vẫn làm như thế  trên truyền hình. Người xem cũng vỗ tay. Trưởng gánh xiếc giỏi nói, những câu pha trò của ông ta mỗi lúc một nhiều còn tiết mục mỗi lúc một ít. Không khí tưng bừng lên, người xem vui vẻ.
Tiết mục cuối cùng là uốn dẻo. Cô gái mặc đồ đỏ, từ nãy đến giờ đưa đạo cụ, nay nhảy lên một cái bàn vuông trên đã có ba ghế đẩu làm thành một cái tháp. Cô ta nổi lên trên bóng tối của núi, thân người đỏ tắm được ánh sáng trắng của hai cây đèn chiếu vào. Trên trời, mặt trăng tròn vành vạnh thoáng tối đi trước đó nay trở thành màu da cam.
Trước tiên cô làm hình kim kê độc lập, khẽ khép chặt một chân vào hai tay, đầu ngẩng cao. Mọi người vỗ tay. Rồi cô xoạc thẳng hai chân ngang ra, ngồi lên ghế đẩu, không động đậy một ly. Mọi người lại hoan hô. Cuối cùng, cô lại xoạc hai chân, ngửa người lại đằng sau, bụng dưới gầy nhỏ để mu gồ đội lên. Người ta nín thở. Đầu cô từ từ lại ló ra ở giữa hai đùi, như một con quái vật. Cô bé kẹp chặt đầu mình vào giữa hai đùi, một bím tóc dài lủng lẳng. Cô mở to hai con mắt to tròn và đen, đầy vẻ buồn, tựa như cô đang ngắm nhìn một thế giới xa lạ. Rồi cô đưa tay ôm lấy bộ mặt nho nhỏ trẻ thơ của mình. Có thể bảo đó là một con nhện đỏ kỳ dị mang hình người trân trân nhìn đám đông phảng phất như đang nhìn vào một thế giới xa lạ. Đang sắp sửa vỗ tay, người xem bỗng ngừng lại. Cô chống hai bàn tay, nhấc cao chân lên rồi bắt đầu quay người trên một bàn tay; qua lần áo đỏ hiện lên rõ rành rành hai đầu vú. Người ta nghe thấy tiếng người xem thở, một mùi mồ hôi bốc lên. Một đứa bé toan nói thì bị người đàn bà bế nó khẽ vả cho một cái ngăn lại. Cô gái đồ đỏ nghiến răng, bụng phập phồng nhè nhẹ, mặt ướt bóng. Dưới vầng trăng sáng này, trong bóng tối sâu thẳm của quả núi này, cô uốn người cho tới độ mất hết hình dạng người. Duy nhất đôi môi thanh tao, đôi mắt long lanh của cô biểu hiện sự bi ai. Và nét bi ai ấy càng thổi bùng lên cái ham muốn tàn nhẫn của con người.
Đêm ấy, người xem bị kích động ghê gớm, tựa như máu gà trống đang chảy trong mạch máu họ. Tuy đã quá khuya, gần như các căn nhà đều vẫn còn sáng, bên trong vang lên hồi lâu tiếng người nói, tiếng đồ đạc va đụng. Với cả ta nữa, không tìm ra được giấc ngủ, bước chân đã đưa ta ra cái bãi bây giờ vắng tanh. Các ngọn đèn dầu hỏa đã hạ xuống, chỉ còn bền bỉ ánh trăng, trong veo như nước. Ta không tài nào ngờ nổi rằng dưới bóng những quả núi này, trang nghiêm và sâu thẳm, người ta đã biểu diễn một tiết mục mà ở trong đó hình hài con người đã bị biến dạng đi đến mức ấy, ta thầm hỏi đấy phải chăng là mộng.

60
- Khi nhảy anh đừng lơ mơ nghĩ đến cái gì khác.
Mi vừa làm quen với nàng, nhảy bài đầu tiên với nàng và nàng đã bảo như thế.
- Sao vậy? Mi hỏi.
- Nhảy là nhảy, đừng cố làm ra thâm trầm.
Mi bật cười.
- Đừng cười, ôm em nào.
- Được.
Nàng phì cười.
- Em cười gì thế?
- Anh không biết ôm chặt hơn hay sao?
- Biết quá đi chứ, dĩ nhiên mà.
Mi ôm chặt nàng. Mi cảm thấy ngực nàng mềm mại và mi ngửi thấy mùi thơm dìu dịu dâng lên ở cổ chiếc áo váy khoét rộng của nàng. Trong phòng, ánh đèn rất tối, chiếc ô đen đặt trước cây đèn đứng trong góc. Mặt những cặp đang nhảy nhòa vào trong bóng tối. Từ chiếc cát-xét phát ra thứ âm nhạc dịu dàng.
- Như thế này rất hay, nàng nói khẽ.
