Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 19 -

22. Một sĩ quan chỉ biết có chấp hành

 

Đúng vậy, thưa Đại tướng! Nhưng…
Năm 1949, quân Việt Minh đánh vào các đồn trú của quân đội Pháp đang được bố trí dọc theo biên giới trên đường quốc lộ số 4 - Đường số 4 là con đường chạy từ Cao Bằng qua Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, rồi Lạng Sơn… Phía Nam, không xa lắm có đồn Tiên Yên rồi Móng Cái, một đồn ở sát biên cương.
Mùa hè năm 1950, việc tiếp tế cho các đồn bốt đóng từ Đồng Đăng đến Cao Bằng đã dần dần trở nên tốn kém về người và của, do những trận phục kích, những đoạn dọc đường bị phá hoại - Đặc biệt dọc theo “đoạn đường chết chóc”, nằm giữa Thất Khê và Đông Khê. Lúc này có câu chuyện về Bản tường trình của tướng Rơve làm ra trước một năm theo yêu cầu của tướng Blaizot Tổng chỉ huy Đông Dương, trong đó có đề xuất việc rút bỏ Cao Bằng. Những thất thoát tin tức của bản tường trình này ở Paris, đã làm cản trở Bộ chỉ huy tối cao trong việc quyết định cho rút lui những tiền đồn mà ngày nay người ta gọi là những “ung nhọt” của sự chiếm đóng. Ngày 17-9, sau khi Đông Khê bị thất thủ lần thứ hai, bắt buộc người ta phải đưa ra thực thi việc rút bỏ nhanh chóng tiền đồn Cao Bằng với 1.500 quân và hơn một ngàn dân thường gồm đàn bà và trẻ em.
Ngày 1-10, bắt đầu cuộc rút lui, một binh đoàn gồm 5.000 quân từ Lạng Sơn dọc theo đường số 4 lên đón đoàn quân rút lui từ Cao Bằng về. Bị tiến công mạnh mẽ, hai cánh quân rẽ sang phía Tây, rời xa đường cái, lao vào vùng rừng rậm nhiệt đới. Vượt qua các dốc núi đá, vượt qua đồng ruộng, qua những rừng rậm, hai cánh quân, cuối cùng ngày 7-10 gặp nhau trong một cái thung lũng, một cạm bẫy mà ở đây hai binh đoàn đã bị thiệt hại nặng nề. Trong suốt một tuần, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra - Hai binh đoàn trưởng Lepage - Charton đều bị bắt làm tù binh, 8 tiểu đoàn vào lại tinh nhuệ nhất của quân đội viễn chinh đã bị tiêu diệt, trong 7 ngày quân Pháp đã mất 5.500 quân vừa chết vừa bị thương… bị bắt làm tù binh. Ở chính quốc, trận thất bại ở biên giới là chấn động cả dư luận nước Pháp, đặc biệt ở Paris - ở Bắc Kỳ, sự khủng khiếp, sự chấn nản tràn ngập tinh thần các binh sĩ.
Charles Henri de Pirey kể lại trong cuốn: “Con đường chết”:
Hôm nay, 17-10-1950, những lính Marốc thoát chết từ Cao Bằng hốc hác về đến khu đổ nát Đồ Sơn và dừng chân ở đấy. Những con người bị suy sụp, mất mát gần như không còn gì, đến ở một nhà thờ mà một nữa đã bị phá huỷ. Họ phải tìm lấy cái gì để ăn, để mặc - Họ sẽ nhớ lâu sự đón tiếp chân tình của cơ quan tham mưu của khu Hải Phòng.
Ông M. Letourneau, Bộ trưởng phụ trách những quan hệ với nước Đồng minh, và đại tướng Juin đến Hà Nội. Mục tiêu viếng thăm của những quan khách này đầu tiên là các trẻ mồ côi ở Đồ Sơn(1) rồi đến 300 - 400 lính Marốc là những người thoát nạn của ba tiểu đoàn (gần 2.000 người). Xếp hạng thành từng trung đội, trên một con đường hoàn toàn bị phá hoại của cái khu nghỉ mát tắm biển của xứ Bắc Kỳ. Họ mang theo những trang bị của mình, áo quần tả tơi, súng ống lấm lem những bùn cát và sắt bắt đầu vàng rỉ, những người lính Ma rốc với bộ râu đen, người gày gò, nhem nốc, mắt hốc hác, cố gắng đứng nghiêm với mức cố gắng hết sức mình để chao vị chỉ huy cũ của họ. Họ không giấu nổi sự thiếu thốn, sự mệt nhọc, và sự thống khổ.
