16. Kẻ mưu sĩ và ông tướng
Những lời tâm sự và những khích lệ
Về phía ông, ngài Cao uỷ mới dành một ít thì giờ nghiên cứu tấm bản đồ bán đảo Đông Dương. Ngày 5-9, ông rời Paris đi Chardernagor, một vùng đất thuộc Pháp. Khi ông lên đường, tướng de Gaulle gửi cho ông một bức điện lên máy bay: “Ngài Đô đốc, chúng ta còn cả một miếng mồi lớn cần phải thu về, một ván bài lớn phải chơi. Đó là việc của ngài. Hãy tiến lên! Hãy tin ở tình bạn của chúng ta”.
Ngày 8-9, được tin Đô đốc đến Sri Lanca, Leclerc viết cho ông một bưc thư để nói rõ quan điểm của mình: Ông muốn được nắm quyền hành bao gồm của lục quân, hải quân, không quân, vì lẽ trong những buổi ban đầu này, ông là người nhận tất cả mọi gánh nặng về trách nhiệm. Ông cũng đề nghị Đô đốc dùng hết quyền lực của mình để huy động mọi lực lượng sẽ sử dụng ở Đông Dương phải được sẵn sàng tại chỗ. Ngày hôm sau, đô đốc trả lời bằng văn bản: “…Tôi đã ở dưới quyền của ông trong những năm 1940, để tiến hành chiến tranh ở Gabon, một ngẫu nhiên đã làm tôi hôm nay trở thành người chỉ huy của ông để cùng nhau hoàn thành mọt nhiệm vụ khó khăn và quan trọng. Quyền hành chính và quân sự trong giai đoạn này tập trung vào trong tay một người. Những nhị định của chính phủ về việc thành lập và tổ chức của Cao uỷ, cũng nhưng những công văn chỉ thị do tướng de Gaulle đã kí đều xác nhận điều này. Tôi nhận tất cả mọi trách nhiệm. Đấy là nhiệm vụ rõ ràng của tôi”. Tiếp theo là những quy định giới hạn về hành động và đặc quyền của tướng Leclerc.
Ngày 16-9, de Gaulle với ý thức cảnh giác, ông gửi điện động viên vị Cao uỷ: “Ngài Đô đốc kính mến, Ngài không được và không được tạo cơ hội cho bất cứ một cách mạng kết nào với các đại diện từ phía Việt Minh nếu không chúng ta sẽ chứng kiến lại những điều hèn hạ đã xảy ra với người Anh ở Syrie… Tôi sẽ làm mọi việc để nhanh chóng chuyển đi những phương tiện về người và vật chất. Tạm biệt ông bạn thân. Nhiệm vụ của bạn thật là nặng nề. Tôi biết. Nhưng tôi tin là bạn sẽ vượt trên tất cả. Hãy tin ở tình bạn trung thành và đáng tin cậy của tôi”.
Vị “sĩ quan của Leclerc” ấy là quan tư Mirambeau, cũng mang đến cho “sếp” của ông một bức thư của de Gaulle. Maja Drestrem kể lại như sau:
Ông này ngạc nhiên vì sao Leclerc chậm có mặt ở Sài gòn. Leclerc cũng ngạc nhiên vì không hiểu biết tình hình Đông Dương. Khi ông được biết Mirambeau bị de Gaulle mắng nhiếc, ông không giấu được nỗi tức giận. Ông gửi một báo cáo mới về tình hình, bản báo cáo gây nên một phản ứng bất ngờ: “Tôi hẹn với tướng Leclerc sẽ có một cuộc gặp gỡ ở Hà Nội”. Rõ ràng là vị đứng đầu chính phủ lâm thời rất bạo gan, hẹn đến Hà Nội ư! Đến cả Leclerc cũng chưa tin là mình có thể đứng vững ở Sài gòn. Tất nhiên nếu không có sự giúp đỡ của quân Anh. Ở Kandy, người độc nhất có thể hiểu và giúp đỡ Leclerc chỉ có Mountbatten (…). Ông này được Leclerc thuyết phục, vì vậy mà quân Anh được lệnh ở lại Sài gòn.
