rọng Khang vừa trèo lên ngựa định đi trước mọi người thì ở trong nhà, Khánh Ngọc đã gọi giật giọng:- Ông rồi hãy đi, tôi nhờ cái nầy đã.Trọng Khang xuống ngựa, Khánh Ngọc đã chạy lại gần:- Ông hãy đưa tôi đi xem động Diêm Sinh để cho tôi biết cái suối nước có diêm sinh nó thế nào đã?- Tôi rất tiếc không thể chiều ý cô. Chúng ta sang đến địa hạt Tàu. Đường đi vừa khó khăn vừa nguy hiểm. Lúc này là lúc phải nghĩ đến công việc, không thể vui chơi được nữa. Cô muốn xem thì để lúc về.- Tôi muốn xem ngay bây giờ cơ.- Thế thì tôi không thể đi với cô.Trọng Khang trả lời xong, trèo lên ngựa.Khánh Ngọc nói bằng một giọng giận dỗi:- Nếu ông không đi, tôi sẽ bảo người khác đưa tôi đi.- Vâng, cái đó tùy cô.Trọng Khang thúc ngựa đi, nhưng đi được mấy bước lại quay lại. Khánh Ngọc thấy Trọng Khang quay lại, mặt đang nặng chịch, bỗng tươi lên:- Ông đã đổi ý kiến đấy chứ? Phải không ông...- Tôi không phải là người có thể đổi ý kiến. Tôi chỉ khuyên cô đừng có đi. Vì đi như thế, cô rất có thể gặp giặc cỏ nó bắt cóc.- Nó bắt cóc đi thì càng hay chứ sao! Ông thì cần gì!- Cô Khánh Ngọc cô nên biết điều một chút. Cụ nhà ta sang đây làm công việc này rất hệ trọng. Cô đừng nên vì những cái thích kỳ quái của cô mà để nhỡ việc cụ. Nhỡ việc thì người Tàu họ sẽ coi khinh người mình. Cái thanh thế của người Nam chẳng còn gì nữa. Tôi không thể chiều ý cô bởi vì một khi mó tay vào những việc quan hệ, người ta không thể xử sự như một cô con gái cả đời chỉ biết có ăn với chơi.Rồi nhìn Khánh Ngọc một cách nghiêm nghị:- Cô đừng nên để tôi khinh cô.Khánh Ngọc cắn môi, để khỏi òa khóc.Trọng Khang ái ngại:- Tôi xin hứa khi về tôi sẽ đưa cô đi xem.Khánh Ngọc ngửng đầu ngập ngừng:- Nhưng tôi về trước ông thì ai đưa tôi đi.- Thì... cũng đành vậy. Nhưng nếu cô muốn giữ nguyên tấm lòng quý trọng của tôi đối với cô, thì cô đừng nên đi hôm nay. Nhỡ xảy ra việc gì chẳng lành thì bao nhiêu công việc dở bét cả. Thôi, cô đừng buồn nữa, tôi rất muốn chiều ý cô, nhưng lẽ phải buộc tôi không thể chiều cô được.Một khắc im lặng.Rồi Khánh Ngọc vùng nói:- Thôi, thế tôi nghe ông. Nhưng ông phải kể nốt câu chuyện Sủi-ón-lừng cho tôi nghe nhé.- Cái đó tôi có thể chiều được.Khánh Ngọc chạy vào trước cửa:- Ba ơi, con đi trước với ông Trọng Khang nhé.Rồi cũng chẳng đợi trả lời, nàng chạy ra nhảy tót lên ngựa.Hai người lặng lẽ đi chừng một trăm thước.- Câu chuyện hôm nọ đến đâu rồi nhỉ?Khánh Ngọc đang như người chìm trong mộng, vùng ngửng đầu:- Đến...- À, à, đến chỗ chàng Tư bị nước hút đi.- Vâng phải đấy. Thế rồi nàng Mười ra sao?- Sau lúc đó, mọi người thấy nàng gục xuống, mồm và mũi, máu tươi đổ ra ròng ròng, người ta sờ đến tim nàng thì đã hết đập!- Trời! Có lẽ vì xúc cảm mạnh quá mà đứt mạch máu.- Chính thế.- Tên tướng giặc thấy nàng chết bỗng như điên, như dại; y cúi xuống vừa ôm, vừa cắn, vừa cấu, vừa hôn hít thi thể nàng.- Nó cũng yêu có phải không ông?- Thì đã hẳn. Rồi sợ hai oan hồn khi về âm ti có thể phối hợp với nhau, nó sai đem chôn nàng ra tận chân núi.- Thằng khốn nạn! Chắc nó thù lắm.- Thù thì không đúng. Nó ghen.- Ghen mà đến thế ư? Ghê gớm quá!- Chỉ có lòng ghen mới có thể tàn nhẫn được đến thế. Nhưng...- Nhưng nó cũng chưa ghê gớm lắm. Nếu tôi...- Ông làm sao?Trọng Khang cười tủm:- Nếu tôi mà đã yêu thì ở trong trường hợp ấy, tôi không giết người chồng. Tôi sẽ ôm nàng mà nhảy xuống Sủi-ón-lừng. Bởi vì thằng tướng giặc kia dù có sống... thì cũng như là một người chết, sao bằng... Cô thử nghĩ xem...Mặt Trọng Khang vẫn cứ thản nhiên. Khánh Ngọc chỉ nhìn chàng bằng cái nhìn rất dài, không nói.- Chỉ có thế thì mới hả được. Nhưng may cho tôi, tôi lại có một cái tâm tính không bao giờ có thể yêu được một người đàn bà mà người khác đã yêu.