Vào cái tối mất trinh, Nam Sinh phát hiện thấy mình đã lớn.Có một sức mạnh lạnh lẽo và trấn tĩnh khống chế thể xác và linh hồn nó.Cuộc đời nó đã lưu giữ dấu ấn của anh. Lưu chảy trong huyết quản. Thấm qua làn da. Không chịu nằm lại ở bất kỳ đâu.Nó thấy mình sẽ chết trong sự theo đuổi vô vọng. Tim đập mạnh. Đau đớn như sắp vỡ tan.Cuộc sống của Nam Sinh tại thành phố N đã bắt đầu như vậy. Thành phố này nằm ở vùng duyên hải Triết Đông. Đó là một thành phố nhỏ cổ kính với dân số vỏn vẹn bảy trăm ngàn người. Liên tục có người xách hành lý bỏ đi, tới nơi khác kiếm sống. Phần lớn dân cư ở đây đều chuyển tới sinh sống ở Thượng Hải và Giang Tô. Thành phố nhỏ này mỗi năm có một mùa bão lớn mang theo vị tanh của nước biển, có những con ngõ nhỏ chật chội và cây ngô đồng cũ kỹ. Họ ăn mắm tôm và mắm cua rất mặn. Gia đình có truyền thống và quy định rất nghiêm khắc.Gia đình của Hà Bình nằm trong một khu gần đường cái, có tên là phố Hiếu Văn. Phố được lát đá xanh cổ kính. Những dãy hoa dại li ti nhô ra từ những kẽ nứt thềm đá, nở ra những đoá hoa vàng. Hai hàng cây ngô đồng bên đường mỗi khi gặp phải mùa bão, cành lá bị gió thổi xác xơ, bầm dập rõ thảm hại. Từng thân cây lớn ngả rạp xuống đường, bị nước mưa nhuộm thành màu đen. Thế là cả con phố lại thoang thoảng một mùi thơmd ịuc hua xót của vết đau thực vật.Hai bên đường có rất nhiều cổng của từng khu nhà. Tạo hình rõ nét kiểu cổ điển. Đầu tường xanh um một màu hoa tường vy và ngoã tùng. Từng khu nhà có một dẫy hành lang tối tăm và sâu hút, hai bên dựng đầy các đồ dùng lặt vặt của các hộ trong khu. Chẳng hạn như xe đạp hỏng, giường hỏng, ghế hỏng, giầy dép rách... Xuyên qua hành lang này, có thể thấy được giếng trời và cầu thang gỗ. Thông thường có thể ở được hơn hai mươi hộ dân bên trong. Còn có nhà bếp công cộng và chỗ giặt quần áo, lấy nước sôi. Hàng xóm rất đông.Nam Sinh ở tầng hai. Chỉ có hai phòng. Bếp ở tầng dưới, tám hộ dùng chung. Trong góc cầu thang đặt chậu và khăn rửa mặt, có thể rửa ráy ở đó. Vách ngăn và sàn nhà bằng gỗ mỏng do thời gian đã lâu nên ngả màu tối tăm và mục nát. Cuối cùng dì Lan cũng tìm cách làm thêm một gác xép trong căn phòng nhỏ cho Nam Sinh ở. Gác xép rất nhỏ, kéo dây thép làm sườn mái, dán giấy da trâu dầy khự lên. Vách được dán báo sạch. Trên gác xép kê một cái giường dây thép và một cái bàn gỗ cũ kỹ.Trời mưa bị nước dột tong tỏng. Sau nhiều ngày bị mưa miền Nam vần vũ, chỗ giấy dán ẩm ướt đã bắt đầu loang rõ từng đám nước ố bẩn thỉu. Cả căn phòng đều có mùi ẩm. Nhưng chỉ cần đẩy cánh cửa sổ trên gác xép, có thể nhìn thấy một góc trời xanh.