Hơi thở của mi làm đám tóc tơ ở thái dương nàng lòa xòa và mơn man vào má của mi.
- Em rất hấp dẫn.
- Nghĩa là thế nào?
- Anh thích em nhưng chưa phải tình yêu.
- Thế tốt: yêu mệt lắm.
Mi nói mi cũng đồng ý thế.
- Chúng ta sinh ra là để cho nhau.
- Em không thể lấy anh.
- Tại sao lại phải lấy nhau cơ chứ?
- Vậy mà em sắp cưới đấy.
- Bao giờ?
- Năm sau, có thể.
- Thế thì còn sớm.
- Cứ cho là năm sau đi nữa thì cũng không phải là với anh.
- Chả cần nói, anh cũng biết. Vấn đề là lấy ai?
- Muốn gì thì cũng là phải lấy một người đàn ông.
- Bất cứ ai?
- Không nhất thiết. Nhưng muốn gì em cũng sẽ phải qua bước đó.
- Rồi sau đó em li hôn.
- Có thể.
- Lúc ấy, anh sẽ lại có cơ may nhảy với em.
- Nhưng vẫn cứ không thể lấy anh.
- Tại sao cứ tuyệt đối phải lấy nhỉ?
- Anh ấy, anh cảm nhận sự việc rất giỏi.
Nàng có vẻ chân tình.
Mi cảm ơn một tiếng.
Bên ngoài cửa sổ hàng nghìn ánh đèn nhấp nháy: đèn của các tòa nhà hình khối, đèn pha xe hơi chạy thành luồng bất tận. Một cặp nhảy một vòng tròn trong gian phòng nhỏ và huých vào lưng mi. Mi dừng lại để giữ nàng.
- Đừng nghĩ rằng em sẽ khen anh là nhảy giỏi.
Nàng lợi dụng dịp này trở lại công kích.
- Anh không nhảy để biểu diễn.
- Vậy tại sao nhảy? Để gần đàn bà ư?
- Có những cách còn gần được hơn thế.
- Cái miệng anh cũng không rộng lượng nhỉ.
- Vì em không bao giờ tha anh.
- Đồng ý, em không nói gì nữa.
Nàng nép vào mi, mi nhắm mắt lại. Nhảy với nàng quả là sung sướng.
Mi thấy lại nàng, một đêm thu muộn, gió tây bắc lạnh buốt thổi. Mi đạp xe, vật lộn với gió. Trên đường, lá rụng và giấy bẩn quay cuồng. Thình lình mi muốn gặp người bạn họa sĩ và mi có thể chờ ngớt gió ở nhà anh ta rồi lại đi. Mi rẽ vào cái phố nhỏ ánh đèn vàng vọt và chỉ thấy một hình bóng lẻ loi, đầu rụt vào giữa hai vai; có một chút thê lương.
Trong sân tối như mực, nơi anh bạn ở, chỉ một đốm lửa sáng ở cửa sổ. Mi gõ cửa. Tiếng nói âm ấm đáp lại. Anh bạn mở cửa và dặn mi cẩn thận cầu thang tối. Căn phòng được chiếu sáng bằng ngọn đèn đang nhấp nháy trong vỏ quả dừa cưa đôi.
- Vừa đủ thú vị. Mi thích cái ấm cúng của chốn này. Cậu làm gì?
- Chả làm gì, người bạn đáp.
Gian phòng ấm nóng. Anh ta chỉ mặc áo len chui cổ rộng, tóc rối bù. Mùa đông, lò sưởi bầy ra đã móc thêm ống khói.
- Cậu ốm à?
- Không.
Mi thoáng thấy một cử động ở gần cây nến. Lò xo cỗ đi văng cũ nghiến kêu và lúc đó mi phát hiện ra một người đàn bà tựa vào một góc đi văng.
- Có khách? Mi nói như xin lỗi.
- Không hề gì. Ngồi đi. Anh ta chỉ cho mi cái đi văng.
Và ở đấy, cuối cùng mi mới nhận ra nàng. Nàng lười nhác chìa tay ra, một bàn tay yếu và mềm. Tóc dài rủ xuống trước mắt. Nàng thổi vào một lọn để gạt chúng đi. Mi pha trò:
- Nếu tôi nhớ lâu thì tóc em xưa không dài như bây giờ.
- Lúc thì em buộc lại, lúc thì để xõa. Anh không dể ý đấy thôi.
Nàng cười và bĩu môi.
- Hai người biết nhau? Anh bạn họa sĩ hỏi.
- Bọn mình đã nhảy với nhau ở nhà một người bạn.
- Đó, trái lại, cái đó thì anh nhớ đấy, nàng nói, giọng hơi chế giễu.
- Khi đã nhảy với một người nào rồi, người ta có thể quên được sao?
Mi nữa, mi cũng vào cuộc.
