Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 13 -

15. “Những người Pháp của năm 1945”

Kiêu ngạo, cố chấp, thấm đậm bởi những thắng lợi gần nhất
Ngày 3-9-1945, sau khi rời khỏi khách sạn Métropole, François Missoffe(1), đi một cách bất ngờ vào nhà khách Chính phủ cũ, ông may mắn được gặp Chính phủ mới trong hành lang. Ông kể lại:
Tôi còn giữ một kỷ niệm đẹp đẽ về cuộc gặp gỡ. Cụ Hồ Chí Minh gặp tôi, nói: “Cách anh là người Pháp mới, những người hiểu chúng tôi hơn. Các anh là người của de Gaulle, và các anh có Brazaville”. Tiếp theo ông nói với tôi về Brazaville, về bài diễn văn của tướng de Gaulle nói về vấn đề thuộc địa.
… Ngày 30-11-1944, trong cái thành phố của châu Phi gần đường xích đạo ấy, tướng de Gaulle đã đọc trước một cử toạ gồm những toàn quyền và khâm sứ, những lời mà ông Hồ Chí Minh còn nhớ:
“Vì cuộc chiến tranh này có cái được, có cái thua, không hơn, không kém, sẽ đi đến phải suy nghĩ về bản thân con người, việc làm mọi người đều được ngẩng đầu lên, nhìn về phía trước và hỏi số phận của mình sẽ di đến đâu…
Ở châu Phi thuộc Pháp, cũng có ở các vùng khác mà người dân sống dưới lá cờ của chúng ta, có những tiến bộ nào không đáng gọi là tiến bộ, nếu những người dân ấy, trên quê hương của họ, mà họ không được hưởng những quyền lợi về vất chất và tinh thần, hay trình độ của họ không được nâng lên để có thể quản lí lấy đất nước mình. Nhiệm vụ nước Pháp là phải làm cho họ đạt được những nguyện vọng trên…”.
Những lời bay bướm đầy trữ tình này hé mở cho các nước phụ thuộc chúng ta ở hải ngoại một hứa hẹn về nền độc lập trong một tương lai gần và có khả năng thực thi. Phải chăng những lời tốt đẹp ấy được nói ra từ một con người đã đứng lên kêu gọi đồng bào của ông đứng dậy kháng chiến từ ngày 18-6-1940. Phải chăng cũng là con người ấy mà trước đài vô tuyến bí mật ở Hà Nội, những người dân Việt Nam đã hoan hô khi có tin Paris được giải phóng. Đáng tiếc thay, khi bản tuyên bố ấy được ban hành, thì đồng thời có lệnh chính thứ phải lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương…
De Gaulle, rất tự tin, chỉ có một chính kiến: “Phải đánh tan mọi sức kháng cự của đối phương trước khi thương lượng, trước khi đạt được mục đích chính trị” vì nước Pháp đã đưa ra hai lời tuyên bố mà ông cho là đã thoáng. Ông phạm sai lầm trên hai mặt: một là ông không hiểu gì về ý chí chống xâm lược từ lâu của người dân Việt Nam; hai là lòng quyết tâm của ông Hồ Chí Minh, được tôi luyện từ bé, được củng cố thêm qua cuộc đời chu du khắp đó đây của ông và bởi những đảo lộn của thời cuộc. Ông tính toán là trong òng 3 đến 5 năm, ông sẽ giành lại được độc lập. Vì vậy Jean Sainteny - Trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Hoa, đã đưa tin này về Pháp trong tháng 7. Ông có cảm tưởng là ở Paris, người ta không quan tâm đến việc cấp bách cần phải có những quyết định… đến sự quan trọng phải có, những nỗ lực phải làm. Ông không thể nào gặp được de Gaulle trong thời gian hai tuần ông ở Paris.