Đêm đầu tiên ngủ trên gác xép, vì oi bức và lạ, Nam Sinh đã nằm mơ. Mơ thấy mình quay trở về căn phòng lớn ở quê nhà. Căn phòng rộng thênh thang vẫn có mùi thơm của thóc. Chiếc giường gỗ lớn vẫn thả màn như chốn ngăn cách với trần thế, ấm áp và bí ẩn. Con bénhìn thấy bố mẹ mình đang nằm trong đó. Nó không thấy rõ mặt họ, nhưng ngửi được mùi da thịt và cơ thể họ. Có mùi hơi tanh tanh của máu. Nó nằm bên cạnh mẹ, rồi lại chui vào chăn, leo qua phần gối bên kia của bố nó. Cuộc hành trình tối om đó khiến nó tràn ngập niềm hưng phấn mạo hiểm. Bố nó kêu nó sờ vào cằm, nơi đó đã đầy râu cứng ngắc. Khi ông dùng cằm mình day lên mặt con bé, nó thích thú cười khanh khách.Lần đầu tiên Nam Sinh nghe thấy tiếng mình vang lanh lảnh như vậy. Rồi nó tỉnh giấc. Nó nhìn thấy ánh trăng rọi qua cửa sổ cao cao, đang lay động trên giường nó như làn nước. Chỗ nước đó im ắng và lạnh lẽo. Nam Sinh cảm thấy mình bị cả thế giới bỏ rơi. Cô độc không kể xiết, lần đầu tiênkhiến Nam Sinh sợ hãi. Nó mở to mắt, cứ đứng đờ người ra ngắm màn đêm ngoài cửa sổ. Trời đêm xanh thẫm, ánh sao lấp lánh. Nó đã từng được thấy cảnh sao đầy trời hồi còn ở thị trấn. Nhưng trong màn đêm đục ngầu của thành phố, các vì sao đã không còn sáng nữa.Tháng chín, Nam Sinh đi học ở một trường thuộc con phố này. Gia đình một lúc phải đảm đương hai đứa trẻ đi học, tình hình kinh tế không mấy dư dả. Nam Sinh và Hà Bình còn giúp gia đình làm rất nhiều việc. Chẳng hạn những lúc rỗi rãi, chúng tới xưởng mộc gần đó bóc vỏ cây. Như vậy khi đốt bếp lò có thể tiết kiệm được rất nhiều vỏ cây. Không có ti vi, không có đồ chơi, không có game. Đối với Nam Sinh, vui sướng nhất là vào mỗi ngày chủ nhật được cùng Hà Bình tới xưởng mộc bóc vỏ cây.Thật ra đây là việc rất vất vả. Hai đứa mình đầm đìa mồ hôi, trước tiên phải tới cổng chính của xưởng chờ hết hơi, đợi đến khi các khúc gỗ tròn to tướng được khênh vào sẽ lập tức vội vàng xông tới bóc vỏ cây. Vì rất nhiều người đều làm việc này và người quản lý phân xưởng cũng tới ngăn cấm. Vì thế trong vội vã và cướp đoạt thường bị các giằm gỗ đâm vào tay hoặc làm tay bị rách toạc. Một lần nghiêm trọng nhất là làm tay trái của Hà Bình bị tuột một mảnh da, lộ rõ mảng thịt hồng đẫm máu.Nhưng nếu không có gì đột xuất, Hà Bình sẽ đưa nó đi chơi ở đường sắt gần đó. Nơi có hai thanh đường ray hướng về nơi xa tít tắp và những viên sỏi vụn bị mặt trời chiếu tới bỏng rãy. Tàu chở gỗ và than dừng ở đó. Cư dân sống gần đó đem chăn chiếu đã giặt sạch ra phơi phóng trên các phiến đá. Thỉnh thoảng có chú chim khổng tước rón rén băng qua.Cạnh đường ray có từng khóm hoa dại dài loằng ngoằng. Trạm quản lý đường ray gần đó nuôi một con chó vàng to tợn, luôn ngoáy đuôi đi đi lại lại trên đường. Nam Sinh và Hà Bình đi trên đường ray. Có lúc xe lửa ầm ầm chạy qua. Nam Sinh bịt chặt lấy hai tai, cảm giác tiếng gió rít của xe lửa lướt qua, rất hưng phấn. Hà Bình lia sỏi, lạnh lùng. NÓ chỉ đưa con bé đi chơi,ngắm nó hái hoa, đi lại trên đường ray, xiêu vẹo giữ thăng bằng. Đợi khi ánh dương buông rơi, hai đứa mới lễ mễ xách chiếc làn nặng trịch đi về.Nếu Hà Bình muốn, nó còn rất nhiều cách giúp Nam Sinh vui vẻ, như đưa con bé đi bắt đom đóm. Trong đám cỏ dại ở ngoại ô, đi xuống cái hồ nhỏ, cầm theo đèn pin. Bắt đom đóm bỏ vào lọ thuỷ tinh. Có tiếng ếch xanh đang bay kêu trong đám ruộng gần đó. Mùi lúa chín thơm bay trong gió. Rừng cây âm u vọng tới những âm thanh thần bí. Nếu nước quá sâu, Hà Bình sẽ cho Nam Sinh leo lên lưng mình. Sau một đêm, đám đom đóm thường chết ngay. Những cái xác nhỏ bé cứng ngắc khiến Nam Sinh đau buồn và chấn động. Hà Bình hỏi, Còn muốn đi bắt nữa không? Nam Sinh ngần ngừ, Chúng sẽ chết mất. Hà Bình lạnh lùng đáp, Bất cứ cái gì cũng sẽ chết cả. Chỉ cần em thấy vui sướng.