Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 16 -

18. Động lực của chiến tranh

 

Điều dại đột cuối cùng: Đồng bạc với giá 17 phrăng
Chính phủ do tướng de Gaulle điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.
Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pierre Messmer viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. René Pleven và Georges Bidault, là những người sùng bài de Gaulle từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Pleven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vicent Auriol, lúc ấy là tổng thống Pháp. Ông Messmer viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hongkong, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hoá) đem qua Pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Paris và 50 đồng ở Sài gòn. Nếu bán ở Sài gòn 1 đồng mua ở Paris, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Jacques Despuech diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M. Pignon - Cao uỷ năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.
Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.
Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Jacques Despuech tiếp tục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Paris một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hoá đến Sài gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thuỵ Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hongkong. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.
Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Jacques Despuech kể: Đây là trường hợp của cô Bollaert, quen việc đi lại trên những chuyến đi Hongkong - Sài gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao uỷ. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Paul Giaccobi, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Adré Diethelm - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó.
Bởi vậy, cái quyết định kém suy nghĩ này đã gây nên hai tổn thất: người dân Pháp đóng thuế, người lính Pháp ở Đông Dương. Jacques Despuech, với danh nghĩa là người trích dẫn, đã trích trong “Công báo kinh tế Đông Dương” của tuần 1 năm 1952, những con số sau:
Chính thức và công khai, sự gánh vác hằng năm của nước Pháp với Đông Dương (trong ấy có phần duy trì đội quân viễn chinh) tính theo con số tỉ phrăng (franc) là:

Năm

1945

1946

1947

1948

1949

1950

1951

Tỉ frans

3

27

53

89

130

201

308
Đây là một phần ba ngân quỹ quốc gia của nước Pháp. Dự kiến ngân sách có thể lên đến 535 tỉ cho năm 1952. Và cứ thế tăng cho những năm 1953, 1954, 1955. Tất cả dự kiến chi phí có thể lên đến 2.385 tỉ phrăng.
Năm 1935, người ta có cảm giác là Đông Dương có dầu mỏ, nhưng phó giáo sư Charles Robequain viết: “Rất nhiều thăm dò dầu khí cho đến nay chưa cho chúng ta những hứa hẹn về việc khai thác có ích”. Sự khôi phục lại nền thống trị của nước Pháp đi đến một con đường cong là làm không công.
Sau đây là những con số nói lên việc mua bán đồng bạc Đông Dương đã đưa đến cho việc tăng cường trang bị cho quân đội Việt Minh như thế nào:
Sự trang bị cho một trung đoàn của Sư đoàn 304