Ngày 29-9, một lệnh mới của de Gaulle gửi đến:
Rất cần thiết là tướng Leclerc phải có mặt không chậm trễ ở Sài gòn và ở lại đó. Mọi chậm trễ sẽ bỏ ngỏ trận địa cho quân Anh. Giả dụ, coi như họ không xấu bụng thì họ cũng không phải là người dại dột”.
Ngày 5-10, để trấn an de Gaulle, d’Argenlieu điện:
Thư của ngài gửi ngày 16-9, đến cùng lúc Leclerc lên đường về Sài gòn. Hôm nay đại bộ phận của 5
eRIC cũng vừa đến… Bức thư của ngài là một bằng chứng bổ ích về ý nghĩ sáng suốt, năng động, cứng rắn và là một việc rất tốt. Đối với Đồng minh, ngài hãy yên tâm là chúng tôi luôn mở to mắt. Với tướng Leclerc những quan hệ đều đặt trên một nền tảng vững chắc và qua lại hiểu biết lẫn nhau, mỗi chúng tôi đều giữ đúng trách nhiệm và vị trí của mình. Xin cảm ơn ngài và ngài có thể yên tâm là chúng tôi luôn nghĩ đế những cực nhọc không ngừng của ngài”.
Ngày 3-10, Mountbatten để cho Leclerc lên đường. Ông này lên máy bay cùng với một số sĩ quan, qua Chardernagor, để đi gặp d’Argenlieu. Trong dịp này ông được làm quen với Jean Sainteny, Cao uỷ mới của nền cộng hoà ở Bắc Kỳ. Chiều thứ tư, ngày 5-10, máy bay của ông hạ cánh xuống Sài gòn. Tướng Gracey ra đón Leclerc và hai người lên xe về dinh Norodom, đi giữa hai hàng rào danh dự: một bên là quân Ấn Độ, một bên là quân Nhật.
Cuộc tiếp xúc ban đầu với kiều dân Pháp ở trong thành phố không kém phần long trọng. Một trận mưa dông lớn xảy đến làm ngập các đường phố và tắm đầm đìa đám đông người tụ tập trước dinh của Chính phủ. Maja Drestrem kể lại như sau:
Áo quần ướt đầm dính vào da. Một số cởi trần, thân hình gầy còm, nhăn nheo, mặt hốc hác. Đồng bào bị khổ cực qua bao năm tháng, không biết cơn ác mộng của họ bao giờ mới chấm dứt. Họ bị nhục nhã về vụ thất trận của mẫu quốc năm 1940, bị khổ cực dưới thời Nhật chiếm đóng, và thời quân Việt Minh nổi dậy. Họ không thể hiểu ông tướng mới đến kia là ai? Đó là con người đã chiến thắng vinh quang ở nơi cách xa đến 12.000 km. Họ lao lên xe của ông, bì bõm, nước cao đến 30 phân. Leclerc ra lệnh cho xe dừng lại. Mở cửa, bắt tay một số người, không nghĩ gì đến trời mưa đang trút xuống, giày ông bị ướt đầm. Ông đến Sài gòn trong cảnh tiều tụy.
Bên cạnh lễ đón tiếp long trọng, Leclerc phát hiện không khí nổi dậy về phía người Việt Nam mà ông đã cảm thấy từ Sri Lanca. Những truyền đơn viết có tính răn đe đang được lưu hành như:
THỐNG BÁO CHO MỌI NGƯỜI PHÁP BIẾT:
“Người Việt Nam biết tôn trọng nền tự do của mình và bảo vệ nền độc lập của mình”.
“Họ không giữ hằn thù về những tội ác đã gây ra trên đất họ. Họ sẽ để cho chúng ta yên ổn đến khi chúng ta lên tàu về nước. Chỉ với điều kiện là các anh biết kiềm chế tham vọng của mình, từ bỏ thiên hướng trở lại xâm chiếm Việt Nam như xưa”.
Đừng làm ra vẻ là kẻ chiến thắng, khi anh đã là kẻ chiến bại ở khắp nơi. Và nếu anh được phép còn ở lại đây, thì phải xử sự và hành động như những kẻ chiến bại.