Đường về nhà có tiệm nước giải khát lạnh. Nam Sinh còn nhớ rượu nếp là hai hào một bát. Cuộc sống nghèo túng rất hiếm có cơ hội được ăn những món ngọt ngào này. Những hạt gạo nhỏ dinh dính với nước rược đặc sánh màu sữa trắng. Ngọt ngào và có những miếng đá vụn mát lạnh. Thưởng thức đồ xa xỉ. Chiếc quạt trần trong tiệm lờ đờ chạy. Hà Bình và con bé, mỗi đứa ngồi một bên của chiếc bàn gỗ. Hà Bình mua một bát rượu nếp, đặt trước mặt Nam Sinh. Nam Sinh lấy thìa ngoáy lên, nhấm nháp từng hạt một, không nỡ ăn hết từng miếng to một. Hà Bình gõ gõ lên trán con bé, thô lỗ mắng, Ăn nhanh lên, không nghịch nữa. Nam Sinh ăn hết một nửa, đẩy cái bát ra nói, Em không ăn nổi nữa. Anh ăn đi. Hà Bình lại đẩy lại cho nó, mắng, Ăn không nổi cũng phải ăn.Dù phải đối mặt với bao gian khó trong cuộc sống và những bi kịch không tài nào vượt qua được, Nam Sinh và Hà Bình vẫn lớn khôn trong tự do.Dì Lan vẫn làm việc trong xưởng sản phẩm thêu. Đồng thời nhận thêm một số việc riêng về nhà làm như giúp người ta thêu hoa lên quần áo, vỏ gối, khăn trải bàn, rèm cửa.Tối nào trong nhà cũng có tiếng máy khâu đạp, mãi cho đến sáng sớm. Có lúc dì đi xem kịch. Cũng có đàn ông lạ tới nhà. Chỉ cần có đàn ông trong nhà, dì Lan vui vẻ hẳn. Nét mặt kiều diễn, lại còn khe khẽ hát bằng giọng ngọt ngào.Nhưng vẫn luôn có một số chuyện không cam tâm. Chẳng hạn mất đi hôn nhân, không có tình cảm và lời hứa ổn định, đáng tin. Một tương lai không ngừng phải làm việc. Với hai đứa trẻ cần phải có trách nhiệm. Chỉ cần cơn u uất vừa bộc phát, cô ta như biến hẳn thành con người khác. Không dám tuỳ tiện đánh Nam Sinh, vì con bé không phải con đẻ. Cô ta chỉ có thể coi nó như một cái ghế hoặc một cái ly trong nhà, đặt vào chỗ không cần gửi gắm tình cảm.Hà Bình là người thân và kẻ thù duy nhất của cô. Cô dày vò thằng bé, làm đủ mọi cách để mình cảm thấy được an ủi. Tát nó, khống chế nó, ra mệnh lệnh cho nó, ném bừa mọi thứ vào nó. Phích nước sôi, bát, đĩa trong nhà luôn bị đập vỡ, luôn cần phải mua lại. Cuộc sống khốn khó khiến cô thất vọng chính mình.Dần dần Hà Bình đã quen giống như mẹ, dùng bạo lực để trú tình cảm của mình. Những thứ yếu ớt, ấm nóng trong lòng nó luôn bị kìm nén, không dám dễ dàng để lộ ra, sợ bị tổn thương. Nó từng là một đứa trẻ thích đọc sách, thành tích học tập rất giỏi. Tham gia kỳ thi vật lý của tỉnh còn đạt điểm cao. Nó có khả năng học cao hơn nữa, dùng sự nghiệp học hành để giải thoát mình. Nhưng dì Lan không quan tâm tới điều đó. Bằng khen học sinh ba tốt vừa mang về, cô ta đã tiện tay vứt luôn vào thùng rác. Hà Bình nhịn nhục bà mẹ mình. Nhịn cả chứng bệnh tâm lý của cô ta và những cơn bùng nổ thần kinh đến liên tục. Mãi cho đến năm Hà Bình biết rõ thân thế của mình.Thằng bé luôn cho rằng