Ngay 19-10, René Pleven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng báo tin cho Quốc hội, sự mất tích của hai tiểu đoàn lính lê dương, đã chiến đấu và bị hi sinh trong khi phải bảo vệ sự rút lui của các đơn vị bạn.
Louis Stein viết: “Cuộc tấn công mà chúng tôi (1erBEP)(2) xông lên ở Cốc Xá, để mở đường tiến lên của binh đoàn Lepage, là một cuộc chiến đấu ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương”. Bởi vậy, trong số 23 sĩ quan của tiểu đoàn, thì 10 đã tử trận, 10 bị bắt làm tù binh (4 bị thương) và 3 trốn thoát.
Để vực lại tình hình, chính phủ trung ương đang tìm một người có nghị lực: Juin? Kênic? Cuối cùng tướng de Lattre de Tassigny nhận lời: - với điều kiện được vừa là Cao uỷ vừa là Tổng chỉ huy. Ngày 17-2, ông đến Sài gòn, hai hôm sau, ngày 19-12, ngày kỉ niệm của cuộc nổi dậy năm 1946, ông ra lệnh tổ chức ở Hà Nội một cuộc duyệt binh. Ông tuyên bố: “Cuộc chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu vô tư - chúng ta chiến đấu để bảo vệ nền văn minh trên xứ Bắc Kỳ. Thời kì của những lộn xộn đã qua rồi. Tôi xin cam đoan, thưa các ngài, các ngài sẽ được có sự chỉ huy…”.
Từ đầu tháng 1-1951, ông đã thu được hai thắng lợi: một ở Tiên Yên trên đường số 4, để giữ đường ra biển; hai: trận đánh ở Vĩnh Yên trong đồng bằng Bắc Bộ, để bảo vệ cho Hà Nội. Những thắng lợi trên được báo chí nêu nổi bật(3). Nhưng sau những chiến thắng trên, ông trở nên lo nghĩ (như sự để ý của tướng Gras) về chiến thuật biển người được áp dụng của đối phương, với một sự coi thường kì lạ về những tổn thương{…}. Một yêu cầu tăng viện cho đạo quân viễn chinh đang trở nên cấp bách. Những thư kiến nghị của ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Paris, vì Bộ tham mưu không biết bằng cách gì tìm ra được quân số để đáp ứng yêu cầu. Phải dùng đến cách Letourneau là xin từ chức, vào lúc ấy Hội đồng Quốc phòng, ngày 20-2 chấp nhận gửi vào ngày 1-5 một phần của yêu cầu tăng viện trợ.
Trong bối cảnh ấy, một sự kiện kỳ lạ đã xảy ra ở vườn hoa Le Boisserie, vào đầu tháng 4-1951. Một trung uý cảnh sát ở đồn Chaumont vừa nhận lệnh lên đường sang Đông Dương - tướng cảnh sát René Ommès kể lại:
Để khớp với những chỉ thị của tôi và điều 23 của luật nội bộ về tư cách đạo đức căn cứ vào tinh thần biết trọng danh dự và tự trách của người lính… tôi tỏ ra gương mẫu trong việc đi sang Đông Dương, mà các bạn sĩ quan của tôi hay làm. Khi được chỉ định, tôi phải vì sự cung kính, vì sự ngưỡng mộ, hay vì lễ phép, đến chào tướng de Gaulle ở Colombey. Một đơn vị cảnh sát đã giúp đỡ tôi điều kiện này. Lúc ấy tôi có trong tay một cuốn sách của tướng de Gaulle “Nước Pháp sẽ là nước Pháp”. Tôi chuẩn bị trong đầu một vài câu hỏi ở chương nói về Đông Dương…
Tướng de Gaulle tiếp tôi ở công của biệt thự Le Boisserie. Sau một phút giới thiệu và vòng vo về sức khỏe, về thời gian, tôi từ từ dùng chữ, bắt đầu câu chuyện:
- Thưa tướng quân, ngài nghĩ gì về Đông Dương?
- Anh là sĩ quan - anh chỉ có tuân lệnh…
Tôi cảm thấy ông có vẻ nóng nảy, gần như tức giận, tôi giữ bình tĩnh trả lời:
- Thưa ông: Hành trang của tôi đã sẵn sàng - và cả người sĩ quan cũng vậy.
Tiếp theo là cuộc rút lui trong một may mắn như được chiếu cố.