Trong tháng 8, ở Paris, người ta bịa ra những chuyện và người ta tỏ ra đồng tình với việc cần thiết phải trở lại Đông Dương cả về mặt quân sự lẫn dân sự. Cán chân rết của DGER đặt tại Calcutta ngày 22-8, đã cho thả dù hai đoàn xuống Việt Nam. Mỗi đoàn gồm ba người, trong đó có một đại diện của lực lượng kháng chiến. Pierre Messmer trong đoàn vào phía Bắc, Jean Cédile trong đoàn vào phía Nam. Ông này đến Sài gòn một cách dễ dàng, tạo nên một không khí tự mãn cho nhiều người Pháp tự do; ông từ chối không cho phóng thích 1.500 sĩ quan và lính Pháp bị Nhật giam giữ ở trại Martin des Pallières, từ ngày 2 đến ngày 20-9, thêm nữa, ông còn doạ truy tố họ khi họ trở về Pháp.
Về phía ông, và theo những thoả thuận ở Potsdam, đô đốc Mountbatten đã gửi quân qua Sài gòn. Ngày 12-9, tướng Gracey, người Scoth, nói tiếng Pháp, đến Sài gòn với đội tiền trạm của Sư đoàn 20e người Ấn Độ, và một đại đội của 5eRIC.
Trước sự cấu kết của quân Anh - Pháp, Việt Minh đã đánh thiệt hại đoàn quân Âu bảo vệ sân bay. Những tin đồn về các vụ tàn sát buộc Gracey phải ra lệnh thiết quân luật và kêu gọi sự giúp đỡ cảu quân Pháp. Tối ngày 20-9, lính biệt kích của 5eRIC và một số người Pháp có quyết tâm, đã đánh chiếm kho kỹ thuật hoả pháo, chiêm lại những vũ khí đạn dược mà quân Việt Minh chiếm đoạt được của quân Nhật. Sáng hôm sau, những tù binh ở trại Martin đề Pallières, được trang bị lại, chiếm những điểm chiến lược quan trọng của thành phố, dưới con mắt vô tư của lính Nhật. François Cléret, lúc ấy là trung tá thày thuốc được chứng kiến, đã kể lại:
Đối với chúng tôi, những người tại mặt trận, ở đây không phải là một cuộc chiến tranh chiếm đất, chiến tranh thuộc địa hay tôn giáo. Giản đơn là, bị đau khổ, bị huy hiếp, chúng tôi chiến đấu là đeẻ bảo vệ thần xác của chúng tôi, và ở Sài gòn, là để bảo vệ vợ con chúng tôi. Cao uỷ Cédile nói đây là “một cuộc đảo chính ở Sài gòn” gây nên bởi một số quân nhân nổi dậy, đi đến buộc chúng tôi phải thả hơn 1.000 tù binh Việt Minh…
Trước đó, ngày 2-9, ở Tokyo và ngày 10-9 ở Singapore, tướng Leclerc thay mặt nước Pháp, tham dự lễ kí đầu hàng của quân đội Nhật. Trong những ngày sống trở lại Kandy, trong không khí êm ả của câu lạc bộ người Anh, đối với Leclerc thật là khó chịu. Ông không nhận được một tin tức gì từ Paris, chí ít là một bức điện ghi: “ông cứ việc…”.
Leclerc trở nên lo lắng. Sự tiếp xúc với d’Argenlieu bắt đầu bằng một cái thư rất khô khan: “Ngài Đô đốc, ngài có hứa với tôi cùng cộng tác. Nhưng đã một tháng nay tôi đến Sri Lanca, tôi chưa làm được một việc gì. Nếu tôi bị thất bại, nước Pháp sẽ biết lí do vì sao?”.