mình là con của bố nó. Tuy bố mẹ ly dị, bố nó sau khi bỏ đi không bao giờ quay về nữa. Hôm đó mẹ nó dẫn nó đi gặp một người đàn ông khác, nói rằng nay mới chính là bố đẻ thực sự của nó. Ngoại hình tuấn tú và tính cách cương trực, dũng mãnh của Hà Bình làm sao có thể liên quan tới một gã lái xe xấu xí kia. Mẹ nó muốn đòi người đàn ông kia ít tiền hoặc một cơ hội gì đó. Ông ta từng là một lãnh đạo cấp trên của công xưởng, lớn hơn mẹ nó trên chục tuổi. Sau khi kết hôn, mẹ nó mới quen và thằng bé là con ông ta. Mẹ nó ngây thơ ngỡ rằng những tro tàn tình yêu sẽ thay đổi số phận mẹ con nó. Tại bàn ăn, người đàn ông nọ ra dáng phách lối, ánh mắt châm biếm quan sát Hà Bình. Mẹ kêu Hà Bình gọi cha. Hà Bình phẫn nộ bỏ đi. Năm đó thằng bé mười sáu tuổi.Đó là lần đầu mẹ con họ cãi nhau ghê gớm nhất. Bởi thất vọng, họ đều chửi bới và đánh nhau như lũ chó điên. Ném đồ đạc. Dì Lan giận tới mức toàn thân run bần bật, vì sự chống đối của Hà Bình còn mạnh mẽ hơn mọi lần. Nó chửi mẹ nó là con đĩ. Dì túm chặt đầu con trai tát nó rất mạnh. Quát, Mày dám đối xử với tao như vậy hả? Sớm biết thế này, lúc sinh mày ra, tao bóp chết luôn cho xong. Tao hận vì đã sinh ra mày. Mày cũng khốn nạn như thằng bố mày.Mặt Hà Bình sưng vù, mép rớm máu. Cũng quát lại, Bà giết tôi luôn đi. Bây giờ vẫn còn kịp. Dì Lan sững người. Rồi đi thẳng vào bếp xách một con dao ra. Nam Sinh hốt hoảng kêu la, xông lên giằng giật. Hà Bình xô con bé ra, giật lấy con dao trong tay mẹ nó. Nó cười giễu cợt, nói, Bà doạ ai cơ chứ. Nếu được lựa chọn, tại sao tôi lại phải làm con bà?Nó chém thẳng xuống tay trái mình. Đầu Nam Sinh như bùng nổ, trong mắt con bé chỉ một màu máu. Hà Bình cứng cổ ôm cánh tay bị thương, những dòng máu nóng hổi tanh ngọt vẫn phun ra qua những ngón tay nắm chặt. Bao nhiêu là máu, ướt đẫm da thịt và quần áo. Hà Bình chạy ra khỏi nhà. Nam Sinh đuổi theo. Con bé nghe thấy tiếng gọi tuyệt vọng của dì Lan. Dì nói, Cứ để nó cút đi. Nó không chết được đâu. Bên ngoài mưa rất to. Cả thành phố mịt mùng trong màn mưa. Sấm chớp chạy điên cuồng của Hà Bình như thể một con dã thú bị thương. Cuối cùng mất hút ở góc rẽ đầu phố.Tuổi xuân của Hà Bình biến thành một cuộc chiến tranh hỗn loạn và truỵ lạc. Nó vứt luôn sự nghiệp học hành, trốn học cả ngày, chỉ nhiệt huyết với vận động và đánh nhau. Kết thân với đám lưu manh đầu đường, và chẳng bao lâu sau đã trở thành một thành viên trong số đó. Cũng ngậm thuốc lá như chúng, cùng lang thang gây sự khắp đầu đường khó phố. Nó đánh bi-a, ăn trộm xe máy, đánh nhau, đánh bạc, chìm đắm trong đám nữ sinh xinh đẹp và băng sex. Hà Bình cao lớn hẳn nnhưng ánh mắt lại u uất và đầy tà khí. Vết sẹo xấu xí trên cánh tay ngày nào đã kết thúc những tháng ngày niên thiếu đau khổ của nó, để lại vết thương không tài nào vá lành nổi.Hà Bình liên tục đêm không về nhà. Dì Lan tìm nó khắp nơi, mỗi lần tìm ra đều chửi mắng rất thậm tệ. Tình cảm giữa hai mẹ con đã hoàn toàn tan vỡ. Những lúc họ đôi co giằng xé nhau, thậm chí Nam Sinh còn đọc được trong đôi mắt Hà Bình một niềm vui sướng. Thằng bé thích làm mẹ nó phẫn nộ. Nó đắc ý sử dụng phương pháp tự ngược đãi mình và ngược đãi người khác. Dày vò người khác. Giải phóng mình.