Người Việt Nam không có cái tính hay trả thù. Nhưng họ có trí nhớ tốt. Họ không thể tha thứ cho những người mà họ đã khoan dung, nay muốn trở lại tiếp tục những tội ác lên đầu họ.
“Hãy biết phục thiện, rồi anh sẽ được hưởng sự yên bình mà anh có nhiệm vụ là cho anh được xứng đáng. Một hành động nhỏ, một cử chỉ và ý thức của anh đối với người dân Đông Dương sẽ đưa đến những hậu quả mà không ai có thể đoán trước được sự nghiêm trọng”.
Ngày 11-10, de Gaulle gửi cho d’Argenlieu những chỉ thị bổ sung cho phép một quyền tự trị rộng hơn, nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng ông nhấn mạnh là mối quan hệ mới trong liên bang với những ảnh hưởng của nó về luật pháp và về hành động là vấn đề đặt ngoài mọi tranh luận… Phải chăng ông đã quan tâm đến bức điện của Leclerc mà đại tá Well đã mang đến cho ông… Đến năm 1950, Bảo Đại còn ghi:
Mặc dù có những lời tuyên bố trịnh trọng ở nghị viện, mặc dù chỉ cần có một quyết định quốc gia, người ta luôn nói đến việc nhuộm vàng quyết định Pháp. Ở đây không phải là một mâu thuẫn trái ngược độc nhất của những gì người ta nói ở Paris và người ta làm ở Sài gòn. Đối với nhiều người Pháp, mục đích cần đạt đến, trong khuôn khổ những văn bản được kí kết, trước sau vẫn là sự lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương.
Còn về phía Đô đốc Decoux, từ ngày 7-5, quân Nhật giam giữ ông trong một đồn điền cao su sát biên giới Campuchia. Cao uỷ Cédile, vẫn để cho quân Nhật giam giữ ông trong thời gian từ ngày 22-8 đến ngày 30-9. Ngày 11-10, Cédile cho một máy bay đưa Decoux về Pháp. Dù sao trong những chặng dừng chân ở Rangoon, một tiểu đội lính Anh có súng ống đã bố trí chào danh dự, nhưng khi đến Calcutta, Schlumberger - sĩ quan hầu cận cảu d’Argenlieu, từ chối không bắt tay ông ta…
Đến tháng 10, Leclerc lấy làm nóng ruột chờ đợi quân tiếp viện; với một lực lượng nhỏ nhoi mà ông có trong tay, ông không đủ sức để đánh nhau với một số du kích xung quanh Sài gòn, nói chi đến việc bình định vùng xa gần 100 km quanh thành phố. Ông phát điên lên vì sự chậm trể của quân tiếp viện. Ngày 20-10, trung đoàn Massu đến, ngày 15-11, sư 9
eDIC mới đến, đó là những lí do vì sao ông không thấy phấn khởi khi thấy vị Cao uỷ “đổ bộ” xuống Sài gòn. Ngày 26-10, d’Argenlieu gửi một bức điện riêng cho de Gaulle:
Thời tiết xấu ở Bengale làm tôi phải đến Sài gòn chậm mất ba ngày.
Có cần phải nói thêm đến việc tội phải gạt sang một bên những bắt bẻ về sự có mặt của tôi và của tướng Leclerc. Sự kiện chỉ muốn có một mình tôi đã trở nên quá mệt mỏi. Ông đã nêu lên hàng ngàn sáng kiến để nói lên là có trật tự trong sự chỉ huy, tôi phải có mặt. Leclerc đang ở tư thế sẵn sàng cho một giấc mơ xâm chiếm lại thuộc địa. Theo tôi ta nên từ bỏ giấc mơ ấy, chúng ta đến đây không phải để nhận vòng hoa chiến thắng của những trận đánh ác liệt với quân thù. Chúng ta có nhiệm vụ lập lại trật tự một cách cương quyết cho một dân tộc anh em. Dân tộc này có một số xa rời chúng ta vì sự cấu kết với người Nhật và một số phần tử quốc gia cực đoan. Sài gòn được giải toả, Campuchia vẫn giữ tình bạn, mặc dầu có những bất đồng mà tôi chưa có cách giải quyết.