Trở lại Chaumont, tôi hơi bị bàng hoàng về cuộc gặp gỡ và đợi đến bốn năm sau tôi mới hiểu tại sao tướng de Gaulle lại có thái độ như vậy.
- Có lẽ ông tưởng tôi đã tìm hiểu về những hậu quả của các quyết định của ông trong vấn đề Đông Dương - ông có thể tưởng tượng rằng đây là một câu hỏi hỗn xược.
Một sĩ quan phải chấp hành, đúng vậy - nhưng làm thế nào giải thích được thái độ và những lời nói quả quyết của tướng de Gaulle. Khi đọc cuốn Hồi ký của con và con rể ông, người ta thấy hai sĩ quan trên đã làm một cử chỉ tình nguyện không phải là “được chỉ định để đi qua bên ấy”, phục hồi lại chủ quyền của nước Pháp.
Chú thích:
(1) Điểm tắm biển theo kiẻu thời Đông Dương phồn thịnh. Nằm ở Hải Phòng. Nơi này bị quân Nhật tàn phá và mục đích hạ huy tín người Pháp.
(2) 1erBEP: 1er Bataillon parachutiste étranger- Tiểu đoàn dù lê dương số 1.
(3) Tướng Gras nhắc lại câu chuyện và tướng De Lattre đã nói cho Luyxiêng Bôđa, đặc phái viên của báo “France- Soir” (Nước Pháp buổi chiều): cần gì gây những chiến thắng mà thế giới không biết đến. Những người làm báo là những người trung gian. Họ còn hơn thế nữa, họ tạo nên những sự kiện và sự kiện sẽ không tồn tại, nếu không được phấp phới bay trên các báo. Sáu tháng sau, ngày 30-5, đứa con độc nhất của De Lattre, trung uý Berna bị tử trận ở vùng núi đá Ninh Bình trong chiến dịch ở lưu vực sông Đáy, bởỉ hai sư đoàn Việt Minh, mục đích là tranh thủ lấy gạo trong vụ mùa năm ấy. Đáp lại, lời chia buồn của vua Bảo Đại, tướng De Lattre viết: “Cháu nó là người thứ 59 của khoá Saumur, tử trận ở Đông Dương, và là người thứ 18 là con cấp tướng…”.

23. Con đường xuống địa ngục

“Sự có mặt của nước Pháp phải được thực hiện ở Đông Dương”
Cuối năm 1953, tướng Henri Navarre, Tổng chỉ huy Đông Dương quyết định chặn con đường đi sang Lào của quân đội Việt Minh - mặc cho những lời phản đối về chiến thuật, kỹ thuật của các sĩ quan cao cấp của mình, ông không đếm xỉa đến và ngày 20-11-1953, ông cho mở chiến dịch Castor, mục đích là để chiếm lại sân bay Điện Biên Phủ. Vì mục đích trên, hai tiểu đoàn dù nổ tiếng đã được thả xuống: tiểu đoàn 6è BPC(1), tiểu đoàn dù thuộc địa của quan tư Bigeard và tiểu đoàn II/1erRCP(2), tiểu đoàn dù của quan tư Bréchignac. Một khi chiếm đóng xong, sân bay được dùng cho việc đổ bộ lần lượt 12.000 quân để phân chia bố trí theo kế hoạch phòng thủ ở Điện Biên Phủ thành các bị trí điểm tựa xung quanh đường bay, và ở giữa thung lũng trông như những con nhím bao bọc day thép gai, lởm chớm bở các giao thông hào, các chỗ đặt súng.
Một tập đoàn cứ điểm nằm sâu trong vùng cao của xứ Bắc Kỳ, ở cách xa Hà Nội theo đường chim bay đến 300 km.
Theo tướng Gras giải thích: “Đây là một căn cứ, một trung tâm đề kháng, dùng để làm chỗ dựa tấn công cho một binh đoàn cơ động, cộng với một số lực lượng địa phương, để chống lại Sư đoàn 316 của Việt Minh”. Trái ngược với các dự đoán, ngay từ những tuần đầu, những cuộc xuất quân đầu tiên đều không có kết quả. Trước các đơn vị, người ta thấy một cái tên được nêu đầu tiên của câu chuyện đó là de Castries.
Ngày 13-3-1954, vào lúc 17 giờ, một trận mưa pháo và súng cối với một sức mạnh khác thường mở màn cho một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm.