Ở trường, Nam Sinh không có bạn, vì cuộc sống của con bé có quá nhiều điều cấm kỹ thuật. Nó không hề nhắc với ai về gia đình,bố mẹ mình. Nhưng bạn học nào cũng biết Lâm Hà Bình là anh trai nó nên ai cũng có thái độ tránh né nó. Nhìn ánh mắt nó không khỏi xem thường. Do quá ý thức bảo vệ mình, Nam Sinh trở thành một đứa trẻ lạnh lùng. Trong lòng con bé che giấu một khe sâu hoắm tới mức vứt xuống một hòn đá lớn cũng không phát ra tiếng động.Khe sâu đó khiến nó đi đi về về một mình. Không dễ dàng trò chuyện. Cũng không có nụ cười. Trên mặt lúc nào cũng có một vẻ lạnh giá như binh khí vậy. Giống như một con dao tra vào vỏ, tuy không rút ra nhưng cũng đủ khiến cho người ta cảm thấy có thể sát thương bất cứ lúc nào. Nam Sinh và thế giới xung quanh nó nảy sinh khoảng cách. Nó khó có thể tin tưởng nổi người khác. Cũng không tin vào mình, Thế giới của nó là một hang động khoá kín tối tăm. Nó chỉ có thu mình vào trong đó mới cảm thấy an toàn. Mọi thứ huyên náo đều không liên quan gì tới Nam Sinh. Chỉ khi ở một mình, nó mới tự do thoải mái. Nó cự tuyệt người khác xích lại gần và tìm hiểu.Phần lớn thời gian đều trong thư viện. Nó đọc sách, mượn đọc hết các tác phẩm nổi tiếng nước ngoài toàn tập. Những tiết toán trên lớp, nó toàn che vở phía trên, đọc trộm tiểu thuyết. Những cảm xúc dày vò nó, lúc hưng phấn, lúc u sầu không gì so sánh nổi cứ xuất hiện liên tiếp. Những khi đọc sách, những giao lưu đến từ tầng tư tưởng sâu sắc giống như một cái kim hút máu, cắm ngập vào huyết quản nó. Nó như bị cạn kiệt, phải vội vã túm lấy bất kỳ thứ gì để bổ sung cho cơ thể. Có lúc nó nhớ tới đỉnh núi Đại Khê Lãnh. Nó cảm nhận được ánh sáng chói gắt và tốc độ nhanh phi thường của gió. Tiếng kêu của nó. Thời thơ ấu thoải mái và trong sáng. Đó là những thứ rực rỡ trong linh hồn con bé. Nó giấu chúng xuống tận đáy sâu hun hút.Đã gần ba tháng, Nam Sinh không được nhìn thấy Hà Bình.Thằng bé đã sống cùng lũ bụi đời trong một dãy nhà kho phía sau rạp chiếu phim trên phố Bắc. Nam Sinh đi tìm anh. Đó là một ngày mưa u ám. Nam Sinh mặc váy xanh da trời, áo trắng, tay xách ô. Con bé đứng trong cái hành lang hẹp tối tăm, nhìn thấy rất nhiều cánh cửa khép kín, không biết Hà Bình ở gian nào. Thế là nhưng cất tiếng gọi to tên của Hà Bình.Một cánh cửa sau lưng nó đột ngột mở. Một thằng trần nửa người xuất hiện, miệng cắn điếu thuốc nhìn nó.Mày tìm Hà Bình làm gì? Nó đang bận. Ngày nào cũng có các em tới tìm nó.Nam Sinh đáp, tôi chính là em gái anh ấy. Rồi con bé đẩy thằng kia ra, xộc thẳng vào hành lang men sau cửa. Nam Sinh chợt nhìn thấy hai thân hình loã lồ đang chuyển đồng trong màu xanh của ti vi. Trên đó đang bật một cuốn băng. Trên gương mặt Hà Bình có sự trĩu nặng mà mê mụ như đã chết. Nam Sinh đứng trong bóng tối nhìn anh đang làm tình với một đứa con gái lạ. Ánh mắt nó lạnh lẽo. Rồi Hà Bình chợt nhìn thấy nó.Sao