Cuối cùng, tôi xin tạm ngừng. Thưa tổng thống xin hãy giúp tôi trong việc hoàn thành một sự mệnh quan trọng, đó là đem những vinh dự lại cho những lời hứa của nước Pháp. Ở đây thật là khó khăn. Nhưng nếu tôi đạt được sự đoàn kết giữa phái quân sự và phái dân sự, với lòng tin, sự bình tĩnh, sự quyết tâm, và lòng kiên nhẫn tôi sẽ gạt những bèo bọt đi và giải phóng cho mặt biển.
Ngày 30-10, máy bay của Đô đốc hạ cánh xuống Sài gòn.
Để gỡ rối cho một tình hình rối ren, nhất là lại xa lạ với các câu lạc bộ Paris, những chuyên gia về Đông Dương, không phải là thiếu. Có một bộ máy cai trị cao cấp, nó vừa mới được chuyển về Pháp sau sự kiện quân sự. Có ông Paul Mus mà tướng de Gaulle đã quen biết, nhưng bề ngoài người ta thấy ông không được nghe theo, và cả với ông Pierre Messmer, con người mà ngày 22-8-1945, được thả dù xuống Bắc Kỳ. Ông này bị Việt Minh bắt được. Nhưng lập tức “sau hai tháng bị giam, ông tìm cách trốn thoát, khôn gặp bất cứ một hành động cảm tình hay thương hại, ở đây cũng chỉ có căm thù”. Ngày 25-10, ông về đến Hà Nội thì kiệt sức. Người ta chuyển ông về Sài gòn.
Ông kể lại câu chuyện phiêu lưu của ông cho d’Argenlieu nghe. Ngày 8-11, ông được máy bay hồng thập tự chở ông về Pháp. Trước kh về ông có gặp Đô đốc và kể lại:
Khi tôi vào phòng làm việc của d’Argenlieu, ông đứng dậy và ôm lấy tôi. Chúng tôi gặp nhau từ năm 1940, ở Dakar và ở Libreville. Ông mặc bộ quân phục màu trắng với các sĩ quan hải quân, phục vụ ở vùng nhiệt đới, ông rất lịch sự mời tôi ngồi. Phút cảm đông đã qua, ông trở lại với nét mặt thày tu: màu da xanh nhợt, mũi mỏng thín, đôi môi cắn chỉ, đôi mắt sắc lạnh lùng, giọng nói nhè nhẹ, chính xác từng chữ, có khi sắc như dao cạo.
Tôi kể cho ông nghe cầu chuyện phiêu lưu của tôi, tôi nhấn mạnh đến những kết luận mà tôi có với miền Bắc Việt Nam. Trong khi kể chuyện tôi cảm thấy sự tức tối của ông, tiếp theo là sự giận dữ. Bàn tay phải của ông đặt nắm trên mặt bàn lướn bằng gỗ màu xám, ông nắm chặt lại; đôi môi ông mím như biến bất. Ông ngắt lời tôi để nói, với một giọng người chỉ huy, về đường lối chính trị của ông: tóm tắt chỉ là sự áp dụng, một cách rõ ràng và giản đơn bản tuyên bố ngày 24-3 mà tôi phân tích đã lỗi thời. Đô đốc d’Argenlieu quan tâm một cách đặc biệt đến Liên bang Đong Dương, điều khiển bởi những bộ trưởng dưới quyền của một toàn quyền, tất cả chiỵ trách nhiệm trước ông. Dưới mắt ông đó là bánh xe chủ yếu của hiến pháp tương lai của Đông Dương. Theo tôi nghĩ, với Hồ Chí Minh đây là trở ngại chính của nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.