Mountbatten luôn nói với những ai là người Pháp có mặt: “Thế nào!, các anh không nghĩ là xứ Đông Dwong đang bị bao vây bởi những nước mà chúng ta đều đã hứa hẹn cho độc lập như: Ấn Độ, Myanma… Còn các anh thì muốn duy trì một thuộc địa cách xa 12.000 km, trong tay chỉ là những phương tiện lạc hậu. Thế là không biết tình hình thế giới đã thay đổi, các anh sẽ không thành công đâu! Nhưng, vì các anh đã hạ quyết tâm, đấy là việc của các anh, chúng tôi không ngăn cản các anh”.
Trong thời gian ở Sri Lanca, Leclerc sống trong một tình trạng căng thẳng. Đại tá Well (Well) kể lại:
Một hôm, tướng Leclerc hỏi có ai cùng đi bộ về nơi nghỉ với ông không? Tôi nhận lời mời. Nhưng chưa bao giờ ông kín miệng như hôm ấy, ông khong nói một lời. Tôi tìm cách gơi chuyện về một vấn đề vu vơ; cũng không cạy được một lời. Đột nhiên sau nửa tiếng, ông túm lấy tôi và nói:
“De Gaulle sẽ sắp mất Đông Dương như đã mất Syrie trước đây”.
Sự li hôn giữa Paris và Kandy có vẻ như đã rất lớn. Không khí được làm dịu đi khi Mountbatten quyết định đưa ra ý kiến để đoàn quân viễn chinh Pháp lên đường.
Sau khi đọc những bức điện từ Paris gửi về, ông ý thức được trách nhiệm của mình trước tình hình của chính phủ trung ương. Leclerc quyết định, không chậm trễ, gửi một đặc phái viên - Đại tá Well về Pháp. Ông này kể lại:
“Tình hình Đông Dương trở nên nghiêm trọng. Xu thế của những người An Nam trở nên sâu sắc và bộc lộ rõ rệt. Nước Pháp không thể cố gắng làm những gì để trở lại Việt Nam như xưa. Chí ít, nếu có thể, chúng ta đi vào cái bối cảnh chung hiện nay ở Đông Nam Á. Chúng ta phải bổ sung vào những thông điệp đã ban hành, bằng những lời hứa hẹn chung chung về độc lập, cũng không cần nói rõ từ độc lập. Nhưng lời hứa hẹn phải vượt xa tầm của những lời tuyên bố của ngày 24-3”.
Tướng de Gaulle, nghe và không ngắt lời tôi… trả lời là một đề nghị như trên rất khó được chấp nhận. Ông không muốn để người ta nói đến việc ông phải ra một tuyên bố mới về tương lai của xứ Đông Dương, một tuyên bố khác sẽ làm yếu đi thế của nước Pháp. Đậm nét hơn nữa, ông nói thêm: “Mà anh biết đấy! Nếu chỉ có những người như Leclerc, thì chúng ta sẽ mất Đông Dương”. Đó là những lời mà Leclerc cũng đã nói với tôi về de Gaulle cách đây ba tuần, ở Kandy, trên đường mà tôi và ông cùng đi(2).
Chú thích:
(1) Thuộc vào đơn vị DGER, Mixốpphơ bắt liên lạc với đoàn của Jean Sainteny ở Trung Quốc vào tháng 4-1945 và cùng ông này về Hà Nội ngày 20-8 trong một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ.
(2) Maurice Allord đã viết là cuối năm 1944, những dự án về cải tổ cho Bắc Phi bị bỏ rơi và những vụ định giao cho tướng Catroux, như làm cao ủy trong những vấn đề hồi giáo, đều bị bác bỏ. Tháng 12-1943, De Gaulle đã tuyên bố ở Constantine: “Sau cuộc chiến tranh này, cái được thường là do yếu tố con người, nên mọi người đều phải có trách nhiệm tạo dựng trong từng nước mình một sự thăng bằng trong sinh sống của các con người… Thực tế là ông đã không thừa nhận những chuyển biến trong khối đế chế của nước Pháp. Nước Syrie, xứ Đông Dương và xứ Algeri là những minh chứng.