mày lại vào đây? Thằng bé thất kinh, phẫn nộ vớ lấy tấm chăn rơi trên đất đắp vội lên thân hình trần trụi của đứa con gái kia. Đứa con gái hứ một tiếng, cuốn chăn quanh người rồi bỏ vào gian trong. Nam Sinh lặng lẽ nhìn anh.Về sau không được phép tới đây nữa. Biết chưa? Mày còn tới nữa, tao đánh gẫy chân đấy.Nam Sinh lạnh lùng, Dì Lan bị ốm mấy ngày nay, luôn bị đau ngực.Thằng kia mò mẫm trong bóng tối hồi lâu, đưa cho con bé một mớ tiền giấy. Nói, đưa bà ấy đi khám bác sĩ. Chỗ còn thừa, cho mày đóng tiền học, mua sách mà đọc.Em tới tìm anh không phải vì tiền. Con bé bình tĩnh nhìn anh.Một cái tát của Hà Bình vụt tới. Thằng bé hét lên thô bạo. Thế mày đến làm gì? Tới nhìn trộm tao làm tình với bọn con gái chắc?Đó là việc của anh. Nam Sinh đáp. Đôi mắt lạnh tanh của con bé như một đoá hoa lạnh. Khoé môi nó rớm máu. Hà Bình mở toang rèm cửa sổ. Dưới ánh sáng ban ngày chói mắt là khuôn mặt tiều tuỵ và u ám của Hà Bình. Một gương mặt chìm đắm trong thuốc lá, rượu và tình dục. Con bé nhìn anh. Hồi lâu nói. Em đi đây.Nam Sinh cầm cái ô, quay người bỏ đi. Nó đi qua hành lang, ra khỏi cánh cửa, đi xuống cái cầu thang cũ kỹ phát ra tiếng lọc cọc. Nước mưa rơi lộp độp trên nền đá xanh, nước lênh láng khắp nơi. Đôi chân của Nam Sinh sũng trong nước, lạnh ngắt. Nước mắt nó tuôn xuống nóng rẫy. Nó đứng đợi ở đó. Hà Bình vội mặc chiếc quần bò, đuổi theo. Nó nhét tiền vào tay con bé.Nam Sinh, em phải học giỏi. Hiểu không? Đừng tới đây nữa. Nó vuốt ve gương mặt con bé, Còn đau không?Nam Sinh lắc đầu. Nói, Nhà trường đã thông báo, em được tuyển thẳng lên trường trung học điểm ở tỉnh.Giỏi lắm. Hà Bình cười. Nó lấy tay lắc khẽ cằm Nam Sinh. Phải học tốt nhé.Khi nào anh về nhà?Không biết nữa. Anh muốn rời khỏi chốn này.Đi đâu?Quảng Châu. Bọn nó nói ở đó có thể kiếm tiền.Hà Bình bôi thuốc, lấy vải băng vết thương, thay quần áo sạch. Rồi lườm con bé, hỏi, Con gà từ đâu đến vậy?Em ăn trộm ạ. Nam Sinh trả lời. Khi nào có tiền, em sẽ trả lại cho cô ấy.Tại sao làm vậy? Hà Bình nhìn con bé. Ẩn sâu trong mắt nó như có bóng tối bao trùm, nhưng rất nhanh chóng lại trở về ánh mắt bất cần như cũ. Có phải em yêu anh không hả, Nam Sinh?Nam Sinh đẩy tay nó ra. Tự tới mép giường ngồi xuống. Con bé vùi đầu vào gối của chính mình. Hà Bình nâng mặt con bé lên. Nam Sinh cứng cỏi nhìn lại. Trong mắt có ngấn lệ. Hà Bình, nhận lời với em, tới Quảng Châu, anh sẽ ổn cả?Tối đó, Nam Sinh và Hà Bình ở bên nhau. Con bé cuộn người trên giường. Hà Bình ngồi bên cạnh hút thuốc, đi đi lại lại, Nam Sinh dặn dò. Khi nào anh sắp đi, nhớ gọi em dậy. Em tiễn anh. Hà Bình nói, Ừ, ngủ đi.Nó đưa tay ra vuốt ve đôi mắt con bé. Những ngón tay thô ráp ấm áp. Rồi đôi môi nó ập xuống, khẽ hôn lên mi mắt của Nam Sinh. Hút hết nước mắt của con bé. Nam Sinh nín thở, không dám động đậy. Chỉ nghe thấy tim mình đập thình thịch. Đau đớn như thể sắp rách toạc. Con bé nhắm nghiền mắt. Xuất hiện trong bóng đêm là trận tuyết to mùa đông năm nào, Hà Bình đẩy bát mì thịt bò lại trước mặt con bé. Trong bóng đêm của