Anh bạn cời lửa. Những ngọn lửa đỏ sậm hắt lên trần nhà.
- Cậu uống gì?
Mi noi mi chỉ rẽ ngang qua, ngồi chơi ít phút rồi đi.
- Mình chả có gì đặc biệt phải làm, anh bạn nói.
- Không hề sao mà…nàng cũng nói, rất khẽ.
Rồi họ im.
- Các bạn cứ chuyện tiếp đi, tôi đến để sưởi ấm, gió lạnh nổi lên. Gió ngớt là tôi đi.
- Không, anh đến đúng lúc, nàng nói, rồi nàng im.
- Tốt hơn là nói tôi như sợi tóc ngã vào bát canh vậy.
Mi toan đứng lên nhưng anh bạn đã dúi vào vai mi trước khi mi có thì giờ động đậy.
- Cậu đến vừa lúc chúng mình có thể sang chuyện khác. Bọn mình xong cái cần nói rồi.
- Nói đi, nói đi, tôi nghe các bạn.
Nàng ngồi rúm người trên đi văng. Mi chi phân biệt ra đường viền trắng của mặt nàng. Mũi, miệng nàng đều rất nhỏ xinh.
Không bao giờ mi nghĩ rằng rất lâu sau đó một hôm đúng trưa tình lình nàng đến nhà mi. Mi ra mở cửa và hỏi:
- Sao em biết nhà anh ở đây?
- Chẳng lẽ không vui mừng đón tiếp ư?
- Không, trái lại, vào đi.
Mi đưa nàng vào, hỏi có phải anh bạn họa sĩ cho địa chỉ không. Trước kia mi đều nhìn nàng dưới ánh đèn trong bóng tối, mi không chắc là nhận được ra nàng.
- Có thể là anh ấy, có thể là người khác. Địa chỉ của anh bí mật ư?
Mi nói mi không nghĩ rằng cuối cùng nàng đến, mi rất lấy làm vinh dự.
- Anh quên là anh đã mời em?
- Rất có thể.
- Và địa chỉ, cũng chính là anh đưa cho em, anh đã quên hết tất cả sao?
- Chắc là như thế, mi nói, tóm lại, anh rất hài lòng là em đến.
- Khi một model đến nhà, dao lại không thích?
- Em là người mẫu?
Mi không giấu nổi ngạc nhiên.
- Đã là, thậm chí khỏa thân.
Mi nói mi tiếc không là họa sĩ nhưng mi chơi ảnh nghiệp dư.
- Khách đến đây cứ phải đứng à? Nàng hỏi.
Mi vội chỉ gian phòng:
- Ở đây coi như nhà em, em làm gì tùy em. Nhìn cái phòng này, em có thể thấy ngay lập tức là chủ của nó không tuân theo một quy tắc nào hết.
Nàng ngồi lên góc bàn giấy của mi, đưa mắt nhìn quanh.
- Có thể thấy ở đây cần một người đàn bà.
- Nếu em muốn, nhưng với điều kiện không trở thành chủ của chủ nơi này vì lẽ quyền sở hữu căn phòng này không thuộc về hắn ta.
Mỗi lần gặp nàng mi đều đấu khẩu với nàng, mi không thể thua nàng.
- Cảm ơn, nàng nói, cầm lấy tách trà mi pha. Rồi vừa cười vừa nói thêm: Hãy nói cái gì nghiêm một tí.
Nàng đương đầu với mi. Mi chỉ kịp đối lại:
- Được, đồng ý.
Đến lượt mi rót trà vào tách mình rồi ngồi xuống ghế bành trước bàn giấy. Ở đấy mi thấy thoải mái hơn và quay về phía nàng.
- Chúng ta có thể thảo luận. Nói một chút đi. Em là người mẫu thật ư? Anh cũng là hỏi vô thưởng vô phạt thôi.
- Bây giờ thôi rồi. Ngày xưa em từng làm mẫu cho họa sĩ.
Nàng nói thật. Mi phải tránh đề tài này.
- Em đúng là người mẫu rồi! Anh muốn nói đến nghề nghiệp của em, em dĩ nhiên có việc làm, đúng không?
- Câu hỏi này rất quan trọng à? Nàng vừa cười vừa hỏi. Nàng láu lỉnh, luôn muốn chống lại mi.
- Không nhất định, nhưng hỏi để biết đường chuyện trò với em, để nói những gì cả em và anh đều thích thú.
- Em là thầy thuốc, nàng hất đầu nói.
Trước khi mi kịp hiểu ra điều nàng nói, nàng đã hỏi.
- Em hút được chứ?
- Dĩ nhiên, anh cũng hút.
Lập tức mi đẩy thuốc lá và cái gạt tàn lại gần nàng.
Nàng châm một điếu thuốc, nuốt một hơi khói dài.
- Trông không nhận ra được, mi nói, bắt đầu tìm hiểu lý do nàng đến.