Trong năm 1948

Cuối năm 1951

Quân số: 1.800 người

Quân số: 3.600 người

180 súng tiểu liên

600 tiểu liên

700 súng trường

900 súng trường

10 trung liên

60 trung liên

2 đại liên

18 đại liên

2 súng cối

24 súng cối

1 cannon 25

9 bazoka

2 đại bác 75

9 súng không giật
 
19. Sự rút lui bỏ cuộc
 
Từ trưa ngày 20-1-1946: các anh hãy tự mà liệu lấy!
Ngày 19-1-1946, các thành viên của Chính phủ được báo tin là sẽ có một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ vào sáng chủ nhật, ngày 20-1. Vào lúc 12 giờ trưa, trong phòng trưng bày trang bị của Bộ Quốc phòng, đường Saint Dominique, không phải ở khách sạn Matignon.
Đúng 12 giờ, de Gaulle đến, trong bộ quân phục, ông bắt tay mọi người, vẫn để mọi người đứng yên, và theo ông, Tanguy Prigent, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, kể lại với Jean Lacouture, de Gaulle tuyên bố:
“Thưa các ngài, tôi xin mời các ngài đến để báo tin là tôi quyết định rút lui. Tôi coi như sứ mệnh của tôi đã hoàn thành. Nước Pháp đã được giải phóng và đã dự lễ chiến thắng cuối cùng. Nó đã đến bên bờ sông Rhin. Đế chế Pháp được giải phóng và được bảo vệ, chúng ta đã trở lại Đông Dương… Ba đảng đang tiếp tục đấu nhau… đối với tôi đây là một tai hoạ cho nước Pháp và tôi, tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu tranh giữa các phe phái này…”.
Và lập tức, ông rời phòng họp. Tanguy Prigent kết thúc lời phát biểu và thái độ ra đi của ông bằng suy nghĩ như sau: “Lời phát biểu của tướng de Gaulle và thái độ ra đi của ông được coi như một cuộc rút lui, từ bỏ trách nhiệm, xét theo tình trạng nước Pháp trong lúc bấy giờ”.
Theo ông Oliver Guichard: “Đây là một cuộc ra đi rất tàn nhẫn, rất bất ngờ và kém chính trị nhất”. Người bạn trung thành Pierre Lefranc nói: Đây là một sai lầm. Có phải người ta thấy ở đây ngôi sao của ông bị lu mờ như hồi tháng 9-1940 trước Dakar, và cũng đã xảy ra tương tự ở Baden ngày 29-5-1968. Dù sao, Jean Lacouture tiếp tục phát biểu: “De Gaulle nhận thấy ba vấn đề chủ yếu (Đức, Nhật, Đông Dương) tai hoạ đề đến với ông. Những dự kiếm của ông về kiểm soát bờ trái sông Rhin đã vấp phải sự chống đối ngày càng tăng của phía Đồng minh người Anh. Ở vùng Cận Đông, London muốn đặt một cuộc rút lui của quân Nhật, để cho lá cờ của nước Anh được tung bay từ Cairo đến Bátđa. Mọi thứ bất hạnh đánh vào những quan điểm của de Gaulle mà ông cho là ông bị phản bội”.
Về ba vấn đề chủ yếu, dưới mắt de Gaulle, Đông Dương hồi tháng 1-1946 từ xa tỏ ra xuất sắc, nhưng có lẽ là nơi mà ông ít quan tâm đến nhất. Đối với đất nước xa xăm này, ông gần như hoàn toàn không có hiểu biết, ông tưởng đã làm cho nó cái điều cần thiết nhất, đó là bổ nhiệm vị Đô đốc d’Argenlieu. Ông Laurentie đã viết: “Tâm địa của de Gaulle không gắn bó với Đông Dương cũng như với những mảnh đất khác. Đông Dương không nằm trong lòng ông”. Theo ông Messmer: đúng vậy ông không có những cảm xúc về thuộc địa, mà quỷ nào đã xúi giục ông bám lấy những ý kiến cổ hủ và không chấp nhận bất cứ một biến chuyển nào sau những đảo lộn của thế giới do chiến tranh gây ra. Phải chăng đây là một lối hành động của những con người quen chỉ huy từ xa. Dù sao, những thương lượng với Việt Minh, “bàn đến cả Đông Dương”. Nhưng từ đó, không có một cuộc họp nào được tiến hành, không có một chỉ thị nào của Chủ tịch Chính phủ gửi cho Cao uỷ.
Cuội tháng 12, nhũng cuộc thương lượng ở Hà Nội kéo dài. Đô đốc thảo một báo cáo dài gửi cho tướng de Gaulle, khẩn khoản xin những ý kiếm chỉ đạo về việc đám phán luôn bị húc vào những quan điểm về độc lập và thống nhất của ba kỳ. Ông đề nghị hai công tác: hoặc độc lập trong Liên hiệp Pháp, hoặc độc lập trong liên bang Đông Dương và xin phép cho nói đến chữ “độc lập”. Ngày 7-1, Paul Mus, người mang báo cáo về, xin gặp de Gaulle. De Gaulle cầm bản báo cáo đọc, đặt nó lên bàn rồi nói một cách giản đơn: “Chúng ta trở lại đông Dương vì chúng ta là kẻ mạnh hơn”.
Một câu nói mơ hồ, nói với một đối tượng như Paul Mus(1), chứng tỏ sự kém hiểu biết về tình hình của con người mà nước Pháp đang đặt tất cả niềm hy vọng.
Ngày 15-1, một sứ giả khác, tướng Valluy, chỉ huy sư 9eDIC rời Sài gòn về Paris, vào lúc de Gaulle cũng rời ghế trách nhiệm. Ông mang theo một thông điệp của Cao uỷ nói về một số điều kiện để nước Pháp trở lại Bắc Kỳ… Hồ Chí Minh cần tranh thủ thời gian để tổ chức một lực lượng có đủ sức đánh nhau với quân Pháp, đó là điều cần thiết với ông…