rừng cây, Hà Bình vừa cõng con bé trên vai vừa bắt đom đóm. Vệt máu tươi trên tay Hà Bình. Trong mơ màng, con bé nghe thấy Hà Bình nói, Nam Sinh, anh là người đàn ông đầu tiên hôn em. Em phải nhớ lấy.Tới nửa đêm, cuối cùng con bé cũng thấm mệt. Nhắm tịt mắt ngủ mất. Nhìn thấy mình đang đi trên phố một thị trấn nhỏ xa lạ. Mọi người xung quanh nói thứ tiếng địa phương mà nó không hiểu. Nắng rực rỡ, khắp đất đầy hoa lạ, màu tím sẫm, cánh hoa dầy, tràn trề nước. Đạp chân lên, những giọt nước bắn tung toé. Con bé đi trên đường như thể đi gặp một ai đó. Sốt ruột và hưng phấn. Cảm thấy dưới chân ngày càng ướt. Cúi xuống nhìn, nước đã biến thành máu tươi. Và chỗ máu tươi đó lại đến từ chính cổ tay của nó. Nó giơ tay lên, nhìn thấy vết thương hở toác. Cả người nó bị trói, không thể quay đầu lại, cũng không thể ngừng lại. Nó hoảng hốt kêu lên một tiếng, tỉnh giấc. Nhìn thấy ánh nắng chói mắt ngập tràn trong phòng. Trời đã sáng. Hà Bình đã đi từ lâu.Trên người nó đắp một tấm vỏ chăn. Con gà quay và chiếc khăn mùi xoa bọc chỗ tiền lẻ của nó đặt trên bàn. Hà Bình không mang đi. Nó để lại cho con bé một mảnh giấy, trên viết số máy nhắn tin.Nam Sinh. Có việc gì nhớ gọi điện.Trả lại con gà đi. Từ nay về sau không cho phép làm những việc như vậy nữa.Vào đêm thứ hai Hà Bình bỏ đi. Nam Sinh bị hành kinh. Năm đó con bé mười ba tuổi. Nó mơ thấy đám máu trên đầu giường nơi mẹ nó nằm. Đám máu toả ra mùi thơm tanh ngọt, từng giọt từng giọt toả ra, thấm vào da thịt của Nam Sinh, mênh mang như trùm lấy nó. Mẹ con bé. Người đàn bà có gương mặt mờ mịt. Đôi bàn tay ấm áp mềm mại. Bà vuốt ve Nam Sinh. Khe khẽ hát. Chiếc giường sắt lớn đã tháo bỏ cái màn nilông màu trắng. Bố đứng bên cạnh giường, yên tĩnh. Cũng giống hệt như tư thế bố đứng trên phố trong đám đông chuẩn bị sang đường với nó.Lúc Nam Sinh tỉnh dậy, đã hơn bốn giờ sáng. Nó nhìn thấy vết máu trên giường mình. Nó không biết vết máu đó từ đâu tới. Nhìn người mình, không hề bị thương, cũng không đau đớn, lật chăn lên tìm. Rồi đột nhiên nó hiểu ra. Đầu óc rất tỉnh táo. Ôm ga giường nhẹ nhàng xuống gác.Trong nhà bếp không một bóng người. Nam Sinh ngâm ga giường vào trong chậu giặt. Bên ngoài bầu trời nhàn nhạt, vẫn còn ánh sao mờ. Hai tay Nam Sinh dìm trong nước lạnh, nhẹ nhàng vò đám máu. Nó xác định đám máu đó từ cơ thể nó ra. Giặt sạch cái ga giường, phơi trên dây. Tấm ga khẽ rung rung trong gió. Nam Sinh mở lại tấm ga ra, dí mặt lại gần, ngó kỹ. Vẫn còn vết máu mờ mờ.Tuổi thơ của con bé đã trôi qua như vậy.Từ sau khi Hà Bình bỏ đi không lời từ giã, dì Lan như một quả bóng da căng cứng bị chọc một phát, một lỗ hổng đủ để dì xì hơi xẹp lép. Chứng bệnh trầm cảm càng nặng thêm, dì phải tới bệnh viện uống thêm nhiều thuốc. Những thứ thuốc đó khiến khuôn mặt dì sưng phù, thần kinh càng đờ đẫn.Nam Sinh ra sức học. Nó hiểu rõ học là con đường thoát thân duy nhất của nó.Luôn dẫn đầu trong số hơn bốn mươi học sinh toàn lớp. Chỉ có điều chữ viết của nó không được đẹp lắm, vì cái bàn trên gác xép quá thấp. Lần nào Nam