Ngay từ trong tuần đầu, đường băng của sân bay đã bị hư hỏng và không dùng được do pháo binh địch và cùng chung số phận, sân bay trực thăng củng bị tê liệt bắt đầu từ 24-3. Viện binh, tiếp tế phải thực hiện bằng thả dù - thương binh chồng chất trong cái bệnh viện nhỏ bé nằm dưới đất, hay các trạm xá tiểu đoàn.
Ngày 2-3-1916, ở Verdun(3), đại đội 10 của trung đoàn 33èSRI(4), do đại tướng Charles de Gaulle chỉ huy, đứng ở phía trước làng Douaumont, đang nằm dưới tầm của pháo binh địch. Christine Clerc kể lại: sau khi tung vu vơ một quả lựu đạn, de Gaulle nhảy vào một hố pháo, cùng một lúc với bọn lính Đức, một trong số bọn này đã dùng lưỡi lê đâm de Gaulle một nhát vào đùi trái.
Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm giữa một đám đông thanh niên Đức. Mặc dù mấy lần muốn chạy trốn không thành, ông ra khỏi tù cùng với nhiều người khác. Cuối năm 1918, Christine Clerc tiếp tục kể: “Bùn dính vào chân ông thấm vào quần áo, những chấy bầy nhầy, mùi hôi thối, tiếng nổ của đạn pháo, người chết, người bị thương, máu, ruột gan lẫn với bùn, làm lắng xuống linh hồn của ông, như ông đã kể lại cho cô cháu Geneviève de Gaulle cũng từ cõi chết trở về”.
Tướng Gras tiếp tục kể về Điện Biên Phủ:
Từ 6-4, tình hình hậu cần của căn cứ biệt lập trở nên căng thẳng… việc tiếp tế trở thành một cuộc vận động thực sự của không quân dưới sự yểm trợ của các khu trục. Sự tổn thất thương vong mỗi ngày từ 100 đến 120 người. Phải kêu gọi đến những người tình nguyện nhảy dù mà tìm không ra… Khu vực chính để thả dù nằm vào giữa khu trung tâm và điểm tự Isabelle thì nay đã bị địch chiếm. Tướng Giáp không dùng biện pháp hành quân quy mô lớn, vừa tốn kém về vũ khí, khí tài, vừa tốn về xương máu. Ông dùng phép làm tiêu mòn đối phương bằng cách đánh lấn từ điểm tựa này đến điểm tựa khác để cuối cùng khép chặt vòng vây khu trung tâm. Ông dùng phương phương pháp đánh lấn bằng cách đào đường hầm tiến dần, bao vây, cô lập các cứu điểm, rôi đi đến bóp chết các cứ điểm thiếu lương thực, súng đạn, nước uống.
Những đường “tăngxê” mạng lưới bùn lầy, những trận pháo kích, những trận giáp lá cà, những trận phản kích, tất cả đều giống hệt như ở Verdun - nhưng ở đây là một thứ Verdun tệ hại hơn, vì đây không có việc thay quân, không có “con đường thiêng liêng”.
Ngày 7-4-1954, ở khác sạn Continental, Paris, de Gaulle đọc lời tuyên bố trước một cuộc họp báo:
Những đội quân của Liên hiệp Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương và cuộc chiến đấu đang “gay go”, tôi muốn nói đây để các bạn nghe: “Vinh quang và thắng lợi thuộc về các bạn, những người chỉ huy, những người lính, những người đang cầm trong tay vũ khí của nước Pháp!”.
Trong khi đó những trận đánh vẫn đang tiếp diễn.
“Cuộc chiến đấu đang gay go” gợi lên những đau khổ của các chiên binh, ở đây ông muốn nới về phía các trạm cứu thương, hơn là ở các tăngxê.
Quan năm thày thuộc Ernest Hantz, và ông quản xếp René Cayre, bác sĩ phẫu thuật và người theo dõi thức tỉnh ở máy ACP(5) số 5 - một nhóm phẫu thuật viên nhảy dù gồm một bác sĩ và bảy y tá, một gây mê kiêm phụ trách máy điện - họ kể về những kỷ niệm đã có tại chỗ, tốp ACP 5 đến mặt đất trong đêm 7 rạng sáng ngày 8-4 dưới làn mưa pháo, 1.200 cân dụng cụ thu được, tốp giải phẫu được đặt trong một cái hầm đất che bởi những khúc gỗ tròn.
