Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 2 -

4. Do dự và khám phá

 

1862: Một cách bất ngờ, nước Pháp chiếm đất Nam Kỳ
Đức vua mói nối ngôi lấy tên là Tự Đức, trị vì được 36 năm cho đến năm 1883.
Đô đốc toàn quyền Rigault de Genouilly được lệnh đánh chiếm thành phố Đà Nẵng (9-1858), chiếm Sài gòn (2-1859). Những sự can thiệp trên chỉ khẳng định thêm cho người Việt Nam là đạo Thiên chúa chỉ là cái cớ của người ngoại quốc để xâm lược… vì vậy phải diệt đạo. Thêm nữa, như Philippe Héluy nhận xét:
“Nước Pháp tiến từng bước, với con mắt luôn cảnh giác với người Anh, nhưng chưa có một cái nhìn rõ ràng về miền đất phương Đông phức tạp này. Trừ cuộc phiêu lưu của Hoàng đế diễn ra cùng lúc thời vua Gia Long và đức cha xứ Adran, còn lại đều là những sự mò mẫm hay những phương án không sâu sắc”.
Đô đốc Page, người thay thế Rigault de Genouilly nhận được lệnh từ Paris là phải rút lui khỏi Đà Nẵng. Trước khi rút, ông ra lệnh phá huỷ pháo đài trấn giữ đèo Hải Vân, nằm trên đường đi Huế. Quân ta lúc ấy gọi pháo đài này là Isabelle. Một trường hợp kì lạ: đó là sự trùng tên với một đồn luỹ kiên cố bị thất thủ cuối cùng ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trở lại đất Sài gòn, toàn quyền Page dốc sức dựng lại cái thành phố đổ nát. Từ đại lộ Catinat, tên của một chiến hạm nhỏ, tháng 2-1860, ông vạch những đường mạch lớn của thành phố, ông cho xây dựng những luật lệ, những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, cho mở một thương cảng quốc tế đó là cảng Sài gòn.
Việc Pháp phải đưa quân qua Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai (tháng 7-1860), đánh dấu việc chiếm cầu Palikao, và việc quân Pháp vào thành Bắc Kinh (chỉ có hai lính tử trận), đã làm cho lực lượng phòng vệ Sài gòn của họ bị thu mỏng. Những người Việt Nam lợi dụng thời cơ, theo kinh nghiệm cổ truyền của họ, đã mở những cuộc tấn công biển người vào các đồn bốt xung quanh Sài gòn. Họ đều bị đẩy lùi bằng những loạt đại bác.
Tháng 2-1861, toàn quyền Page được đánh giá là người có đầu óc tự do, nên Charner được cử sang thay thế. Vị đô đốc mới bằng hiệp ước 5-6-1862 đã áp đặt cho ba tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ, xung quanh Sài gòn, chế độ thuộc địa, ông áp dụng đồng thời cho cả vùng quần đảo Côn Sơn. Ngày 15-8, trong một buổi lễ long trọng, bài “The Deum” được hát lên ca ngợi Hoàng đế Napoleon III.
Đến đây một sự kiến mới đã xảy đến: Triều đinh Huế, một mặt phải đương đầu với một cuộc nổi dậy của con cháu nhà Lê cũ, mặt khác, lại phải đối phó với sự phong toả gạo từ miền Nam ra, đang mong muốn có sự yên ổn. Tháng 4-1863, một hiệp ước mới được kí với nước Pháp đã tạo nên bầu không khí yên tĩnh. Năm 1868, đô đốc Pierre de la Grandière, vị toàn quyền mới, lợi dụng sự yên tĩnh tạm thời và được sự đồng ý của vua Napoleon III, mở cuộc tấn công đánh chiếm những tỉnh còn lại ở phía Nam cho đến tận Mũi Cà Mau, đưa vùng đất Nam Kỳ hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của nước Pháp.
HAI CUỘC HÀNH QUÂN CỦA GARNIER