Đô đốc d’Argenlieu trong tờ Tin tức Đông Dương, luôn dài dòng khi nói đến những diễn biến ở nơi này, không nhắc lại bản báo cáo rầy rà kia. Messmer tiếp tục kể:
Tôi ra khỏi phòng của Đô đốc Cao uỷ, lòng đầy lo nghĩ và thất vọng. Ngay chiều hôm ấy, buổi gặp gỡ với Leclerc làm tôi phấn hứng. Từ cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi ở Cameroun, tháng 10-1940, nhìn bề ngoài ông không có nhiều thay đổi, nhưng những chiến thắng vĩ đại của ông ở Liby, ở Paris, ở Strasbourg đã làm tăng sự tự tin và lòng thanh thản, những điểm trên không làm mất đi tính giản dị của ông. Ở giờ này, sự suy nghĩ của ông là: Khi nào và bằng cách nào đặt chân được lên phía bắc vĩ tuyến 16, là đường ranh giới chia đôi vùng chiếm đóng của Anh và của Tưởng Giới Thạch, theo quy định của Hiệp ước Potsdam. Ông hỏi tôi về vấn đè này và đồng thời cho gọi viên đại tá phụ trách Phòng II.
- Với những phương tiện mà ông có trong tay, thưa đại tướng, tôi không thấy bằng cách nào, đại tướng có thể thực hiện được. Nếu phải đánh nhau, đại tướng phải đánh với cả quân Tàu Tưởng, với cả quân của Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy là đánh cả cộng sản và cả Quốc dân đảng.
- Tôi hiểu, vì vậy phải có một sự thoả hiệp với Hồ Chí Minh.
- Có phải bản tuyên ngôn ngày 24-3 không thể là chỗ dựa cho cuộc thương lượng không?
- Chúng ta sẽ tìm một cái khác. Một cách bình tĩnh, Leclerc kết luận.
Tôi từ biệt ông, tinh thần phấn khởi, nhưng bối rối khi nghĩ đến sự bất đồng ý kiến: một bên, ông đại tướng thì thực dụng, một bên thì ông đô đốc độc đoán.
Về phía de Gaulle, mọi người coi ông như một người vừa thông minh vừa mơ mộng, hão huyền. Năm 1941, trước mặt Leclerc, ở Tchad, ông đã tiên đoán sự thấp bại của quân Anh ở Aicập; tháng 11-1942, ông ngạc nhiên về sự đổ bộ của quân Mỹ vào Bắc Phi, không ngờ sự đổ bộ là bước ngoặt của cuộc chiến tranh; tháng 1-1943, trong Hội nghị Anfa, ông tuyên bố trước Bộ tham mưu của tướng Giraud là phải tìm chỗ dựa vào nước Nga, làm đối tượng cho sự hằn thù của Roosevelt đối với ông; năm 1944, ông không cảm thấy sự nổi dậy ở Syrie; cuối cùng đến năm 1945, từ đầu tháng 3, ông không biết và không nắm bắt được sự đảo lộn về tình hình ở Viễn Đông, ông không rút được bài học về nguyên nhân và kết quả của những nổi dậy ngày 8-5 ở Sêtíp, ở Guyenna, ở Algeri.
Trở lại với tình hình Đông Dương, Đờo Gôn không muốn để cho ông Hồ Chí Minh ở tầm cỡ là một nguyên thủ quốc gia, lí do ông là một lãnh tụ cộng sản. Đó là một điểu khó hiểu thêm vào đường lối chính trị của ông trong năm 1945, trong khi đã hai năm nay, ông ve vãn Stalin bằng cách công tác với những người cộng sản Pháp, ông giao cho họ 5 ghế bộ trưởng quan trọng: Maurice Thorez(1), Bộ trưởng Quốc gia phụ trách việc công cộng, François Billoux, Bộ Kinh tế quốc gia, Charles Tillon, Bộ trưởng Bộ trang bị vũ khí, Marcel Paul, Bộ trưởng Bộ Sản xuất công nghiệp, và Ambroise Croizat, Bộ trưởng Bộ Lao động.
… Ông Hồ Chí Minh tìm mọi cách, bằng sức thuyết phục của mình để đi đến mục đích cuối cùng một cách hoà bình:
sự thống nhất của ba miền, và độc lập… Chú thích:(1) Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1930 đến năm 1961 (BT).