Đối với một cựu chiến binh nước Pháp tự do, đó là một cú sốc mạnh. Để làm an ủi lòng mọi người, Leclerc phải gửi một thông điệp qua đài vô tuyến đến mọi đơn vị. Nhiệm vụ vẫn còn đấy, nhưng đối với những con người lâu nay đặt sự tin tưởng vào tổ quốc qua con người thần thoại, đó là ngày 18-6, thì lòng tin đã bị sa sút. Cộng thêm vào nỗi đau buồn là những cựu chiến binh của Tchad năm xưa lịa mất thêm hai chiến hữu đó là trung uý Vigneux và Gozzi. Đạt được kết quả trên, ta phải trả giá bằng 600 sinh mạng và 1.000 ngươi bị thương, Leclerc đã kết luận bằng câu: ‘Nhờ ở sự nỗ lự, sự hi sinh của các bạn, nhờ ở những hoạt động ấy, các bạn đã phục vụ tốt cho sứ mệnh đới với xứ Đông Dương này”.
Ngày 24-1, đô đốc Cao uỷ d’Argenlieu nhận được một bức điện riêng của tướng de Gaulle:
“Cái quyết định có tính chất thời sự mà tôi vừa mới làm bằng cách rời bỏ mọi chức vụ của tôi, chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm trách nhiệm của ngài. Tôi đề nghị ngài vẫn triệt để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tôi cũng đề nghị như vậy với tướng Leclerc. Xin hai ông nhận ở đây tình bạn thân thiết của tôi”.
Đối với d’Argenlieu, việc phục hồi chủ quyền nước Pháp trên mảnh đất Đông Dương chưa bao giờ là một nhiệm vụ cấp bách như bây giờ. Trong tháng 10, 11 vừa qua, khi d’Argenlieu ít nhiều có một số ý kiến thoáng, thì Leclerc chủ trương mở một số cuộc hành quân hòng đem lại thế mạnh cho đàm phán. Nhưng trái lại, những khó khăn gặp phải ở miền Nam, cộng với những tin không vui của miền Bắc đã đưa dần vị chỉ huy bộ binh vào xu hướng thương lượng.
Vị đô đốc càng thêm bối rối khi ông tổng thống mới - Félix Gouin - quyết định Georges Bidault làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Marus Moutett làm Bộ trưởng Bộ Hải ngoại, ông này chắc chắn không bao giờ có thể có quan hệ tốt với vị Cao uỷ d’Argenlieu.
Maja Drestrem đã kể chi tiết về một số sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối tháng 1-1946.
Leclerc đã chọn một đường lối ngoại giao làm cho quân Tàu Tưởng phải rút khỏi vùng Bắc Bộ, đó là một điều tốt đẹp. Salan và Crépin ở Trùng Khánh, Sainteny ở Hà Nội, thừa cơ tiến lên. Từ 8-2, người ta đã biết cuộc rút lui của quân Tàu Tưởng sẽ tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 3. Tướng Salan, Crépin ở Trùng Khánh trở về Hà Nội. Ông ngạc nhiên trước thái độ của ông Hồ Chí Minh: Dù cho cả thế giới có chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng quyết không trở lại đời nô lệ. Nước Pháp là một nước tự do. Mong rằng nước Pháp mới sẽ để lại cho chúng tôi sự tự do. Chúng ta đã làm cho quân Tàu Tưởng cắn câu, nhưng đối với Hồ Chí Minh, với Võ Nguyên Giáp, điều ấy không phải là dễ. Bị cảm xúc mạnh mẽ trước thái độ cứng rắn của đối phương, Salan quyết định vào Sài gòn để gặp và báo cáo tình hình cho d’Argenlieu và Leclerc.
Ông Đô đốc Hải quân biểu lộ thái độ đứng về phía dùng bạo lực.
Ông giật nảy người khi Salan gợi ý dùng không khéo từ “độc lập” trong một số công báo, mặc dù không loại trừ việc tổ chức đổ bộ. Leclerc tán đồng với Salan.
Ngày 13-2, đô đốc bay về Paris để bàn luận với chính phủ mới, ông bàn giao công việc cho người thay thế là Leclerc. Ngay sau
ngày hôm ấy, Leclerc gửi cho Chính phủ Pháp một bức điện dài…
Bức điện gửi đến Paris trước khi Đô đốc về đến thủ đô, chứng tỏ sự quan hệ trao đổi đưa hai vị đứng đầu Đông Dương gần như không có hay có khi còn là đối địch. Tất nhiên, vị Đô đốc là một con người quá đáng. Sự ngờ vực của ông đối với Leclerc lại càng làm cho tình trạng ấy tăng gấp bội. Về phía Leclerc, ông cho tình trạng tự nhiên của ông phát triển như hồi ở Douala hay ở Koufra. Sự khác nhau về đánh giá tình hình của hai người bắt nguồn từ: một bên là một con người làm việc trong điều kiện đầy đủ tiện nghi của một dinh toàn quyền, lại thường xuyên lên hệ với những người dân sự; còn trái lại ông kia thì luôn ở mặt trận, đâu sóng ngọn gió, trên đồng ruộng, trong rừng rậm, hay trên đường cái. Quan điểm của hai ông không thể dung hoà được.
De Gaulle, tạm thời rút về dinh “De Marly”. Ông tiếp d’Argenlieu ngày hôm sau khi ông này về đến Paris, trước cuộc họp Hội đồng liên bộ. Sau khi liếc qua mọi tình hình, ông tuyên bố: Tôi lấy làm bằng lòng về cách cư xử của ngài trong vấn đề Đông Dương. Tôi đánh giá được tính phức tạp của nó trên nhiều mặt. Tôi mong ngài tiếp tục nhiệm vụ mà tháng 8 năm ngoái tôi đã giao cho ngài. Tôi muốn rặng sự ngự trị của nước Pháp ở miền Bắc phải được ổn định một chác chắc chắn trước khi có bất cứ sự tiếp xúc nào với Chính phủ Hà Nội.
Rõ ràng là sự kém hiểu biết về Đông Dương của tướng de Gaulle đã trở thành một thảm hoạ.
Chú thích:
(1) Năm 1939 các bức tường đều đầy biểu ngữ với những lời tuyên bố: “Chúng ta đã chiến thắng vì chúng ta là kẻ mạnh hơn! Hãy kí vào phiếu cho công việc vũ trang”. Trên phông tấm bản đồ thế giới, đâu là Đức hãy bôi đen.