- Cho nên em nói nghề nghiệp không quan trọng. Anh có tin là em nói thật khi em bảo em là người mẫu không?
Nàng nhè nhẹ thở khói thuốc ra, ngẩng đầu lên.
Và nói là thầy thuốc thì có thật là thấy thuốc không? Nhưng câu này mi không nói ra.
- Anh tưởng người mẫu đều là thứ đàn bà nhẹ dạ nông nổi cả hay sao? Nàng hỏi.
- Không nhất định - Người mẫu cũng là một công việc rất nghiêm túc. Anh muốn nói đến người mẫu khỏa thân để cơ thể trần truồng, cái đó chẳng có gì là xấu. Tất cả cái gì là tự nhiên đều đẹp. Cho thấy cái đẹp tự nhiên, đó là lòng hào hiệp, không phải sự nhẹ dạ nông nổi. Vả lại, thân thể người đẹp hơn bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào. Bên cạnh tự nhiên, nghệ thuật là mờ nhạt và nghèo nàn. Chỉ bọn điên mới cho rằng nghệ thuật cao hơn tự nhiên.
Mi nói với đầy lòng tin vững vàng.
- Thế tại sao anh làm văn nghệ? Nàng hỏi.
Mi muốn nói mi không làm được văn nghệ, chỉ là viết, viết cái mi muốn nói và tùy hứng mà viết.
- Nhưng viết cũng là nghệ thuật.
Mi nghĩ dứt khoát rằng viết chỉ là một món kỹ thuật.
- Chỉ cần có một kỹ thuật; chẳng hạn em có kỹ thuật mổ xẻ dù anh không biết em là đa khoa hay hay phẫu thuật, cái đó chả hề gì, có kỹ thuật là đủ. Mọi nguời đều có thể viết, cũng như mọi người đều có thể học mổ.
Nàng cười khanh khách.
Sau đó mi nói mi nghĩ rằng nghệ thuật không hề thiêng liêng, nghệ thuật chẳng qua là một cách sống. Người ta có các cách sống khác nhau, nghệ thuật không thể thay cho tất cả.
- Anh rất thông minh, nàng nói.
- Em, em cũng chẳng ngốc.
- Nhưng có người ngốc đấy.
- Ai?
- Họa sĩ, họ chỉ biết dùng mắt để nhìn.
- Họa sĩ họ có cách cảm nhận riêng của họ, so với nhà văn, họ ưu tiên cái nhìn.
- Cái nhìn cho phép hiểu được giá trị nội tại của một cá nhân không?
- Có vẻ là không, nhưng vấn đề ở chỗ giá trị nó là cái gì? Cái này tùy mỗi người mà có khác, ai cũng có cách nhìn sự vật của riêng mình. Một giá trị khác chỉ có ý nghĩa với những người có chung một quan điểm giá trị. Anh không muốn làm cái việc chúc tụng sắc đẹp của em, anh không biết sắc đẹp của em có phải là nội tâm hay không, nhưng cái mà anh muốn nói là nói chuyện với em thật dễ chịu. Chẳng phải con người ta luôn đi tìm một cái gì đó dễ chịu ở trong đời đấy thôi? Chỉ nhứng đứa ngu mới chuyên tìm cái không vui.
- Có anh ở bên, em rất vui.
Vừa nói nàng vừa bất giác cầm lấy chùm chìa khóa trên bàn nghịch đùa với nó. Mi có cảm tưởng nàng không vui chút nào. Mi bèn nói với nàng về chiếc chìa khóa.
- Chiếc chìa khóa nào? Nàng hỏi.
- Ở trong tay em.
- À, nó sao?
Mi nói rằng mi đã đánh mất nó.
- Nó chẳng đang ở đây đấy thôi? Nàng cho thấy cái chìa khóa trong lòng bàn tay nàng.
Mi nói mi tưởng đã mất nó nhưng đúng là hiện nó đang ở trong tay nàng thật.
Nàng đặt chiếc chìa xuống bàn rồi thình lình đứng dậy nói nàng phải đi.
- Có gì gấp?
- Vâng, em có việc, nàng nói. Rồi nói thêm: em đã lấy chồng.
- Chúc mừng. Mi hơi cụt hứng.
- Em sẽ lại đến. Câu này là một an ủi.
- Bao giờ em lại đến?
- Khi nào em vui. Em sẽ không đến khi em buồn, để tránh chuyển sang anh cái buồn của em, nhưng khi em quá vui thì cũng không được…
- Tùy em, anh hiểu.
Mi còn nói mi muốn thật yên trí rằng nàng sẽ lại đến.
- Em sẽ đến nói với anh về cái chìa khóa mà anh đã đánh mất!
Hất đầu, nàng gạt xõa tóc xuống vai, cười láu lỉnh rồi ra cửa xuống thang.