Trong năm trước, vị đô đốc to gan này đó có chủ trương cử một đoàn thám hiểm ngược dòng sông Mekong, con sông bản lề giữa xứ Nam Kỳ và Campuchia. Đoàn thám hiểm do đại uý hải quân Doudard de Lagrée chỉ huy, phó là trung uý hải quân Francis Garnier, đoàn viên gồm 15 thuỷ thủ. Trong hai năm từ tháng 6-1866 đến tháng 6-11868, đoàn đi được10.000 km. Đoàn đã dừng chân ở đền Angkor(1) và theo dòng sông đến cách nước Trung Hoa 500km trên miền đất Bắc Lào. Trong một lần nghỉ dài ngày, trưởng đoàn Doudard de Lagrée - người đã bị ốm mệt trước khi đi, trở nên ốm nặng, và qua đời vì kiệt sức. Trung uý Garnier còn lại phải một mình chỉ huy đoàn. Ông đã phát hiện ra một đường giao thông nối liền vùng Nam Trung Hoa với xứ Bắc Kỳ đó là con sông Hồng qua Lào Cai. Sau đấy ông đã dẫn đoàn cùng với thi hài Doudard de Lagrée về Thượng Hải bằng con sông Dương Tử.
Năm 1869, đô đốc Ohier thay thế La Grandière bị ốm. Vị toàn quyền mới có “cái đầu” thoáng. Ông cho tổ chức bình bầu dân chủ ở các hội đồng làng xã. Đó là một cách làm mới lạ ở cả châu Á. Tình hình ngày càng ổn định. Tháng 5-1870, nước Pháp đã có ý định kí một hiệp ước mới với vua Tự Đức. Nhưng đến ngày 2-9, xảy ra việc Hoàng đế Napoleon III bị thất bại ở Xêđăng. Trong những lời đồn đại, mọi người bàn tán đến một sự đổi chác giữa Bismarck và nữ hoàng Eugénie: trả lại xứ Alsace - Lorraine thay vào sự nhượng bộ xứ Nam Kỳ. Câu chuyện không có tiếp diễn.
Năm 1873, Jean Dupuis, một nhà buôn có nguyện vọng tổ chức buôn bán với vùng Hoa Nam - Trung Quốc. Ông này thuyết phục được đô đốc Dupré, vị toàn quyền mới, cho tổ chức một cuộc hành binh để xâm nhập vùng Vân Nam, theo đường sông Hồng. Francis Garnier con người nổi tiếng nhờ cuộc thám hiểm lần trước, tiếp theo ông đã có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh bao vây thành Paris (1871), được chỉ định là chỉ huy trưởng cuộc hành quân. Ông tập trung được 200 thuỷ binh, và rời Sài gòn vào tháng 10. Sau vài ngày ông đã chiếm được thành Hà Nội và một số đường đi ra sông Hồng. Ngày chủ nhật 21-12, Francis Garnier đánh lùi được một cuộc tiến quân của quân Cờ Đen. Francis Garnier dẫn đầu một đơn vị ra khỏi thành để truy kích địch. Ông bị rơi vào một ổ phục kích và bị ngã vào một cái hố. Quân địch bủa vây đâm chết và chặt đầu ông(2). Bốn chiến binh khác cũng chung số phận.
Trong một cuộc điều tra, một trung uý hải quân, bạn ông đã vì ghen tị mà phản bội ông, bằng cách đổ cho sự thất bại của ông là do sai lầm về chỉ huy. Vị đô đốc toàn quyền ở Sài gòn, vì hèn nhát không tán thành Francis Garnier. Sự mất mặt thật là to lớn. Bằng hiệp ước 115-3-1874, thành Hà Nội và các đồn bốt ở Bắc Kỳ được trả lại cho người Việt Nam, món nợ của Việt Nam được xoá.
Ngược lại, ở Huế thì công nhận bá quyền nước Pháp ở Nam Kỳ và quyền tự do đi lại, buôn bán trên sông và qua các cảng ở Bắc Kỳ. Hiệp ước này sau đấy bị bác bỏ…
Chú thích:
 (1) Được tả trong một công trình của nhà hành đạo tên là Charles - Éminle Bouillevaux, sách được lưu hành một số nhỏ năm 1858, nhờ vậy đã giúp cho nhà thám hiểm Henri Mouhot năm 1863, tìm ra được thị trấn trên. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục.
(2) Hài cốt của Doudard đờ Lagrée và bộ xương không đầu của Francis Garnier được mang về Pháp trên chiếc tàu chở trực thăng Jeanne d’Arc, tháng 4-1983. Năm 1987, hài cốt của Francis Garnier được đặt trong một ngội mộ, trên có bức tượng của ông, nằm trên đại lộ Observatoire ở Paris.