Việc phân loại thương binh đến từng đội như làn sóng liên tục là một thách thức rất khó khăn cho một phẫu thuật viên trẻ tuổi. Làm thế nào khám bệnh chính xác được cho những thương binh trong bộ áo ướt đẫm bùn và máu, lại không có máy X quang? Việc tắm rửa chớp nhoáng của các tù binh, với nước bùn của sông Nậm U, tranh thủ lấy được lúc yên lặng trong đêm tối, giúp cho việc lên bảng liệt kể một cách tương đối về các vết thương. Lần lượt phải theo thứ tự xếp hàng và đặt chương trình giải phẫu… có khi, chưa đến lượt mà người thương binh khẩn cấp đã phải ra đi yên ngủ giấc ngàn thu. Những dù trắng bọc lên các tương và trần của phòng mổ, nhưng sau một loạt đạn pháo, bụi, đất trùm lên những tấm vải che chắn. Từ những khe hở của mái đất, chảy xuống những dòng nước bùn do những trận mưa của cơn gió mùa, phòng mổ có cảnh thượng như là một hang động. Cứ như vậy diễn ra trong suốt hơn một tháng, không ngớt lần lượt những thương binh đến trên bàn mổ của chúng tôi. Đôi lúc, có những thương binh trong khi chờ đến lượt tự nhiên bệnh tình đột biến tăng lên. Lập tức chúng tôi phải cho làm những ca phẫu thuật đột xuất. Có khi có những diễn biến bất ngờ xảy đến, chúng tôi phải bỏ dở cả cuộc phẫu thuật đang làm, để cấp cứu cho một thương binh mới đến […]
Người ta phỏng đoán có đến 5.000 thương binh, trong đó có tới 3.500 phải mổ xẻ, trong các toóp phải mổ xẻ có chừng 1.500 phải nằm chữa trị bởi các bác sĩ phía trước - xung quanh căn cứ biệt lập này; gọng kìm khép chặt lại, nhữưg điểm tựa cuối cùng sắp bị mất. Ngày 2-5, tốp ACP của Vidal đặt ở bờ sông Nậm U suýt nữa bị rơi vào tay quân Việt Minh. Nó phải rút lui và nhập cùng tốp của tôi, và cả hai chúng tôi cùng làm việc chung cho đến hết chiến tranh.
Chiều ngày 7-5, đạn dược đã cạn kiệt, có lệnh phải ngừng bắn, Việt Minh xâm nhập khắp nơi vào trung tâm.
Họ xuất hiện ở cửa vào khu chúng tôi. Họ ra lệnh ngừng việc mổ xẻ. Bị cách li với thương bệnh binh, các thầy thuốc và y tá, kiệt sức, gầy nhom, mỗi người mất đến 15kg, đều bị đẩy và tập trung cùng với các tù binh chiến đấu khác để rồi đi vào các trại tập trung gần biên giới Trung Quốc. Tiếp theo là cuộc hành quân dài 800 km đi bộ, đi đêm, từng chặng 20-30 km…
Những chiến binh của Điện Biêng Phủ đều ở tâm trạng tinh thần bị hao mòn…, họ không muốn bị ngã xuống vì tay những đối phương, những người đã ký Hiệp định Genève(6)… Họ không được chuyên chở bằng tàu hoả về các trại tập trung bù binh, mà trái lại họ phải kéo bộ, đói rách, mệt mỏi, tinh thần sa sút…
Sáu người đã thành công trong việc vượt ngục qua rừng núi hiểm trở và giữa một dân tộc thù địch.
Roger Bruge kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú này: tên của họ là trung uý Raymond Kakowiak của BPVN(7); thượng sĩ Maurice Rillac và thượng sĩ René Sentenac(8) của Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, hạ sĩ Georges Talmont và Armand Halbardier của tiểu đoàn thiết giáp…
Trong cuốn Hồi ký, Philippe De Gaulle viết: “Ngày 9-5, 48 giờ sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, cha tôi đi đến đài chiến sĩ vô danh, một số đông người đến vây lấy ông, mỗi lúc một đông, họ có thái độ tôn trọng ông. Trong khi ấy, ông René Pleven, Bộ trưởng bộ Quốc phòng phải rút lui trước sự hò hét của đám đông”.
De Gaulle chưa bao giờ tỏ rõ sự ngờ vực về tính thức thời của cuộc chiến tranh này.
Một tháng sau, ngày 7-6, ông viết một bức thư cảm ơn ông Jean Sainteny về cuốn sách “Lịch sử của một nền hoà binh bị bỏ lỡ”, ông không nhắc gì đến tấn thảm kịch, chỉ nhận xét là “Phương Đông từ nay từ bỏ phương Tây”.