Sinh cũng phải quỳ mọp trên sàn, bò cả người ra, ra sức làm bài tập. Được một lát, mắt nó đã đau nhừ. Lúc mệt mỏi, Nam Sinh lại trèo lên cái thang nhỏ, mở cửa sổ áp mái, từ gác xép luồn ra ngoài.Bên ngoài là mái nhà làm bằng gạch, từng dây ngoã tùng rủ xuống. Chim sẻ và bồ câu đậu đầy trên mái. Nam Sinh vừa mở cửa sổ, bầy chim giật mình vỗ cánh bay lên, vừa phát ra tiếng gù gù trong họng. Nam Sinh không dám đi ra quá lâu, chỉ dám tựa lưng vào cửa sổ, rồi nhích chân dần từng tí một. Khi ánh nắng chiếu lên chân, nó khẽ cựa quậy. Chỉ có lúc đó, Nam Sinh mới thấy vui vẻ.Ở trường, nó thích một mình chạy ra sân vận động, nhìn đám đàn anh lớp trên chơi bóng rổ. Ngồi trên bậc đá, lặng lẽ nhìn đám con trai chạy đi chạy lại trên sân. Trời rất xanh, xa xa có đường ray xe lửa, chốc chốc lại nghe thấy tiếng đầu máy hú xình xịch. Đợi đến khi chúng chơi bóng xong, trời cũng nhá nhem tối.Nam Sinh chân trần đi giầy thể thao, chạy trên sân vận động trong ánh chiều chập choạng. Chạy hết vòng này tới vòng khác. Chỉ có trong tiếng gió rít, con bé mới cảm thấy niềm hứng thú trong lòng. Trái tim đã trưởng thành của nó giống như một con chim, khát vọng tự do.Không muốn về nhà. Thường lang thang một mình trên phó cho tới khi trời tối. Trèo lên cây cầu vượt cao cao, nhìn xuống dòng xe và đám người xa lạ bên dưới. Những con đường nhập nhoạng ánh hoàng hôn, người và tiếng xe huyên náo như sóng nước dâng lên và rút lại. Đêm mùa đôngh, gió buốt lạnh thấu xương.Bắt đầu học cấp ba. Năm mười bảy tuổi, con be quen với Hứa Trăn Sinh.Hứa Trăn Sinh là lớp trưởng lớp bên cạnh. Một chàng trai đến từ phương Bắc. Người gầy dong dỏng, có nụ cười rạng rỡ. Chúng đã gặp nhau trong rất nhiều trường hợp: lên nhận giải thưởng trong buổi họp, tại thư viện, trong các hoạt động của khoa, ở nhà ăn, trong các cuộc thi, trên con đường nhỏ trong trường. Mỗi lần gặp nó, cậu ta đều cúi đầu chào và khẽ mỉm cười. Nam Sinh nghĩ, nụ cười rạng rỡ chính là như vậy, rực rỡ trong sáng. Còn có lòng nhiệt tình và lương thiện. Trong cuộc sống của nó, rất nhiều người không có được nụ cười như vậy. Dù là Hà Bình hay dì Lan, họ đều luôn phẫn nộ.Lần đầu tiên nói chuyện là khi học môn chung trên lớp. Cậu ta ngồi xuống đúng cạnh nó. Mặc một chiếc áo trắng, tóc cắt ngắn, sạch sẽ, lúc cười khoé mắt có nếp nhăn mảnh. Cậu ta nói, Tên của chúng mình đều có một từ "Sinh". Tiếng phổ thông của cậu ta mang âm phương Bắc, rất sinh động. Tiết học rất khô khan, nên chúng liên tục chuyện trò trên giấy bút. Cậu ta kể, cậu là người phương Bắc, vì bố mẹ chuyển tới đây làm việc một thời gian nên đưa cậu ta theo. Cậu kể thành phố quê hương cậu có biển. Đó là bờ biển lớn nước xanh màu ngọc lam. Những ngày rỗi rãi, bố mẹ thường đưa cậu ra bờ biển chơi.Cậu ta nói. Sau này nghỉ hè, mình sẽ đưa cậu về quê mình ngắm biển. Cậu đã nhìn thấy biển bao giờ chưa?Nam Sinh lắc đầu. Con bé khẽ cười. Hứa Trăn Sinh chú ý tới con bé lạnh lùng và cô độc này từ rất lâu. Lần đầu tiên mới được nhìn thấy nụ cười của Nam Sinh, vừa ngọt ngào vừa sững sờ.