Ngày 10-7, ông Pierre Mendès France, vị tổng thống mới tuyên bố một cách rõ ràng trong buổi nói chuyên thường lệ của mình vào chiều thứ bảy là “ông sẽ dùng mọi sức lực để chấm dứt chiến tranh Đông Dương”. Đó là một sự giễu cợt của lịch sử, người ta thấy một “người Pháp tự do”(9) lại nhận trách nhiệm trong bốn tuần chấm dứt cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Đông Dương. Cũng như tướng de Gaulle là dập tắt bằng cách khác trong năm 1962, đám cháy mà ông không làm chủ được từ đầu (từ ngày 9-3-1945 đến ngày 20-1-1946) và nó đã lan sang tận Algeri từ ngày 1-11-1954.
Cũng như ông Clémenceau(10), ông đã giúp cho nước Pháp thắng trận, nhưng cũng như ông ấy với cách đưa lí luận đi vào chỗ mù quáng, ông đã làm mất một cơ hội lập lại hoà bình. Bở vậy, hai ông đều được dựng tượng ở Paris trên đường Champs Élysés, người dân Pháp đã quên đi vế thứ hai về trách nhiệm của hai ông.
Chú thích:
(1) 6è BPC: 6è Bâtillon parachutiste colonial - Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6.
(2) 1erRCP: 1er Régiment colonial parachutiste - Trung đoàn thuộc địa nhảy dù số 1.
(3) Trận Verdun bắt đầu từ ngày 21-2-1916 bằng một trận bắn pháo mạnh của quân Đức. Ngày 25, pháo đài Douaumont bị thất thủ. Pháo đài này bị mất, được lính của Trung đoàn bộ binh Marốc chiếm lại từ 24-10. Ngày 18-1 chấm dứt sự đụng độ khủng khiếp này và chiến tuyến trở lại hình thái ban đầu…
(4) 33èSRI: 33è sous Régiment interie - lữ đoàn bộ binh số 33.
(5) ACP: Antenne chirurgicale perachutiste - Tiểu đoàn quân y dù.
(6) Những thỏa hiệp ban đầu tại Geneva kí vào ngày 24-8-1864 của 14 nước nói nhiều về người bị thương. Hiệp định này được bổ sung bởi nhiều hiệp định khác, đặc biệt hiệp định ngày 12-8-1949 nói nhiều về tù binh.
(7) BPVN: Bataillon parachutiste Vietnam - Tiểu đoàn dù Việt Nam.
(8) René Sentenac tử trận ngày 21-11-1957 ở Sahara trên một đụn cát Timimoun.
(9) Bị kết tội một cách oan ức về đào ngũ, vì ông trốn qua Marốc trên chiếc tàu Missili), quan hai Pierre Mandes France bị bắt ngày 31-8-1940 tại Cassablanca nơi ông đang làm việc, ở Bộ tham mưu không quân. Ông được chuyển về Clermond Ferand, bị xử án sáu năm tù. Ông trốn khỏi nhà lao, ngày 21-76-1041 và trốn sang Anh, qua Losbonne và được phong đại uý vào tháng 1-1923. Ông tham gia một lớp huấn luyện của RAF và tham gia với cương vị thành viên phi hành đoàn đi ném bom nhiều lần trên đất Pháp. Ông được tướng De Gaulle gọi về làm Bộ trưởng Bộ Tài chính tháng 11-1943. Sau đó làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ lâm thời vào tháng 9-1944. Ông đã viết: Tôi đã chưa làm cho ông ấy thích thú trong công việc quản lí kinh tế của tôi. Ông ấy tin vào các lực lượng truyền thống như: quân đội, ngoại giao, đất đai, các con số. “Ông theo phái cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế, ông chống đối Rene Pleven ngay cả trước mặt De Gaulle và cuối cùng ông xin từ chức vào tháng 4-1946. Ông tách khỏi De Gaulle từ đầu năm 1958. Ông không thừa nhận là đã lợi dụng thời cuộc, làm rung chuyển nền cộng hoà để trở lại việc chuyên chính.
(10) Chỉ có Aristide Briand đã tỏ ra sáng suốt, và can đảm trong năm 1919 chống lại Clémenceau trong việc bảo vệ toàn bộ đế chế Áo - Hung. Vì lẽ ấy ông khước từ không dự lễ kí kết Hiệp ước Versailles. Những chữ kí ấy được châm chọc gắn cho cái tên “Hội của bọn bán thịt lợn”.